MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 9, 2013

China’s Troubled Bourbons Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối




China’s Troubled Bourbons

Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối

By Minxin Pei

Bùi Mẫn Hân
CLAREMONT, CALIFORNIA – Sometimes the books that a country’s top leaders read can reveal a lot about what they are thinking. So one of the books recently read by some of the incoming members of the Standing Committee of the Politburo of the Chinese Communist Party (CCP), the country’s top decision-making body, may come as a surprise: Alexis de Tocqueville’s The Old Regime and the Revolution.

Đôi khi những cuốn sách mà những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước đọc có thể tiết lộ rất nhiều về những điều họ đang suy nghĩ. Vì vậy, một trong những cuốn sách được một số thành viên sắp tới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan quyết định cao nhất của đất nước – đọc, có thể làm người ta ngạc nhiên: đấy là cuốn Chế độ cũ và cách mạng của Alexis de Tocqueville.

These leaders – to whom the CCP is about to pass the baton at its 18th congress, scheduled for November 8 – reportedly not only read Tocqueville’s diagnosis of social conditions on the eve of the French Revolution, but also recommended it to their friends. If so, the obvious question is why China’s future rulers are circulating a foreign classic on social revolution.

Những nhà lãnh đạo mà ĐCSTQ sẽ trao cho chiếc gậy chỉ huy tại Đại hội XVIII, dự kiến tổ chức vào ngày 08 tháng 11, được nói là không chỉ đọc chẩn đoán của Tocqueville về điều kiện xã hội vào đêm trước của Cách mạng Pháp, mà còn đề nghị bạn bè của họ đọc nó nữa. Nếu đúng như thế, câu hỏi rõ ràng là vì sao các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc lại chuyền tay nhau tác phẩm cổ điển của nước ngoài nói về cuộc cách mạng xã hội này.

The answer is not hard to find. In all likelihood, these leaders sense, either instinctively or intellectually, an impending crisis that could imperil the CCP’s survival in the same way that the French Revolution ended Bourbon rule.

Tìm câu trả lời không phải là việc khó. Đấy có khả năng là những nhà lãnh đạo này cảm thấy rằng – bằng bản năng hay lí trí – cuộc khủng hoảng sắp xảy ra đe dọa sự sống còn của ĐCSTQ chẳng khác gì cuộc cách mạng Pháp đặt dấu chấm hết cho triều đình Bourbon vậy.

Telltale signs of anxiety are already visible. Capital flight from China is now at a record high.  Polls of China’s dollar millionaires reveal that half of them want to emigrate. Amid intensifying calls for democracy, China’s leader-in-waiting, Xi Jinping, reportedly met with the son of the late Hu Yaobang, a political reformer and icon of Chinese liberals. While one should not read too much into such a visit, it is safe to say that China’s next leader knows that the Celestial Kingdom is becoming unsettled.


Dấu hiệu của sự lo lắng đã hiện rõ. Vốn đang chạy khỏi Trung Quốc hiện đạt mức cao kỉ lục. Những cuộc thăm dò các triệu phú đô la của Trung Quốc cho thấy một nửa trong số họ muốn di cư. Trong khi đang có những lời kêu gọi tăng cường dân chủ, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai được nói là đã đến gặp con trai của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách và là thần tượng của những người dân chủ ở Trung Quốc. Trong khi không nên kì vọng quá nhiều vào chuyến thăm này, nhưng có thể nói mà không sợ sai là các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc biết rằng Thiên triều đang sắp có loạn.

The idea that some sort of political crisis could engulf China in the coming years may strike many – particularly Western business and political elites, who have taken the CCP’s strength and durability for granted – as absurd. In their minds, the Party’s hold on power seems indestructible. But several emerging trends, unobserved or noted only in isolation, have greatly altered the balance of power between the CCP and Chinese society, with the former losing credibility and control and the latter gaining strength and confidence.


Ý tưởng cho rằng một hình thức khủng hoảng chính trị nào đó có thể chôn vùi Trung Quốc trong những năm tới có thể làm nhiều người – đặc biệt là các doanh nghiệp phương Tây và giới tinh hoa chính trị, những người đã coi sức mạnh và sự bền vững của ĐCSTQ là một sự đương nhiên – coi là ý tưởng nhảm nhí. Trong đầu óc của họ, quyền lực của Đảng là cực kì vững chắc, không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, một số xu hướng đang nổi lên –các xu hướng này còn chưa được quan sát hoặc chỉ được lưu ý một cách riêng rẽ – đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. Đảng đánh mất sự tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì có thêm sức mạnh và sự tự tin.

One such trend is the emergence of independent figures of public moral authority: successful businessmen, respected academics and journalists, famous writers, and influential bloggers. To be sure, the CCP has followed a strategy of co-opting social elites since the massacre in Tiananmen Square in 1989. But people like Hu Shuli (who founded two influential business magazines), Pan Shiyi (an outspoken real-estate developer), Yu Jianrong (a social scientist and public intellectual), Wu Jinglian (a leading economist), and the bloggers Han Han and Li Chengpeng, achieved success on their own, and have maintained their integrity and independence.


Một trong những xu hướng này là sự xuất hiện của những nhân vật độc lập có uy tín về mặt đạo đức trong xã hội: các doanh nhân thành đạt, các học giả có uy tín và các nhà báo, nhà văn nổi tiếng, và những blogger có ảnh hưởng. Chắc chắn là sau vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, ĐCSTQ đã theo đuổi một chiến lược kết nạp giới tinh hoa ngoài xã hội. Nhưng những người như Shuli Hu (胡淑người sáng lập hai tạp chí chuyên viết về kinh tế có ảnh hưởng), Pan Shiyi (潘石屹một nhà kinh doanh bất động sản dám nói thẳng), Yu Jianrong (于建một nhà khoa học xã hội và trí thức có tiếng), Wu Jinglian (吴敬nhà kinh tế học hàng đầu), và các blogger như Hàn Hàn và Li Chengpeng李承, là những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực của mình, và đã duy trì tính toàn vẹn và sự độc lập của họ.

Taking advantage of the Internet and weibo (the Chinese equivalent of Twitter), they have become champions of social justice. Their moral courage and social stature have, in turn, helped them to build mass support (measured by the tens of millions of their weibo followers). Their voices often reframe the terms of social-policy debate and put the CCP on the defensive.


Tận dụng lợi thế của Internet và weibo (tương tự như Twitter), họ đã trở những chiến sĩ đấu tranh cho công bằng xã hội. Sự dũng cảm về mặt đạo đức và địa vị xã hội của họ, đến lượt mình, đã giúp họ xây dựng được sự ủng hộ của quần chúng (có hàng chục triệu đệ tử trên mạng weibo). Tiếng nói của họ thường điều chỉnh lại khuôn khổ của những cuộc tranh luận về chính sách xã hội và đẩy ĐCSTQ vào thế phòng ngự.


For the Party, this development is clearly worrying. It is now ceding the commanding heights of Chinese politics to autonomous representatives of social forces that it cannot control. The CCP’s monopoly of public moral authority is long gone, and now its monopoly of political power is at risk as well.


Đối với Đảng đấy là những hiện tượng rất đáng lo ngại. Đảng đã phải nhường những đỉnh cao chỉ huy trong nền chính trị Trung Quốc cho những người đại diện độc lập của các lực lượng xã hội mà Đảng không thể kiểm soát được. Độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tạo ra chuẩn mực đạo đức xã hội đã không còn, và bây giờ độc quyền của quyền lực chính trị cũng đang bị đe dọa.


That loss is compounded by the collapse of the Party’s credibility among ordinary people. To be sure, the CCP’s opacity, secrecy, and penchant for untruth always implied a credibility problem. But, in the last decade, a series of scandals and crises – involving public safety, adulterated food and drugs, and environmental pollution – has thoroughly destroyed what little credibility lingered.

Sự mất mát này kết hợp với sự sụp đổ uy tín của Đảng trong lòng những người dân bình thường. Chắc chắn là, sự mờ ám, bí mật và dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn hàm ý vấn đề về sự tín nhiệm. Nhưng, trong thập kỷ vừa qua, một loạt các vụ bê bối và khủng hoảng– liên quan đến an ninh công cộng, thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả mạo, ô nhiễm môi trường – đã phá hủy nốt một chút uy tín còn sót lại.

One such episode was the sale of tainted baby formula in 2008. Official suppression of news about the incident (which occurred just before the Beijing Olympics) not only led to the deaths of many infants, but also left ordinary Chinese even more distrustful of the authorities. On the environmental front, perhaps the most telling evidence is Beijing residents’ preference for the United States Embassy’s air-quality readings over those of their government.


Một trong những sự kiện quan trọng là vụ sữa bột trẻ em bị nhiễm độc trong năm 2008. Việc đàn áp những tin tức nói về sự kiện của chính quyền (xảy ra ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh) không chỉ làm cho nhiều trẻ sơ sinh bị chết, mà còn làm cho nhiều người Trung Quốc bình thường không còn tin tưởng vào chính quyền nữa. Về môi trường, có lẽ bằng chứng đáng kể nhất là người dân Bắc Kinh thích đọc các nghiên cứu của Đại sứ quán Hoa Kỳ về chất lượng không khí hơn những báo cáo của chính quyền của họ.

For a regime whose credibility is gone, the costs of maintaining power are exorbitant – and eventually unbearable – because it must resort to repression more frequently and heavily.


Một chế độ đã bị mất tín nhiệm thì chi phí cho việc duy trì quyền lực là cực kì cao và cuối cùng trở thành không thể chịu đựng được – bởi vì họ phải đàn áp thường xuyên hơn và nặng nề hơn.

But repression is yielding diminishing returns for the Party, owing to a third revolutionary development: the dramatic decline in the cost of collective action. Autocracies stay in power if they can divide the population and prevent organized opposition activities. Although the CCP faces no organized opposition today, it confronts virtually organized protest activities on a daily basis.


Nhưng đàn áp càng ngày càng mang lại ít lợi ích cho Đảng hơn: giá phải trả cho những hành động tập thể giảm đi nhanh chóng. Chế độ chuyên chế tiếp tục duy trì được quyền lực nếu họ có thể chia rẽ dân chúng và ngăn chặn được những hoạt động đối lập có tổ chức. Mặc dù hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đương đầu lực lượng đối lập chưa có tổ chức, nhưng hàng ngày nó đang phải trực diện với những hoạt động chống đối hầu như đã có tổ chức rồi.


Based on estimates by Chinese sociologists, 500 riots, collective protests, and strikes occur each day, up almost four-fold from a decade ago. With widespread ownership of mobile phones and Internet-connected computers, it is far easier than ever before to organize supporters and allies.


Theo ước tính của các nhà xã hội học Trung Quốc, mỗi ngày đều có 500 cuộc bạo động, biểu tình tập thể, và đình công, tăng gần bốn lần so với một thập kỷ trước. Với sự phổ biến của điện thoại di động và máy tính có kết nối Internet, việc tổ chức những người ủng hộ và đồng minh trở thành dễ dàng hơn bao giờ hết.

Moreover, growing defiance reflects the public’s perception that the authorities have grown afraid of the people and tend to yield to their demands when confronted by angry protesters. In some of the highest-profile collective protests in the past year – the land dispute in Wukan in Guangdong and the environmental protests in Dalian, Shifang, and Qidong – the government backed down.

Hơn nữa, thách thức ngày càng gia tăng chứngtỏ dân chúng đã nhận thức được rằng chính quyền đã sợ dân và có xu hướng chấp nhận những yêu cầu của họ khi phải đối mặt với những người phản đối đầy giận dữ. Trong một số cuộc phản đối mang tính tập thể được nói đến nhiều trong năm vừa qua – vụ tranh chấp đất đại ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông và những cuộc phản đối liên quan đến môi trường ở Đại Liên, Shifang什邡và Giang Tô, Chính phủ đã chùn bước.


If governing by fear is no longer tenable, China’s new rulers must start fearing for the CCP's future. As the country’s silent political revolution continues to unfold, the question is whether they will heed its signs, or attempt to maintain an order that – like the French monarchy – cannot be saved.


Nếu cai trị bằng sự dọa nạt không còn đứng vững được, những người cầm quyền mới của Trung Quốc phải bắt đầu lo lắng cho tương lai của ĐCSTQ. Khi cuộc cách mạng chính trị thầm lặng tiếp tục phát lộ, câu hỏi bây giờ là liệu họ sẽ chú ý đến dấu hiệu của nó, hay họ sẽ cố gắng để duy trì cái trật tự – giống như chế độ quân chủ Pháp – không thể cứu vãn được.




Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow at the German Marshall Fund of the United States.

Bùi Mẫn Hân 裴敏欣là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú của cáp của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.

Translated by Phạm Nguyên Trường



http://www.project-syndicate.org/commentary/rising-political-uncertainty-in-china-by-minxin-pei

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn