|
Valuable
Intellectual Traits
|
Các Đặc Điểm Quan trọng của Trí thức
|
Intellectual
Humility
Having a consciousness of the limits of one's knowledge,
including a sensitivity to circumstances in which one's native egocentrism is
likely to function self-deceptively; sensitivity to bias, prejudice and
limitations of one's viewpoint. Intellectual humility depends on
recognizing that one should not claim more than one actually knows.
It does not imply spinelessness or submissiveness. It implies the lack of intellectual
pretentiousness, boastfulness, or conceit, combined with insight
or lack of insight into
the logical foundations.
|
Tính khiêm tốn của Trí thức
Có ý thức về những giới hạn trong tri thức của mình, bao gồm sự nhạy cảm đối với các
hoàn cảnh trong đó thói tự đề cao mình có thể có tác
dụng tự lừa dối
chính họ; nhạy cảm với thiên kiến, thành kiến
và với các hạn chế trong quan điểm của mình. Sự khiêm nhường trí thức phụ thuộc vào nhận thức rằng người
ta không nên khẳng
định nhiều hơn cái người ta thực sự biết. Nó không ngụ ý thói
nhu nhược hay thói phục tùng. Nó ngụ ý sự
thiếu khôn ngoan trí tuệ, sự huênh
hoang, hay tự phụ, được kết hợp với sự hiểu biết/
hay thiếu hiểu biết sâu sắc về nền tảng logic.
|
Intellectual Courage
Having a consciousness of the need to face and fairly
address ideas, beliefs or viewpoints toward which we have strong negative
emotions and to which we have not given a serious hearing. This courage is
connected with the recognition that ideas considered dangerous or absurd are
sometimes rationally justified (in whole or in part) and that conclusions and
beliefs inculcated in us are sometimes false or misleading. To
determine for ourselves which is which, we must not passively and
uncritically "accept" what we have "learned."
Intellectual courage comes into play here, because inevitably we will come to
see some truth in some ideas considered dangerous and absurd, and distortion
or falsity in some ideas strongly held in our social group. We need courage
to be true to our own thinking in such circumstances.
|
Sự can đảm của Trí thức
Có ý thức về nhu cầu phải đối mặt và tiếp
cận công bằng các ý
tưởng, niềm tin hoặc quan điểm mà chúng ta có những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ với
chúng và chúng ta chưa nghe một điều trần nghiêm túc
về chúng. Sự can đảm
này liên quan đến nhận thức rằng những ý tưởng được coi là nguy hiểm hoặc
vô lý đôi khi được chứng minh là hợp lý (toàn bộ hoặc một phần) và rằng những kết luận và niềm tin ăn
sâu trong tâm trí chúng ta đôi khi sai lầm
hoặc sai
lạc. Để xác định cho chính chúng
ta cái gì
là cái gì, chúng ta
không "chấp nhận" những gì chúng ta "học được"
một cách thụ động và thiếu phê phán. Sự can đảm của
trí thức có
vai trò ở đây, bởi vì
chắc chắn chúng ta sẽ thấy có sự thật trong một số ý tưởng được coi là nguy hiểm
và vô lý, và một số ý tưởng bóp méo hoặc sai lệch lại được nhóm xã hội của
chúng ta ủng hộ mạnh
mẽ. Chúng ta cần can đảm để trung thực với tư duy của chúng ta trong
những hoàn cảnh như vậy.
|
Intellectual Empathy
Having a consciousness of the need to imaginatively put
oneself in the place of others in order to genuinely understand them, which requires the consciousness
of our egocentric tendency to identify truth with our immediate perceptions
of long-standing thought or belief. This trait correlates with the ability to
reconstruct accurately the viewpoints and reasoning of others and to reason
from premises, assumptions, and ideas other than our own. This trait also
correlates with the willingness to remember occasions when we were wrong in
the past despite an intense conviction that we were right, and with the
ability to imagine our being similarly deceived in a case-at-hand.
|
Thấu cảm Trí thức
Có ý thức về nhu cầu phải tưởng tượng để
đặt mình vào vị trí của người khác nhằm thực sự hiểu họ, điều này đòi hỏi ý thức của khuynh hướng vị kỷ của chúng ta phải xác định chân lý bằng nhận thức tức
thời của chúng ta về
tư tưởng hay tín ngưỡng đã có lâu rồi. Đặc điểm này tương quan với khả
năng tái cấu trúc một cách chính xác các quan điểm và lập luận của người khác và lập
luận từ tiên
đề, giả thiết và ý tưởng khác với chúng ta. Đặc điểm này cũng tương
quan với sự sẵn lòng nhớ lại những khi chúng ta phạm sai lầm trong quá khứ bất
chấp niềm tin mãnh
liệt rằng chúng ta đã đúng, và với khả năng tưởng tượng được rằng
chúng ta cũng
có thể bị sai lầm
tương tự như vậy trong một trường hợp sắp đến.
|
Intellectual
Autonomy
Having rational control of one's beliefs, values, and
inferences. The ideal of critical thinking is to learn to think for oneself, to
gain command over one's thought processes. It entails a commitment to
analyzing and evaluating beliefs on the basis of reason and evidence, to question
when it is rational to question, to believe when it is rational to believe,
and to conform when it is rational to conform.
|
Tự chủ Trí thức
Có được sự kiểm soát hợp lý về niềm tin, giá trị và suy
luận của mình. Lý tưởng về tư duy phê phán là học cách tự
suy nghĩ, để đạt được
sự thông thạo về quá trình tư duy. Nó đòi hỏi phải có cam kết đối
với việc phân tích và đánh giá niềm tin dựa trên suy
luận và bằng chứng, để đặt câu hỏi khi
việc đặt câu hỏi là hợp lý, để
tin tưởng khi sự
tin tưởng
là hợp lý để tuân
thủ khi việc tuân thủ là hợp lý.
|
Intellectual
Integrity
Recognition of the need to be true to one's own thinking;
to be consistent in the intellectual standards one applies; to hold one's self to the same
rigorous standards of evidence and proof to which one holds one's
antagonists; to practice what one advocates for others; and to honestly admit
discrepancies and inconsistencies in one's own thought and action.
|
Tính toàn vẹn Trí thức
Công nhận sự cần thiết phải trung
thực với suy nghĩ của chính mình; nhất quán trong tiêu chuẩn trí tuệ
được áp dụng;
giữ bản thân
mình theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bằng chứng và chứng cớ
như người
phản kháng; thực hành
những gì người ủng hộ phải làm cho người khác; và thành thật thừa nhận sự khác
biệt và thiếu nhất quán trong suy nghĩ và hành động của mình.
|
Intellectual
Perseverance
Having a consciousness of the need to use intellectual
insights and truths in spite of difficulties, obstacles, and frustrations; firm adherence to rational
principles despite the irrational opposition of others; a sense of the need
to struggle with confusion and unsettled questions over an extended period of
time to achieve deeper understanding or insight.
|
Tính kiên trì Trí thức
Có ý thức về nhu cầu sử dụng những hiểu biết
thấu đáo và chân lý trí tuệ bất chấp khó khăn, trở ngại và thất vọng; tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc suy lý bất chấp sự phản kháng vô
lý của người khác; cảm
giác cần phải đấu tranh với sự nhầm lẫn và các vấn đề chưa giải quyết trong một thời
gian dài để đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn hoặc thấu đáo hơn.
|
Confidence In Reason
Confidence that, in the long run, one's own higher interests
and those of humankind at large will be best served by giving the freest play
to reason, by encouraging people to come to their own conclusions by
developing their own rational faculties; faith that, with proper encouragement and
cultivation, people can learn to think for themselves, to form rational
viewpoints, draw reasonable conclusions, think coherently and logically,
persuade each other by reason and become reasonable persons, despite the
deep-seated obstacles in the native character of the human mind and in
society as we know it.
|
Niềm tin vào lý trí
Tin rằng về lâu dài lợi ích cao cả của mỗi
người và của nhân
loại nói chung sẽ được phục vụ tốt nhất bằng phương
cách suy luận tự do nhất, bằng cách khuyến khích mọi người đi đến kết luận từ
việc phát triển năng lực duy lý
của riêng mình;
Tin rằng, với sự khuyến khích và bồi
dưỡng thích hợp, mọi
người đều có thể học cách tự suy nghĩ, tự hình thành những quan điểm hợp lý, rút ra những kết luận hợp lý, tư duy mạch lạc và logic, thuyết phục nhau bằng lý lẽ và trở thành những người duy lý, bất chấp những trở lực
đã ăn sâu vào
căn tính của đầu óc con người và xã hội như chúng ta đã biết.
|
Fairmindedness
Having a consciousness of the need to treat all viewpoints
alike,
without reference to one's own feelings or vested interests, or the feelings
or vested interests of one's friends, community or nation; implies adherence
to intellectual standards without reference to one's own advantage or the
advantage of one's group.
|
Công bằng trí tuệ
Có ý thức về sự cần thiết phải đối xử với tất cả các quan
điểm như nhau, không tính đến cảm xúc hay lợi
ích của mình, hay cảm xúc hoặc lợi ích của bạn bè,
cộng đồng hay quốc gia; ngụ ý tuân thủ các tiêu chuẩn trí tuệ mà không tính đến lợi thế của riêng mình hay lợi thế của một nhóm
nào đó.
|
|
|
|
|
http://www.criticalthinking.org/pages/valuable-intellectual-traits/528
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn