MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 11, 2017

Six Habits of Highly Empathic People 6 thói quen của người thấu cảm cao




Six Habits of Highly Empathic People

6 thói quen của người thấu cảm cao

By Roman Krznaric
By Roman Krznaric
September 9th, 2016
9/9/2016


Are We Living in the Age of Empathy?

Có phải chúng ta đang sống trong thời đại Thấu cảm?

If you think you’re hearing the word “empathy” everywhere, you’re right. It’s now on the lips of scientists and business leaders, education experts and political activists. But there is a vital question that few people ask: How can I expand my own empathic potential? Empathy is not just a way to extend the boundaries of your moral universe. According to new research, it’s a habit we can cultivate to improve the quality of our own lives.

Nếu bạn nghĩ rằng “thấu cảm” tồn tại khắp mọi nơi, bạn đã đúng. Nó nằm trên môi những nhà khoa học, những lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia giáo dục và nhà hoạt động chính trị. Nhưng có một câu hỏi quan trọng mà ít người nêu ra: Làm sao để tôi phát triển năng lực thấu cảm của bản thân? Thấu cảm không chỉ là cách giúp mở rộng biên giới vũ trụ đạo đức của chúng ta. Theo các nghiên cứu mới, thấu cảm là một thói quen mà chúng ta có thể nuôi dưỡng  được để cải thiện chất lượng cuộc sống.


But what is empathy? It’s the ability to step into the shoes of another person, aiming to understand their feelings and perspectives, and to use that understanding to guide our actions. That makes it different from kindness or pity. And don’t confuse it with the Golden Rule, “do unto others as you would have them do unto you.” As George Bernard Shaw pointed out, “do not do unto others as you would have them do unto you—they might have different tastes.” Empathy is about discovering those tastes.

Nhưng sự thấu cảm là gì? Đó là khả năng bạn nhập vai người khác nhằm hiểu được cảm xúc và quan điểm của họ và sử dụng sự thấu hiểu đó để định hướng hành động của mình. Sự thấu cảm khác với lòng tốt hay sự thương hại. Và đừng nhầm lẫn nó với Quy tắc vàng này: “Hãy ứng xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ ứng xử với bạn.” Như George Bernard Shaw đã nói: “Đừng đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn – có thể họ sẽ có những điểm dị biệt”. Sự thấu cảm chính là khám phá những điểm dị biệt đó.

The big buzz about empathy stems from a revolutionary shift in the science of how we understand human nature. The old view that we are essentially self-interested creatures is being nudged firmly to one side by evidence that we are also homo empathicus, wired for empathy, social cooperation, and mutual aid.

Sự lưu tâm nhiều đến thấu cảm bắt nguồn từ cuộc chuyển đổi to lớn trong khoa học nghiên cứu về cách hiểu rõ bản chất con người. Những quan niệm cũ cho rằng chúng ta vể cơ bản là những sinh vật chỉ biết quan tâm lợi ích bản thân đã được gạt bỏ bởi vì rõ ràng chúng ta là loài Homo empathicus (Người thấu cảm), được tạo ra để thấu cảm, hợp tác xã hội và tương trợ lẫn nhau.



Empathy is the ability to step into the shoes of another person.

Thấu cảm là khả năng xỏ chân vào giày của người khác.
The Empathetic Brain
Over the last decade, neuroscientists have identified a 10-section “empathy circuit” in our brains which, if damaged, can curtail our ability to understand what other people are feeling. Evolutionary biologists, like Frans de Waal, have shown that we are social animals who have naturally evolved to care for each other, just like our primate cousins. And psychologists have revealed that we are primed for empathy by strong attachment relationships in the first two years of life.

Não Thấu cảm
Trong những thập kỷ quá, những nhà thần kinh học đã xác định được “mạng mạch thấu cảm” gồm 10 bộ phận trong não chúng ta, mà nếu bị hỏng, chúng có thể cản trở khả năng chúng ta hiểu được cảm giác của người khác. Các nhà nghiên cứu sinh học tiến hóa, như Frans de Waal, cho rằng chúng ta là những sinh vật xã hội đã tiến hóa một cách tự nhiên để chăm sóc cho nhau, giống như những anh em linh trưởng khác của chúng ta. Và các nhà tâm lý học chỉ ra rằng chúng ta được chuẩn bị để thấu cảm bẳng những mối quan hệ gắn bó trong 2 năm đầu đời.

But empathy doesn’t stop developing in childhood. We can nurture its growth throughout our lives—and we can use it as a radical force for social transformation. Research in sociology, psychology, history—and my own studies of empathic personalities over the past 10 years—reveals how we can make empathy an attitude and a part of our daily lives, and thus, improve the lives of everyone around us. Here are the Six Habits of Highly Empathic People!

Nhưng sự thấu cảm không ngừng phát triển sau thời thơ ấu. Chúng ta có thể nuôi dưỡng nó trong suốt cuộc đời – và có thể sử dụng nó như một sức mạnh căn bản để thay đổi xã hội. Những cuộc nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, lịch sử - và những nghiên cứu cá nhân của riêng tôi về nhân cách thấu cảm trong suốt 10 năm qua – chỉ ra rằng chúng ta có thể biến thấu cảm thành thái độ và thành một phần của cuộc sống hàng ngày, và bằng cách đó, cải thiện chất lượng cuộc sống của những người quanh ta. Sau đây là 6 thói quen của người thấu cảm.



We are primed for empathy by strong attachment relationships in the first two years of life.

Chúng ta có được nền tảng thấu cảm nhờ mối quan hệ gắn bó trong hai năm đầu tiên của cuộc sống.
Habit 1: Cultivate curiosity about strangers
Highly empathic people (HEPs) have an insatiable curiosity about strangers. They will talk to the person sitting next to them on the bus, having retained that natural inquisitiveness we all had as children, but which society is so good at beating out of us. They find other people more interesting than themselves but are not out to interrogate them, respecting the advice of the oral historian, Studs Terkel: “Don’t be an examiner, be the interested inquirer.”

Thói quen 1: Luôn tò mò về người lạ
Những người thấu cảm cao (HEPs) luôn tò mò về những người lạ. Họ sẵn sàng nói chuyện với người ngồi cạnh họ trên xe bus, điều mà chúng ta đã có sẵn từ khi còn bé nhưng theo thời gian đã bị xã hội làm mất dần. Họ đi tìm những điều hấp dẫn ở những người khác hơn là ở chính bản thân họ nhưng không chất vấn họ, như lời khuyên của nhà sử học Studs Terkel: “ Đừng trở thành một giám khảo, hãy là một người hỏi thú vị”.

Curiosity expands our empathy when we talk to people outside our usual social circle, encountering lives and worldviews very different from our own. Curiosity is good for us too: Happiness guru Martin Seligman identifies it as a key character strength that can enhance life satisfaction. And it is a useful cure for the chronic loneliness afflicting around one in three Americans.

Sự tò mò phát triển khả năng thấu cảm khi chúng ta nói chuyện với những người có cuộc sống và quan điểm rất khác với chúng ta. Sự tò mò là một tính tốt: Guru (người thầy theo tiếng Ấn Độ) Martin Seligman xác định nó là chìa khóa sức mạnh có thể nâng cao mức độ hài lòng trong cuộc sống. Và nó cũng là liều thuốc hữu ích cho hội chứng cô đơn kinh niên mà 1/3 dân số Mỹ mắc phải.

Cultivating curiosity requires more than having a brief chat about the weather. Crucially, it tries to understand the world inside the head of the other person. We are confronted by strangers every day, like the heavily tattooed woman who delivers your mail or the new employee who always eats his lunch alone. Set yourself the challenge of having a conversation with one stranger every week. All it requires is courage.

Nuôi dưỡng sự tò mò cần những sự nỗ lực hơn là làm một biểu đồ thời tiết. Điều quan trọng, nó giúp bạn cố gắng hiểu được thế giới bên trong mỗi con người. Chúng ta phải đối mặt với người lạ hàng ngày: người phụ nữ đưa thư với hình xăm của mình, hoặc anh chàng nhân viên mới luôn ngồi ăn trưa một mình. Hãy tự đặt cho mình thách thức để có một cuộc trò chuyện với một người lạ mỗi tuần. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn trau dồi sự tự tin và dũng cảm.



Curiosity expands our empathy when we talk to people outside our usual social circle.

Tò mò mở rộng sự thấu cảm của chúng ta khi chúng ta nói chuyện với người bên ngoài những người quen biết.

Habit 2: Challenge prejudices and discover commonalities

Thói quen 2: Thách thức những định kiến ​​và khám phá những điểm chung

We all have assumptions about others and use collective labels—e.g., “Muslim fundamentalist,” “welfare mom”—that prevent us from appeciating their individuality. HEPs challenge their own preconceptions and prejudices by searching for what they share with people rather than what divides them. An episode from the history of US race relations illustrates how this can happen.

Chúng ta đều có những giả định về người khác và dán nhãn cho nó – ví dụ: Con chiên đạo Hồi, Mẹ phúc lợi – điều đó ngăn cản chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tính cách của họ. HEPs thách thức những định kiến và thành kiến bằng cách tìm kiếm những điều để họ chia sẻ với người khác chứ không tìm những điều gây chia rẽ. Một trang trong lịch sử nước Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc là minh chứng cho điều này.

Claiborne Paul Ellis was born into a poor white family in Durham, North Carolina, in 1927. Finding it hard to make ends meet working in a garage and believing African Americans were the cause of all his troubles, he followed his father’s footsteps and joined the Ku Klux Klan, eventually rising to the top position of Exalted Cyclops of his local KKK branch.

Claiborne Paul Ellis được sinh ra trong một gia đình nghèo da trắng ở Durham, Bắc Carolina, năm 1927. Phải làm việc trong cảnh nghèo khó ở một gara với niềm tin rằng Người Mỹ gốc Phi là nguyên nhân của mọi rắc rối của bản thân, ông đã theo bước chân cha mình và tham gia Ku Klux Klan, theo thời gian trở thành người đứng đầu Exalted Cyclops của chi nhánh KKK địa phương

In 1971 he was invited—as a prominent local citizen—to a 10-day community meeting to tackle racial tensions in schools, and was chosen to head a steering committee with Ann Atwater, a black activist he despised. But working with her exploded his prejudices about African Americans. He saw that she shared the same problems of poverty as his own. “I was beginning to look at a black person, shake hands with him, and see him as a human being,” he recalled of his experience on the committee. “It was almost like bein’ born again.” On the final night of the meeting, he stood in front of a thousand people and tore up his Klan membership card.

Năm 1971, ông được mời – như một công dân địa phương gương mẫu – tham gia cuộc họp cộng đồng 10 ngày để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc trong trường học, và được chọn là người đứng đầu ban chỉ đạo cùng với Ann Atwater, một nhà hoạt động gốc Phi mà ông rất xem thường. Nhưng làm việc với Ann khiến ông suy nghĩ lại về những thành kiến của mình về người Mỹ gốc Phi. Ông thấy Ann cũng có hoàn cảnh nghèo khó như mình. “Tôi đã bắt đầu để ý tới những người da đen, bắt tay với họ và đối xử với họ như một con người.” Ông nhớ lại kinh nghiệm của mình tại Ủy ban. “Như là được tái sinh vậy”. Trong đêm cuối của cuộc họp, ông đứng trước hàng ngàn người và xé thẻ thành viên Klan của mình.

Ellis later became a labor organiser for a union whose membership was 70 percent African American. He and Ann remained friends for the rest of their lives. There may be no better example of the power of empathy to overcome hatred and change our minds.

Ellis sau này là người đứng đầu của một công đoàn với 70% là người Mỹ gốc Phi. Ông và Ann vẫn là bạn cho đến cuối đời. Đây là ví dụ không thể tốt hơn cho sức mạnh của sự thấu cảm để vượt qua sự thù hận và thay đổi tâm trí chúng ta.



Ann Atwater and C.P. Ellis show how empathy can overcome hatred and change our minds.

Ann Atwater và C.P. Ellis cho ta thấy thấu cảm có thể vượt qua sự thù hận và thay đổi suy nghĩ của chúng ta.

Habit 3: Try another person’s life
Thói quen 3: Trải nghiệm cuộc sống của người khác

So you think ice climbing and hang-gliding are extreme sports? Then you need to try experiential empathy, the most challenging—and potentially rewarding—of them all. HEPs expand their empathy by gaining a direct experience from other people’s lives, putting into practice the Native American proverb, “walk a mile in another man’s moccasins before you criticize him.”


Bạn nghĩ rằng leo băng và tàu lượn và những môn thể thao cảm giác mạnh? Vậy thì bạn cần trải nghiệm thấu cảm đi – thách thức nhất – và cực kỳ xứng đáng trong tất cả các môn thể thao cảm giác mạnh. HEPs trau dồi sự thấu cảm bằng cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống của người khác, như câu tục ngữ của người da đỏ: “Hãy đi bộ một dặm bằng đôi giày da của một người trước khi chỉ trích họ.

George Orwell is an inspiring model.  After several years as a colonial police officer in British Burma in the 1920s, Orwell returned to Britain determined to discover what life was like for those living on the social margins. “I wanted to submerge myself, to get right down among the oppressed,” he wrote. So he dressed up as a tramp with shabby shoes and coat, and lived on the streets of East London with beggars and vagabonds. The result, recorded in his book Down and Out in Paris and London, was a radical change in his beliefs, priorities, and relationships. He not only realized that homeless people are not “drunken scoundrels”—Orwell developed new friendships, shifted his views on inequality, and gathered some superb literary material. It was the greatest travel experience of his life. He realised that empathy doesn’t just make you good—it’s good for you, too.

George Orwell là một mẫu người gây cảm hứng. Sau vài năm làm sĩ quan cảnh sát thuộc địa tại Myanmar những năm 1920, Orwell quay trở lại Anh quyết tâm khám phá cuộc sống của những người bị xã hội ruồng bỏ như thế nào. “Tôi muốn nhấn mình xuống, để có thể được hòa vào những người bị áp bức.” Ông viết. Vì vậy ông ăn mặc như một kẻ lang thang với đôi giày và áo khoác tồi tàn, sống trên phố giữa vùng Đông London với những người ăn xin và kẻ lang thang. Kết quả, như trong cuốn sách Down and Out in Paris, đó là sự thay đổi đáng kể những niềm tin, sự ưu ái và những mối quan hệ. Ông không chỉ nhận ra rằng những người vô gia cư không phải là “tên côn đồ say xỉn” – Orwell còn có thêm những tình bạn mới, thay đổi quan điểm của ông về sự bất bình đẳng, và tìm được nhiều tư liệu văn học tuyệt vời. Đó là hành trình tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận ra thấu cảm giúp chúng ta tốt lên rất nhiều.

We can each conduct our own experiments. If you are religiously observant, try a “God Swap,” attending the services of faiths different from your own, including a meeting of Humanists. Or if you’re an atheist, try attending different churches! Spend your next vacation living and volunteering in a village in a developing country. Take the path favored by philosopher John Dewey, who said, “all genuine education comes about through experience.”

Mỗi chúng ta đều có thể tự tạo ra trải nghiệm của mình. Nếu bạn để ý, hãy thử “God Swap”, tham gia dịch vụ này để có cái nhìn khác với niềm tin của bạn và được gặp mặt những nhà nhân chủng học. Hoặc nếu bạn là người vô thần, thử vào nhà thờ xem! Dành kỳ nghỉ tiếp theo của bạn và tham gia tình nguyện ở một vùng quê. Như triết gia John Dewey đã nói: Sự giáo dục tốt nhất là trải nghiệm”.



If you are religiously observant, try a “God Swap”.

Nếu bạn là người có tôn giáo, hãy thử một "trao đổi Thương Đế".

Habit 4: Listen hard—and open up

Thói quen 4: Lắng nghe và mở lòng

There are two traits required for being an empathic conversationalist.
One is to master the art of radical listening. “What is essential,” says Marshall Rosenberg, psychologist and founder of Non-Violent Communication (NVC), “is our ability to be present to what’s really going on within—to the unique feelings and needs a person is experiencing in that very moment.” HEPs listen hard to others and do all they can to grasp their emotional state and needs, whether it is a friend who has just been diagnosed with cancer or a spouse who is upset at them for working late yet again.
Có 2 đặc điểm cần thiết để trở thành một người trò chuyện thấu cảm.
Thứ nhất đó là nghệ thuật lắng nghe. “Cái cực kỳ cần thiết“, Marshall Rosenberg, nhà tâm lý học và là người sáng lập tổ chức Truyền thông Không bạo lực (Non – Violent Communication – NVC) chia sẻ, “đó là kỹ năng để chúng ta nhận rõ điều gì đang xảy ra, những cảm xúc, những nhu cầu, những trải nghiệm trong thời khắc nói chuyện”. HEPs lắng nghe người người khác, làm mọi thứ để nắm bắt được cảm xúc và nhu cầu của họ, từ một người bạn vừa được chẩn đoán mắc ung thư hay một người khó chịu khi phải làm việc muộn lần nữa.

But listening is never enough. The second trait is to make ourselves vulnerable. Removing our masks and revealing our feelings to someone is vital for creating a strong empathic bond. Empathy is a two-way street that, at its best, is built upon mutual understanding—an exchange of our most important beliefs and experiences.

Nhưng chỉ lắng nghe thôi là chưa đủ. Đặc điểm thứ hai là sự chia sẻ. Gạt chiếc mặt nạ sang một bên và bày tỏ cảm xúc bản thân là cách hữu hiệu để tạo ra sợi dây liên kết thấu cảm mạnh mẽ. Sự thấu cảm như con đường 2 chiều, để trở nên tốt nhất thì phải được xây dựng trên sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những niềm tin và kinh nghiệm.

Organizations such as the Israeli-Palestinian Parents Circle put it all into practice by bringing together bereaved families from both sides of the conflict to meet, listen, and talk. Sharing stories about how their loved ones died enables families to realize that they share the same pain and the same blood, despite being on opposite sides of a political fence, and has helped to create one of the world’s most powerful grassroots peace-building movements.

Các tổ chức như Hội Cha mẹ Israel – Palestinian đưa những gia đình mất người thân ở 2 đất nước gặp nhau và nói chuyện với nhau. Chia sẻ câu chuyện về những người yêu thương đã chết của họ khiến cho những gia đình nhận ra rằng họ có cùng nỗi đau và chung một dòng máu mặc dù ở 2 bên chiến tuyến. Tổ chức này đã giúp tạo một phong trào hòa bình mạnh mẽ nhất trên thế giới.



Sharing stories enables families to realize that they share the same pain.

Chia sẻ những câu chuyện cho phép gia đình nhận ra rằng họ cùng chia sẻ nỗi đau.
Habit 5: Inspire mass action and social change

Thói quen 5: Truyền cảm hứng cho các hành động và sự thay đổi xã hội vĩ mô

We typically assume empathy happens at the level of individuals, but HEPs understand that empathy can also be a mass phenomenon that brings about fundamental social change.

Chúng ta thường chỉ thể hiện sự thấu cảm ở mức độ cá nhân, nhưng HEPs hiểu rằng sự thấu cảm có thể trở thành một hiện tượng lớn giúp tạo ra những sự thay đổi trong xã hội.

Just think of the movements against slavery in the 18th and 19th centuries on both sides of the Atlantic. As journalist, Adam Hochschild, reminds us: “The abolitionists placed their hope not in sacred texts but human empathy,” doing all they could to get people to understand the very real suffering on the plantations and slave ships. Equally, the international trade union movement grew out of empathy between industrial workers united by their shared exploitation. The overwhelming public response to the Asian tsunami of 2004 emerged from a sense of empathic concern for the victims, whose plight was dramatically beamed into our homes on shaky video footage.

Chỉ cần nghĩ về các phong trào chống chế độ nô lệ trong các thế kỷ 18 và 19 trên cả 2 bờ Đại Tây Dương, như nhà báo Adam Hochschild đã nhắc nhở: “Những người theo chủ nghĩa bãi nô đặt hy vọng của họ không phải vào kinh thánh mà là vào sự thấu cảm”. Họ cố gắng hết sức để mọi người thấy được sự đau khổ trong các đồn điền, các con tàu nô lệ. Tương tự, các phong trào công nhân thế giới nêu cao sự thấu cảm giữa những công nhân công nghiệp bởi cùng bị bóc lột như nhau. Sự thấu cảm lan khắp toàn cầu khi thảm họa Sóng thần tại châu Á năm 2004 xảy ra.

Empathy will most likely flower on a collective scale if its seeds are planted in our children.  That’s why HEPs support efforts, such as Canada’s pioneering Roots of Empathy, the world’s most effective empathy teaching program, which has benefited over half a million school kids. Its unique curriculum centers on an infant, with a focus on learning emotional intelligence—and its results include significant declines in playground bullying and higher levels of academic achievement.

Sự thấu cảm sẽ nở rộ đẹp đẽ nếu những hạt giống của sự thấu cảm được nuôi dưỡng trong tâm hồn trẻ em của chúng ta. Đó là lý do tại sao HEPs nỗ lực hỗ trợ các chương trình như “Cội nguồn của sự thấu cảm Canada” (Canada’s Pioneering Roots of Empathy), chương trình giảng dạy thấu cảm hiệu quả nhất thế giới cho nửa triệu trẻ em. Chương trình dạy những đứa trẻ sơ sinh tập cách quan sát để phát triển trí tuệ xúc cảm, kết quả là làm giảm đáng kể tình trạng bạo lực học đường và nâng cao thành tích học tập.

Beyond education, the big challenge is figuring out how social networking technology can harness the power of empathy to create mass political action. Twitter may have gotten people onto the streets for Occupy Wall Street and the Arab Spring, but can it convince us to care deeply about the suffering of distant strangers, whether they are drought-stricken farmers in Africa or future generations who will bear the brunt of our carbon-junkie lifestyles? This will only happen if social networks learn to spread not just information, but empathic connection.

Bên cạnh giáo dục, một thách thức lớn đó là tìm ra cách mạng xã hội có thể khai thác sức mạnh của sự thấu cảm để tạo ra những hành động chính trị quần chúng. Twitter có thể khiến mọi người đổ xô ra đường tham gia các sự kiện Occupy Wall Street and Arab Spring, nhưng liệu nó có thể khiến chúng ta quan tâm sâu sắc đến sự đau khổ của những người lạ xa xôi, những người nông dân chịu cảnh hạn hán ở châu Phi hay thế hệ tương lai những người sẽ gánh chịu hẩu quả của lối sống thải Carbon quá nhiều của chúng ta? Điều này sẽ chỉ xảy ra nếu những mạng xã hội không chỉ lan truyền thông tin mà còn những kết nối thấu cảm.



Habit 6: Develop an ambitious imagination


Thói quen 6: Phát triển trí tưởng tượng phong phú

A final trait of HEPs is that they do far more than empathize with the usual suspects. We tend to believe empathy should be reserved for those living on the social margins or who are suffering. This is necessary, but it is hardly enough.

Đặc điểm cuối cùng của HEPs là sự thấu cảm của họ vượt ra ngoài suy nghĩ thông thường của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng thấu cảm nên dành cho những người sống bên lề xã hội hoặc những người đang đau khổ. Điều này là cần thiết, nhưng chưa đủ.

We also need to empathize with people whose beliefs we don’t share or who may be “enemies” in some way. If you are a campaigner on global warming, for instance, it may be worth trying to step into the shoes of oil company executives—understanding their thinking and motivations—if you want to devise effective strategies to shift them towards developing renewable energy. A little of this “instrumental empathy” (sometimes known as “impact anthropology”) can go a long way.

Chúng ta cũng cần phải thấu cảm với những người không dám chia sẻ, thậm chí là những ai có những tư tưởng thù địch. Nếu bạn là nhà vận động cho vấn đề nóng lên toàn cầu, ví dụ, có thể sẽ có ích nếu bạn thử nhìn nhận theo góc độ của những công ty dầu mỏ - hiểu những suy nghĩ và động cơ của họ - nếu bạn muốn đề xuất những chiến lược hiệu quả thay đổi họ theo hướng phát triển năng lượng tái tạo. Một chút “thấu cảm” có thể giúp bạn đi được một chặng đường dài.

Empathizing with adversaries is also a route to social tolerance. That was Gandhi’s thinking during the conflicts between Muslims and Hindus leading up to Indian independence in 1947, when he declared, “I am a Muslim! And a Hindu, and a Christian and a Jew.”

Thấu cảm với các đối thủ là con đường dấn tới sự khoan dung. Đó là suy nghĩ của Gandhi trong các cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo và Ấn độ Giáo đã giúp dẫn tới sự độc lập của Ấn Độ vào năm 1947, khi ông tuyên bố: Tôi là một người Hồi Giáo, một người Ấn Độ Giáo, một người Thiên Chúa Giáo và là một người Do Thái.

Organizations, too, should be ambitious with their empathic thinking. Bill Drayton, the renowned “father of social entrepreneurship,” believes that in an era of rapid technological change, mastering empathy is the key business survival skill because it underpins successful teamwork and leadership. His influential Ashoka Foundation has launched the Start Empathy initiative, which is taking its ideas to business leaders, politicians and educators worldwide.
Các tổ chức cũng nên theo đuổi sự thấu cảm. Bill Drayton, “cha đẻ của các doanh nghiệp xã hội” tin rằng trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, làm chủ thấu cảm là kỹ năng sống còn của doanh nghiệp vì nó củng cố tinh thần đồng đội và sự lãnh đạo. Tổ chức của ông – Ashoka Foundation đã khởi động chương trình Start Empathy tới các lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia và nhà giáo dục trên toàn thế giới.

The 20th century was the Age of Introspection, when self-help and therapy culture encouraged us to believe that the best way to understand who we are and how to live was to look inside ourselves. But it left us gazing at our own navels. The 21st century should become the Age of Empathy, when we discover ourselves not simply through self-reflection, but by becoming interested in the lives of others. We need empathy to create a new kind of revolution. Not an old-fashioned revolution built on new laws, institutions, or policies, but a radical revolution in human relationships.

Thế kỷ 20 là thời đại của Suy tâm, khi sự tự lực và văn hóa trị liệu khuyến khích chúng ta tin rằng cách tốt nhất để hiểu rằng chúng ta là ai, chúng ta sống ra sao, đó là tự nhìn lại chính mình. Nhưng nó khiến chúng ta cứ nhìn hoài vào cái rốn của mình. Thế kỉ 21 nên trở thành Thời đại của sự thấu cảm, khi chúng ta không chỉ khám phá bản thân qua sự phản chiếu của chính mình, mà còn từ sự quan tâm đến cuộc sống của người khác. Chúng ta cần sự thấu cảm để tạo nên những cuộc cách mạng. Không phải là cuộc cách mạng theo motip cũ xây dựng những đạo luật mới, các tổ chức hoặc các chính sách, mà là cuộc cách mạng triệt để trong các mối quan hệ của con người.

Watch The Six Habits of Highly Empathic People.

Translated by Snow noop
This story originally appeared on Greater Good, the online magazine of the Greater Good Science Center at UC Berkeley

http://upliftconnect.com/six-habits-highly-empathic-people

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn