Photo Gallery: The End of Censorship (AFP)
|
Chấm dứt kiểm duyệt
|
Tunisia's Sudden Press Freedom
|
Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia
|
By Ulrike Putz in Tunis
|
Ulrike Putz
|
Tunisian media have witnessed an abrupt and jarring change: After years of oppressive censorship, all restrictions have vanished. Newspapers report freely, journalists work through the night -- and it seems as if every Tunisian wants to talk politics.
|
Truyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị.
|
"Castles in France, Bank Accounts in Switzerland, Real Estate in Argentina!" screams a headline on the front page of a Tunisian newspaper. "We've begun the hunt for Ben Ali's riches," reads the subtitle on Wednesday's edition of Al Chourouk, which means "dawn."
|
“Những lâu đài ở Pháp, những Tài khoản Ngân hàng ở Thụy sĩ, Bất động sản ở Argentina!” Một đầu đề trên trang nhất một tờ báo Tunisia gào lên. “Chúng ta bắt đầu săn tìm tài sản của Ben Ali,” là phụ đề bài xã luận ngày thứ Tư của tờ Al Chourouk (“Rạng đông”).
|
A competing paper wants to attract readers, too. It shows a photo of a person going up in flames. The story tells about the jobless young academic who set himself on fire and sparked a month of street demonstrations that brought down the Tunisian government last week -- only to inspire similar self-immolations across the Arab world. The foreign suicides are meant to start more revolutions, according to the newspaper As Sarih, which roughly means "unvarnished" or "the raw truth."
|
Một tờ báo đua tranh muốn thu hút độc giả. Nó trưng bức ảnh một người đang bước đi trong lửa. Câu chuyện kể về một thanh niên có học nhưng thất nghiệp tự thiêu và châm ngòi cho một tháng biểu tình đường phố đã đánh đổ chính phủ Tunisia vào tuần trước - chỉ kích thích những hy sinh tương tự trong khắp thế giới A rập. Những cuộc tự sát ở nước ngoài đang có xu hướng khởi đầu những cuộc cách mạng, theo tờ báo As Sarih, có thể tạm hiểu là “không sơn phết” hay “sự thật trần trụi.”
|
Both of Tunisia's largest papers have undergone a radical change since last Friday. A portrait of the country's former leader, Zine Al Abidine Ben Ali, used to adorn their front pages. Today they've turned on him with a vengeance.
|
Cả hai tờ báo lớn nhất Tunisia này đã trải qua một thay đổi triệt để từ Thứ Sáu tuần trước. Một bức chân dung của cựu lãnh đạo của đất nước, Zine Al Abidine Ben Ali, trước đây thường được dùng để tô điểm cho trang nhất của chúng. Hôm nay chúng thể hiện sự thù địch.
|
'All the Dams Have Broken'
|
Mọi đập chắn đều vỡ
|
Ben Ali's escape from the country last weekend was zero hour for Tunisia's freedom of the press. The next important step was taken by the interim government. "The Information Ministry will not be re-staffed," declared Tunisia's new interior minister, Ahmed Fria. "The press is free." Tunisia leaped from the bottom of annual rankings of media freedom in the Arab world to the very top. Lebanon -- until now -- was traditionally the best place for journalists to work in the region.
|
trước là không giờ của nền tự do báo chí Tunisia. Bước quan trọng thứ hai do chính phủ lâm thời. “Bộ Thông tin sẽ không thay đổi nhân sự”, Ahmed Fria, bộ trưởng nội vụ mới của Tunisia tuyên bố. “Báo chí được tự do.” Tunisia nhảy vọt từ vị trí dưới cùng trong bảng xếp hạng hàng năm về tự do truyền thông trong thế giới A rập lên ngay hàng đầu. Lebanon - cho đến bây giờ - vốn là nơi tốt nhất cho các nhà báo hành nghề ở khu vực này.
|
"All the dams have broken," says a bleary-looking Shekir Bisbes. Since the regime collapsed the radio reporter for Tunisia's most popular private broadcaster, Mosaique FM, has hardly been home. The station has switched from reporting three or four news bulletins per day to round-the-clock live coverage. Political analysis and reports from the street alternate with call-in shows: The hunger of listeners for information is as keen as their eagerness to chat. After 23 years of enforced silence, Tunisians like nothing more than talking politics.
|
Việc Ben Ali chạy trốn khỏi đất nước vào cuối tuần “Tất cả các con đập đề đã vỡ,” Shekir Bísbes một người mắt mờ nói. Từ khi chế độ sụp đổ người phóng viên của Mosaique FM, đài truyền thanh tư nhân có nhiều thính giả nhất Tunisia, hiếm khi ở nhà. Đài này đã chuyển từ chỗ phát ba hay bốn bản tin mỗi ngày sang đưa tin sốt dẻo suốt ngày đêm. Các bài bình luận chính trị và tường thuật được thay bằng những hộp thư truyền thanh: Người nghe khao khát thông tin cũng như khao khát được trò chuyện. Sau 23 năm bị buộc phải im lặng, người Tunisia không mong muốn gì hơn là được nói chuyện chính trị.
|
Many staffers at Mosaique FM don't go home even to sleep. "Our technicians have moved here," says Bisbes, showing a conference room full of mattresses.
|
Nhiều nhân viên đài Mosaique FM thậm chí không về nhà để ngủ. “Các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã dọn đến đây ở.” Bisbes nói, chỉ cho tôi xem một gian phòng họp đầy những chiếc nệm.
|
A Happy Man
|
Một người hạnh phúc
|
In spite the lack of sleep, Bisbes is a happy man these days. At last he can ply his trade. "When I started reporting live from the demonstrations, I felt like a real journalist for the first time," he says. But he wants to keep a cool head. "We're being careful to report in a balanced way, so we don't throw in with just one side," he says. But in a debate over the legitimacy of the interim government, there was only one worthwhile position. "We were on the people's side," he says.
|
Mặc dầu thiếu ngủ, Bisbes là người hạnh phúc trong những ngày này. Cuối cùng anh đã được mang hết sức lực ra làm nghề của mình. “Khi tôi bắt đầu những bài tường thuật tại chỗ những cuộc biểu tình, tôi cảm thấy lần đầu tiên tôi được làm một nhà báo thật sự,” anh nói. Nhưng anh muốn giữ cho mình cái đầu điềm tĩnh. “Chúng tôi thận trọng tường thuật cho công bằng, bởi vậy chúng tôi không muốn chỉ nhào vào một phía,” anh nói. Nhưng trong một cuộc tranh cãi về tính hợp pháp của chính phủ lâm thời, chỉ có một lập trường đáng giá. “Chúng tôi đứng về phía nhân dân,” anh nói.
|
Bisbes enjoys his new role but warns against exaggerating the power of Tunisia's newly liberated journalists. For decades the people were used to learning about the real situation on the ground without the help of a trustworthy media. "Now everyone is talking about how this was an 'Al-Jazeera' revolution," Bisbes complains. "But that's unbelievably exaggerated. Facebook, Twitter and Al-Jazeera all just amplified an impulse that came from the people themselves." Shortly after the unrest started, Al-Jazeera, the TV news channel based in the gulf state of Qatar, began intensive coverage.
|
Bisbes thích thú với vai trò mới của anh nhưng anh cảnh giác với việc cường điệu quyền lực của các nhà báo Tunisia mới được giải phóng. Trong nhiều thập kỷ nhân dân đã quen với việc được biết mọi tình hình thực tế xảy ra trên mặt đất mà không có sự giúp đỡ của một phương tiện truyền thông đáng tin cậy. Bisbes than phiền rằng bây giờ mọi người đang bàn tán rằng đây là một “cuộc cách mạng Al-Jazeera”. “Nhưng điều đó đã bị thổi phồng không thể tin được. Facebook, Twitter và Al-Jazeera chỉ khuếch đại một xung lực đến từ bản thân nhân dân. Một thời gian ngắn sau khi các cuộc náo loạn bắt đầu, Al-Jazeera, kênh truyền hình có cơ sở ở nước vùng vịnh Qatar bắt đầu đưa tin dồn dập.
|
Nuredine Butar, the editor-in-chief at Mosaique FM, spent years under intense pressure from the government -- raids, threatening nighttime phone calls, a constant fear of going to jail. "We tried to produce as much good journalism as possible within the limits set for us," he says. Sometimes it didn't work. To give an example, he roots out an old fax.
|
Nuredine Butar, tổng biên tập tại Mosaique FM, đã nhiều năm chịu áp lực nặng nề từ chính phủ. Những cuộc khám xét bất ngờ, những cuộc gọi đe dọa lúc nửa đêm, “một nỗi sợ thường trực về đi tù” anh nói. Chúng tôi cố gắng đào tạo ra càng nhiều nhà báo tốt càng hay, trong những giới hạn đặt ra cho chúng tôi. Đôi khi điều ấy không có tác dụng. Để cho một ví dụ, anh rút ra một tờ fax cũ.
|
It's dated October 2010, when a kidnapping scandal broke. The nephew of President Ben Ali was locking horns with a competitor over an export license. When the competitor wouldn't back down, the nephew arranged for the man's young son to be kidnapped. The news was passed on from person to person and then the radio station jumped on the story. The next morning a fax arrived: A judge had forbidden Mosaique FM to follow the story any further.
|
Nó ghi tháng Mười, 2010, khi một vụ xì căng đan bắt cóc nổ ra. Cháu trai của tổng thống Ben Ali đang cãi cọ với một người cạnh tranh về một giấy phép xuất khẩu. Khi người cạnh tranh không chịu lùi, đứa cháu bố trí một vụ bắt cóc con trai của người ấy. Tin này đồn từ người nọ sang người kia và cuối cùng đài phát thanh nhảy vào câu chuyện. Sáng hôm sau một bức fax đến: một quan tòa cấm Mosaique FM tiếp tục theo đuổi câu chuyện ấy.
|
Yes, It Was State Propaganda
|
Vâng, nó đã từng là Tuyên truyền của Nhà nước.
|
Just a week ago, the main news program of the Tunisian state TV broadcaster was a potent cure for insomnia. Every evening it started with long reports about Ben Ali's day: The president met with his ministers; the first lady dines with embassy wives. Five years ago Walid Abdallah took a job at channel TV7 anyway. "Since then, my family has always accused me of selling my soul," the TV reporter says.
|
Chỉ mới cách đây một tuần, chương trình tin tức chính của đài truyền hình nhà nước Tunisia là một thứ thuốc điều trị bệnh mất ngủ rất công hiệu. Mỗi buổi tối nó bắt đầu bằng những bài dài lê thê về ngày của Ben Ali: tổng thống gặp các bộ trưởng của ngài, đệ nhất phu nhân ăn tối với các phu nhân đại sứ. Dù sao cách đây 5 năm Walis Abdallah đã nhận một công việc ở kênh TV7. “Từ đó, gia đình tôi luôn luôn chửi tôi rằng đã bán linh hồn,” người phóng viên truyền hình nói.
|
For this reason last Saturday was extremely special for him. When he came home from work after the fall of Ben Ali, his mother was overjoyed. "Suddenly she's full of pride," says the 34-year-old. Hours earlier, the broadcaster had switched its political stance. Union members on staff went before the cameras to admit they had produced nothing but state propaganda for years. They were done with that now, they said. They would also change the broadcaster's name: Instead of TV7 -- which referred to Ben Ali's seizure of power on Nov. 7, 1987 -- the channel would be called National Tunisian TV.
|
Vì lý do này mà Thứ Bảy tuần trước là vô cùng đặc biệt đối với anh. Khi anh đi làm về sau khi Ben Ali đổ, mẹ anh quá đỗi vui mừng. “Bỗng nhiên bà trở nên đầy tự hào,” anh chàng 34 tuổi nói. Mấy giờ trước đó, đài truyền hình đã thay đổi lập trường chính trị của nó. Các đoàn viên công đoàn đến trước ống kính camera để thú nhận rằng trong nhiều năm họ đã chẳng làm gì khác ngoài tuyên truyền cho chính phủ. Bây giờ thì họ thôi làm chuyện đó rồi, họ nói. Họ cũng sẽ đổi tên của kênh truyền hình: thay vì TV7- nó nhắc nhở việc Ben Ali cướp chính quyền ngày 7 tháng Mười Một năm 1987 - kênh này sẽ được gọi là Truyền hình Quốc gia Tunisia.
|
The name change went against the will of the company's directors. "They wanted to keep everything the way it had been," says Abdallah. Like the bosses, many top staff also had close ties to the regime. "Friends and relatives of party bigwigs all got cushy jobs with us," Abdallah claims. Those who were loyal to the government have now, suddenly, become the disadvantaged. "They used to set the tone around here, but now they seem kind of meek," he says. He doubts they'll last long. "The government loyalists still have jobs here," he says. "For now."
|
Việc đổi tên đi ngược với ý muốn của các giám đốc công ty này. “Họ muốn mọi thứ cứ giữ như cũ.” Abdallah nói. Giống như nhiều ông chủ, các nhân viên cao cấp của đài cũng có nhiều liên hệ mật thiết với chế độ. “Bạn bè và họ hàng của các ông lớn trong đảng tất cả đều có những công việc nhàn hạ ở chỗ chúng tôi.” Abdallah than. Những ai đã trung thành với chính phủ bây giờ bỗng nhiên trở nên chịu thua thiệt. “Trước đây họ thường lên giọng dạy bảo ở đây, nhưng nay họ có vẻ nhu mì dễ bảo,” anh nói. Anh nghi ngờ họ sẽ chịu lâu. “Những người trung thành với chính phủ vẫn có công vệc ở đây.” Anh nói. “Vào lúc này.”
|
Translated by Hiếu Tân
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, October 3, 2011
Tunisia's Sudden Press Freedom Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia
Labels:
INTERNATIONAL-QUỐC TẾ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn