MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

COUP CALCULATIONS IN THAILAND NHỮNG TOAN TÍNH ĐẢO CHÍNH Ở THÁI LAN



COUP CALCULATIONS IN THAILAND

NHỮNG TOAN TÍNH ĐẢO CHÍNH Ở THÁI LAN

By John Cole and Steve Sciacchitano
Asia Times Online
20/1/2014
John Cole and Steve Sciacchitano
Asia Times Online
20/1/2014

BANGKOK - With hundreds of thousands of antiovernment protesters occupying large swathes of the national capital and a series of shadowy armed attacks on their encampments, speculation is rising that Thailand could be on the brink of another military coup. A similar protest movement paved the way for the September 2006 putsch that overthrew former Prime Minister Thaksin Shinawatra's administration. But the situation now is substantially more complicated, militating against the prospect of another army-led takeover.


BANGKOK - Với việc hàng trăm nghìn người biểu tình chổng Chính phủ Thái Lan đang chiếm giữ các khu vực rộng lớn của thủ đô Bangkok và hàng loạt vụ tấn công có vũ trang mờ ám nhằm vào các khu lều trại của họ, đang xuất hiện ngày càng nhiều đồn đoán rằng Thái Lan có thể một lần nữa bị đẩy đến bờ vực một cuộc đảo chính quân sự. Một phong trào biểu tình tương tự đã mở đường cho vụ đảo chính quân sự vào tháng 9/2006 lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinavvatra. Tuy nhiên, tình hình hiện nay về cơ bản phức tạp hơn nhiều, gây cản trở viễn cảnh về một cuộc đảo chính chiếm quyền lãnh đạo đất nước khác do quân đội dẫn đầu.



During his more than three years as commander of the Royal Thai Army (RTA), General Prayuth Chan-ocha has earned the reputation for sometimes speaking before thinking. Most recently, the military leader caused a stir when, after several weeks of ruling out a military intervention in Thailand's escalating political crisis, he cryptically told reporters that he could neither open nor close the door to a future military coup.


Trong thời gian hơn 3 năm giữ chức Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Thái Lan (RTA), Tướng Prayuth Chan-ocha đã nổi tiếng vì một số lần phát biểu mà không suy nghĩ trước. Lần gần đây nhất, nhà lãnh đạo quân sự này đã gây nên một sự náo động, sau vài tuần bác bỏ khả năng tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Thái Lan, ông này đã nói một cách khó hiểu với các phóng viên rằng ông không thể mở, cũng không thể khép chặt cách cửa dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự trong tương lai.


According to well-placed military insiders, Prayuth's equivocal comments were almost certainly not meant as a veiled warning that the military is preparing to intervene unless a settlement is reached between Prime Minister Yingluck Shinawatra's embattled government and the Democrat Party-linked People's Democratic Reform Committee (PDRC). More likely, they say, Prayuth was building on earlier comments he made that a coup would not resolve the conflict while emphasizing how dangerous the polarized situation has become. This week Prayuth raised concerns that recent attacks on PDRC-related targets may have come from an "armed group".


Theo một số quan chức cấp cao trong giới quân sự Thái Lan, những bình luận “lập lờ nước đôi” của Tư lệnh Prayuth gần như chắc chắn không có nghĩa là một lời cảnh báo úp mở rằng quân đội Thái Lan đang chuẩn bị can thiệp nếu không đạt được một sự dàn xếp giữa chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) có quan hệ với đảng Dân chủ đối lập. Họ nói rằng nhiều khả năng là Tướng Prayuth đang dựa vào những bình luận mà ông đưa ra trước đó rằng một cuộc đảo chính sẽ không giải quyết được xung đột, trong khi nhấn mạnh về mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của tình trạng phân cực hiện nay. Mới đây, Tướng Prayuth đã làm dấy lên những quan ngại rằng các cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu liên quan đến PDRC có thể xuất phát từ một “nhóm vũ trang”.


Yet there are many reasons for Prayuth to stay in his barracks. The government's aligned United Front for Democracy Against Dictatorship (UDD) protest group, also known as the Red Shirts, is capable of extensive resistance to any military intervention, particularly in their strongholds in the country's north and northeastern regions, as well as areas surrounding Bangkok. The army would have great difficulty asserting control in those areas without the use of large-scale force, regardless of the UDD's ability or willingness to stage insurgent tactics.


Tuy nhiên, có nhiều lý do để Tướng Prayuth ở yên trong doanh trại cua mình. Nhóm biểu tình có liên kết với chính phủ Mặt trận Dân chủ Thống nhất Chống Độc tài (UDD), hay còn gọi là phe Áo Đỏ, đủ khả năng kháng cự lâu dài với bất kỳ sự can thiệp quân sự nào, đặc biệt là ở các căn cứ địa của họ tại những khu vực Đông Bắc Thái Lan, cũng như các khu vực xung quanh thủ đô Bangkok. Quân đội Thái Lan sẽ gặp phải khó khăn lớn trong việc giành quyền kiểm soát những khu vực này nếu không sử dụng lực lượng với quy mô lớn, chưa kể đến khả năng và sự sẵn sàng của UDD trong việc tiến hành các chiến thuật nổi dậy.


Additionally, several Thai army units are comprised mostly of draftees from those same provincial areas. In a conflict situation, it is conceivable that army units in those regions would refuse to suppress Red Shirt protests staged in the name of preserving democracy. During the army's 2010 lethal crackdown on UDD protesters in Bangkok, where over 90 people including soldiers were killed street battles waged in April and May, certain Bangkok units were not mobilized due to questions about their loyalty.


Ngoài ra, một số đơn vị quân đội Thái Lan có hầu hết số lính quân dịch là những người ở tại những tỉnh thành này. Trong tình huống xảy ra xung đột, rất có khả năng là các đơn vị quân đội ở những khu vực này sẽ từ chối đàn áp các cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ được tiến hành dưới danh nghĩa bảo vệ và duy trì dân chủ. Trong chiến dịch đàn áp gây chết người nhằm vào những người biểu tình UDD ở Bangkok năm 2010, nơi 90 người bao gồm cả các binh sĩ quân đội đã bị thiệt mạng trong các cuộc chiến trên đường phố trong tháng 4 và tháng 5 năm đó, một số đơn vị quân đội ở Bangkok đã không được huy động do những nghi ngờ về lòng trung thành của họ.


While Prayuth has consolidated his control at a series of military reshuffles, including through promotions of soldiers involved in the 2010 lethal suppression, questions have arisen about his ultimate loyalty. An apparent taped telephone conversation between Thaksin and current Deputy Defense Minister General Yuthasak Sasiprapha leaked to the press revealed the two discussing an apparent secret deal where Prayuth agreed not to resist the passage of a blanket amnesty that would allow for the criminally convicted Thaksin to return to Thailand in exchange for a lucrative sinecure for Prayuth upon his retirement from the armed forces this September.


Mặc dù Tướng Prayuth đã củng cố được sự kiểm soát của mình Bằng một loạt cuộc cải tổ quân đội, bao gồm việc thăng cấp cho các binh sĩ đã tham gia chiến dịch đàn áp năm 2010, nhưng vẫn tồn tại những nghi vấn về sự trung thành cuối cùng của họ. Một cuộc trao đổi điện thoại bị ghi âm giữa cựu Thủ tướng Thaksin và đương kim Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Tướng Yuthasak Sasiprapha, đã lọt vào tay giới báo chí, cho thấy hai ông này đang thảo luận về một thỏa thuận bí mật mà Tướng Prayuth đồng ý không chống lại việc thông qua một dự luật ân xá, theo đó cho phép ông Thaksin – một người đã bị kết án hình sự – được trở về Thái Lan, để đổi lấy một địa vị “ngồi mát ăn bát vàng” đầy lợi lộc cho Tướng Prayuth sau khi ông này về hưu vào tháng 9 năm nay.


The alleged deal sparked outrage within the mostly anti-Thaksin, pro-royalist officer corps and engendered a quiet but strong anti-Prayuth backlash in certain military quarters. Prayuth's career-long loyalty to the royal family, ties which secured his current position atop the military hierarchy, have recently been called into question by staunch royalist officers. Others believe Prayuth has played an astute balancing act by nominally falling in-step with Yingluck's civilian leadership while at the same time growing and protecting the military institution's interests.


Thỏa thuận này đã khơi dậy sự giận dữ bên trong hầu hết giới chống Thaksin, các sĩ quan quân đội ủng hộ Hoàng gia Thái Lan và gây ra một làn sóng lặng lẽ nhưng mạnh mẽ chống Tướng Prayuth trong một số đơn vị quân đội. Lòng trung thành kéo dài cả sự nghiệp của Tướng Prayuth với gia đình Hoàng gia Thái Lan, các mối quan hệ theo đó đã đảm bảo cho vị trí hiện nay của ông này trong giới lãnh đạo quân đội Thái Lan, gần đây đã bị những sĩ quan trung thành với Hoàng gia Thái Lan đặt nghi vấn. Những người khác tin rằng Tướng Prayuth đã thực hiện một hành động cân bằng khôn khéo bằng cách phục tùng trên danh nghĩa sự lãnh đạo dân sự của Thủ tướng Yingluck trong khi đồng thời gia tăng và bảo vệ những lợi ích của chế độ quân sự.


Thailand's military leadership has always been careful to ensure that their extra-constitutional interventions to remove sitting governments have retroactive legal protection for those who led the putsch. This was easily done during the Cold War-era of military dominance but can no longer be assured. The 2006 coup-makers included immunity from prosecution in their 2007 constitution, a charter that has been challenged on various fronts as "anti-democratic" by Yingluck's Puea Thai party-dominated parliament.


Ban lãnh đạo quân đội Thái Lan luôn thận trọng để đảm bảo rằng những sự can thiệp ngoài Hiến pháp của họ nhằm xóa bỏ các chính phủ đang nam quyền đem lại sự bảo vệ pháp lý có hiệu lực cho những người lãnh đạo các cuộc đảo chính. Điều này đã dễ dàng được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh với sự thống trị của quân đội, nhưng không còn được đảm bảo thêm nữa. Những người tiến hành cuộc đảo chính quân sự năm 2006 đã được miễn truy tố theo Hiến pháp năm 2007, một văn kiện có nhiều điều khoản bị Quốc hội Thái Lan – do đảng Vì Nước Thái (Puea Thai) của Thủ tướng Yingluck chiếm đa số – chỉ trích là “chống dân chủ”.


There are historical parallels to Prayuth's predicament. In 1989, General Suchinda Kraprayoon, soon to be army commander and later prime minister after leading his own coup, explained to one of the authors before his putsch why he would never try to seize power: it had become too difficult compared to the past. It was not so much the actual overthrow of the government, which Suchinda said could be accomplished relatively easily as long as the members of a single military academy prep school class in key positions agreed to participate.


Có những tình huống khó xử tương tự trong lịch sử như của Tướng Prayuth. Vào năm 1989, Tướng Suchinda Kraprayoon, ban đầu là Tư lệnh Lục quân Thái Lan và sau đó trở thành Thủ tướng Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự do ông này đứng đầu, đã giải thích với một trong các tác giả của bài viết này trước cuộc đảo chính của mình về việc tại sao ông ta sẽ không bao giờ tìm cách chiếm giữ quyền lực: mọi thứ đã trở nên quá khó khi so sánh với quá khứ. Tướng Suchinda nói rằng việc lật đổ chính phủ thực sự không phải là việc quá lớn lao, có thể đạt được tương đối dễ dàng chỉ cần các thành viên ở những vị trí chủ chốt của một lớp bồi dưỡng trong học viên quân sự nhất trí tham gia.


The hard part, according to Suchinda, was the following days during which the coup leader would have to, first, personally go to the royal palace and beg the monarch for forgiveness, which if successful would result in a royal pardon and legal immunity for the coup group. Second was the necessity of convincing the international community to recognize the new coup-installed government and thereby ensure that the Thai economy and banking system was not placed under sanctions.


Phần khó nhất, theo Tướng Suchinda, là những việc mà nhà lãnh đạo đảo chính phải làm trong những ngày tiếp theo, đầu tiên là tự mình đến Cung điện Hoàng gia và cầu xin sự tha thứ của Nhà vua. Nếu điều này thành công sẽ dẫn đến một lệnh tha tội của Hoàng gia và sự miễn tội theo pháp luật đối với nhóm tiến hành đảo chính. Thứ hai là sự cần thiết phải thuyết phục cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ mới được lập nên sau đảo chính và qua đó đảm bảo rằng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Thái Lan sẽ không bị trừng phạt.


Less than 15 months after this conversation, Suchinda helped lead the coup which overthrew the government of then elected Prime Minister Chatchai Choonhavan. Given the solidarity of his military academy classmates (Class 5), the actual seizure of power was the easiest part of his putsch. Prayuth's situation is considerably different in that the academy class system has become highly factionalized and the international community is likely to respond strongly to a telegraphed coup that deposes Yingluck's elected administration.


Chưa đầy 15 tháng sau cuộc trao đổi này, Tướng Suchinda đã giúp dẫn đầu cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của Thủ tướng được bầu khi đó là ông Chatchai Choonhavan. Nhờ sự đoàn kết của những người bạn cùng khóa (khóa 5) của mình ở Học viện Quân sự Hoàng gia, việc chiếm giữ quyền lực đã trở thành phần dễ dàng nhất trong cuộc đảo chính của Tướng Suchinda. Tình hình của Tướng Prayuth khá khác biệt ở chỗ hệ thông các khóa trong Học viện quân sự đã bị phân chia phe phái sâu sắc và cộng đồng quốc tế chắc chắn phản ứng mạnh mẽ một cuộc đảo chính đã được loan tin bằng điện báo nhằm lật đổ chính quyền được bầu của Thủ tướng Yingluck.


Given the lack of any external threat, apart from the insurgency raging in the country's three southernmost border provinces, Thailand's officer corps' main day-to-day concern is not war preparation. Rather, many RTA officers are more concerned with the influence and power they wield within the Thai political system, which has grown substantially since the 2006 military coup and remained largely unchallenged during Yingluck's two and a half year tenure.


Do không có bất kỳ một mối đe dọa nào từ bên ngoài, ngoài làn sóng nổi dậy đang diễn ra ở 3 tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan, nên mối quan ngại hàng ngày của các nhà lãnh đạo quân đội Thái Lan không phải là sự chuẩn bị cho chiến tranh. Hơn nữa, nhiều sĩ quan RTA quan tâm hơn đến sự ảnh hưởng và quyền lực mà họ có được bên trong chế độ chính trị của Thái Lan, điều đã gia tăng đáng kể kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và đã vẫn gần như không bị thách thức trong 2 năm rưỡi cầm quyền của Thủ tướng Yingluck.


Prayuth has so far kept the military above the fray of the current street protests, positioning the armed forces as a mediator rather than agitator. That could change, however, if the security situation deteriorates, particularly in the scenario of a large scale clash between UDD and PDRC supporters. Troops were initially stationed to protect government buildings but the army has allowed the police, a pro-Thaksin bastion and target of the PDRC's reform calls, to manage the frontlines. Soldiers have since been deployed in areas around protest sites to protect demonstrators from anonymous assailants.


Tướng Prayuth đến nay đã giữ cho quân đội Thái Lan đứng ngoài cuộc xung đột của những cuộc biêu tình đường phố hiện nay, giữ vị trí của các lực lượng vũ trang là một nhà trung gian hòa giải thay vì là một người kích động. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nếu như tình hình an ninh xấu đi, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc xung đột quy mô lớn giữa những người ủng hộ UDD và những người ủng hộ PDRC. Các binh sĩ quân đội Thái Lan ban đầu được bố trí để bảo vệ các tòa nhà chính phủ nhưng quân đội Thái Lan đã đề cho cảnh sát, một thành trì ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin và là mục tiêu kêu gọi cải cách của PDRC, quản lý các khu vực “tiền tuyến.” Các binh sĩ đã được triển khai ở các khu vực xung quanh các địa điểm biểu tình để bảo vệ người biểu tình từ những cuộc tấn công bí ẩn.


Class priority

US military advisers have worked in Thailand since the Korean War era and have imparted an organizational structure virtually identical to the US Army (albeit an early 1960's version). Despite this structure, the driving ethos for the Thai officer corps is not military professionalism, and, with a few exceptions, officers devote much of time to personal business and political concerns.


Sự ưu tiến theo khóa đào tạo

Các cố vấn quân sự đã làm việc ở Thái Lan kể từ thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và đã phổ biến một cơ cấu tổ chức gần giống như quân đội Mỹ (mặc dù là phiên bản của đầu những năm 1960). Bất chấp cơ cấu này, đặc trưng hoạt động của các sĩ quan quân đội Thái Lan là họ không phải là những sĩ quan hoàn toàn chuyên tâm với nghề nghiệp của mình, và trong một số trường hợp ngoại lệ, các sĩ quan dành nhiều thời gian cho những mối quan tâm về chính trị và kinh doanh của cá nhân.


Most of the currently serving two star generals and higher level officers are graduates of the Armed Forces Preparatory School and the Chulachomklao Royal Military Academy (Thailand's West Point) or another service academy equivalent. (While only 15% of all new officers each year hail from the Prep School-Military Academy system, fully 80% of all officers selected for promotion to the two star or higher level are products of this system.)


Hầu hết các viên tướng hai sao và các sĩ quan cấp cao hơn của quân đội Thái Lan hiện nay đều tốt nghiệp Trường Võ bị quốc gia và Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao (West Point của Thái Lan) hoặc một khóa đào tạo tương đương. Trong khi đó, chỉ có 15% trong số toàn bộ các sĩ quan mới mỗi năm là tốt nghiệp từ hệ thống Học viện Võ bị – Quân sự, và khoảng 80% trong số toàn bộ các sĩ quan đã được chọn để thăng cấp lên hai sao hoặc cấp cao hơn đều là sản phẩm của hệ thống này.


Graduating classes from these elite institutions maintain a separate identity, superficially similar to any military or civilian college alumni system. This system has produced a series of independent class organizations which eventually evolve into an active political action group with significant business and political interests and connections. As part of this process, and echoing centuries-old rituals, each commissioned officer annually swears his personal loyalty to the monarch and the nation but not the Thai constitution.


Các khóa học tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo tinh nhuệ này vẫn có một sự định danh riêng, bề ngoài tương tự như bất kỳ hệ thống trường đào tạo quân sự hay dân sự nào khác. Hệ thống này đã sản sinh ra một loạt tổ chức phân cấp độc lập, cuối cùng tạo ra một nhóm hành động chính trị tích cực với những lợi ích kinh doanh, lợi ích chính trị và những mối quan hệ quan trọng. Là một phần của quy trình này, và ảnh hưởng bởi những lễ nghi kéo dài hàng thế kỷ, mỗi một sĩ quan được phong chức hay phong cấp hàm hàng năm đều thề trung thành với Nhà vua và đất nước Thái Lan, chứ không phải với Hiến pháp Thái Lan.


Loyalty therefore is afforded primarily to the monarch and in most cases in terms of day-to-day importance to one's Prep School and Academy class. The practical result is that officers learn early in their careers that classes compete against other classes for promotion and that successful officers from each class use their positions to assist less talented officers from their own class, with class cohesion becoming the paramount virtue.


Do đó, sự trung thành chủ yếu dành cho Nhà vua và trong hầu hết các trường hợp là có tầm quan trọng với một khóa nào đó của trường Võ bị quốc gia hoặc Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao. Kết quả thực tế là trong sự nghiệp của mình các sĩ quan học được rằng các khóa học này cạnh tranh chống lại các khóa học khác để được thăng cấp và các sĩ quan thành công từ mỗi khóa đều sử dụng những vị trí của họ để hỗ trợ những sĩ quan thấp kém hơn nhưng cùng khóa với họ, với việc đoàn kết theo khóa trở thành đặc điểm và ưu điểm nổi bật.


To the occasional classmate who insists on making military professionalism his priority over class business and consorting with classmates, there is a standard harsh and effective punishment: the cutting off of all communication with the rest of the class. Usually such a punishment is extremely effective and rarely does the renegade stay outside the class for more than several months before being allowed to return to the fold.


Đối với những người ưu tiên quân sự chuyên nghiệp hơn công việc của toàn khóa học và không mối quan hệ hòa hợp với những thành viên khác của khóa học đó, thì sẽ nhận một sự trừng phạt cứng rắn và hiệu quả: những người còn lại của khóa học sẽ cắt đứt toàn bộ liên lạc. Thường thì một sự trừng phạt như vậy là rất hiệu quả và hiếm khi “những kẻ phản bội” thực sự đứng ngoài các hoạt động của cả khóa lâu hơn thời gian vài tháng trước khi được cho phép quay trở lại cùng với các bạn đồng khóa của mình.


Officers thus learn never to make significant decisions without consulting their classmates. Frequent meetings are also convened among classmates, sometimes within hours of breaking news, to discuss the potential impact on class interests, with text messages allowing for almost constant communication. Stories abound of former army commanders who still regularly share meals with classmates to discuss issues of mutual concern.


Các sĩ quan do đó học được cách biết rằng không bao giờ được phép đưa ra những quyết định quan trọng mà không tham vấn các bạn học cùng khóa của họ. Các cuộc gặp mặt thường xuyên cũng được tổ chức giữa những người bạn học cùng khóa, đôi khi diễn ra trong nhiều giờ, để thảo luận về tác động tiềm tàng đối với những lợi ích của khóa. Có rất nhiều câu chuyện về các cựu chỉ huy lục quân, những người thường xuyên ăn cùng với những người bạn học cùng khóa để thảo luận về các vấn đề mà họ cùng quan tâm.



While this system still prevails, class cohesion has recently started to break down in line with the divisions in Thai society. This has been compounded by perceptions that Prayuth has favored fellow Queens Guard soldiers at recent reshuffles. So what happens if a soldier no longer trusts his classmates? Prayuth's perceived betrayal of doing a behind-the-scenes deal with Thaksin is the most blatant recent example of this breakdown in trust, but there have been others.


Mặc dù hệ thống này vẫn đang phổ biến, nhưng sự đoàn kết theo khóa gần đây đã bắt đầu bị phá vỡ cùng với những sự chia rẽ trong xã hội Thái Lan. Điều này càng trở nên tồi tệ bởi những nhận thức rằng trong các cuộc cải tổ gần đây, Tướng Prayuth đã ủng hộ những người cùng xuất thân từ lực lượng Cận vệ bảo vệ Hoàng hậu với ông này. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu như một người không còn tin tưởng vào những người bạn học cùng khóa với mình? Hành động bị coi là phản bội của Tướng Prayuth trong việc bí mật xúc tiến một thỏa thuận với cựu Thủ tướng Thaksin là ví dụ rõ ràng nhất trong thời gian gần đây về sự đổ vỡ lòng tin này, nhưng bên cạnh đó còn có những thứ khác.


General Nipat Thonglek, a capable officer recently assigned as Permanent Secretary at the Ministry of Defense, is perhaps the most openly pro-Thaksin senior officer in the Thai military. Nipat hid his political loyalties for years to avoiding thwarting his promotion, as happened to various officers who graduated from Thaksin's pre-Cadet Academy Class 10.


Tướng Nipat Thonglek, một sĩ quan có năng lực gần đây được bổ nhiệm làm Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Thái Lan, và có lẽ là sĩ quan cấp cao công khai ủng hộ Thaksin nhiều nhất trong quân đội Thái Lan. Tướng Nipat đã che giấu sự trung thành chính trị của mình trong nhiêu năm nhằm tránh việc gây trở ngại cho quá trình thăng tiến của mình, như đã từng xảy ra với các sĩ quan khác cùng tốt nghiệp khóa 10 Học viện Cảnh sát.


It is unclear how many more pro-Thaksin officers in the rank and file are masquerading as pro-royalists. To be sure, there has been factionalism in the military before but it was usually defined by one academy class against another. The current trend toward splits within classes is new and more unpredictable.


Hiện chưa rõ có bao nhiêu sĩ quan ủng hộ Thaksin trong hàng ngũ sĩ quan bình thường đang “đeo tấm mặt nạ” ủng hộ Hoàng gia Thái Lan. Chắc chắn là đã có chủ nghĩa phe phái bên trong quân đội Thái Lan từ trước, nhưng điều đó thường được xác định là sự phân chia phe phái giữa khóa này với khóa khác. Xu hướng hiện nay đối với những sự phân chia giữa các khóa là mới và khó có thể dự đoán hơn.


Royal protection

So what is the potential for a coup against this backdrop? The authors are not aware of any information to date to indicate that the military is preparing a coup, although as long-time observers of the Thai military it should be noted that such preparations are usually opaque. Moreover, Prayuth is scheduled to retire from active duty in September and he seems genuinely reluctant to jeopardize his legacy, including arranging for his younger brother's promotion and assignment to one of the RTA's most important positions.


Sự bảo vệ Hoàng gia

Vậy thì khả năng xảy ra một cuộc đảo chính trong bối cảnh này là gì? Các tác giả của bài viết này không biết bất kỳ thông tin nào xác định dấu hiệu rằng quân đội đang chuẩn bị tiến hành một cuộc đảo chính, mặc dù theo các chuyên gia quan sát có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi quân đội Thái Lan, cần phải chú ý rằng những sự chuẩn bị như vậy thường không rõ ràng. Hơn nữa, Tướng Prayuth có kế hoạch về hưu vào tháng 9 tới và ông này dường như thực sự miễn cưỡng hủy hoại di sản của mình, trong đó có việc sắp xếp cho việc thăng chức của người em trai và bổ nhiệm ông này vào một trong những vị trí quan trọng nhất của RTA.


If the military were actually planning to remove Yingluck's caretaker government from power it would also mean purging pro-Thaksin officers from the armed forces, a move that would risk a further split inside the military. The lack of trust between the two sides is apparently so great that the past practice of merely pushing the losers of intra-military power struggles into unimportant positions but allowing them to serve until retirement would likely no longer suffice.


Nếu như quân đội Thái Lan thực sự đang lên kế hoạch lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc thanh lọc các sĩ quan ủng hộ Thaksin ra khỏi các lực lượng vũ trang Thái Lan, một động thái sẽ có nguy cơ gây ra sự chia rẽ sâu sắc hơn nữa bên trong quân đội Thái Lan. Sự thiếu tin tưởng giữa hai bên rõ ràng lớn đến mức thực tiễn trong quá khứ chỉ càng thúc đẩy những kẻ thua cuộc trong các cuộc đua tranh quyền lực quân sự tiếp tục cạnh tranh vào các vị trí không quan trọng nhưng cho phép họ tiếp tục tại ngũ cho đến khi về hưu, nhiều khả năng sẽ không còn nữa.


In spite of all this, there are still a few circumstances that could push Prayuth to abandon his current role as mediator and become coup-maker. First and foremost, Prayuth could opt to intervene if the political situation deteriorates to the point that the military perceives a threat to the safety and security of the royal family. While this is unlikely during the pro-royal PDRC protests, it is nevertheless a constant concern in the minds of the officer corps.


Bất chấp tất cả những điều này, vẫn có một số hậu quả có thể thúc đẩy Tướng Prayuth từ bỏ vai trò một nhà trung gian hòa giải của mình và trở thành một kẻ đảo chính. Đầu tiên và trên hết, Tướng Prayuth có thể chọn cách can thiệp nếu như tình hình chính trị xấu đi tới mức quân đội Thái Lan nhận thấy một mối đe dọa đối với sự an toàn và an ninh của gia đình Hoàng gia. Mặc dù điều này chưa chắc đã xảy ra trong các cuộc biểu tình của lực lượng PDRC ủng hộ Hoàng gia, nhưng điều đó vẫn luôn là một sự quan ngại của giới lãnh đạo quân đội Thái Lan.


After the April Fools Day coup in 1981, the army moved to restructure the mission of two key combat units to the protection of the royal family above all else. These two units, the 21st Infantry Regiment and the 9th Infantry Division (Royal Guards), are based respectively in Chonburi and Kanchanaburi provinces.


Sau cuộc đảo chính ngày 1/4/1981, quân đội Thái Lan đã tái cơ cấu nhiệm vụ của hai đơn vị chiến đấu, bảo vệ gia đình Hoàng gia là nhiệm vụ cao nhất. Hai đơn vị này, Trung đoàn Bộ binh số 21 và Sư đoàn Bộ binh số 9 (Cảnh vệ Hoàng gia), đóng quân riêng rẽ tại hai tỉnh Chonburi và Kanchanaburi.


Normally part of the 2nd Infantry Division, the 21st Regiment comes under the control of the royal family in the event of a coup or national emergency. All officer and non-commissioned officer assignments to the unit must be vetted through the royal household. Additionally, while the unit gets its usual quota of conscripts (twice a year for two-year stints), these personnel are thoroughly reviewed by the royal household.


Thông thường, một phần của Sư đoàn Bộ binh số 2, Trung đoàn số 21 nằm dưới sự kiểm soát của gia đình Hoàng gia trong trường hợp xảy ra một cuộc đảo chính hoặc một tình huống khẩn cấp quốc gia. Tất cả các sĩ quan và hạ sĩ quan được đưa vào đơn vị này đều phải được kiểm tra lý lịch chặt chẽ bởi gia đình Hoàng gia. Ngoài ra, mặc dù đơn vị này nhận được hạn ngạch thông thường về số binh sĩ nhập ngũ (hai lần một năm và mỗi binh sĩ có thời gian nhập ngũ trong hai năm), nhưng công tác nhân sự này hoàn toàn được xem xét bởi gia đình Hoàng gia.


The 9th Infantry Division is located approximately a three hour road march to the west of Bangkok. This unit is part of a closely held secret program by Prayuth to convert it into a 21st Infantry Regiment-type unit which will also revert to royal family control in any crisis. Over the past three years, only officers and enlisted men (excluding conscripts) who have previously served in the 21st Infantry Regiment have been assigned to the 9th Infantry Division. All officers and enlisted men who were assigned to the 9th Infantry Division prior to this program becoming effective have all been quietly transferred to other units.


Sư đoàn Bộ binh số 9 đóng quân tại khu vực cách thủ đô Bangkok khoảng 3 giờ xe ô tô về phía Tây. Đơn vị này là một phần của chương trình bí mật được tổ chức chặt chẽ bởi Tướng Prayuth nhằm thay đổi nó thành một đơn vị kiểu như Trung đoàn Bộ binh số 21, cũng trở về nằm trong sự kiểm soát của gia đình Hoàng gia trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Trong 3 năm qua, chỉ có các sĩ quan và những người có cấp bậc từ binh nhì đến hạ sĩ quan (loại trừ những binh sĩ nhập ngũ theo thời gian nghĩa vụ quân sự), những người trước đó đã phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh số 21 trước khi kế hoạch này được thực hiện, đã được lặng lẽ điều chuyển đến các đơn vị khác.


Prayuth could also intervene if the military comes to believe that the current protest situation has deteriorated to the point that the basic unity and integrity of the Thai state is at risk. Similar to their concern for the safety of the royal family, the threat of partition of the nation is also ever-present in the minds of the officer corps. That explains why the military is the main obstacle within the government to granting a degree of local autonomy to assuage the insurgency now raging in the country's Muslim majority southernmost provinces.


Tướng Prayuth cũng có thể can thiệp nếu như quân đội Thái Lan tin rằng tình hình biểu tình hiện nay đã xấu đi đến mức sự đoàn kết cơ bản và sự toàn vẹn của Nhà nước Thái Lan bị nguy hiểm. Giống như mối quan ngại của họ về sự an toàn của gia đình Hoàng gia, mối đe dọa về sự chia cắt đất nước Thái Lan cũng luôn xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo quân đội Thái Lan. Điều đó giải thích tại sao quân đội Thái Lan là trở ngại chính trong việc chính phủ nước này ban bố một sắc lệnh tự trị địa phương để xoa dịu phong trào nổi dậy đang diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh cực Nam của đất nước này, nơi người Hồi giáo chiếm đa số.


A final factor is growing concern over the continued ill-health of the King and Queen, who for decades have been an important influence over the armed forces. Senior officers have told the authors that Prayuth felt isolated after repeated requests for guidance from the palace went unanswered about a year ago. Some suspect this isolation was responsible for Prayuth's apparent willingness to engage Thaksin's overtures. If such a sentiment has affected the officer corps more broadly, it introduces a very unpredictable element into the military's political calculations.


Một yếu tố cuối cùng đang làm gia tăng quan ngại là tình trạng sức khỏe ốm yếu liên miên của Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan, những người trong nhiều thập kỷ qua luôn có ảnh hưởng quan trọng đối với các lực lượng vũ trang. Các sĩ quan cấp cao đã nói với các tác giả rằng Tướng Prayuth cảm thấy bị cô lập sau khi những yêu cầu liên tiếp về sự chỉ đạo từ Hoàng cung đã không nhận được hồi âm từ cách đây khoảng một năm. Một số người nghi ngờ sự cô lập này xảy ra là do việc Tướng Prayuth sẵn sàng thương lượng với những đề nghị của cựu Thủ tướng Thaksin. Nếu một quan điểm như vậy ảnh hưởng đến các sĩ quan lãnh đạo cấp cao một cách rộng rãi hơn, nó sẽ tạo ra một nhân tố rất khó dự đoán được đối với những tính toán chính trị của quân đội Thái Lan.


Coup rumors will inevitably pick up again in the days leading up to Armed Forces Day on January 18. Part of the festivities for the annual celebration, to be held this year at the 11th Infantry Regiment headquarters in northern Bangkok, involves swearing an oath of loyalty to King Bhumibol. For this purpose, all of the Royal Guards units will be present, including those garrisoned outside Bangkok.


Những tin đồn đảo chính xuất hiện trong những ngày gần tới dịp kỷ niệm Ngày Các Lực lượng vũ trang 18/1. Một phần của các hoạt động liên hoan trong lễ kỷ niệm thường niên này, năm nay được tổ chức tại trụ sở của Trung đoàn Bộ binh số 11 ở phía Bắc thủ đô Bangkok, trong đó có phần thề nguyện trung thành với Nhà vua Bhumibol. Vì mục đích này, tất cả các đơn vị Cảnh vệ Hoàng gia đều sẽ có mặt, có những đơn vị đóng quân bên ngoài thủ đô Bangkok.


Over 20 up-country battalions are scheduled to be in the city for the celebration. Other services, including the Armed Forces Headquarters (formerly known as Supreme Command), will host their own celebrations and oath-swearing ceremonies at their own bases. While these scheduled mobilizations will not necessarily signal coup preparations, other motivations could yet put the soldiers and equipment conveniently in place.


Có tới 20 tiểu đoàn nằm trong nội địa làm nhiệm vụ ở bên trong thành phố Bangkok để phục vụ lễ kỷ niệm này. Các đơn vị khác, như Tổng Hành dinh Các Lực lượng Vũ trang (trước đây được biết đến là Bộ Tư lệnh Tối cao) tổ chức các lễ kỷ niệm của riêng họ, cũng như là các lễ tuyên thệ tại các căn cứ riêng của họ. Mặc dù những sự huy động đã được lên kế hoạch này không nhất thiết báo hiệu sự chuẩn bị cho đảo chính, nhưng những động cơ khác có thể đặt các binh sĩ và trang thiết bị vào đúng chỗ.

John Cole and Steve Sciacchitano spent several years in Thailand while on active duty with the US Army. Both were trained as Foreign Area Officers specializing in Southeast Asia and graduated from the Royal Thai Army's Command and General Staff College. They are now retired and the views expressed here are their own.
John Cole và Steve Sciacchitano đã ở Thái Lan nhiều năm trong khi làm nhiệm vụ với quân đội Mỹ. Cả hai đều được đào tạo làm sỹ quan Khu vực nước ngoại chuyên về Đông Nam Á và tốt nghiệp trường Cao đẳng Tư lệnh và Tham Mưu Hoàng gia của Quân đội Thái Lan. Các tác giả đang nghỉ hưu và các quan điểm thể hiện ở đây là của riêng của họ.



http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/SEA-02-170114.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn