MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, June 20, 2013

Government for the People in China? Chính phủ vì dân ở Trung Quốc?





Government for the People in China?

Chính phủ vì dân ở Trung Quốc?
The Diplomat
June 17, 2013

The Diplomat
17 tháng 6 2013

By Wenfang Tang, Michael S. Lewis-Beck, and Nicholas F. Martini
Wenfang Tang, Michael S. Lewis-Beck, và Nicholas F. Martini

Surveys belie claims that Chinese are becoming fed up with their government.

Các cuộc điều tra dám nhận lời thách với tuyên bố cho rằng nhân dân Trung Quốc đang trở nên chán ghét chính phủ của họ.

An apparent contradiction exists at the heart of political commentary on China. On the one hand, some foreign China watchers frequently discuss how ordinary Chinese citizens are growing increasingly dissatisfied with their government and communist party rule. On the other hand, public opinion polls have shown a high level of popular support for the ruling Chinese Communist Party.

Một mâu thuẫn rõ ràng tồn tại ở trung tâm của bình luận chính trị về Trung Quốc. Một mặt, một số nhà quan sát Trung Quốc ở nước ngoài thường xuyên thảo luận về việc các công dân Trung Quốc bình thường đang ngày càng không hài lòng với sự lãnh đạo của chính phủ và đảng cộng sản. Mặt khác, các cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy một mức độ ủng hộ phổ biến dành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền.


Indeed, in a major national face-to-face survey we participated in, the results of which we published recently in an article in Political Research Quarterly, we uncovered an extremely high level of public satisfaction with the national government. Based on responses from a national random sample of 3,763 Chinese, we found the average person’s support for the government in Beijing was about 8.0 on a 10-point scale.

Thật vậy, trong một cuộc khảo sát quan trongj, trực tiếp trên toàn quốc mà chúng tôi tham gia, mà kết quả chúng tôi đã công bố gần đây trong một bài báo đăng trên Tập san nghiên cứu chính trị, chúng tôi phát hiện ra một mức độ hài lòng rất cao của công chúng đối với chính phủ quốc gia. Dựa trên phản hồi từ một mẫu ngẫu nhiên toàn quốc gồm 3763 người Trung Quốc, chúng tôi thấy sự ủng hộ của người dân trung bình đối với chính phủ ở Bắc Kinh là khoảng 8,0 trên thang điểm 10.

This result is consistent with calculations from other recent surveys.  For example, according to the 6th Wave World Values Survey, conducted at the end of 2012 and the beginning of 2013, the average level of support among Chinese respondents was 7.5 on a 0-10 scale. This level of support compares favorably with many democratically elected governments across the world.  From these numbers, then, the Chinese government hardly appears on the verge of collapse, as some commentators would have it. 
Kết quả này phù hợp với tính toán từ các cuộc điều tra khác gần đây. Ví dụ, theo Khảo sát Giá trị Thế giới lần thứ 6, được tiến hành vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, mức ủng hộ trung bình của người Trung Quốc là 7,5 trên thang điểm từ 0-10. Mức ủng hộ này khá cao so với nhiều chính phủ được bầu một cách dân chủ trên toàn thế giới. Theo những con số này, thì chính phủ Trung Quốc hầu như không có vẻ đang trên bờ vực sụp đổ, như một số nhà bình luận thường nêu.

Instead, our research shows that, with respect to the political psychology of the Chinese people, political trust – a belief in the legitimacy of the government – appears as the dominant reason for their broad support of the political system.

Thay vào đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, đối với tâm lý chính trị của người dân Trung Quốc, tin tưởng chính trị - một niềm tin vào tính hợp pháp của chính phủ - có vẻ như lý do chủ đạo cho ủng hộ rộng rãi của họ về hệ thống chính trị.

A number of theories have been advanced to explain the Chinese people’s high level of public trust in government.  One often stated argument is that public opinion polls in China are simply not accurate. According to this view, in a repressive society like China, people are too afraid to tell researchers what they really believe, and instead feign support for the government.

Một số giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích mức độ tin tưởng vào chính phủ cao của công chúng Trung Quốc. Một lập luận thường được nêu là các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc chỉ đơn giản là không thể chính xác. Theo quan điểm này, trong một xã hội đàn áp như Trung Quốc, mọi người quá sợ nên không dám nói với các nhà nghiên cứu những gì họ thực sự tin tưởng, và thay vào đó giả vờ ủng hộ cho chính phủ.

But this argument is belied by the lively online political discussion in China, the frequent protests and petitions, and even everyday conversations with ordinary people on the street, all of which make clear that individual citizens are not bashful about expressing their dissatisfaction with the state, even if they may be more cautious about participating in organized political activities.

Nhưng lập luận này bị phản bác bởi các cuộc thảo luận chính trị trực tuyến sống động ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình, kiến ​​nghị thường xuyên, và thậm chí cả các cuộc hội thoại hàng ngày với những người bình thường trên đường phố, tất cả đều cho thấy rõ rằng các cá nhân công dân không rụt rè về việc bày tỏ sự không hài lòng của họ đối với nhà nước, mặc dù họ có thể cẩn thận hơn khi tham gia vào các hoạt động chính trị có tổ chức.

These observations also go against another common explanation for China’s high political trust – media censorship. This viewpoint contends that because the government inhibits the free flow of information in Chinese society, only positive news gets aired. As such, the media serves to mobilize public support of the government.

Những quan sát này cũng đi ngược lại với một lời giải thích phổ biến về sự tin tưởng chính trị cao của Trung Quốc - kiểm duyệt các phương tiện truyền thông. Quan điểm này cho rằng vì chính phủ ức chế dòng chảy tự do của thông tin trong xã hội Trung Quốc, chỉ có thông tin tích cực được phát sóng. Như vậy, các phương tiện truyền thông đảm nhận công việc huy động công chúng ủng hộ của chính phủ.

However, controlling the internet is much more difficult in the information age. It is no longer easy to hide the dark side of government. The role of the media in political mobilization, we believe, has decreased. Profit considerations have further reduced the media’s role in political mobilization. In a market environment, media organizations compete for audience with different political opinions, resulting in media diversification. Also, there are social media sites which increasingly expose government corruption and scandals. Overall, then, claiming that most Chinese are only privy to “good news” about the government is hardly an accurate description of modern China.

Tuy nhiên, việc kiểm soát internet là khó khăn hơn nhiều trong thời đại thông tin. Không còn dễ dàng che dấu mặt tối của chính phủ. Chúng tôi tin rằng vai trò của các phương tiện truyền thông trong vận động chính trị đã giảm. Các cân nhắc lợi ích đã làm giảm hơn nữa vai trò của phương tiện truyền thông trong vận động chính trị. Trong một môi trường thị trường, tổ chức truyền thông cạnh tranh nhau về khán giả, độc giả với quan điểm chính trị khác nhau, kết quả là có sự đa dạng hóa phương tiện truyền thông. Ngoài ra, có các trang web truyền thông xã hội mà ngày càng vạch trần những tham nhũng và các vụ bê bối của chính phủ. Thế thì, nhìn tổng thể, tuyên bố rằng phần lớn dân Trung Quốc chỉ biết nói "tin tốt" về chính phủ hầu như không phải một mô tả chính xác về Trung Quốc hiện đại.

Economic performance is another frequently mentioned reason for the Chinese government’s popularity. This view holds that China’s high growth rates and improved living standards have left most Chinese happy with their personal finances and optimistic about their country’s future economic outlook. Because they attribute these economic conditions to government policy, they are by and large satisfied with the government’s performance.

Thành tích kinh tế là một lý do thường được nhắc đến đối với uy tín của chính phủ Trung Quốc. Quan điểm này cho rằng tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc và mức sống được cải thiện đã khiến phần lớn dân Trung Quốc thấy hài lòng với tài chính cá nhân và lạc quan về triển vọng kinh tế tương lai của đất nước. Bởi vì họ khẳng định rằng các điều kiện kinh tế này là do các chính sách của chính phủ tạo ra, nhìn chung họ hài lòng với hoạt động của chính phủ.

One problem with this economic explanation is that it fails to account for the gap between China and other high growth societies. At similar high levels of economic growth, why is political trust still higher in China than in other societies, such as India and Brazil? Mongolia, for instance, has had one of the highest growth rates in the world over the last few years and yet, in a June 2012 survey, “over 80 percent of respondents believed that government policies were ‘always’ or ‘often’ failing to solve their concerns.” Moreover, many democratic transitions in the Asia-Pacific, such as South Korea and Taiwan, began after the governments had begun improving the economy. Thus, it is hardly the case that economic growth automatically translates into high levels of support for the government.


Một vấn đề với lời giải thích kinh tế là nó không giải thích được khoảng cách giữa Trung Quốc và các xã hội phát triển cao khác. Ở mức độ tăng trưởng kinh tế cao tương tự, tại sao niềm tin chính trị ở Trung Quốc vẫn cao hơn ở các nơi khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Brazil? Mông Cổ, chẳng hạn, đã có một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới trong vài năm qua nhưng, trong một cuộc khảo sát vào tháng sáu năm 2012, "hơn 80 phần trăm số người được hỏi tin rằng các chính sách của chính phủ "luôn luôn" hoặc "thường xuyên" không giải quyết các mối quan tâm của họ. "Hơn nữa, nhiều quá trình chuyển đổi dân chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn như Hàn Quốc và Đài Loan, bắt đầu sau khi các chính phủ đã bắt đầu cải thiện nền kinh tế. Do đó, nói tăng trưởng kinh tế sẽ tự động chuyển thành mức độ ủng hộ chính phủ hầu như đúng lắm.

Another explanation for the Chinese public’s high level of confidence in the central government is Confucianism, which emphasizes hierarchy and obedience. Observers putting forth this argument contend that culturally the Chinese are simply accustomed to unconditionally accept political authority. Implicitly, then, the CCP’s performance has little bearing on the level of trust the Chinese people place in it.

Một lời giải thích cho mức độ tin tưởng vào chính quyền trung ương cao của công chúng Trung Quốc là Nho giáo, trong đó nhấn mạnh hệ thống thứ bậc và vâng lời. Các nhà quan sát đưa ra những lập luận này cho rằng văn hóa Trung Quốc đơn giản là đã quen với việc chấp nhận vô điều kiện quyền lực chính trị. Thế thì, mặc nhiên, thành tích của ĐCSTQ có ít ý nghĩa trong việc mang lại mức độ tin tưởng mà người Trung Quốc đặt vào nó.

This explanation also fails to pass muster. To begin with, if Confucianism does instill obedience to government, why don’t other Confucian societies like Taiwan place similarly high levels of trust in their governments? And Confucianism has been a mainstay of China for centuries, but China’s history is chock full of examples of the central government losing public support. It’s also worth noting that government leaders in China today certainly aren’t convinced that they can take public support for granted.

Lời giải thích này cũng không thể để vượt qua sự kiểm chứng. Trước hết, nếu Nho giáo thấm nhuần tư tưởng vâng phục chính phủ, tại sao các xã hội Nho giáo khác như Đài Loan lại không có mức độ tin tưởng vào chính phủ cao tương tự? Và Nho giáo đã là một trụ cột của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, nhưng lịch sử của Trung Quốc chứa chất rất nhiều các ví dụ về việc chính quyền trung ương đánh mất sự ủng hộ của dân chúng. Cũng có điều đáng chú ý là các nhà lãnh đạo chính phủ tại Trung Quốc ngày nay chắc chắn không tin rằng họ có được sự ủng hộ của công chúng là một lẽ đương nhiên.

Indeed, one of the less noticed political realities in China is government responsiveness to public demand.

Thật vậy, một trong những thực tế chính trị ít nhận thấy ở Trung Quốc là sự đáp ứng của chính phủ đối với nhu cầu của công chúng.
At first glance, it is counter-intuitive that an authoritarian government needs to respond to public opinion, since authoritarian leaders do not have to face any meaningful elections at the national level. However, our research demonstrates that an absence of meaningful national elections does not indicate an absence of public political demand. While it is true that, on average, satisfaction with the national government is high, it is by no means perfect, or monolithic. In fact, about 65 percent of the public in China reports at least some degree of dissatisfaction with the central government.  This dissatisfaction appears to be “listened to” by the Chinese Communist Party (CCP), which claims to represent the interests of “most” Chinese people.

Thoạt nhìn, thật là phản trực giác khi cho rằng một chính quyền độc tài cần phải đáp ứng với công luận, bởi vì các nhà lãnh đạo độc tài không phải đối mặt với bất kỳ cuộc bầu cử có ý nghĩa ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự vắng mặt của các cuộc bầu cử quốc gia có ý nghĩa không có nghĩ là không hề có nhu cầu chính trị nào. Đúng là, tính trung bình, sự hài lòng với chính phủ quốc gia là cao, nhưng nó không hề hoàn hảo, hoặc thống nhất. Trong thực tế, khoảng 65 phần trăm công chúng ở Trung Quốc báo cáo ít nhất cũng có một mức độ không hài lòng với chính quyền trung ương. Sự không hài lòng này dường như được "lắng nghe" bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn tuyên bố là đại diện cho lợi ích của "hầu hết" người Trung Quốc.

Lacking elections as an effective yardstick to measure such representativeness, the CCP is paranoid about every single protestor on the street. While resorting to coercive methods whenever necessary, it also feels compelled to respond to public demand when possible. Thus, while media control, economic performance and cultural tradition are not entirely irrelevant, they are a relatively small part of the explanation for why political trust is so high in China. In fact, our ongoing analysis of more recent public opinion survey data suggests that such responsiveness accounts for more than 50 percent of the variation in political trust. In other words, government responsiveness is by far the most important reason for the high level of political trust in China.

Thiếu các cuộc bầu cử như một thước đo hiệu quả để đo tính đại diện như vậy, ĐCSTQ lo sưoj một cách hoang tưởng về mỗi một người biểu tình duy nhất trên đường phố. Trong khi phải dùng đến phương pháp cưỡng chế bất cứ khi nào cần thiết, nó cũng cảm thấy bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu công cộng khi có thể. Vì vậy, trong khi kiểm soát phương tiện truyền thông, hoạt động kinh tế và truyền thống văn hóa không phải hoàn toàn không thích hợp, chúng chỉ là một phần tương đối nhỏ trong lời giải thích lý do tại sao niềm tin chính trị rất cao ở Trung Quốc. Trong thực tế, phân tích liên tục của chúng ta về số liệu điều tra dư luận gần đây cho thấy rằng phản hồi đó chiếm hơn 50 phần trăm sự thay đổi trong niềm tin chính trị. Nói cách khác, sự đáp ứng của chính phủ cho đến nay là lý do quan trọng nhất đối với mức độ cao của niềm tin chính trị ở Trung Quốc.

This is not to say that China’s government model guarantees political stability despite lacking the institutional mechanisms of free and fair elections. Public sentiment is sensitive to major political events, such as a bad policy or the fall of a major leader. Public opinion can also quickly turn into public grievance, and regime legitimacy and political stability could be directly threatened as result.  Indeed, we found that the major source of national government popularity (or lack of it), besides the trust factor itself, was policy performance. In particular, when the central government fails to deliver adequate local services, the public expresses increased dissatisfaction with it.
Điều nầy không phải để nói rằng mô hình chính phủ Trung Quốc đảm bảo ổn định chính trị bất chấp thiếu các cơ chế thể chế bầu cử tự do và công bằng. Tình cảm công chúng nhạy cảm với các sự kiện chính trị lớn, chẳng hạn như một chính sách xấu hoặc sự sụp đổ của một nhà lãnh đạo lớn. Dư luận cũng có thể nhanh chóng biến thành sự bất bình của công chúng, và do đó tính hợp pháp của chế độ và ổn định chính trị có thể bị trực tiếp đe dọa. Thật vậy, chúng ta thấy rằng các nguồn chính của sự được lòng dân của chính phủ quốc gia (hoặc mất lòng dân), bên cạnh những yếu tố niềm tin riêng của nó, chính là thực hiện chính sách. Đặc biệt, khi chính quyền trung ương không cung cấp dịch vụ địa phương đầy đủ, công chúng sẽ bày tỏ sự bất mãn gia tăng với chính phủ.

Wenfang Tang and Michael S. Lewis-Beck are professors of political science at the University of Iowa. Nicholas F. Martini is an adjunct professor of political science at the University of Saint Thomas. They are the authors of “A Chinese Popularity Function: Sources of Government Support,” an article appearing in the December 2013 issue of Political Research Quarterly.

Wenfang Tang và Michael S. Lewis-Beck là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Iowa. Nicholas F. Martini là một giáo sư phụ tá về khoa học chính trị tại Đại học Saint Thomas. Họ là tác giả của "Chức năng lấy lòng dân Trung Quốc: Nguồn gốc ủng hộ Chính phủ," một bài báo xuất hiện trong số ra tháng 12 năm 2013  của Tập san Nghiên cứu Chính trị.
http://thediplomat.com/2013/06/17/government-for-the-people-in-china/2/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn