MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 29, 2016

South China Sea: Australia in three-way rebuke of China Tuyên bố chung về biển Đông: Úc là một trong ba nước trách cứ Trung Quốc



Thomas Mensah, jurist and diplomat from Ghana, stood up to China while presiding over the tribunal's arbitration. Photo: Getty Images

Thomas Mensah, luật gia và nhà ngoại giao Ghana, đã dám đương đầu với Trung Quốc khi chủ toạ toà trọng tài. Ảnh: Getty Images

South China Sea: Australia in three-way rebuke of China

Tuyên bố chung về biển Đông: Úc là một trong ba nước trách cứ Trung Quốc

Philip Wen
The Sydney Morning Herald
26 July 2016

Philip Wen
The Sydney Morning Herald
26-7-2016



Beijing: The Australian government has issued a strong joint statement with the United States and Japan calling on China to abide by a Hague tribunal's ruling on the South China Sea.

Bắc Kinh: Chính phủ Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đưa ra một tuyên bố chung mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án The Hague về Biển Đông.

The three countries issued the statement late on Monday at the conclusion of the trilateral strategic dialogue held between Foreign Affairs Minister Julie Bishop and her US counterpart John Kerry and Japan's Fumio Kishida, on the sidelines of a South-east Asian regional security conference in Vientiane, Laos.

Ba nước này đã đưa ra tuyên bố muộn hôm thứ Hai, cuối cuộc đối thoại chiến lược ba bên giữa các bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop của Úc, John Kerry của Mỹ và Fumio Kishida của Nhật Bản, bên lề hội nghị an ninh khu vực Đông Nam Á tại Vientiane, Lào.


A Chinese H-6K bomber patrols the islands and reefs in the South China Sea.

Một máy bay ném bom Trung Quốc H-6K tuần tra các đảo và rạn đá ở  biển Đông. Ảnh: Xinhua/ AP
The statement, tellingly, went further than a cautious joint statement produced by then 10 ASEAN member nations, meeting for the first time after the July 12 arbitration which came down overwhelmingly in favour of the Philippines, and against China. The ASEAN statement failed to directly mention the ruling, highlighting the divide between countries in the region as Beijing continues to exert both diplomatic and economic pressure.

Đáng chú ý là tuyên bố này đi xa hơn tuyên bố chung thận trọng của 10 nước thành viên ASEAN, họp lần đầu tiên sau khi trọng tài công bố phán quyết ngày 12 tháng 7 nghiêng áp đảo về Philippines, và chống lại Trung Quốc. Tuyên bố chung của ASEAN không trực tiếp đề cập đến phán quyết, làm nổi rõ sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực khi Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép cả ngoại giao lẫn kinh tế.

In contrast, the direct language and coordinated nature of the trilateral statement from Australia, Japan and the United States is likely to further antagonise China which has already lashed out at the respective countries' support of the Hague ruling. Beijing sees such statements as proof of US-led outside interference and evidence that it and its strategic allies are motivated by a desire to contain China's rise.

Ngược lại, lời lẽ trực tiếp và bản chất có phối hợp trong tuyên bố ba bên của Úc, Nhật và Mỹ có khả năng làm Trung Quốc vốn đang đả kích các nước này ủng hộ phán quyết The Hague, càng phản kháng hơn nữa. Bắc Kinh xem những tuyên bố như vậy là bằng chứng can thiệp từ bên ngoài do Mỹ cầm đầu và là chứng cớ về việc Mỹ và các đồng minh chiến lược được thúc đẩy bởi mong muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"The ministers expressed their strong support for the rule of law and called on China and the Philippines to abide by the Arbitral Tribunal's Award of July 12 in the Philippines-China arbitration, which is final and legally binding on both parties," the trilateral statement said. "The ministers stressed that this is a crucial opportunity for the region to uphold the existing rules-based international order and to show respect for international law."

Tuyên bố ba bên nêu, “Các Bộ trưởng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc quản lý theo luật pháp (rule of law), kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết ngày 12 tháng 7 của Tòa Trọng tài vụ Philippines –Trung Quốc vốn có tính chung thẩm và ràng buộc pháp lý đối với cả hai bên. Các Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây là một cơ hội cốt yếu cho khu vực để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp hiện có và thể hiện sự tôn trọng luật pháp quốc tế“.

The statement also expressed "strong opposition" to any coercive unilateral actions that could alter the status quo in the South China Sea, while urging all states "to refrain from such actions as large-scale land reclamation, and the construction of outposts as well as the use of those outposts for military purposes".

Tuyên bố cũng bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ” đối với bất kỳ hành động cưỡng chế đơn phương nào có thể làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông, trong khi kêu gọi tất cả các nước “ngưng các hành động như bồi đắp đất với quy mô lớn, và xây dựng các tiền đồn, cũng như sử dụng các tiền đồn đó cho mục đích quân sự”.

The tribunal at the Hague-based Permanent Court of Arbitration ruled that China's claim to almost all of South China Sea was unfounded. Implicit in the ruling is that China has no standing in its other disputes with Malaysia, Brunei and Vietnam, which also are ASEAN members.

Tòa Trọng tài Thường trực có trụ sở  ở The Hague phán rằng, yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết toàn bộ biển Đông là vô căn cứ. Hàm chứa trong phán quyết này là Trung Quốc không có chỗ đứng trong các tranh chấp khác với Malaysia, Brunei và Việt Nam, cũng là thành viên của ASEAN.

But ASEAN became divided because of China's divide-and-rule diplomacy by winning support from Cambodia, and to some extent Laos, which resulted in the grouping issuing the bland joint statement.

Nhưng ASEAN trở nên chia rẻ vì chính sách chia để trị của Trung Quốc với việc giành được sự ủng hộ của Campuchia, và trong một chừng mực nào đó của Lào, điều đó đã khiến cho nhóm đưa ra một tuyên bố chung nhạt nhẽo.

In Vientiane, Chinese Foreign Minister Wang Yi called for an end to the "political manipulation and sensationalisation" of the South China Sea and reiterated a desire for the US to help support a return to direct bilateral negotiations between Beijing and Manila. While in a meeting with Mr Kishida, he urged Japan, which is not a claimant in the South China Sea disputes, to "avoid interfering in and hyping up the maritime spats", according to state-run news agency Xinhua.

Tại Viêng Chăn, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vượng Nghị (Wang Yi) kêu gọi chấm dứt việc “thao túng chính trị và kích động” về biển Đông và nhắc lại mong muốn nhờ Mỹ giúp đỡ nối lại các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa Bắc Kinh và Manila. Trong khi tại cuộc họp với Kishida, ông ta kêu gọi Nhật Bản, vốn không phải là một tranh chấp ở biển Đông, “tránh can thiệp và thổi phồng các vụ hục hặc trên biển”, theo Tân Hoa Xã.

Translated by Song Phan



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn