|
|
The Clash of
Economic Ideas
|
Sự xung đột của các
tư tưởng kinh tế
|
FEE, JUNE 27, 2012
|
FEE, 27/06/2012
|
by LAWRENCE H. WHITE
|
Lawrence H. White
|
At England’s stately University of Cambridge in fall 1905,
a clever postgraduate mathematics student named John Maynard Keynes began his
first and only course in economics. He would spend eight weeks studying under
the renowned Professor Alfred Marshall. During the summer Keynes had read the
then-current (third) edition of Marshall’s Principles of Economics, a
synthesis of classical and new doctrines that was the leading economics
textbook in the English-speaking world. Marshall was soon impressed with
Keynes’s talent in economics. So was Keynes himself. “I think I am rather
good at it,” he confided to an intimate friend, adding, “It is so easy and
fascinating to master the principle of these things.” A week later he wrote:
“Marshall is continually pestering me to turn professional Economist.”
|
Vào mùa thu năm 1905, tại trường Đại Học Cambridge trang
nghiêm của nước Anh, một sinh viên trên bậc đại học tên là John Maynard
Keynes[2] bắt đầu học khoá đầu tiên và khoá duy nhất về kinh tế. Ông theo học
tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn của giáo sư nổi danh Alfred Marshall[3]. Trong
mùa hè Keynes đã đọc tác phẩm (xuất bản lần thứ ba) lúc bấy giờ rất thịnh
hành là Các Nguyên Tắc về Kinh Tế của Marshall, trong đó có tổng hợp các lý
thuyết kinh tế cổ điển và mới, và lúc đó là cuốn sách giáo khoa kinh tế đứng
hàng đầu trong thế giới nói tiếng Anh. Chẳng bao lâu, Marshall có những ấn
tượng rất tốt về tài năng kinh tế của Keynes. Chính Keynes cũng có ấn tượng
rất tốt về mình như vậy. Có lần ông ta nói với một bạn thân là: “Tôi nghĩ
rằng tôi khá giỏi về kinh tế,” và nói thêm, “Rất thú vị và rất dễ dàng nắm
vững nguyên lý của các vấn đề đó.” Một tuần lễ sau, ông ta viết: “Marshall cứ
thúc giục tôi trở thành một kinh tế gia chuyên nghiệp.”
|
At an Austrian army encampment on the bank of the Piave
River in northern Italy during the last months of the First World War, a lull
in combat gave a young lieutenant named Friedrich August von Hayek the chance
to open his first economics texts (not counting the socialist pamphlets he
had read during college), two books lent to him by a fellow officer. He later
wondered why the books had not given him “a permanent distaste for the
subject” because they were “as poor specimens of economics as can be
imagined.” Returning to the University of Vienna after the war, the young
veteran “really got hooked” on economics when he discovered a book by the
retired professor Carl Menger. Menger’s Principles of Economics (Grundsätze
der Volkswirtschaftslehre) of 1871 had colaunched a marginalist-subjectivist
revolution in economic theory, a revolution that provided the new ideas in
Marshall’s synthesis. Hayek found it “such a fascinating book, so
satisfying.”
|
Tại một trại lính của quân đội Áo trên bờ sông Piave thuộc
miền Bắc nước Ý, vào những tháng cuối cùng của Thế chiến Thứ Nhất, trong một
lúc tạm giao chiến, một thiếu úy trẻ tuổi tên là Friedrich August von
Hayek[4] mới có dịp đọc những bài viết đầu tiên về kinh tế (không kể các tờ
truyền đơn về xã hội chủ nghĩa mà ông đã đọc khi còn ở đại học), đó là hai
quyển sách do một người bạn đồng đội cho mượn. Về sau, ông không hiểu tại sao
những cuốn sách như vậy lại “không làm cho ông chán ghét cái môn kinh tế,”
bởi vì đó là “những bài viết về kinh tế nghèo nàn nhất không thể tưởng tượng
được.” Sau chiến tranh, khi trở về đại học Vienna, người cựu chiến binh trẻ
tuổi đó mới thật sự đam mê về kinh tế, khi ông thấy cuốn sách của một giáo sư
đã về hưu tên là Carl Menger[5]. Tác phẩm Các nguyên tắc kinh tế của Menger
vào năm 1871 đã đồng thời phát động một cuộc cách mạng theo chủ nghĩa biên tế
và chủ quan trong lý thuyết kinh tế. Cuộc cách mạng đã cho Marshall những ý
tưởng mới trong tác phẩm tổng hợp của ông. Hayek thấy tác phẩm của Menger
“rất thú vị và rất hợp ý.”
|
Keynes and Hayek would come to play leading roles in the
clash of economic ideas during the Great Depression. Their ideas have
informed the fundamental debates in economic policy ever since. In 2010 and
2011 their intellectual rivalry even became the subject of two viral rap
videos.
|
Keynes và Hayek sẽ giữ những vai trò hàng đầu trong các
cuộc xung đột về tư tưởng kinh tế trong cuộc Khủng hoảng Kinh tế Toàn cầu.
Các tư tưởng của hai ông đã cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận cơ bản
về chính sách kinh tế từ đó đến nay. Đến năm 2010 và 2011 sự cạnh tranh về
trí thức của hai người đó còn là đề tài cho hai cuốn video dưới dạng nhạc rap
lan tràn trên mạng.
|
Keynes flatly rejected Adam Smith’s doctrine of the
invisible hand. In the opening paragraph of a 1924 lecture published in 1926
as an essay entitled “The End of Laissez-Faire,” he declared: “The world is
not so governed from above that private and social interest always coincide.
It is not so managed here below that in practice they coincide. It is not a
correct deduction from the principles of economics that enlightened
self-interest always operates in the public interest.” Specifically, Keynes
denied that decentralized market forces were adequate for determining the
volumes and allocations of saving and investment: “I do not think that these
matters should be left entirely to the chances of private judgement and
private profits, as they are at present.” In his book The General Theory of
Employment, Interest, and Money (1936) Keynes would emphasize his view that
market forces could not be counted on to deliver a great enough volume of
investment in the aggregate. An enlightened government should take control.
|
Keynes thẳng tay bác bỏ chủ thuyết “bàn tay vô hình” của
Adam Smith[6]. Trong đoạn mở đầu của bài thuyết trình năm 1924 xuất bản năm
1926 dưới dạng một tiểu luận, với nhan đề là Sự cáo chung của kinh tế tự do,
ông nói: “Thế giới không được trị vì bởi một đấng tối cao khiến cho các quyền
lợi tư và quyền lợi của xã hội luôn luôn hợp với nhau. Và thực tế là ở dưới
hạ giới này thế giới đó cũng không được điều hành để những quyền lợi đó trùng
hợp với nhau. Suy luận từ những nguyên tắc kinh tế cho rằng những quyền lợi
cá nhân sáng suốt luôn luôn hành động thuận lợi cho quyền lợi công cộng thì
điều đó không đúng.” Một cách rõ ràng Keynes phủ nhận là các lực thị trường
phân tán cũng đủ để ấn định khối lượng và sự phân bố về tiết kiệm và đầu tư.
Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng, trong tình trạng hiện tại, những vấn đề này có
thể hoàn toàn giao phó cho sự ngẫu nhiên của các phán đoán của giới tư nhân
và theo lợi nhuận tư nhân.” Trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát về nhân dụng
và tiền lãi và tiền[7] xuất bản năm 1936, Keynes nhấn mạnh quan điểm là không
có thể trông cậy vào các lực của thị trường để giao một số lượng đủ lớn về
đầu tư một cách nói chung. Cần có phải sự điều phối của một chính quyền sáng
suốt.
|
Keynes was a leading advocate of the view that government
should take greater control over the economy. Hayek was a leading advocate of
the view that government should interfere less with market forces. They serve
as useful representatives of the opposing sides because of their wide
influence, not because either took the most polar position available. Keynes
did not want to abolish markets the way communist thinkers would. Keynes
explicitly rejected Russian communism for three reasons: (1) It “destroys the
liberty and security of daily life”; (2) its Marxian economic theory is “not
only scientifically erroneous but without interest or application for the
modern world” and its Marxist literature more generally is “turgid rubbish”;
and (3) it “exalts the boorish proletariat above the bourgeois and the
intelligentsia”—in other words, sneers at people like Keynes and his circle.
Hayek did not want to abolish government the way anarcho-capitalist thinkers
would. (Yes, there really are serious proponents of a stateless market
economy.)
|
Keynes là người đứng hàng đầu chủ trương quan điểm rằng
chính phủ cần phải kiểm soát nhiều hơn đối với ngành kinh tế. Hayek là người
đứng hàng đầu chủ trương quan điểm rằng chính phủ cần phải bớt kiểm soát các
lực của thị trường. Cả hai người đều là đại diện rất hữu ích cho hai phe đối
lập bởi vì cả hai người đều có ảnh hưởng, chứ không phải bởi vì họ có một lập
trường hoàn toàn đối nghịch vào lúc đó. Keynes không muốn hủy bỏ thị trường
hoàn toàn như là các nhà tư tưởng cộng sản chủ trương. Keynes dứt khoát bác
bỏ chủ nghĩa cộng sản của Nga vì ba lý do: (1) nó “phá hoại tự do và sự an
toàn của cuộc sống bình thường;” (2) lý thuyết kinh tế Mác-xít “không những
sai lầm về khoa học mà lại còn không có lợi và không thể áp dụng cho thế giới
hiện đại” và các tài liệu về chủ nghĩa Mác-xít đều có ” luận điệu khoa trương
rẻ tiền;” và (3) nó “đề cao giai cấp vô sản thô lậu và đặt họ lên trên giới
tiểu tư sản và giới trí thức.” Nói một cách khác, chủ nghĩa Mác-xít miệt thị
những người như Keynes và những người cùng một giai cấp với Keynes. Hayek
cũng không muốn hủy bỏ chính quyền hoàn toàn như những nhà tư tưởng về chế độ
tư bản vô chính phủ. (Vâng, thực sự là có những người muốn chủ trương một nền
kinh tế thị trường không có chính phủ).
|
For most of the twentieth century, Keynes’s view that
government should take on a greater role in the economy prevailed among
opinion-makers. And the role of government grew. While Keynes was not an
advocate of complete state planning, he did endorse greater planning. In a
letter to Hayek, responding to Hayek’s critique of state planning in The Road
to Serfdom (1944), Keynes wrote: “I should say that what we want is not no
planning, or even less planning, indeed I should say that what we almost
certainly want is more.”
|
Trong phần lớn thế kỷ thứ 20, quan điểm của Keynes về việc
chính phủ cần giữ một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế đã rất phổ biến trong
các giới hướng dẫn dư luận và do đó vai trò của chính quyền đã gia tăng. Tuy
Keynes không chủ trương hoàn toàn kế hoạch bởi nhà nước nhưng ông ủng hộ quan
điểm là cần có kế hoạch nhiều hơn. Trong một lá thư gởi cho Hayek, trả lời
những sự phê bình của Hayek về vấn đề vai trò nhà nước lập kế hoạch trong tác
phẩm Con đường tới chế độ nông nô[8] xuất bản năm 1944 của Hayek, Keynes đã viết:
” Tôi cần phải nói rằng không phải chúng ta không muốn có kế hoạch, hay là có
kế hoạch ít hơn, thực ra tôi muốn nói là chúng ta cần phải có kế hoạch nhiều
hơn.”
|
Political Economy in
America’s Progressive Era
Economic ideas supporting the expansion of government’s
role in the economy certainly did not begin with Keynes. Indeed, they did not
even begin in the twentieth century. In the late nineteenth century the
United States, for example, entered a period of ideological change toward
more active government, a period now called the Progressive Era. Numerous
economists played important roles in the ideological and political movement,
developing arguments and promoting legislation to increase the role of the
federal government in the economy, from the Sherman Antitrust Act (1890) to
the Pure Food and Drug Act (1906) to the Federal Reserve Act (1913).
|
Kinh tế chính trị
tại Mỹ trong Thời Đại Tiến Bộ
Các tư tưởng kinh tế ủng hộ sự gia tăng của vai trò chính
quyền trong nền kinh tế không phải chỉ bắt đầu từ Keynes. Thực ra, không phải
là chỉ tới thế kỷ thứ hai mươi những tư tưởng này mới xuất hiện. Vào cuối thế
kỷ thứ mười chín chẳng hạn, Huê Kỳ bước vào một thời kỳ có thay đổi ý thức hệ
chuyển sang chiều hướng chính quyền có vai trò tích cực hơn, thời kỳ này bây
giờ được gọi là Thời Kỳ Tiến Bộ. Có nhiều nhà kinh tế đã giữ những vai trò
quan trọng trong phong trào ý thức hệ và chính trị này, và đưa ra các lập
luận cũng như cổ võ cho các dự luật để gia tăng vai trò của chính quyền liên
bang trong nền kinh tế, từ những đạo luật như Đạo luật Chống Độc Quyền
Sherman năm1890, Đạo luật Thực Phẩm và Dược Liệu Sạch năm 1906 và Đạo luật
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang năm 1913.
|
In the late 1870s and 1880s young American economists were
returning from graduate training in Germany with ideas and approaches that
they developed into a school of thought that came to be known as
institutionalist economics. In 1885 the 31-year-old Richard T. Ely of Johns
Hopkins University led a group of these economists in founding the American
Economic Association (AEA). The AEA quickly became (and remains) the leading
professional organization of economists, but among its original missions was
to organize economists opposed to laissez-faire ideas. The AEA’s initial
Statement of Principles affirmed “the state as an agency whose positive
assistance is one of the indispensable conditions of human progress.”
|
Vào cuối những năm 1870 và 1880 các nhà kinh tế Mỹ trẻ
tuổi sau khi theo học cấp trên Đại Học từ Đức về, đã mang theo những ý tưởng
và phương thức làm việc mà họ khai triển thành những trường phái tư tưởng gọi
là Trường phái Kinh tế Định chế. Vào năm 1885 một nhà kinh tế 31 tuổi Richard
T. Ely[9] của Đại Học Johns Hopkins University đứng đầu một nhóm các nhà kinh
tế này và lập ra Hiệp Hội Kinh Tế Hoa Kỳ (American Economic Association).
Hiệp Hội đã nhanh chóng trở nên và hiện nay vẫn còn là tổ chức đứng hàng đầu
gồm các nhà kinh tế. Trong số các nhiệm vụ đầu tiên của tổ chức này là nhằm
tập hợp các kinh tế gia chống lại các tư tưởng tự do kinh tế. Trong bản Công
bố Nguyên Tắc đầu tiên của tổ chức, Hiệp Hội này xác nhận là “nhà nước là một
cơ quan cung cấp những sự trợ giúp tích cực và vai trò đó là một trong những
điều kiện không thể thiếu trong sự tiến bộ của nhân loại.”
|
Ely and his compatriots saw themselves as a “new school”
of dissenters from classical or neoclassical economics and from the doctrine
of laissez faire. He described the “new school” thinkers as scientific
truth-seekers whose historical investigations had uncovered the benefits of
labor unionization and strikes, had found in socialism “important and
fruitful truths which have been unfortunately overlooked,” and had
“overthrow[n] many cherished dogmas” of orthodox finance. As a result there
were now “political economists teaching different doctrines from the theories
previously received by the more influential elements in society.” Ely
explicitly tied the new school in America to the teachings of German
historical economists.
|
Ely và những người đồng hướngg tự coi mình là những người
trong “trường phái mới” bất đồng chính kiến với kinh tế cổ điển và tân cổ
điển và với trường thuyết tự do cạnh tranh. Ely mô tả những người trong môn
phái mới là những người tìm sự thật về khoa học; và những sự tìm tòi về lịch
sử của họ đã cho thấy những lợi ích của việc lập các công đoàn và việc đình
công. Họ tìm thấy trong chủ nghĩa xã hội “những sự thật quan trọng và rất hữu
ích mà đáng tiếc là tới lúc đó vẫn chưa được chú ý tới,” và họ đã “lật đổ
nhiều giáo điều theo môn phái chính thống vẫn được ưa chuộng” về tài chánh .
Kết quả là lúc bấy giờ có nhiều “nhà kinh tế chính trị giảng dạy những chủ
thuyết khác với các lý thuyết mà trước đó đã được những thành phần có ảnh
hưởng trong xã hội chấp nhận.” Ely rõ ràng gắn bó trường phái mới ở Mỹ với
những điều giảng dạy của các nhà lịch sử kinh tế Đức.
|
That many economists before 1930 developed
anti-laissez-faire arguments and supported Progressive causes may surprise
those who think that professional economists have almost always favored
leaving the market free, or at least did so before Keynes. Fortunately or
unfortunately, the devotion of economists to the doctrine of laissez faire
has been grossly exaggerated, both for economists before the Great Depression
and for economists today. Keynes himself exaggerated the views of the earlier
economists, as did Nobel laureate (2009) and New York Times columnist Paul
Krugman, when he wrote in 2007 that “Until John Maynard Keynes published The
General Theory of Employment, Interest, and Money in 1936, economics—at least
in the English-speaking world—was completely dominated by free-market
orthodoxy. Heresies would occasionally pop up, but they were always
suppressed.”
|
Sự kiện nhiều nhà kinh tế trước năm 1930 đã đưa ra các lập
luận chống lại tự do kinh doanh và ủng hộ những chủ trương của phe Tiến bộ có
thể là điều ngạc nhiên đối với những người cho rằng các nhà kinh tế chuyên
môn hầu như luôn luôn ủng hộ quan điểm thị trường tự do, hay ít ra là họ đã
chủ trương như vậy cho đến khi có Keynes. Một điều may mắn — hay không may
mắn — là sự chuyên tâm của các kinh tế gia vào chủ thuyết tự do kinh doanh đã
bị nhấn mạnh quá mức, đối với các nhà kinh tế trước cuộc khủng hoảng kinh tế
và đối với các nhà kinh tế ngày nay. Chính Keynes cũng nhấn mạnh quá mức quan
điểm của các nhà kinh tế trước thời ông và ngay cả nhà báo kiêm nhà kinh tế
được giải Nobel năm 2009 là Paul Krugman cũng nghĩ như vậy khi ông viết vào
năm 2007 rằng: “Cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản cuốn Lý thuyết Tổng
quát về Nhân dụng, Tiền lời và Tiền năm 1936 thì khoa kinh tế — ít ra là
trong thế giới nói tiếng Anh — hoàn toàn bị chi phối bởi phe chính thống chủ
trương thị trường tự do. Đôi khi cũng có những tư tưởng bất đồng nhưng các tư
tưởng đó đều bị dẹp đi.”
|
In fact a large number of prominent English-speaking
economists promoted “heresies” from free-market ideas during the five or six
decades before 1936. They were not relegated to the fringes of the economics
profession, and their ideas were not “always suppressed.” (To be sure, the
profession has always marginalized heretical amateurs, but more for their
amateur status than for their policy views.) Ely and other American
institutionalists were prominent in economics. Fred M. Taylor’s 1928
presidential address to the AEA was even a proposal for “The Guidance of
Production in a Socialist State.” Nor were the leading neoclassical
theorists—like Henry Sidgwick, Alfred Marshall, and Arthur Pigou at Cambridge
or Irving Fisher at Yale—marginalized or suppressed when they criticized
laissez faire. Marshall in a 1907 speech declared that “Economists generally
desire increased intensity of State activities for social amelioration,”
while Fisher in the same year noted with satisfaction “the change from the
extreme laissez faire doctrines of the classical economists to the modern
doctrines of governmental regulation and social control” that had taken place
over the previous decades.
|
Thực vậy, có một số lớn các nhà kinh tế nổi tiếng trong
thế giới nói tiếng Anh đã chủ trương những tư tưởng dị biệt với tư tưởng thị
trường tự do trong năm sáu chục năm trước năm 1936. Nhưng họ cũng không bị
gạt bỏ ra ngoài lề của ngành kinh tế, và tư tưởng của họ không phải lúc nào
cũng bị bác bỏ. (Nói cho đúng thì ngành kinh tế luôn luôn gạt sang bên lề
những người nghiệp dư bất đồng chính kiến, nhưng lý do là họ là vì [họ bị coi
là] những người nghiệp dư chứ không phải là vì quan điểm về chính sách của
họ). Ely và các người chủ trương chủ nghĩa định chế của Mỹ là những người nổi
tiếng về kinh tế. Fred Taylor[10] trong buổi diễn văn với tư cách là Chủ tịch
Hiệp Hội Kinh Tế Mỹ năm 1928 đã đưa ra một đề nghị với tựa đề là Hướng Dẫn
Sản Xuất trong một Nhà nước theo Chủ nghĩa Xã hội. Và ngay cả các nhà lý
thuyết gia cổ điển đứng hàng đầu như Henry Sidgwick[11], Alfred Marshall và
Arthur Pigou[12] tại Đại Học Cambridge hay Irving Fisher[13] tại Đại Học Yale
cũng không bị gạt ra ngoài lề hoặc bị bác bỏ khi họ chỉ trích chế độ tự do
kinh doanh. Trong một diễn văn năm 1907 Marshall nói rằng: “Nói chung các nhà
kinh tế mong có sự gia tăng trong các vai trò của nhà nước để cải thiện xã
hội.” Trong khi đó, cũng vào năm đó Fisher cũng cảm thấy hài lòng là “sự thay
đổi từ môn phái hoàn toàn tự do của các nhà kinh tế cổ điển chuyển sang các
lý thuyết hiện đại về sự điều hoà của chính phủ và sự kiểm soát về xã hội” đã
diễn ra trong nhiều thập niên trước đó.
|
The ongoing clash of economic ideas reflects not only
deep-seated philosophical differences about the value of individual liberty
but also theoretical differences about the relative merits of free markets
and government for steering the economy. Are competitive markets, guided by
impersonal forces of profit and loss, better than government
command-and-control for directing investment toward the greatest prosperity?
The key insight of economics as a discipline—its greatest contribution to
understanding the social world and to avoiding harmful policies—is that,
under the right conditions (property rights, rule of law, free entry), an
economic order arises without central design that effectively serves the ends
of its participants. In Adam Smith’s analysis and famous phrase, investors
are “led by an invisible hand” that aligns their private pursuit of profits
with (what is no part of their intention) the greatest contribution to the
economy’s overall prosperity. This Smithian idea has ever since been
reaffirmed and elaborated by a long line of economists. Though challenged by
others, it has been repeatedly borne out by the experiences of the last
hundred years.
|
Cuộc xung đột tiếp diễn giữa các tư tưởng kinh tế không
những phản ảnh sự khác biệt sâu xa về triết lý đối với giá trị của tự do của
cá nhân mà nó cũng phản ảnh những sự khác biệt lý thuyết về những giá trị
tương đối giữa thị trường tự do và sự điều hướng của chính quyền đối với nền
kinh tế. Một thị trường cạnh tranh hướng dẫn bởi những lực về lời lỗ hoàn
toàn không thiên vị có hữu hiệu hơn là một sự điều khiển và kiểm soát của
chính quyền trong việc điều hướng đầu tư để cho phát triển mạnh hơn không ?
Nhận thức then chốt của khoa kinh tế học là sự đóng góp lớn nhất để tìm hiểu
cái thế giới của xã hội để tránh những chính sách có hại. Nhận thức đó cho
rằng, với những điều kiện thuận lợi như quyền tư hữu, cai trị bằng luật pháp
và tự do gia nhập thị trường, thì một trật tự kinh tế sẽ xuất hiện mà không
cần cơ quan trung ương đưa ra. Và cái trật tự kinh tế đó thật sự phục vụ cho
mục đích tối hậu của các thành phần tham gia. Theo sự phân tích và câu nổi
tiếng của Adam Smith thì các người đầu tư đều được hướng dẫn bởi một bàn tay
vô hình để khiến cho sự theo đuổi lợi ích cá nhân của họ hợp với việc góp
phần vào sự phồn vinh của kinh tế nói chung, mặc dầu họ không có ý định như
vậy. Từ đó đến nay, ý tưởng này của Smith đã được xác nhận và được khai triển
bởi rất nhiều các nhà kinh tế. Mặc dầu ý tưởng đó đã bị thách thức bởi những
người khác nhưng nó vẫn luôn luôn được chứng minh bằng những kinh nghiệm có
được trong một trăm năm vừa qua.
|
This article is
excerpted from the introduction and chapter 1 of The Clash of Economic Ideas:
The Great Policy Debates and Experiments of the Last Hundred Years, by Lawrence H. White.
Copyright © 2012 Lawrence White. Reprinted with the permission of Cambridge
University Press.
|
Bài viết này được
trích từ Lời nói đầu và Chương 1 của tác phẩm Sự Xung đột của các Tư tưởng về
Kinh tế: Các Tranh luận lớn về Chính sách và các Sự Thử nghiệm của một Trăm
năm qua, của Lawrence H. White. Bản quyền năm 2012 của Lawrence White. Được The
Freeman in lại với sự chấp thuận của Nhà Xuất bản Đại Học Cambridge.
|
Translated by Song Ngọc
|
|
[1] Lawrence H. White là giáo sư kinh tế học tại đại học
George Mason University và là chuyên gia nghiên cứu tại trung tâm Mercatus
Center.
[2] John Maynard Keynes, (1883 – 1946): nhà kinh tế người
Anh. Các tư tưởng kinh tế của ông đẵ ảnh hưởng sâu xa tới lý thuyết cũng như
hoạt động và chính sách kinh tế của khoa kinh tế vĩ mô hiện đại.
[3] Alfred Marshall (1842 – 1924): một trong những nhà
kinh tế có ảnh hưởng lớn trong khoa kinh tế học. Tác phẩm Principles of
Economics (1890) [Nguyên tắc Kinh tế] là cuốn sách giáo khoa thông dụng nhất
tại nước Anh trong nhiều năm.
[4] Friedrich August Hayek (1899 - 1992), thường được biết
là F. A. Hayek, kinh tế gia và triết gia nổi tiếng về tư tưởng bênh vực chủ
nghĩa tự do cổ điển.
[5] Carl Menger (1840 – 1921) sáng lập ra môn phái Kinh tế
Áo (Austrian School of economics), nổi tiếng về việc đóng góp vào thuyết lợi
ích biên tế (marginal utility)
[6] Adam Smith (1723-1790) kinh tế gia, tác giả cuốn “Tìm
hiểu về bản chất và nguyên nhân của tài sản các quốc gia” (An Inquiry into
the Nature and Causes of the Wealth of Nations ‘1776)., gọi tắt là The Wealth
of Nations. Ông được coi là “cha đẻ của khoa kinh tế hiện đại”.
[7] The General Theory of Employment, Interest, and Money
(1936)
[8] The Road to Serfdom (1944)
[9] Richard Theodore Ely (1854-1943), kinh tế gia Hoa kỳ,
lãnh đạo Phong trào Tiến bộ đòi chính quyền phải can thiệp để xóa bỏ các bất
công trong chế độ tư
bản.
[10] Fred Manville Taylor ( 1855- 1932), là kinh tế gia
Mỹ, nổi tiếng về đóng góp vào chủ nghĩa xã hội thị trường.
[11] Henry Sidgwick (1838 – 1900), triết gia và kinh tế
gia , thuộc trường phái lợi ích có nhiều ảnh hưởng trong khoa kinh tế học.
[12] Arthur Cecil Pigou (1877 – 1959), kinh tế gia người
Anh, có những đóng góp quan trọng trong ngành kinh tế phúc lợi (welfare
economics).
[13] Irving Fisher (1867 – 1947), kinh tế gia người Mỹ,
một trong số những nhà kinh tế tân cổ điển đầu tiên.
|
|
http://www.fee.org/the_freeman/detail/the-clash-of-economic-ideas#axzz2WmeBcjii
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, June 21, 2013
The Clash of Economic Ideas Sự xung đột của các tư tưởng kinh tế
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn