MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 3, 2011

Letter of from Vietnamese Scientists to the Science Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science

Letter of from Vietnamese Scientists to the Science
Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science
September 27, 2011
Dear Sir:
RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Sea as her territorial waters.
Ngày 27 tháng 9 năm 2011
Kính thưa ông,
Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung Quốc, giành hầu như toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh hài của nước này.
We are a group of academics and professionals from Vietnam or of Vietnamese heritage who live in various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.

Chúng tôi là một số nhà khoa bảng và chuyên viên ở Việt Nam hay gốc Việt đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh báo với nhà xuất bản về trò bịp về bản đồ được những nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc sử dụng trong các bài báo gửi công bố trên các tạp chí có độc giả đông đảo trên khắp thế giới, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.
The legerdemain involves the depiction of disputed waters and islands in the South China Sea as belonging to China in maps illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of neighboring countries, namely Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, and the Philippines. This is part of a concerted effort by China to “authenticate” her territorial claims.
Trò bịp trên liên quan đến việc miêu tả trong các bản đồ minh hoạ cho bài báo của họ những vùng biển và đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là thuộc Trung Quốc song song với việc loại bỏ tuyên bố chủ quyền của những quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines. Đây là một phần của một nỗ lực đầy tính toán của Trung Quốc để “hợp thức hóa” những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.

Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.
Xin xem những bản đồ dưới đây để thấy cái trò lộn sòng này được thực hiện ra sao.
In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole South China Sea as her “historical waters.” This area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted that China wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã áp đặt và đơn phương tuyên bố hầu như toàn bộ vùng Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 3.500.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc. Xin lưu ý rằng Trung Quốc đã cướp giật quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía Tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988.
China’s territorial claims to the hand-drawn, U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify their authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), which China ratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive Economic Zone boundary lines of the East Sea are shown as blue dotted lines in figure B.
Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được các nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc này được tuồn vào bản đồ nguỵ tạo vẽ tay có hình chữ U với 11 vạch, in trong bài báo của họ, không có chút dữ liệu khoa học hay thông tin địa lý nào để chứng thực cả. Họ cũng bất chấp cơ sở luật pháp được quốc tế thừa nhận, đưa ra trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS được thể hiện bằng đường chấm chấm màu xanh trong hình B.

Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South China Sea in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time the frequent appearances of such maps in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.
Các bản đồ nguỵ tạo lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông trong các bài báo phát xuất từ các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những thủ đoạn của nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện những bản đồ như thế trên các tạp chí nổi tiếng mà không bị Ban Biên tập và độc giả phê phán, sẽ giúp họ xác lập sự thừa nhận de facto [trên thực tế] tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng đất và biển đang tranh chấp.

In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this unacceptable ploy.
Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi trân trọng đề nghị ông cảnh giác và không để cho tập san có uy tín của ông bị sử dụng cho thủ đoạn không thể chấp nhận được này.

Yours sincerely,
On behalf of signatories
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: hungthuoc@yahoo.com
Trân trọng,
Thay mặt những nguời ký tên
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: hungthuoc@yahoo.com
LIST OF SIGNATORIES:

Hoang Tuy, Ph.D, Professor, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Vu Gian, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
PhamXuan Yem, Ph.D., Professor, University of Paris 6, France
Nguyen Dang Hung, Ph.D., Professor , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., CEA, France
Trinh Khanh Tuoc, Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son. Ph.D., Australia
Ngo The Hoanh, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Mai, Ph.D., Australia

Le Ta Cam Tu, MSc. in nanoScience, NSC, Finland
Le Ngoc Ly, Ph.D., Prof, USA

Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Le Quang Long, B.E. Mech, New Zealand
Tran Minh Phuong, M. Tech, Australia
Do Gia Tuyen, B.E. Elect, Saudi Arabia
Tran Ba Tuoc, M. Com., Vietnam
Bui Viet Long, B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa, M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu, M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap, Ph.D.,USA

Huynh Huu Han, B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet, M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh, M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet, P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Truong Nham, Ph.D, Australia
Truong Kim Ngoc, B.E. Chem, USA
Le Ba Hong, M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh, B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung, B.S. Comp., USA

Nguyen Danh Ngon, P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi, B.Com., USA
Nguyen Bich Lien, B.A. Edu., USA
Dinh Mui, B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong, B Technology (Food), M.A., New Zealand
Bui Thi Bich Chau, M.A., USA
NguyenThien Nga, B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung, B.A. Edu., USA

Nguyen The Hung, Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Nguyen-Do Khanh, Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep, M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc, B.A.Edu, USA
Pham Phan Long, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao, M.E. Civil, Australia

Le Thi Tinh Tien, M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh, B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung Thomas, M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The, M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai vong, M.Sc. Environment service, USA
Ngo Khoa Ba, M.B.A., USA
Nguyen Hung, B.E. Chem, Australia
Danh sách người ký tên

Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Gian Vu, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
Xuan Yem Pham, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France
Dang Hung Nguyen, Ph.D., Prof , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France
Khanh Tuoc Trinh, Ph.D., New Zealand
Ngoc Bich Tran, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Thuong Son Nguyen. Ph.D., Australia
Hoanh T. Ngo, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Mai Tran, Ph.D., Australia

Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Long Quang Le, B.E. Mech, New Zealand
Phuong Minh Tran, M. Tech, Australia
Tuyen Gia Do, B.E. Elect, Saudi Arabia
Ba Tuoc Tran, M. Com., Vietnam
Long Viet Bui, B.E. Mech, Vietnam
Xa Van Nguyen, M.E. Civil, USA
Tu Van Nguyen, M.Com. (Econ.), New Zealand
Lap Quoc Nguyen, Ph.D.,USA

Han Huu Huynh, B.S. Tech (Food), USA
Tuyet Van Duong, M.Com. (Econ.), USA
Danh Cong Bien, M.E. Elect, New Zealand
Triet Minh Ngo, P.E. Civil, USA
Kho Huu Nguyen, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Nham Truong, Ph.D, Australia
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Hong Ba Le, M.Sc, Australia
Huynh Tung Ngo, B, Agr.Sc, Australia
Hung The Vu, B.S. Comp., USA

Ngon Danh Nguyen, P.E. Civil, USA
Mai Chi Thi Nguyen, B.Com., USA
Kim Ngoc Truong, B.E. Chem, USA
Bich Lien Nguyen, B.A. Edu., USA
Mui Dinh, B.A. Edu., Australia
Tuan Sy Bui. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Duong Thanh Tran, B.A.Edu, New Zealand
Chau Bich Bui, M.A., USA
Nga Thien Nguyen, B.S. Comp., New Zealand
Thi Nhung Do, B.A. Edu., USA

The Hung Nguyen, Prof, Uni of Danang, Vietnam
Khanh Nguyen-Do, Ph.D., Australia
Ngoc Diep Vuong, M.Com.,Economics, USA
Thanh Truc Vuong, B.A.Edu, USA
Long Phan Pham, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Quyet Vu, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Lieu Thu Le, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Van Hao Nguyen, M.E. Civil, Australia

Thi Tinh Tien Le, M.Com, Economics, Australia
Mong Trinh Thi Nguyen, B.A, New Zealand
Thomas Hung Ngoc Dang, M.B.A, CPEng, Australia
Huu The Nguyen, M.B.A., USA
Hoai Vong Cong Le, M.Com, USA
Khoa Ba Ngo, M.B.A., USA
Hung Nguyen, B.E. Chem, Australia





REPLY FROM THE SCIENCE'S EDITORS



“Tạp chí Science không có vai trò gì về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ (đăng trong bài báo đã nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai trò gì trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn