MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, November 15, 2013

Beyond the Pivot: A New Road Map for U.S.-Chinese Relations BÊN KIA XOAY TRỤC: LỘ TRÌNH MỚI CHO QUAN HỆ MỸ-TRUNG

Beyond the Pivot: A New Road Map for U.S.-Chinese Relations
BÊN KIA XOAY TRỤC: LỘ TRÌNH MỚI CHO QUAN HỆ MỸ-TRUNG



Kevin Rudd, Member of the Australian Parliament
Kevin Rudd, nghị viên Quốc hội Úc

Foreign Affairs
February 26, 2013
Foreign Affairs
26/2/2013


Debate about the future of U.S.-Chinese relations is currently being driven by a more assertive Chinese foreign and security policy over the last decade, the region's reaction to this, and Washington's response -- the "pivot," or "rebalance," to Asia. The Obama administration's renewed focus on the strategic significance of Asia has been entirely appropriate. Without such a move, there was a danger that China, with its hard-line, realist view of international relations, would conclude that an economically exhausted United States was losing its staying power in the Pacific. But now that it is clear that the United States will remain in Asia for the long haul, the time has come for both Washington and Beijing to take stock, look ahead, and reach some long-term conclusions as to what sort of world they want to see beyond the barricades.

Tranh luận về tương lai của mối quan hệ Mỹ – Trung hiện đang được điều khiển bởi một chính sách đối ngoại và an ninh quyết đoán hơn của Trung Quốc trong thập kỷ qua, phản ứng của khu vực đối với điều này, và phản ứng của Washington – “sự xoay trục” sang, hay “tái cân bằng” đối với châu Á. Sự tập trung trở lại của Chính quyền Obama vào tầm quan trọng chiến lược của châu Á là hoàn toàn thích hợp. Nếu không có một động thái như vậy, có một mối nguy cơ là Trung Quốc, với cái nhìn thực tế theo đường lối cứng rắn về các mối quan hệ quốc tế, sẽ kết luận rằng một nước Mỹ kiệt quệ về kinh tế đang mất đi sức mạnh dẻo dai của mình ở Thái Bình Dương. Nhưng, giờ đây khi mà rõ ràng là nước Mỹ sẽ vẫn ở lại châu Á trong một thời gian dài, đã đến lúc cả Washington và Bắc Kinh phải đánh giá lại, nhìn về phía trước, và đi đến nhũng kết luận dài hạn về kiểu thế giới nào mà họ mong muốn được nhìn thấy vượt qua các rào cản.


Asia's central tasks in the decades ahead are avoiding a major confrontation between the United States and China and preserving the strategic stability that has underpinned regional prosperity. These tasks are difficult but doable. They will require both parties to understand each other thoroughly, to act calmly despite multiple provocations, and to manage the domestic and regional forces that threaten to pull them apart. This, in turn, will require a deeper and more institutionalized relationship -- one anchored in a strategic framework that accepts the reality of competition, the importance of cooperation, and the fact that these are not mutually exclusive propositions. Such a new approach, furthermore, should be given practical effect through a structured agenda driven by regular direct meetings between the two countries' leaders.

Những nhiệm vụ trọng tâm của châu Á trong các thập kỷ tới là ngăn ngừa một sự đối đầu lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, và duy trì sự ổn định chiến lược đã củng cố cho sự phồn vinh của khu vực. Những nhiệm vụ này tuy rất khó khăn nhưng vẫn có thể làm được. Chúng sẽ đòi hỏi cả hai bên phải thấu hiểu hoàn toàn lẫn nhau, hành động bình tĩnh bất chấp vô số nhũng sự khiêu khích, đồng thời kiểm soát các thế lực trong nước và khu vực đe dọa kéo hai nước ra xa nhau. Điều này, đến lượt nó, sẽ đòi hỏi một mối quan hệ sâu sắc hơn và có tính tổ chức hơn – một mối quan hệ bám chắc vào một khuôn khổ chiến lược chấp nhận thực tế cạnh tranh, tầm quan trọng của hợp tác, và thực tế là những điều này không phải là những đề xuất loại trừ lẫn nhau. Hơn nữa, một cách tiếp cận mới như vậy, cần được làm cho có hiệu quả thiết thực thông qua một chương trình nghị sự có kế hoạch được thúc đẩy bởi những cuộc gặp trực tiếp thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước.


HIDDEN DRAGON NO LONGER

The speed, scale, and reach of China's rise are without precedent in modern history. Within just 30 years, China's economy has grown from smaller than the Netherlands' to larger than those of all other countries except the United States. If China soon becomes the largest economy, as some predict, it will be the first time since George III that a non-English-speaking, non-Western, nondemocratic country has led the global economy. History teaches that where economic power goes, political and strategic power usually follow. China's rise will inevitably generate intersecting and sometimes conflicting interests, values, and worldviews. Preserving the peace will be critical not only for the three billion people who call Asia home but also for the future of the global order. Much of the history of the twenty-first century, for good or for ill, will be written in Asia, and this in turn will be shaped by whether China's rise can be managed peacefully and without any fundamental disruption to the order.

Không còn là một con rồng ẩn mình

Tốc độ, quy mô và tầm ảnh hưởng của sự trỗi dậy của Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đương đại. Chỉ trong vòng 30 năm, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển từ nhỏ hơn so với Hà Lan, đã trở nên lớn mạnh hơn tất cả các nước khác ngoại trừ Mỹ. Nếu Trung Quốc sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như một số người dự đoán, đây sẽ là lần đầu tiên một đất nước không nói tiếng Anh, không phải phương Tây, và phi dân chủ lãnh đạo kinh tế toàn cầu, kể từ thời Geogre III. Lịch sử cho thấy rằng khi sức mạnh kinh tế phát triển, thường kéo theo sức mạnh chính trị và sức mạnh chiến lược. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát sinh ra những lợi ích, các giá trị và thế giới quan giao thoa và đôi khi là xung đột nhau. Duy trì hòa bình sẽ không chỉ mang tính chất quyết định đối với 3 tỷ người châu Á mà còn cho cả tương lai của trật tự toàn thế giới. Phần lớn lịch sử của thế kỷ 21, dù tốt hay không, sẽ được viết lên tại châu Á, và điều này đến lượt nó sẽ được định hình bởi việc liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có được kiểm soát một cách hòa bình và không có bất kỳ sự phá vỡ căn bản nào của trật tự này hay không.

The postwar order in Asia has rested on the presence and predictability of U.S. power, anchored in a network of military alliances and partnerships. This was welcomed in most regional capitals, first to prevent the reemergence of Japanese militarism, then as a strategic counterweight to the Soviet Union, and then as a security guarantee to Tokyo and Seoul (to remove the need for local nuclear weapons programs) and as a damper on a number of other lesser regional tensions. In recent years, China's rise and the United States' fiscal and economic difficulties had begun to call the durability of this framework into question. A sense of strategic uncertainty and some degree of strategic hedging had begun to emerge in various capitals. The Obama administration's "rebalance" has served as a necessary corrective, reestablishing strategic fundamentals. But by itself, it will not be enough to preserve the peace -- a challenge that will be increasingly complex and urgent as great-power politics interact with a growing array of subregional conflicts and intersecting territorial claims in the East China and South China seas.

Trật tự thời hậu chiến ở châu Á dựa trên sự hiện diện và khả năng có thể dự đoán của sức mạnh Mỹ, được gắn chắc trong một mạng lưới các liên minh quân sự và các quan hệ đối tác. Điều này được hoan nghênh ở hầu hết các thủ đô trong khu vực, trước hết nhằm ngăn chặn sự tái xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, sau là như một sự đối trọng chiến lược với Liên Xô, tiếp đến là một sự đảm bảo an ninh cho Tokyo và Seoul (để loại bỏ nhu cầu về các chương trình vũ khí hạt nhân trong khu vực) và giảm bớt những căng thẳng nhỏ hơn trong khu vực. Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc và những khó khăn về tài chính và kinh tế cua Mỹ đã bắt đầu khiến người ta nghi ngờ về tính bền vững của khuôn khổ này. Ý thức về sự bất ổn chiến lược và một mức độ nào đó sự phòng ngừa chiến lược đã bắt đầu nổi lên ở nhiều thủ đô. “Sự tái cân bằng” của Chính quyền Obama là một sự điều chỉnh cần thiết, tái lập lại các nguyên tắc cơ bản chiến lược. Nhưng một mình nó, nó sẽ là không đủ để duy trì hòa bình – một thách thức sẽ ngày càng trở nên phức tạp và cấp bách khi các hoạt động chính trị nước lớn tương tác với một loạt ngày càng tăng các xung đột tiểu khu vực và các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo nhau ở các biển Hoa Đông và Biển Đông.

China views these developments through the prism of its own domestic and international priorities. The Standing Committee of the Politburo, which comprises the Communist Party's top leaders, sees its core responsibilities as keeping the Communist Party in power, maintaining the territorial integrity of the country (including countering separatist movements and defending offshore maritime claims), sustaining robust economic growth by transforming the country's growth model, ensuring China's energy security, preserving global and regional stability so as not to derail the economic growth agenda, modernizing China's military and more robustly asserting China's foreign policy interests, and enhancing China's status as a great power.

Trung Quốc nhìn những diễn biến này qua lăng kính các quyền ưu tiên trong nước và quốc tế của chính mình, ủy ban thường vụ Bộ chính trị, bao gồm những lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản, coi những trách nhiệm cốt lõi của mình là duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước (bao gồm chống lại các phong trào đòi ly khai và bảo vệ những tuyên bố chủ quyền biển khơi), duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bằng cách chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc, duy trì ổn định khu vực và toàn cầu để không đi trật ra khỏi nghị trình, phát triển kinh tế hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và khẳng định mạnh mẽ hơn các lợi ích chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và nâng cao vị thế của mình như một nước lớn.

China's global and regional priorities are shaped primarily by its domestic economic and political imperatives. In an age when Marxism has lost its ideological relevance, the continuing legitimacy of the party depends on a combination of economic performance, political nationalism, and corruption control. China also sees its rise in the context of its national history, as the final repudiation of a century of foreign humiliation (beginning with the Opium Wars and ending with the Japanese occupation) and as the country's return to its proper status as a great civilization with a respected place among the world's leading states. China points out that it has little history of invading other countries and none of maritime colonialism (unlike European countries) and has itself been the target of multiple foreign invasions. In China's view, therefore, the West and others have no reason to fear China's rise. In fact, they benefit from it because of the growth of the Chinese economy. Any alternative view is castigated as part of the "China threat" thesis, which in turn is seen as a stalking-horse for a de facto U.S. policy of containment.

Ưu tiên toàn cầu và khu vực của Trung Quốc được định hình chủ yếu bởi những đòi hỏi kinh tế và chính trị trong nước. Trong thời đại mà chủ nghĩa Mác mất đi tính thích đáng về tư tưởng của mình, tính hợp pháp tiếp tục của Đảng phụ thuộc vào sự kết hợp thành tích kinh tế, chủ nghĩa dân tộc chính trị, và việc kiểm soát tham nhũng. Trung Quốc cũng xem xét sự trỗi dậy của mình trong bối cảnh lịch sử quốc gia, như một sự bác bỏ cuối cùng một thế kỷ bị nước ngoài sỉ nhục (bắt đầu với các cuộc chiến tranh nha phiến và kết thúc với sự chiếm đóng của người Nhật) và như một sự trở lại với vị thế đúng đắn của nó là một nền văn minh vĩ đại với một vị trí được tôn trọng trong các quốc gia hàng đầu thế giới. Trung Quốc chỉ ra rằng mình hầu như không có lịch sử xâm lược các quốc gia khác và không có chủ nghĩa thực dân hàng hải (không giống như các nước châu Âu) và bản thân nó cũng đã từng là mục tiêu của nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài. Do đó, theo quan điểm của Trung Quốc, phương Tây và các quốc gia khác không có lý do nào để lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thực tế, họ được hưởng lợi từ đó bởi vì sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Bất kỳ một quan điểm thay thế nào khác đều sẽ bị chỉ trích như là một phần của thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, điều đến lượt nó được nhìn nhận như là một cái cớ cho chính sách kiềm chế trên thực tế của Mỹ.


What China overlooks, however, is the difference between "threat" and "uncertainty" -- the reality of what international relations theorists call "the security dilemma" -- that is, the way that Beijing's pursuit of legitimate interests can raise concerns for other parties. This raises the broader question of whether China has developed a grand strategy for the longer term. Beijing's public statements -- insisting that China wants a "peaceful rise" or "peaceful development" and believes in "win-win" or a "harmonious world" -- have done little to clarify matters, nor has the invocation of Deng Xiaoping's axiom "Hide your strength, bide your time." For foreigners, the core question is whether China will continue to work cooperatively within the current rules-based global order once it has acquired great-power status or instead seek to reshape that order more in its own image. This remains an open question.

Tuy nhiên, những gì mà Trung Quốc bỏ qua, là sự khác biệt giữa “mối đe dọa” và “sự không chắc chắn” – thực tế của cái mà các nhà lý luận quan hệ quốc tế gọi là “thế tiến thoái lưỡng nam an ninh” – đó là, cách theo đuổi lợi ích hợp pháp của Bắc Kinh có thể làm nẩy sinh các lo ngại cho các bên khác. Điều này đặt ra câu hỏi rộng hơn là liệu có phải Trung Quốc đã phát triển một chiến lược lớn cho dài hạn hơn hay không. Những tuyên bố công khai của Bắc Kinh – nhấn mạnh rằng Trung Quốc mong muốn một “sự trỗi dậy hòa bình” hay “sự phát triển hòa bình” và tin tưởng vào “đôi bên cùng thắng” hay một “thế giới hài hòa” – đã hầu như không làm sáng tỏ các vấn đề, và cũng không có sự viện dẫn câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời”. Đối với người nước ngoài, câu hỏi cốt lõi là liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác làm việc bên trong trật tự thế giới dựa trên các điều luật hiện hành một khi nước này đạt được vị thế một nước lớn hay thay vào đó tìm cách định hình lại trật tự đó theo ý niệm của mình nhiều hơn. Điều này vẫn còn là một câu hỏi mở.

XI WHO MUST BE OBEYED

Within the parameters of China's overall priorities, Xi Jinping, the newly appointed general secretary of the Communist Party and incoming president, will have a significant, and perhaps decisive, impact on national policy. Xi is comfortable with the mantle of leadership. He is confident of both his military and his reformist backgrounds, and having nothing to prove on these fronts gives him some freedom to maneuver. He is well read and has a historian's understanding of his responsibilities to his country. He is by instinct a leader and is unlikely to be satisfied with simply maintaining the policy status quo. Of all his predecessors, he is the most likely Chinese official since Deng to become more than primus inter pares, albeit still within the confines of collective leadership.

Tập Cận Bình – người phải được tuân lệnh

Trong giới hạn của những ưu tiên tổng thể của Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng bí thư mới được bổ nhiệm của Đảng Cộng sản và cũng là tân chủ tịch nước, sẽ có ảnh hưởng quan trọng, và có lẽ mang tính chất quyết định, lên chính sách quốc gia. Tập Cận Bình thoải mái với trọng trách lãnh đạo. Ông tự tin vào cả gốc gác thuộc quân đội và theo đường lối cải cách của mình, và việc không có gì phải chứng minh về những tấm bình phong này đem lại cho ông quyền tự do nào đó để dùng thủ đoạn thao túng. Ông đọc nhiều và hiểu biết như một nhà sử học về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Ông là một nhà lãnh đạo thiên bẩm và khó có thể hài lòng với chỉ đơn thuần là duy trì các chính sách theo nguyên trạng. Trong số tất cả các người tiền nhiệm, ông là quan chức Trung Quốc có khả năng nhất kể từ sau Đặng Tiểu Bình trở thành không chí là đứng đầu trong những người ngang hàng, mặc dù vẫn nằm trong phạm vi sự lãnh đạo tập thể.

Xi has already set an unprecedented pace. He has bluntly stated that unless corruption is dealt with, China will suffer chaos reminiscent of the Arab Spring, and he has issued new, transparent conflict-of-interest rules for the leadership. He has set out Politburo guidelines designed to cut down on pointless meetings and political speechifying, supported taking action against some of the country's more politically outspoken publications and websites, and praised China's military modernizers. Most particularly, Xi has explicitly borrowed from Deng's political handbook, stating that China now needs more economic reform. On foreign and security policy, however, Xi has been relatively quiet. But as a high-ranking member of the Central Military Commission, which controls the country's armed forces (Xi served as vice chair from 2010 to 2012 and was recently named chair), Xi has played an important role in the commission's "leading groups" on policy for the East China and South China seas, and Beijing's recent actions in those waterways have caused some analysts to conclude that he is an unapologetic hard-liner on national security policy. Others point to the foreign policy formulations he used during his visit to the United States in February 2012, when he referred to the need for "a new type of great-power relationship" with Washington and was apparently puzzled when there was little substantive response from the American side.

Tập Cận Bình đã có một bước đi chưa từng thấy. Ông đã thẳng thừng tuyên bố rằng trừ phi tham nhũng được giải quyết, Trung Quốc sẽ phải chịu sự hỗn loạn gợi nhớ đến Mùa xuân Arập, và ông đã ban hành các quy tắc mới rõ ràng về mâu thuẫn lợi ích cho ban lãnh đạo. Ông đã trình bầy đường lối chỉ đạo của Bộ Chính trị được vạch ra nhầm cắt giảm các cuộc họp vô nghĩa và các bài diễn thuyết chính trị khoa trương, ủng hộ việc hành động chống lại một số ấn phẩm và các trang web thẳng thắn về mặt chính trị hơn, và tán dương những người hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Đặc biệt nhất, Tập Cận Bình đã mượn lời một cách rõ ràng từ sách chí nam chính trị của Đặng Tiểu Bình, tuyên bố rằng Trung Quốc bây giờ cần cải cách kinh tế nhiều hơn. Tuy nhiên, về chính sách đối ngoại và an ninh, Tập Cận Bình tỏ ra khá kín đáo. Nhưng với tư cách là một thành viên cấp cao của Quân ủy trung ương, kiểm soát toàn bộ lực lượng vũ trang của đất nước (Tập Cận Bình từng là phó chủ tịch từ năm 2010 đến 2012 và gần đây được lên chức chủ tịch), Tập Cận Bình đã đóng một vai trò quan trọng trong “những nhóm lãnh đạo” của ủy ban này về chính sách đối với các biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và những động thái gần đây của Bắc Kinh trên những tuyến đường thủy này đã khiến một số nhà phân tích kết luận rằng ông là một người theo đường lối cứng rắn không biện hộ đối với chính sách an ninh quốc gia. Nhiều người còn chỉ ra những công thức chính sách đối ngoại ông đã sử dụng trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 2/2012, khi ông đề cập đến sự cần thiết của “một mối quan hệ nước lớn kiểu mới” với Washington và rõ ràng đã bị bối rối khi có rất ít phản ứng thực chất từ phía Mỹ.


It is incorrect at present to see Xi as a potential Gorbachev and his reforms as the beginning of a Chinese glasnost. China is not the Soviet Union, nor is it about to become the Russian Federation. However, over the next decade, Xi is likely to take China in a new direction. The country's new leaders are economic reformers by instinct or intellectual training. Executing the massive transformation they envisage will take most of their political capital and will require continued firm political control, even as the reforms generate strong forces for social and political change. There is as yet no agreed-on script for longer-term political reform; there is only the immediate task of widening the franchise within the 82-million-member party. When it comes to foreign policy, the centrality of the domestic economic task means that the leadership has an even stronger interest in maintaining strategic stability for at least the next decade. This may conflict occasionally with Chinese offshore territorial claims, but when it does, China will prefer to resolve the conflicts rather than have them derail that stability. On balance, Xi is a leader the United States should seek to do business with, not just on the management of the tactical issues of the day but also on broader, longer-term strategic questions.


Sẽ là không chính xác vào thời điềm hiện tại nếu xem Tập Cận Bình như một Gorbachev tiềm tàng và những cải cách của ông ta như là sự khởi đầu của một chính sách công khai của Trung Quốc. Trung Quốc không phải là Liên Xô, và cũng sẽ không trở thành Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong thập kỷ tới, Tập Cặn Bình có khả năng sẽ dẫn dắt Trung Quốc theo một hướng mới. Các nhà lãnh đạo mới của nước này là những nhà cải cách kinh tế theo bản năng hoặc được đào tạo về tri thức. Để thực hiện việc chuyển đổi to lớn, họ dự tính sẽ phải sử dụng hầu hết vốn liếng chính trị của họ và sẽ đòi hỏi sự kiểm soát chính trị chặt chẽ tiếp tục, thậm chí khi cải cách tạo ra những lực lượng mạnh mẽ cho sự thay đổi xã hội và chính trị. Đến nay vẫn chưa có kịch bản được nhất trí nào cho cải cách chính trị dài hạn; chỉ có nhiệm vụ trước mắt là việc mở rộng tổ chức cơ sở trong nội bộ Đảng gồm 82 triệu thành viên. Khi nói đến chính sách đối ngoại, vai trò trung tâm của nhiệm vụ kinh tế trong nước có nghĩa rằng ban lãnh đạo có sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến việc duy trì sự ổn định chiến lược trong ít nhất là thập kỷ tới. Điều này có thể đôi lúc xung đột với các yêu sách lãnh thổ ngoài khơi của Trung Quốc, nhưng khi đó, Trung Quốc sẽ muốn giải quyết xung đột hơn là làm hỏng sự ổn định đó. Công bằng mà nói, Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo mà Mỹ nên tìm cách cùng làm việc, không chỉ về xử lý các vấn đề sách lược hiện tại mà cả các vấn đề chiến lược lâu dài hơn, rộng lớn hơn.


OBAMA'S TURN TO TAKE THE INITIATIVE

More than just a military statement, the Obama administration's rebalancing is part of a broader regional diplomatic and economic strategy that also includes the decision to become a member of the East Asia Summit and plans to develop the Trans-Pacific Partnership, deepen the United States' strategic partnership with India, and open the door to Myanmar (also called Burma). Some have criticized Washington's renewed vigor as the cause of recent increased tensions across East Asia. But this does not stand up to scrutiny, given that the proliferation of significant regional security incidents began more than half a decade ago.


Sự đổi hướng của Obama nhằm giành thế chủ động

Không chỉ là một tuyên bố quân sự, sự tái cân bằng của Chính quyền Obama là một phần của một chiến lược ngoại giao và kinh tế khu vực rộng lớn hơn mà cũng bao gồm quyết định trở thành một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á và các kế hoạch phát triển Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ với Ấn Độ, và mở cửa đối với Myanmar (hay còn gọi là Miến Điện). Một số người đã chỉ trích sự hồi phục sức mạnh của Washington chính là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng gia tăng gần đây ở khu vực Đông Á. Nhưng lý lẽ này không đứng vững khi xem xét kỹ lưỡng, do sự gia tăng đáng kể các sự cố an ninh khu vực đã bắt đầu từ hơn nửa thập kỷ trước.


China, a nation of foreign and security policy realists where Clausewitz, Carr, and Morgenthau are mandatory reading in military academies, respects strategic strength and is contemptuous of vacillation and weakness. Beijing could not have been expected to welcome the pivot. But its opposition does not mean that the new U.S. policy is misguided. The rebalancing has been welcomed across the other capitals of Asia -- not because China is perceived as a threat but because governments in Asia are uncertain what a China-dominated region would mean. So now that the rebalance is being implemented, the question for U.S. policymakers is where to take the China relationship next.


Trung Quốc, một quốc gia của những người theo chủ nghĩa hiện thực về chính sách an ninh và đối ngoại nơi những tác phẩm của Clausewitz, Carr, và Morgenthau là bắt buộc phải đọc trong các học viện quân sự, tôn trọng sức mạnh chiến lược và khinh thường sự do dự và yếu đuối. Bắc Kinh có thể không được trông đợi chào đón sự xoay trục. Nhưng sự phản đối đó không có nghĩa là chính sách mới của Mỹ là sai lầm. Sự tái cân bằng đã được hoan nghênh trên khắp các thủ đô khác của châu Á – không phải vì Trung Quốc được coi là một mối đe dọa mà bởi vì các chính phủ ở châu Á không chắc chắn rằng một khu vực do Trung Quốc chi phối sẽ có nghĩa là gì. Vì vậy, giờ đây khi việc tái cân bằng đang được thực hiện, câu hỏi cho những nhà hoạch định chính sách Mỹ là tiếp theo phải đưa mối quan hệ với Trung Quốc đi đến đâu.


One possibility would be for the United States to accelerate the level of strategic competition with China, demonstrating that Beijing has no chance of outspending or outmaneuvering Washington and its allies. But this would be financially unsustainable and thus not credible. A second possibility would be to maintain the status quo as the rebalancing takes effect, accepting that no fundamental improvement in bilateral relations is possible and perpetually concentrating on issue and crisis management. But this would be too passive and would run the risk of being overwhelmed by the number and complexity of the regional crises to be managed; strategic drift could result, settling on an increasingly negative trajectory.


Một khả năng là Mỹ đẩy nhanh mức độ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, chứng minh rằng Bắc Kinh không có cơ hội vượt mặt Washington và các đồng minh của mình về chi phí hay thủ đoạn thao túng. Nhưng điều này là không thể duy trì được về mặt tài chính và do đó không đáng tin cậy. Khả năng thứ hai là sẽ giữ nguyên hiện trạng khi việc tái cân bằng có tác dụng, chấp nhận rằng có thể không có cải thiện cơ bản trong quan hệ song phương và không ngừng tập trung vào xử lý vấn đề và khủng hoảng. Nhưng điều này sẽ là quá thụ động và có nguy cơ bị lấn át bởi số lượng và sự phức tạp của những cuộc khủng hoảng khu vực sẽ phải được xử lý, sự chệch hướng chiến lược có thể xẩy ra, đi đến lựa chọn một đường đi ngày càng tiêu cực.


A third possibility would be to change gears in the relationship altogether by introducing a new framework for cooperation with China that recognizes the reality of the two countries' strategic competition, defines key areas of shared interests to work and act on, and thereby begins to narrow the yawning trust gap between the two countries. Executed properly, such a strategy would do no harm, run few risks, and deliver real results. It could reduce the regional temperature by several degrees, focus both countries' national security establishments on common agendas sanctioned at the highest levels, and help reduce the risk of negative strategic drift.


Khả năng thứ ba là nỗ lực trong toàn bộ mối quan hệ bằng cách đưa ra một khuôn khổ mới cho sự hợp tác với Trung Quốc công nhận thực tế cạnh tranh chiến lược giữa hai nước, định rõ các lĩnh vực then chốt của lợi ích chung để làm việc và hành động, và do đó bắt đầu thu hẹp khoảng cách lớn về lòng tin giữa hai nước. Được thực hiện chính xác, một chiến lược như vậy sẽ không gây hại gì, hầu như không gặp rủi ro, và đem lại kết quả thực sự. Điều đó có thể làm giảm căng thẳng trong khu vực, tập trung các bộ máy an ninh quốc gia của cả hai nước vào những chương trình nghị sự chung đã được phê duyệt ở những cấp cao nhất, và giúp giảm thiểu nguy cơ chệch hướng chiến lược tiêu cực.


A crucial element of such a policy would have to be the commitment to regular summitry. There are currently more informal initiatives under way between the United States and China than there are ships on the South China Sea. But none of these can have a major impact on the relationship, since in dealing with China, there is no substitute for direct leader-to-leader engagement. In Beijing, as in Washington, the president is the critical decision-maker. Absent Xi's personal engagement, the natural dynamic in the Chinese system is toward gradualism at best and stasis at worst. The United States therefore has a profound interest in engaging Xi personally, with a summit in each capital each year, together with other working meetings of reasonable duration, held in conjunction with meetings of the G-20, the Asia-Pacific Economic Cooperation, and the East Asia Summit.


Một yếu tố quan trọng của một chính sách như vậy sẽ phải là cam kết với các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên. Hiện nay ngày càng có nhiều những sáng kiến không chính thức đang được đưa ra giữa Mỹ và Trung Quốc hơn là những tầu trên biển Nam Trung Hoa. Nhưng không gì trong số này có thể có một tác động lớn đến mối quan hệ, vì trong việc thỏa thuận với Trung Quốc, không có gì có thể thay thế cho sự can dự trực tiếp của lãnh đạo. Tại Bắc Kinh, cũng như ở Washington, chủ tịch (hay tổng thống) là người vạch ra quyết định trọng yếu. Vắng mặt sự can dự cá nhân của Tập Cận Bình, động lực tự nhiên trong hệ thống của Trung Quốc là hướng về thuyết tuần tiến trong trường hợp tốt nhất và sự ngưng trệ trong trường hợp xấu nhất. Do đó, Mỹ có một sự quan tâm sâu sắc đến sự can dự cá nhân của Tập Cận Bình, với một hội nghị thượng đỉnh ở mỗi thủ đô mỗi năm cùng với các cuộc họp làm việc khác trong khoảng thời gian hợp lý, được tổ chức cùng với các cuộc họp của G-20, hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Both governments also need authoritative point people working on behalf of the national leaders, managing the agenda between summits and handling issues as the need arises. In other words, the United States needs someone to play the role that Henry Kissinger did in the early 1970s, and so does China.

Cả hai chính phủ cũng cần những người đại diện có thẩm quyền làm việc thay mặt các lãnh đạo quốc gia, xử lý các chương trình nghị sự giữa các hội nghị thượng đỉnh và giải quyết các vấn đề khi nhu cầu nẩy sinh. Nói cách khác, Mỹ cần một người nào đó đóng vai trò như Henry Kissinger đã từng làm trong đầu những năm 1970, và Trung Quốc cũng cần làm vậy.

Globally, the two governments need to identify one or more issues currently bogged down in the international system and work together to bring them to successful conclusions. This could include the Doha Round of international trade talks (which remains stalled despite approaching a final settlement in 2008), climate-change negotiations (on which China has come a considerable way since the 2009 UN Conference on Climate Change in Copenhagen), nuclear nonproliferation (the next review conference for the Nuclear Nonproliferation Treaty is coming up), or specific outstanding items on the G-20 agenda. Progress on any of these fronts would demonstrate that with sufficient political will all around, the existing global order can be made to work to everyone's advantage, including China's. Ensuring that China becomes an active stakeholder in the future of that order is crucial, and even modest successes would help.

Trên phạm vi toàn cầu, chính phủ hai nước cần phải xác định một hoặc nhiều vấn đề hiện đang bị sa lầy trong hệ thống quốc tế và làm việc với nhau để đưa chúng đến những kết thúc thành công. Điều này có thể bao gồm các vòng đàm phán Doha về thương mại quốc tế (hiện vẫn còn bị trì hoãn bất chấp đã đi đến một thỏa thuận cuối cùng năm 2008), các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu (mà Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể từ khi Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2009 tại Copenhagen), không phổ biến hạt nhân (hội nghị đánh giá tiếp theo về Hiệp ước không phổ biến hạt nhân sắp tới), hoặc các điều khoản cụ thể nổi bật tại chương trình nghị sự G-20. Sự tiến bộ trên bất kỳ mặt trận nào trong đó sẽ chúng minh rằng với ý chí chính trị đẩy đủ ở mọi nơi, có thể làm cho trật tự toàn cầu hiện tại hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc. Việc đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ trở thành bên tham gia tích cực trong tương lai của trật tự này là mang tính chất quyết định, và thậm chí cả những thành công khiêm tốn cũng sẽ giúp ích.


Regionally, the two countries need to use the East Asia Summit and the Association of Southeast Asian Nations' Defense Ministers' Meeting-Plus forum to develop a series of confidence- and security-building measures among the region's 18 militaries. At present, these venues run the risk of becoming permanently polarized over territorial disputes in the East China and South China seas, so the first item to be negotiated should be a protocol for handling incidents at sea, with other agreements following rapidly to reduce the risk of conflict through miscalculation.


Trong khu vực, hai nước cần phải sử dụng Hội nghị cấp cao Đông Á và diễn đàn cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để phát triển một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin và xây dựng an ninh giữa quân đội 18 nước trong khu vực. Hiện nay, những nơi gặp gỡ này có nguy cơ trở nên phân cực lâu dài đối với các tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, vì vậy hạng mục đầu tiên sẽ được đàm phán nên là một nghị định thư về xử lý sự cố trên biển, với các thoả thuận khác nhanh chóng theo sau để giảm thiểu nguy cơ xung đột bởi sự tính toán sai lầm.


TOWARD A NEW SHANGHAI COMMUNIQUÉ

Should such efforts begin to yield fruit and reduce some of the mistrust currently separating the parties, U.S. and Chinese officials should think hard about grounding their less conflictual, more cooperative relationship in a new Shanghai Communiqué. Such a suggestion usually generates a toxic response in Washington, because communiqués are seen as diplomatic dinosaurs and because such a process might threaten to reopen the contentious issue of Taiwan. The latter concern is legitimate, since Taiwan would have to be kept strictly off the table for such an exercise to succeed. But this should not be an insurmountable problem, because cross-strait relations are better now than at any time since 1949.

Tiến tới một thông cáo Thượng Hải mới

Nếu những nỗ lực như vậy bắt đầu mang lại thành quả và làm giảm một số trong những ngờ vực hiện tại chia tách các bên, các quan chức Mỹ và Trung Quốc nên suy nghĩ kỹ về việc ràng buộc mối quan hệ xung đột ít hơn, hợp tác nhiều hơn của họ vào một Thông cáo Thượng Hải mới. Một ý kiến đề nghị như vậy thường tạo ra một phản ứng tai hại ở Washington, bởi những thông cáo được xem như là những con khủng long ngoại giao và bởi vì một quá trình như vậy có thể đe dọa tiếp tục lại vấn đề Đài Loan gây tranh cãi. Mối quan tâm thứ hai là chính đáng, bởi sẽ phải giữ cho Đài Loan nằm ngoài bàn đàm phán để việc đó có thể thành công. Nhưng điều này không hẳn là một vấn đề không thể vượt qua, bởi vì quan hệ hai bờ eo biển bây giờ đang tốt hơn hơn bất cứ thời điểm nào kể từ năm 1949.


At the bilateral level, Washington and Beijing should upgrade their regular military-to-military dialogues to the level of principals such as, on the U.S. side, the secretary of defense and the chairman of the Joint Chiefs of Staff. This should be insulated from the ebbs and flows of the relationship, with meetings focusing on regional security challenges, such as Afghanistan, Pakistan, and North Korea, or major new challenges, such as cybersecurity. And on the economic front, finally, Washington should consider extending the Trans-Pacific Partnership to include both China and Japan, and eventually India as well.


Ở cấp độ song phương, Washington và Bắc Kinh nên nâng cấp các cuộc đối thoại quân sự thường xuyên của họ lên cấp những người đứng đầu như, về phía Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân. Cần không được để điều này bị ảnh hưởng bởi sự thăng trầm của quan hệ, với các cuộc họp tập trung vào những thách thức an ninh trong khu vực, chẳng hạn như Afghanistan, Pakistan và Triều Tiên, hoặc những thách thức mới, chẳng hạn như an ninh mạng. Và cuối cùng trên mặt trận kinh tế, Washington nên xem xét mở rộng Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản, và cuối cùng là cả Ấn Độ.

As for the charge that communiqués are of little current value, this may be less true for China than it is for the United States. In China, symbols carry important messages, including for the military, so there could be significant utility within the Chinese system in using a new communiqué to reflect and lock in a fresh, forward-looking, cooperative strategic mindset -- if one could be worked out. Such a move should follow the success of strategic cooperation, however, rather than be used to start a process that might promise much but deliver little.

Đối với lời cáo buộc rằng các thông cáo là có ít giá trị hiện tại, điều này có thể ít đúng với Trung Quốc hơn là với Mỹ. Ở Trung Quốc, những biểu tượng mang các thông điệp quan trọng, bao gồm cả đối với quân đội, do đó có thể có lợi ích đáng kể trong hệ thống của Trung Quốc trong việc sử dụng một thông cáo mới để phản ánh và duy trì một tư duy chiến lược hợp tác mới mẻ, nhìn về phía trước – nếu một thông cáo như vậy có thể được đưa ra. Tuy nhiên, một động thái như vậy nên theo sau sự thành công của hợp tác chiến lược, thay vì được sử dụng để bắt đầu một quá trình mà có thể hứa hẹn nhiều nhưng đem lại ít.

Skeptics might argue that the United States and China must restore their trust in each other before any significant strategic cooperation can occur. In fact, the reverse logic applies: trust can be built only on the basis of real success in cooperative projects. Improving relations, moreover, is increasingly urgent, since the profound strategic changes unfolding across the region will only make life more complicated and throw up more potential flash points. Allowing events to take their own unguided course would mean running major risks, since across Asia, the jury is still out as to whether the positive forces of twenty-first-century globalization or the darker forces of more ancient nationalisms will ultimately prevail.

Những người hoài nghi có thể lập luận rằng Mỹ và Trung Quốc phải khôi phục lại niềm tin vào nhau trước khi bất kỳ sự hợp tác chiến lược quan trọng nào có thể diễn ra. Trong thực tế, lôgích đảo ngược được áp dụng: sự tin tưởng chỉ có thể được xây dụng trên cơ sở thành công thực sự trong các dự án hợp tác. Hơn nữa, việc cải thiện quan hệ, ngày càng cấp bách, vì những thay đổi chiến lược sâu sắc đang diễn ra trên toàn khu vực sẽ chỉ làm cho cuộc sống phức tạp hơn và gây ra nhiều điểm bùng nổ tiềm tàng hơn. Việc cho phép các sự kiện diễn ra theo tiến trình không được sự chỉ dẫn của chúng sẽ có nghĩa là gặp phải những rủi ro lớn, vì khắp châu Á, người ta không chắc kết quả sẽ ra sao dù các lực lượng tích cực của toàn cầu hóa thế kỷ 21 hay các lực lượng đen tối hơn của chủ nghĩa dân tộc cổ xưa sau cùng sẽ thắng thế.


The start of Obama's second term and Xi's first presents a unique window of opportunity to put the U.S.-Chinese relationship on a better course. Doing that, however, will require sustained leadership from the highest levels of both governments and a common conceptual framework and institutional structure to guide the work of their respective bureaucracies, both civilian and military. History teaches that the rise of new great powers often triggers major global conflict. It lies within the power of Obama and Xi to prove that twenty-first-century Asia can be an exception to what has otherwise been a deeply depressing historical norm.

Sự bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama và nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình tạo ra một cửa sổ cơ hội độc nhất để đưa mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc theo một tiến trình tốt hơn. Tuy nhiên để làm được điều đó, sẽ đòi hỏi khả năng lãnh đạo bền vững từ cấp cao nhất của cả hai chính phủ và một khuôn khổ nhận thức chung và cả cơ cấu thể chế để hướng dẫn công việc của bộ máy công chức của mỗi nước, cả dân sự và quân sự. Lịch sử đã chỉ ra rằng sự trỗi dậy của các cường quốc mới thường gây ra xung đột lớn trên toàn cầu. Điều này nằm trong quyền lực của Obama và Tập Cận Bình là chúng minh rằng châu Á thế kỷ 21 có thể là một ngoại lệ với điều mà mặt khác là một quy tắc lịch sử gây thất vọng sâu sắc.

Kevin Rudd is a Member of the Australian Parliament. He served as Prime Minister of Australia from 2007 to 2010 and Foreign Minister from 2010 to 2012.
Kevin Rudd là nghị viên Quốc hội Úc. Ông là Thủ tướng Úc 2007-2010 và Bộ trưởng Ngoại giao 2010-2012.


http://www.foreignaffairs.com/articles/138843/kevin-rudd/beyond-the-pivot

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn