MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 21, 2015

IT’S OFFICIAL: THE PHILIPPINES CAN SUE OVER CHINA’S SOUTH CHINA SEA CLAIMS Chính thức: Philippines có thể kiện những yêu sách Biển Đông của Trung Quốc

IT’S OFFICIAL: THE PHILIPPINES CAN SUE OVER CHINA’S SOUTH CHINA SEA CLAIMS
Chính thức: Philippines có thể kiện những yêu sách Biển Đông của Trung Quốc

Quartz
Heather Timmons
29-Oct-2015


Quartz
Heather Timmons
29-10-2015




An international arbitration court ruled last night (Oct. 29) that it has the authority to decide whether China is violating international law with its claims in the South China Sea, two years after the Philippines first lodged a complaint. The decision paves the way for a trial that could force some conclusion to the long simmering conflict in the resource-rich waters—although China has already said it won’t participate.

Một tòa án trọng tài quốc tế đã phán quyết tối qua (29 tháng 10) rằng tòa có thẩm quyền quyết định liệu Trung Quốc có vi phạm luật pháp quốc tế với yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông hay không, sau hai năm Philippines bắt đầu đệ trình đơn khiếu nại. Quyết định này mở đường cho một phiên xử có thể đưa tới phán quyết kết luận cho cuộc xung đột âm ỉ lâu dài trong vùng biển giàu tài nguyên – mặc dù Trung Quốc đã từng nói họ sẽ không tham gia.



China is boycotting the proceedings because it claims that the court, the Permanent Court of Arbitration based in the Netherlands, has no jurisdiction in the matter, in part because China and the Philippines have signed bilateral agreements in the past on resolving the dispute.

Trung Quốc đang tẩy chay thủ tục tố tụng vì họ chủ trương rằng tòa án, Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại Hà Lan, không có thẩm quyền trong vấn đề này, một phần vì Trung Quốc và Philippines đã ký kết các thỏa thuận song phương trong quá khứ về việc giải quyết tranh chấp.


The court explained why it rejected that argument and others like it in its nine-page press release:
…the Tribunal has held that the China–ASEAN Declaration was a political agreement that was not intended to be legally binding and was therefore not relevant to the provisions in the Convention that give priority to the resolution of disputes through any means agreed between the Parties. The Tribunal has likewise held that certain other agreements and joint statements by China and the Philippines do not preclude the Philippines from seeking to resolve its dispute with China through the Convention.

Tòa án giải thích lý do tại sao họ từ chối lập luận đó và những lập luận tương tự trong thông cáo báo chí dài chín trang:
… Tòa án cho rằng Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc là một thỏa thuận chính trị không có tính ràng buộc về mặt pháp lý và do đó không có liên quan đến các quy định trong Công ước, mà trong đó đặt ưu tiên cho việc giải quyết các tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào được các bên đồng ý. Cũng như thế, Tòa cho rằng một số hiệp ước và các tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Philippines không thể ngăn cản Philippines trong việc tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua Công ước.

The tribunal will rule on whether China’s claims related to the “nine-dash line” violate the United National Law of the Sea, or UNCLOS, whether certain water features should be classified as “islands, rocks, low tide elevations or submerged banks” (each carry different rights under the law), and whether “certain Chinese activities” in the South China Sea violate the convention.

Tòa sẽ quyết định về việc phải chăng tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến “đường chín đoạn” vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay UNCLOS, phải chăng một số thực thể biển nên được phân loại ra là “đảo, đá, thực thể thủy triều thấp hoặc bãi ngập nước” (mỗi loại có các quyền khác nhau theo luật pháp), và phải chăng “một số hoạt động của Trung Quốc” ở biển Đông vi phạm Công ước.

China’s Nationalist government issued maps with the nine-dash line claiming nearly the entire South China Sea at the end of World War Two, and recently China has begun creating and expanding islands in disputed territory by dredging up sand, then building airstrips and lighthouses on them. The Philippines, Vietnam, Malaysia, and Indonesia all have competing claims in the sea. A US navy destroyer sailed within 12 miles of one such island in the Spratly archipelago earlier this week, signaling that the US considers the area “international waters” and does not respect China’s claims.

Chính phủ dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đã tung ra bản đồ với đường chín đoạn, tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông vào thời cuối Đệ Nhị Thế chiến, và gần đây Trung Quốc đã bắt đầu tạo dựng và mở rộng đảo trong vùng tranh chấp bằng cách nạo vét cát lên, sau đó xây dựng phi đạo và hải đăng trên các đảo đó. Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia đều có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển. Một khu trục hạm của hải quân Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý của một hòn đảo đó trong quần đảo Trường Sa vào đầu tuần này, chỉ dấu rằng Mỹ coi khu vực là “vùng biển quốc tế” và không đếm xỉa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

It doesn’t matter that China will boycott the trial, the Hague court indicated, because both China and the Philippines are signatories to UNCLOS. China’s “decision not to participate in these proceedings does not deprive the Tribunal of jurisdiction,” the court ruled.
Tòa án Hague đã chỉ ra rằng, bất kể Trung Quốc tẩy chay phiên tòa, bởi vì cả Trung Quốc và Philippines đều ký tên vào UNCLOS. “Quyết định không tham gia vào thủ tục tố tụng của Trung Quốc không thể lấy đi quyền phán quyết của Tòa Trọng tài”.






Translated by Trần Văn Minh








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn