MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, December 4, 2013

THE FUTURE OF THE INTERNET AFTER THE SNOWDEN AFFAIR TƯƠNG LAI CỦA INTERNET SAU VỤ BÊ BỐI GIÁN ĐIỆP TOÀN CẦU CỦA MỸ

THE FUTURE OF THE INTERNET AFTER THE SNOWDEN AFFAIR

TƯƠNG LAI CỦA INTERNET SAU VỤ BÊ BỐI GIÁN ĐIỆP TOÀN CẦU CỦA MỸ



Boris KAZANTSEV
Strategic Culture Foundation
17.11.2013
Boris KAZANTSEV
Strategic Culture Foundation
17.11.2013


Edward Snowden's recent revelations about American intelligence agencies' wiretapping of European leaders, as well as their collection of the personal data of European citizens, will apparently have far-reaching implications which go far beyond a simple diplomatic scandal.

Tiết lộ gần đây của Edward Snowden về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) nghe trộm điện thoại các nguyên thủ quốc gia và thu thập thông tin cá nhân của người dân châu Âu rõ ràng gây tác động nghiêm trọng trên cả mức độ bê bối ngoại giao đơn thuần.


This was demonstrated by the EU summit which was held October 24-25, 2013. A measure of the degree the Europeans’ indignation over the revealed surveillance is the fact that instead of discussing burning economic issues, almost the entire summit was devoted to the tapping of the telephones of A. Merkel, F. Hollande and other European leaders. The joint statement of the summit participants made it clear: this must not continue! In an outburst of indignation, someone even proposed making the U.S. sign a special «anti-spying pact» with the countries of Europe in which the Americans would undertake a commitment not to conduct such unfriendly operations with regard to its allies.

Điều này đã được chứng tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tổ chức vào ngày 24-25/10/2013 vừa qua. Mức độ phẫn nộ của các nước châu Âu thể hiện khá rõ ràng. Thay vì thảo luận những vấn đề kinh tế đang nóng bỏng, hầu như toàn bộ thời gian diễn ra hội nghị dành để lên án Mỹ và đồng minh nghe trộm điện thoại của Thủ tướng Đức A.Merkel, Tổng thống Pháp F.Hollande và nhiều nguyên thủ châu Âu khác. Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị khẳng định rõ: hành động trên không được phép tiếp diễn. Một số nguyên thủ thậm chí còn đề xuất Mỹ cần phải ký Hiệp ước đặc biệt “chống hoạt động gián điệp” với các nước châu Âu. Theo đó, Washington phải cam kết không tiến hành hoạt động không mấy thân thiện như trên đối với đồng minh châu Âu.

Germany has already gone from discussing this issue to acting on it; a special delegation has gone to the U.S. with the task of reaching a decision on this matter. However, the Frankfurter Allgemeine Zeitung reported that, although a meeting of representatives of the two countries did take place on October 30 at the White House, they did not reach a joint decision. According to media reports, the U.S. is continuing to resist the signing of an «anti-spying pact».

Đức đã biến lời nói thành hành động khi một phái đoàn đặc biệt của Chính phủ Đức đến Mỹ với nhiệm vụ đạt được một quyết định về vấn đề này. Tuy nhiên, theo tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, mặc dù cuộc gặp giữa đại diện hai nước đã diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 30/10/2013 nhưng họ không đi đến được một quyết định chung. Theo tin tức của giới truyền thông, Mỹ tiếp tục chống lại việc ký kết “Hiệp ước chống gián điệp”.

We would venture to guess that the discussion between the Germans and the Americans on this topic will remain fruitless. And not because the U.S. is afraid to sign a document that it would then have to honor; everyone understands that this paper would in the best of cases remain a «declaration of intent». It is just that the White House sincerely cannot grasp why it should sign anything at all that would limit the U.S. administration in its wishes, much less sign it with those whom it doesn't completely consider its allies (Washington hasn't forgotten Berlin's position during the American invasion of Iraq).

Chúng ta có thể dự đoán rằng cuộc thảo luận giữa Đức và Mỹ về chủ đề này sẽ chẳng đi đến đâu. Không đơn thuần chỉ là việc Mỹ sợ ký vào một văn bản mà sau đó sẽ phải tuân thủ, mà tất cả đều hiểu rằng văn bản này cùng lắm vẫn chỉ là “tuyên bố về ý định”. Đơn giản là Nhà Trắng hiểu rõ tại sao không nên ký bất cứ văn bản nào sẽ hạn chế tham vọng của Chính phủ Mỹ, hơn nữa lại là với các đối tác mà Mỹ không coi là đồng minh của mình. Washington hẳn chưa quên quan điểm của Berlin trong cuộc xâm lược của Mỹ đối với Iraq.

And why should it limit itself in the sphere in which the U.S. has created exclusive unilateral advantages for itself? The topology of the World Wide Web and its technical component, the backbone network, is currently physically tied to the U.S., and 75% of world traffic goes through the United States. If you add the communication lines controlled by Great Britain, this figure goes up to 95%. And the Americans do not intend to give up the advantage which they have methodically protected for themselves over the past 20-30 years. All the more so since control of the Web is implemented by companies which are directly or indirectly connected with the United States government, such as ICANN, IANA, ISOC and several other companies over which international control is substantially limited. Furthermore, keeping control of the Internet in the hands of these organizations is a strategic long-term goal of the U.S. This is clear from the fact that the attempts of some countries to force ICANN (first and foremost) to hand over its powers to the International Telecommunication Union (ITU) or any other international organization under the aegis of the UN have met with fierce opposition whose nature can be seen, for example, in the statements of K. Alexander, who until recently was the Director of the NSA and U.S. Cyber Command.

Và tại sao Washington lại phải tự bó tay bó chân chính mình trong lĩnh vực mà Mỹ đã tạo ra lợi thế độc quyền? Cấu trúc liên kết rộng rãi của Internet (world wide web), một mạng lưới xương sống quan trọng, hiện đang liên kết với Mỹ và 75% lưu lượng thông tin đi qua Mỹ. Nếu bổ sung thêm đường truyền Internet do Anh kiểm soát thì con số lưu lượng trên sẽ lên đến 95%. Và vì vậy, Mỹ không có ý định từ bỏ lợi thế mà họ đã bảo vệ cho chính mình trong 20-30 năm qua. Phần lớn hoạt động kiểm soát Internet được thực hiện (trực tiếp hay gián tiếp) bởi các công ty của Mỹ có quan hệ mật thiết với chính phủ như ICANN, IANA, ISOC… và một số công ty khác có sự kiềm soát lưu lượng đường truyền quốc, tế hạn chế hơn. Hơn nữa, để quyền kiểm soát Internet nằm trong tay các công ty trên là mục tiêu chiến lược dài hạn của Mỹ. Điều này đã quá rõ ràng. Nỗ lực của một số nước buộc ICANN chuyển giao quyền lực của mình cho Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) hay bất kỳ tổ chức nào khác nằm dưới sự bảo trợ của Liên họp quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của từ chính giới Mỹ, ví dụ như K. Alexander, Giám đốc NSA và Bộ Tư lệnh không gian mạng Mỹ.


ICANN is trying to look like it is actively seeking «compromise» solutions, but in practice all this is still U.S. control over the Web. An example of the Americans trying to talk their way out of the problem is the discussion of «multistakeholderism», wherein America, agreeing that the model for managing the Internet should be democratized, has suggested creating a management consortium on the base of ICANN which would include representatives of the abovementioned companies, representatives of big IT business, NGOs and some private individuals. It is quite obvious that such a model will not in the least take control of Web activities to a truly international level. It is equally hard to believe that ICANN wants to be rid of U.S. government control, as F. Chehadé, the head of the company, stated in late October 2013.


ICANN dường như đang tích cực tìm kiếm giải pháp “thỏa hiệp” nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn nắm quyền kiểm soát Internet. Một ví dụ cho thấy Mỹ đang cố gắng nói theo cách của họ khi né tránh vấn đề là cuộc thảo luận về mô hình đa cổ đông. Theo đó, Mỹ đồng ý rằng mô hình quản lý Internet cần phải được thực hiện dân chủ, đồng thời đề xuất thành lập một tổ họp quản lý trên cơ sở ICANN bao gồm đại diện của các công ty máy tính nêu trên, các đại diện doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và một số cá nhân. Rõ ràng một mô hình như vậy ít nhất sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của mạng Internet trên cấp độ quốc tế thực sự. Khó có thể tin được rằng ICANN muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ như lãnh đạo công ty này F.Chehadé đã tuyên bố vào cuối tháng 10 vừa qua.


The ITU conference in Dubai in December 2012 was telling in this regard. At that time an attempt by Russia and China to put the issue of state sovereignty in the Internet on the agenda caused such fierce opposition from the U.S. and its satellites that at one point it threatened to disrupt the conference altogether. Furthermore, at the same time as the conference, a resolution was passed by the U.S. Congress promising «to promote a global Internet free from government control». In Dubai the U.S. position was partially supported by EU countries, including Germany.


Hội nghị ITU tổ chức tại Dubai vào tháng 12/2012 đã nói về vấn đề này. Tại thời điểm đó, Nga và Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực Internet vào chương trình nghị sự đã gây ra sự phản đối quyết liệt của Mỹ và các nước, đồng thời đe dọa làm gián đoạn hội nghị này. Cũng tại thời điểm đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết cam kết “thúc đẩy tự do Internet trên toàn cầu thoát khói sự kiểm soát của chính phủ”. Tại Dubai, quan điểm của Mỹ được các nước EU, trong đó có Đức, nhiệt liệt ủng hộ.

However, recent events suggest that the positions of European countries could be subject to substantial correction. Mikko Hypponen, a leading researcher for the antivirus company F-Secure, recently stated that in his opinion, «the Internet has become a U.S. colony» to the detriment of democracy: «We’re back in the age of colonisation; we should think about the Americans as our masters. It’s an imbalanced situation. All the major services are based in the U.S.»


Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy quan điểm của các nước châu Âu có thể sẽ phải điều chỉnh đáng kể. Mikko Hypponen, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong tập đoàn chống virus máy tính F-Secure đã tuyên bố ràng theo quan điểm của ông “Internet đã trở thành thuộc địa của Mỹ. Chúng ta đang trở về thời đại chủ nghĩa thực dân; chúng ta nên nghĩ về việc người Mỹ như những ông chủ của chúng ta. Đây là một tình huống bất bình đẳng. Tất cả các tập đoàn cung cấp dịch vụ chủ yểu đều nằm tại Mỹ”.


And Europe is already beginning to take certain steps to end U.S. supremacy. On the day the EU summit started, Germany, with the support of Brazil and several other Latin American countries, requested that the UN adapt the International Covenant on Civil and Political Rights to the realities of the Web's operation. On November 11 a Resolution to that effect was submitted to the UN General Assembly's Third Committee for consideration. It urges all states «to review their procedures, practices and legislation regarding the surveillance of communications, their interception and collection of personal data».


Và châu Âu đang bắt đầu thực hiện những bước đi nhất định để chấm dứt uy thế tối cao của Mỹ. Vào ngày Hội nghị thượng đỉnh EU khai mạc, với sự ủng hộ của Brazil và một số nước Mỹ Latinh, Đức đã yêu cầu Liên hợp quốc làm cho Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị phù hợp với thực tế hoạt động của mạng Internet. Ngày 11/11, một nghị quyết đã được đệ trình lên ủy ban thứ ba Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét. Nghị quyết này kêu gọi tất cả các nước “xem xét trình tự, thực tế và luật pháp liên quan đến việc giám sát thông tin liên lạc, hoạt động xâm nhập và thu thập dữ liệu cá nhân”.


And on October 23 the European Parliament passed a resolution by a majority of votes denouncing the treaty on the SWIFT international banking information transfer and payment system, which provides the Americans with potential access to the bank data of Europeans.


Ngày 23/10 vừa qua, Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết với đa số phiếu ủng hộ bãi bỏ Hiệp ước về chuyển giao thông tin ngân hàng và hệ thống giao dịch quốc tế (SWIFT) có thể tạo điều kiện cho Mỹ tiếp cận ngân hàng dừ liệu của châu Âu.
Even more interesting are Germany's recent initiatives in the sphere of reinforcing the security of Germans' personal data. Philipp Blank, an official representative of Deutsche Telekom, stated to Deutsche Welle that the concern has an idea to launch a project for «national routing», that is, preventing Internet traffic from passing through network nodes located outside the country: «The idea is, contrary to today's common practice, that data from a German sender to a German recipient will not be sent through another country.» It's an expensive project, but the Germans are prepared to bear the expense. It looks like the Europeans will soon remember that «digital sovereignty» is a complex problem which cannot simply be delegated to someone else (as Europe did with military security by delegating it to NATO, and thus de facto to the United States). It is not far from such ideas to China's experience, which is becoming more and more sought after in the world.


Thậm chí còn thú vị hơn là các sáng kiến gần đây của Đức trong việc tăng cường bảo vệ an ninh dữ liệu cá nhân của công dân Đức. Philipp Blank, đại diện chính của Deutsche Telekom, đã thể hiện mối lo ngại về ý tưởng thực hiện dự án “định tuyến quốc gia” có thể ngăn chặn lưu lượng truy cập Internet thông qua các điểm mạng nằm ngoài đất nước. “Ý tưởng trên nghĩa là dữ liệu từ người gửi của Đức đến người nhận ở Đức sẽ không được gửi thông qua một nước khác (điều hoàn toàn trái với thực tiễn phổ biến hiện nay)”. Đây là một dự án tốn kém nhưng Đức sẵn sàng gánh chịu chi phí đó. Dường như châu Âu sẽ sớm nhớ lại rằng “chủ quyền kỹ thuật số” là một vấn đề phức tạp, không thể đơn giản chỉ giao nhiệm vụ cho một ai đó (như châu Âu đã từng làm với an ninh quân sự bằng cách ủy quyền cho NATO và do đó trên thực tế là ủy quyền cho chính Mỹ). Điều này hoàn toàn khác xa từ ý tưởng đến kinh nghiệm thực tiễn của’Trung Quốc mà sau đó ngày càng được học tập sâu rộng trên toàn thế giới.


Today the entire system for managing the Web is built on the technological dominance of the U.S., which undermines the majority of the efforts of other countries to protect national interests in cyberspace. The total dominance of such American IT companies as Google, Facebook or Microsoft, which actively cooperate with the NSA and other U.S. intelligence agencies, make «digital sovereignty» even more illusory. Most likely the European Union will reconsider its entire conception of the construction of the European information society, which clearly does not meet modern security requirements. What the new model will be like is as yet unknown, but apparently it will herald a consistent departure from extreme liberalism, which has discredited itself in the conditions of the total cyberwar which the U.S. has started against the entire world…
Ngày nay, toàn bộ hệ thống quản lý mạng Internet được xây dựng trên sự thống trị về công nghệ của Mỹ, làm suy yếu phần lớn nỗ lực của các nước nhằm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia trong lĩnh vực không gian mạng. Sự thống trị toàn bộ của các công ty công nghệ thông tin Mỹ như Google, Facebook hay Microsoft, đều tích cực họp tác với NSA và các cơ quan tình báo Mỹ khác, khiến cho “chủ quyền kỹ thuật số” thậm chí trở nên ảo tưởng hơn. Nhiều khả năng, Liên minh châu Âu sẽ xem xét lại toàn bộ quan niệm của mình về việc xây dựng xã hội thông tin châu Âu, mà rõ ràng là không đáp ứng được các yêu cầu an ninh hiện đại. Mô hình mới sẽ như thế nào hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng dường như nó sẽ báo trước một sự khởi đầu phù hợp cho chủ nghĩa tự do cực đoan, vốn đã tự làm mình mất uy tín trong điều kiện an ninh mạng toàn diện mà Mỹ đã bắt đầu thực hiện chống lại toàn bộ thế giới.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn