MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 30, 2011

Changing Vietnam yearns for closer US embrace Việt Nam thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ


Changing Vietnam yearns for closer US embrace
Việt Nam thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ
By Albert R. Hunt, Bloomberg News
Tuesday, August 30, 2011
Albert R. Hunt, Bloomberg News
30-8, 2011
Pham Binh Minh, whose father fought to force the United States out of Vietnam, is working fervently to elevate the interest and involvement of his country’s former enemy.
Hà Nội – Phạm Bình Minh có người cha đã chiến đấu đánh đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, hiện đang làm việc hết mình, nhằm nâng cao sự chú ý và sự tham gia của đất nước, từng được xem là cựu thù với đất nước ông.
Vietnam wants a U.S. presence for economic reasons and as a balance to China, the regional superpower. Minh is the new foreign minister; his father was part of Ho Chi Minh’s Communist regime during the bitter conflict of the 1960s and 1970s; later, he was foreign minister when Vietnam clashed with China.
Việt Nam muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ vì lý do kinh tế cũng như một sự cân bằng đối với Trung Quốc, siêu cường trong khu vực. Ông Minh là Bộ trưởng Ngoại giao mới; cha của ông* là thành viên trong chính phủ của ông Hồ Chí Minh, trong thời kỳ xung đột khốc liệt hồi thập niên 1960 và 1970. Sau đó, ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao khi Việt Nam mâu thuẫn với Trung Quốc.

*tức cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, là người được cho là có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ sau năm 1975, khi quan hệ Việt – Trung căng thẳng

“One cannot imagine how fast the relationship between the United States and Vietnam has developed,” Minh, 52, says in an interview in Hanoi. “After 16 years of normalization, we’ve come to the stage where we’ve developed the relationship in nearly all aspects.”
“Không ai có thể tưởng tượng nổi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhanh như thế nào. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng tôi đi đến giai đoạn phát triển mối quan hệ gần như trên tất cả mọi lĩnh vực”. Ông Minh, 52 tuổi, đã phát biểu như vậy tại Hà Nội.


While the United States hasn’t fully erased the pain of that war, the Vietnamese, who suffered far more, embrace their old adversary.
Trong khi Hoa Kỳ chưa hoàn toàn xóa hẳn nỗi đau chiến tranh, thì người Việt là những người bị chịu tổn thất lớn hơn đã hoan nghênh những cựu đối thủ của họ.


Economic ties between the nations are growing; the United States is the largest importer of Vietnamese goods. There are regular military contacts, and this month the two countries signed the first defense pact regarding military medicine. Last year, Vietnamese officers observed a U.S. military operation aboard a Navy destroyer, the USS John S. McCain, named after two admirals, the father and grandfather of Republican Sen. John McCain of Arizona, who was a prisoner of war in Hanoi for six years.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước đang phát triển; Hoa Kỳ là nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam lớn nhất. Hai nước có các mối quan hệ quân sự thường xuyên và trong tháng này đã ký một hiệp định quốc phòng đầu tiên về quân y. Năm ngoái, quan chức Việt Nam quan sát các cuộc diễn tập quân sự của Hoa Kỳ trên chiến hạm John S. McCain, đây là chiến hạm được lấy tên từ hai đô đốc, cha và ông nội của Thượng Nghị sĩ John McCain, thuộc đảng Công Hòa, bang Arizona, và là tù binh ở Hà Nội suốt 6 năm.


Strategic relationship
Quan hệ chiến lược
Now, the foreign minister says, the two countries are discussing upgrading their strategic relationship to “a new level.” That, he declares, would be “good for the stability of the region,” in accord with Vietnam’s “multilateral” approach.
Giờ đây, ông Bộ trưởng Ngoại giao nói rằng, 2 nước đang thảo luận để nâng cao mối quan hệ chiến lược lên “tầm cao mới“. Ông ấy tuyên bố rằng, điều này sẽ là “điều tốt đẹp cho sự ổn định trong khu vực”, phù hợp với chủ trương “đa phương” của Việt Nam.


None of this, the top Vietnamese diplomat insists, is intended to counter China. Still, talk of multilateralism and encouraging the U.S. role in the stability of the region isn’t appreciated by the Beijing regime.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng, không có điều gì nhằm mục đích chống lại Trung Quốc. Tuy vậy, đàm phán đa phương và khuyến khích vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực là điều mà chế độ Bắc Kinh không hoan nghênh.


Vietnam has a long history of conflict with China; the most recent outbreak was in 1979, when it turned back a cross-border incursion. The Vietnamese know China is a superpower that isn’t going away and prefer to have good relations with the big guy next door.
Việt Nam có lịch sử xung đột lâu dài với Trung Quốc; lần gần đây nhất vào năm 1979, khi Việt nam đẩy lùi sự xâm nhập của Trung Quốc tràn qua biên giới. Người Việt biết Trung Quốc sẽ vẫn là một siêu cường lâu dài và cũng muốn có một quan hệ tốt với gã hàng xóm láng giềng to xác ngay sát vách.


Nevertheless, there are tensions, particularly over territory in the South China Sea. Recently, there have been public protests in Vietnam against China, though the Hanoi government wants these to stop, fearing that nationalistic fervor could spiral out of control.
Tuy nhiên, đã xảy ra căng thẳng, đặc biệt là vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Gần đây, đã có các cuộc biểu tình ở Việt Nam chống Trung Quốc, mặc dù chính quyền Hà Nội muốn các cuộc biểu tình đó chấm dứt, lo ngại rằng điều này sẽ kích động tinh thần dân tộc và có thể gia tăng đến mức tuột khỏi tầm kiểm soát.
Washington’s commitment
Cam kết của Washington
Common interests aside, the relationship with the United States is complicated. Vietnam isn’t sure America is committed to Asia for the long run, and officials privately complain that the region is a low priority for Washington. In a one-hour interview with Charlie Rose that was broadcast July 21, President Barack Obama’s national security adviser, Tom Donilon, spoke at length about China, but never mentioned Vietnam.
Ngoài các quyền lợi chung, quan hệ với Hoa Kỳ là phức tạp. Việt Nam không chắc Hoa Kỳ sẽ cam kết lâu dài với Châu Á, và các quan chức đã phàn nàn một cách kín đáo, rằng khu vực này có mức độ ưu tiên thấp đối với Washington. Trong một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ với Charlie Rose, là người dẫn chương trình truyền hình của Mỹ, phát hôm 21 tháng 7, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Thomas E. Donilon đã nói rất nhiều về Trung Quốc, nhưng không hề nhắc đến Việt Nam.


Minh says he’d like “more consistency” in U.S. policy, which should “pay more attention” to Southeast Asia. More troubling is the continuing friction over Vietnam’s human and political rights policies. Progress has been made, especially in the area of religious freedom: Jim Webb, a U.S. senator from Virginia and a Vietnam veteran, noted during a visit to Hanoi the other day that when he first attended a Catholic service in Vietnam 20 years ago there were a handful of worshipers; a few years ago, there were 2,000 people at a Christmas Mass he attended. Still, a few dozen dissidents have been jailed over the past several years, and crackdowns on the press are routine.
Ông Minh nói rằng ông muốn “có sự nhất quán hơn nữa” trong chính sách của Mỹ, và nên “chú ý hơn” đến Ðông Nam Á. Ðiều phiền toái hơn nữa là sự va chạm vẫn còn tiếp diễn về các chính sách của Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, cũng như các quyền chính trị. Tiến bộ cũng đã đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực tự do tôn giáo. Thượng Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ, bang Virginia, ông Jim Webb và cũng là một cựu chiến binh Việt Nam, cho biết, trong chuyến thăm Hà Nội trước đây, lần đầu tiên ông dự lễ nhà thờ Thiên chúa giáo 20 năm trước, chỉ có một vài giáo dân dự lễ cầu nguyện; nhưng cách nay vài năm khi ông dự lễ Giáng Sinh đã có khoảng 2.000 người. 



Chinese colossus
Người khổng lồ Trung Hoa
The record is better than China’s. The realpolitik, however, is that with about 90 million people, the world’s 14th-largest population, and a gross domestic product of $102 billion, Vietnam is treated differently than the colossus China.
Hồ sơ về vấn đề này thì tốt hơn so với hồ sơ Trung Quốc. Tuy vậy, thực tế về mặt chính trị là với dân số khoảng 90 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội khoảng 102 tỷ đô la, Việt Nam bị đối xử khác hẳn với gã khổng lồ Trung Quốc.


Yet U.S. policy makers, who worry about the aggressiveness of an increasingly confident China, want deeper alliances with Vietnam. They look to a younger generation epitomized by Foreign Minister Minh, who remembers that as a teenager he would dash “to the shelters when the bombs were dropped.” As an adult, he received a graduate degree at Tufts University’s Fletcher School of Law and Diplomacy and spent several years at the United Nations in New York and at the Vietnamese Embassy in Washington.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, những người lo ngại về sự hiếu chiến của Trung Quốc, một nước ngày càng gia tăng sự tự tin, muốn có một mối liên minh sâu đậm hơn với Việt Nam. Họ nhìn thấy một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, là hình ảnh thu nhỏ của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, là người vẫn còn nhớ rằng lúc còn thiếu thời ông ấy đã “lao xuống hầm trú ẩn khi bom [Mỹ] được thả xuống“. Sau này khi trưởng thành, ông đã tốt nghiệp cao học tại Trường Luật của Ðại học Tufts ở bang Massachusetts và đã làm việc vài năm cho Liên Hiệp quốc ở New York, và Đại Sứ quán Việt Nam ở Washington.


The depth of the association in the years ahead depends on the evolution of Vietnam’s economic, legal and political system. There have been striking gains since the Communists opened the system to private enterprise more than two decades ago. Per capita income is about $1,200, almost 10 times more than a quarter century ago; the country has fully joined the global economic community. American foreign investment is $10 billion, small but growing rapidly. Companies such as Intel Corp. and Chevron Corp. are making major investments.
Mối liên kết sâu sắc trong nhiều năm sắp tới phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, hệ thống chính trị và luật pháp của Việt Nam. Ðã có một sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên kể từ khi Ðảng Cộng sản mở cửa hệ thống [kinh tế], cho các thành phần kinh tế tư nhân phát triển hơn 20 năm trước. Thu nhập đầu người là 1.200 đô la, gấp mười lần so với khoảng một phần tư thế kỷ trước đây; đất nước đã hoàn toàn hội nhập công đồng kinh tế toàn cầu. Ðầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ đạt 10 tỷ đô la, một con số tuy nhỏ nhưng gia tăng một cách nhanh chóng. Các công ty như Intel, Chevron đang đầu tư lớn ở đây.


Cheap labor
Lao động rẻ
The economy, however, is still driven largely by cheap labor. The Communist Party bureaucracy stifles the entrepreneurial spirit. Corruption is rampant. Though he claims that it’s a “top priority,” of the regime, Minh admits that reducing corruption “is hard.”
Tuy vậy, nền kinh tế vẫn đang được dẫn dắt chủ yếu bởi nguồn lao động rẻ. Thói quan liêu, cửa quyền của Ðảng Cộng sản đã bóp nghẹt tinh thần làm ăn của các doanh nghiệp. Nạn tham nhũng tràn lan không thể kiềm chế được. Mặc dù nói đó là các vấn đề “ưu tiên hàng đầu” của chế độ, nhưng ông Minh cũng thừa nhận, để giảm bớt tham nhũng thì “khó khăn“.


Paradoxes persist: Internet use per capita is among the highest in the region and the illiteracy rate is relatively low; yet the educational system is inferior.
Nghịch lý vẫn dai dẳng kéo dài: số người sử dụng internet [trên đầu người ở Việt Nam] thuộc vào hàng cao nhất trong khu vực và tỷ lệ thất học tương đối thấp; tuy nhiên, hệ thống giáo dục còn thấp kém.


One of the few jewels is the small Ho Chi Minh City-based public-policy center affiliated with Harvard University’s John F. Kennedy School of Government. This is part of Harvard’s Vietnam program, directed by Tom Vallely, a veteran who has spent much of his life since the war trying to improve U.S.-Vietnam relations.
Một trong những hòn ngọc hiếm hoi một trung tâm nhỏ nghiên cứu về chính sách công, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, liên kết với Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy, thuộc Ðại học Havard. Ðây là một phần trong chương trình Việt Nam của Ðại Học Havard, do Tom Valley điều hành, ông là một cựu chiến binh, đã dành phần lớn thời gian trong đời mình kể từ khi cuộc chiến [kết thúc], cố gắng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Việt. 


Asian tigers
Những con hổ Châu Á
A few years ago, the center published a study on the challenges facing Vietnam. It concluded that the hallmarks of the successful East Asian economies of South Korea, Singapore and Taiwan -- transparency, little corruption, first-class health and education systems and a viable legal structure -- all are lacking in Vietnam.
Vài năm trước, trung tâm này đã công bố một nghiên cứu về các thách thức mà Việt Nam phải đối mặt. Bản nghiên cứu kết luận rằng các tiêu chuẩn về sự thành công của các nền kinh tế ở Nam Á như Singapore, Nam Hàn và Ðài Loan, đó là sự minh bạch, ít tham nhũng, có hệ thống giáo dục và y tế hàng đầu và cấu trúc luật pháp có thể tồn tại vững chắc – tất cả những điều đó hiện còn thiếu ở Việt Nam. 


“Countries that compete on the basis of cheap labor cannot, by definition, move beyond lower-income status,” it said.
“Những nước cạnh tranh dựa trên yếu tố lao động rẻ, không thể nào vượt quá tình trạng thu nhập thấp, theo đúng định nghĩa của nó”, nghiên cứu cho biết.


Younger leaders such as the foreign minister face daunting challenges. Among the biggest: walking the delicate line between maintaining decent relations with the superpower next door and strengthening ties with Washington; and dramatically curbing corruption and reforming an educational system the Harvard study described as abysmal.
Các lãnh đạo trẻ, như vị Bộ trưởng Ngoại giao này, phải đối mặt với những thách thức đáng ngại.
Trong số những thách thức lớn nhất: tiến hành những bước đi tế nhị trong việc duy trì các mối quan hệ tử tế với cường quốc láng giềng và đẩy mạnh các mối quan hệ với Washington; hạn chế tối thiểu nạn tham nhũng và thay đổi hệ thống giáo dục mà công trình nghiên cứu của Ðại Học Havard mô tả, là vô cùng khó khăn.


That raises an interesting possibility, one the foreign minister says he would welcome: Harvard, the institution that produced many of the architects of the ill-fated Vietnam War, could take the lead in creating a first-class Vietnamese university.
Chính điều này đã nảy sinh một khả năng thú vị, điều mà ông Bộ trưởng Ngọai giao nói rằng ông sẽ chào đón trường Havard, học viện đã tạo ra nhiều kiến trúc sư cho sự tham gia của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam (ý nói trường Havard đã đào tạo ra nhiều nhân vật chính trong cuộc chiến tranh – ND), có thể sẽ dẫn đầu trong việc tạo ra một trường đại học hàng đầu ở Việt Nam.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn