MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, February 19, 2013

Piracy and Fraud Propelled the U.S. Industrial Revolution Ăn cắp bản quyền và gian lận thương mại thúc đẩy cách mạng công nghiệp nước Mỹ





Francis Cabot Lowell's industrial empire was built, in part, on stolen intellectual property. Source: Library of Congress Prints and Photographs Division

Đế chế công nghiệp của Francis Cabot Lowell được xây dựng, một phần, dựa trên ăn cắp tài sản trí tuệ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Piracy and Fraud Propelled the U.S. Industrial Revolution

Ăn cắp bản quyền và gian lận thương mại thúc đẩy cách mạng công nghiệp nước Mỹ


By Peter Andreas
Bloomberg
Feb 1, 2013
Peter Andreas
Bloomberg
1/2/2013


Although typically glossed over in high-school textbooks, as a young and newly industrializing nation the U.S. aggressively engaged in the kind of intellectual-property theft it now insists other countries prohibit.

Mặc dù thường được che đậy trong các sách giáo khoa trung học, khi còn là quốc gia non trẻ và mới công nghiệp hóa, nước Mỹ đã tích cực chủ động trong việc ăn cắp tài sản trí tuệ mà ngày nay nước này vẫn kiên quyết yêu cầu các nước khác cấm (hành vi ăn cắp đó).

In other words, the U.S. government’s message to China and other nations today is “Do as I say, not as I did.”

Hay nói cách khác, thông điệp của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc và các quốc gia khác ngày nay là "Làm như tao nói, đừng làm như tao đã làm".

In its adolescent years, the U.S. was a hotbed of intellectual piracy and technology smuggling, particularly in the textile industry, acquiring both machines and skilled machinists in violation of British export and emigration laws. Only after it had become a mature industrial power did the country vigorously campaign for intellectual-property protection.

Trong những năm non trẻ của mình, nước Mỹ là hang ổ ăn cắp bản quyền và buôn lậu công nghệ, đặc biệt là trong ngành dệt may, mua cả máy móc và các thợ máy lành nghề mà vi phạm luật xuất khẩu và di cư của nước Anh. Chỉ sau khi trở thành cường quốc công nghiệp trưởng thành, nước Mỹ mới có các chiến dịch mạnh mẽ yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

The U.S. emerged from the Revolutionary War acutely aware of Europe’s technological superiority. It aspired to catch up and rapidly close the technology gap. The prevailing hope was that the acquisition of new industrial technologies from abroad would help solve the country’s chronic labor shortage and enhance its self-sufficiency and competitiveness.

Nước Mỹ nổi lên từ Chiến tranh Cách mạng nhận thức sâu sắc được tính ưu việt công nghệ của châu Âu. Nó khao khát bắt kịp và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ. Hi vọng phổ biến là việc mua những công nghệ công nghiệp mới từ nước ngoài sẽ góp phần giải quyết việc thiếu hụt lao động kinh niên của đất nước và tăng cường tính tự chủ cũng như khả năng cạnh tranh.

As the Pennsylvania Gazette put it in 1788: “Machines appear to be objects of immense consequence to this country.” It was therefore appropriate to “borrow of Europe their inventions.” “Borrow,” of course, really meant “steal,” since there was certainly no intention of giving the inventions back.

Như báo Pennsylvania Gazette đưa tin vào năm 1788: "Các máy móc dường như có tầm quan trọng lớn đối với đất nước." Do đó, việc "mượn các phát minh của châu Âu" là thích hợp. Tất nhiên, "mượn" ở đây thật sự nghĩa là "ăn cắp", bởi vì hiển nhiên là không hề có ý định trả lại các phát minh này.

Hamilton’s Manifesto

The most candid mission statement in this regard was Alexander Hamilton’s “Report on Manufactures,” submitted to Congress in December 1791. “To procure all such machines as are known in any part of Europe can only require a proper provision and due pains,” Hamilton wrote. “The knowledge of several of the most important of them is already possessed. The preparation of them here is, in most cases, practicable on nearly equal terms.”

Bản tuyên ngôn của Hamilton

Thông báo sứ mệnh thật thà nhất liên quan đến vấn đề này là 'Báo cáo công nghiệp' (Report on Manufactures) của Alexander Hamilton, trình lên Quốc hội vào tháng 12 năm 1791. 'Để mua tất cả các máy như được biết đến ở bất kì đâu ở châu Âu chỉ có thể yêu cầu một điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng,' Hamilton viết. 'Kiến thức về một vài máy móc quan trọng nhất đã được sở hữu. Trong hầu hết các trường hợp, sự chuẩn bị của những máy móc này ở đây là thực hiện được trong những điều kiện gần như tương tự.'

Notice that Hamilton wasn’t urging the development of indigenous inventions to compete with Europe but rather the direct procurement of European technologies through “proper provision and due pains” -- meaning, breaking the laws of other countries. As the report acknowledged, most manufacturing nations “prohibit, under severe penalties, the exportation of implements and machines, which they have either invented or improved.” At least part of the “Report on Manufactures” can therefore be read as a manifesto calling for state-sponsored theft and smuggling.

Chú ý rằng Hamilton không hề thúc giục sự phát triển các phát minh bản xứ để cạnh tranh, mà thay vào đó là mua trực tiếp công nghệ của châu Âu thông qua 'điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng' - có nghĩa là, vi phạm luật lệ của các nước khác. Như báo cáo đã thừa nhận, hầu hết các quốc gia công nghiệp 'cấm, thông qua trừng phạt nghiêm khắc, việc xuất khẩu công cụ và máy móc được họ phát minh và cải tiến.' Ít nhất một phần của 'Báo cáo công nghiệp' do đó có thể được coi là bản tuyên ngôn kêu gọi sự ăn cắp và buôn lậu dưới sự bảo trợ của nhà nước.

The first U.S. Patent Act encouraged this policy. Although the law safeguarded domestic inventors, it didn’t extend the same courtesy to foreign ones -- they couldn’t obtain a U.S. patent on an invention they had previously patented in Europe. In practice, this meant one could steal a foreign invention, smuggle it to the U.S., and develop it for domestic commercial applications without fear of legal reprisal.

Luật Bằng sáng chế Mỹ đầu tiên khuyến khích chính sách này. Mặ dù luật bảo vệ các nhà phát minh trong nước, luật không dành phần tương tự đối với các nhà phát minh nước ngoài - họ không thể có được bằng sáng chế Mỹ đối với các phát minh họ đã được đăng ký ở châu Âu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là một ai đó có thể ăn cắp phát minh nước ngoài, buôn lậu vào nước Mỹ, và phát triển nó cho các ứng dụng thương mại nội địa mà không phải sợ bị trả đũa pháp lý.

The most important limitation to smuggling machines was that they were useless unless one knew how to use them. After all, they didn’t come with instructions. Thus, almost as important as the machines themselves were machinists from the British Isles who knew how to operate them. British emigration laws prohibited the departure of skilled machinists, but thousands still made the clandestine crossing to the U.S.

Hạn chế quan trọng nhất đối với buôn lậu máy móc là những máy móc này sẽ vô ích nếu không có ai đó biết cách sử dụng chúng, vì không có hướng dẫn. Vì vậy, cũng không kém phần quan trọng như các máy móc, là các thợ máy từ quần đảo Vương quốc Anh biết cách vận hành những máy móc này. Luật di cư Vương quốc Anh cấm các thợ máy lành nghề bỏ nước, nhưng hàng nghìn người vẫn bí mật đến nước Mỹ.
Remarkable Espionage

The most celebrated was Samuel Slater. Slater had worked his way up from a teenage apprentice to middle management at the Jedediah Strutt mills in Milford, England. Enticed by stories of opportunity and success in America, he pretended to be a non- skilled laborer and boarded a U.S.-bound ship in 1789. Leaving tools, machines, models and drawings behind, all he brought with him was his memory.

Các vụ gián điệp nổi bật

Nổi tiếng nhất là Samuel Slater. Slater đã đi từ một anh thợ học việc lên đến chức quản lý cấp trung tại nhà máy Jedediah Strutt ở Milford, nước Anh. Hấp dẫn bởi các câu chuyện về cơ hội và thành công ở nước Mỹ, ông giả vờ là một lao động giản đơn và lên tàu đi Mỹ vào năm 1789. Để lại sau lưng dụng cụ, máy móc, mô hình và các bản vẽ, tất cả những gì ông mang theo chỉ là trí nhớ.

Meanwhile, in Rhode Island, the industrialist Moses Brown was looking for someone to figure out how to use the spinning machines he had illicitly imported. Slater took on the job and moved to Pawtucket. Brown’s smuggled machines proved inoperable, but Slater was able to cannibalize them for parts and build his own. Soon, Slater-style mills were proliferating, and New England cloth manufacturing increased 50-fold from 1805 to 1815.

Trong khi đó, ở Rhode Island, nhà tư bản công nghiệp Moses Brown đang tìm kiếm ai đó có thể biết  làm thế nào để sử dụng máy quay sợi mà ông vừa nhập lậu. Slater nhận việc và chuyển đến Pawtucket. Các máy móc được nhập lậu của Brown không vận hành được, nhưng Slater đã tháo dỡ các bộ phận và làm thành máy của riêng mình. Chẳng bao lâu sau, các nhà máy kiểu Slater sinh sôi nảy nở và sản lượng vải New England tăng gấp 50 lần từ năm 1805 đến năm 1815.

But it was Boston businessman Francis Cabot Lowell who truly transformed New England textile manufacturing into an internationally competitive factory system. And he did so, in large part, by pulling off the most remarkable case of industrial espionage in American history.

Nhưng chính doanh nhân Francis Cabot Lowell ở Boston là người đã biến đổi thật sự ngành công nghiệp dệt may của New England thành hệ thống nhà máy cạnh tranh quốc tế. Và ông làm được như vậy, phần lớn, bằng một vụ gián điệp công nghiệp nổi bất nhất trong lịch sử Mỹ.

Lowell traveled to Britain in 1810 for an extended stay, allegedly for “health reasons.” The wealthy merchant wasn’t considered a rival by local manufacturers and therefore wasn’t treated with suspicion as he toured the Glasgow factories in the spring of 1811. Soon after, he visited other factories to obtain “all possible information” on cotton manufacturing “with a view to the introduction of the improved manufacture in the United States,” as his business partner later recounted.

Lowell đến Vương quốc Anh vào năm 1810 với lí do sức khỏe. Thương lái giàu có này không bị các nhà công nghiệp địa phương coi là đối thủ và vì vậy không nghi ngờ gì khi ông đi du lịch một vòng các nhà máy ở Glasgow vào mùa xuân năm 1811. Không lâu sau đó, ông thăm các nhà máy khác để nắm bắt 'tất cả các thông tin có thể' về sản xuất bông 'với cái nhìn sẽ áp dụng máy móc cải tiến ở Mỹ,' theo như đối tác kinh doanh của ông kể lại.


Lowell’s bags were searched before he returned to the U.S., but the British customs agents came up empty-handed. Lowell, who had majored in mathematics at Harvard University and had an exceptional memory, used his mind to smuggle out British industrial secrets.

Các túi của Lowell bị kiểm tra trước khi trở về Mỹ, nhưng các viên chức hải quan Vương quốc Anh đã ra về tay không. Lowell, người theo học toán học tại trường Đại học Havard và có trí nhớ tuyệt vời, sử dụng bộ óc của mình để 'buôn lậu' các bí mật công nghiệp Vương quốc Anh.

Lowell’s Transformation

With the assistance of mechanical expert Paul Moody, Lowell reproduced and even improved on the original models. Backed by his newly formed Boston Manufacturing Co., he opened his first cotton mill in Waltham, Massachusetts, in 1813. It was the first in the country to bring together all phases of the textile- production process -- from carding and spinning to weaving and dressing -- under one roof.

Sự biến đổi của Lowell

Với sự trợ giúp của chuyên gia cơ khí Paul Moody, Lowell đã tái tạo và thậm chí cải tiến các mô hình ban đầu. Được hỗ trợ bởi Công ty công nghiệp Boston mới thành lập, ông đã mở nhà máy bông đầu tiên ở Waltham, Massachusetts vào năm 1813. Đây là nhà máy đầu tiên ở nước Mỹ mà đã mang tất cả công đoạn của quy trình sản xuất dệt - từ chải và kéo sợi đến dệt và hồ vải dưới một mái nhà.

This all-in-one model was a transformative development in textile manufacturing, ultimately replacing the smaller family- run mill operations and making the American industry competitive with Britain for the first time. This new system also required much larger-scale investment -- exemplified by the development of an entire mill town, appropriately named Lowell.

Mô hình tất cả trong một này là sự phát triển biến đổi toàn diện trong sản xuất dệt may, đã thay thế các nhà máy vận hành bởi các hộ gia đình nhỏ và làm cho ngành công nghiệp Mỹ lần đầu tiên cạnh tranh được với Vương quốc Anh. Hệ thống mới này cũng đòi hỏi sự đầu tư quy mô lớn hơn nhiều - điển hình là sự hình thành toàn bộ thị trấn nhà máy, được đặt tên là Lowell.

England loosened its restrictions in phases from 1824 to 1843. The emigration bans, which cut against growing public support for freedom of movement, were lifted in 1824. While strict controls remained on the export of spinning and weaving machinery, a licensing system was implemented for other industrial equipment.

Nước Anh nới lỏng các hạn chế theo từng giai đoạn từ năm 1824 đến năm 1843. Các lệnh cấm di cư, trái với sự ủng hộ của công chúng ngày càng tăng về tự do di trú, đã được dỡ bỏ vào năm 1824. Trong khi các kiểm soát ngặt nghèo vẫn còn được áp dụng đối với xuất khẩu máy móc kéo sợi và dệt, hệ thống cấp phép được áp dụng đối với các thiết bị công nghiệp khác.


Licensing, in turn, created opportunities for new forms of smuggling: An exporter could receive a license to ship one machine and use it as a cover to ship a different one -- gambling that port inspectors would either not check beyond the paperwork or not be able to tell the difference. Apparently, this practice was sufficiently institutionalized that illicit exporters could even take out insurance to protect against the occasional seizure.

Tuy nhiên, việc cấp phép đến lượt nó lại tạo cơ hội cho các hình thái buôn lậu khác: một nhà xuất khẩu có thể nhận được giấy phép để chở một loại máy và dùng nó để thực sự chở một máy khác - đánh cuộc vào việc các kiểm soát viên hoặc không kiểm tra gì ngoài giấy tờ hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau này. Rõ ràng là, thông lệ này đã được thể chế hóa đầy đủ mà một nhà xuất khẩu bất hợp pháp thậm chí có thể lấy bảo hiểm để bảo vệ những vụ bắt giữ thường xuyên.




British export controls were finally repealed in 1843 with the spread of free-trade ideology. By that time, the U.S. had established itself as one of the leading industrial economies in the world -- thanks, in no small part, to the successful evasion of British emigration and export prohibitions.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Vương quốc Anh cuối cùng đã được hủy bỏ vào năm 1843 với sự lan truyền học thuyết thương mại tự do. Vào thời điểm đó, nước Mỹ, đã trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới - một phần không nhỏ, nhờ vào sự né tránh thành công các lệnh cấm xuất khẩu và di trú của Vương quốc Anh.


(Peter Andreas is a professor of political science and the interim director of the Watson Institute for International Studies at Brown University. This essay is adapted from his new book, “Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America.” The opinions expressed are his own.)
(Peter Andreas là giáo sư khoa học chính trị và giám đốc lâm thời Viện Nghiên cứu quốc tế Watson tại Trường đại học Brown. Bài luận này được chuyển thể từ quyển sách mới của ông 'Quốc gia buôn lậu: Buôn bán bất hợp pháp hình thành nước Mỹ như thế nào - "Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America.")





Translated by Sơn Phạm


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn