GETTING CHINA TO PLAY BY THE RULES
|
Thúc đẩy Trung Quốc phải chơi theo quy tắc
|
The show in Singapore produced more than just rhetoric
|
Màn diễn tại Singapore tạo ra không chỉ lời biện thuyết
|
|
Ashton Carter lays down the law
|
Ash Carter, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, đang thiết luật
|
By David Brown
|
David Brown
|
Asia Sentinel, June 5, 2015
|
Asia Sentinel, 5/6/2015
|
Hopeful of a rhetorical rumble between
the US and China, reporters flocked to cover the 2015 Shangri-La dialogue.
Challenged to put things into context in a few short paragraphs that
justified their business class flights all the way to Singapore, the journos
were inclined to hype the drama.
|
Hy vọng có màn đấu khẩu ồn ào giữa
Mỹ và Trung Quốc, các phóng viên đổ xô đến để đưa tin về Đối thoại Shangri-La
năm 2015. Bị thúc bách phải đưa mọi thứ cô đọng trong một vài đoạn văn ngắn
để lý giải tình hình Biển Đông, các nhà báo có khuynh hướng thổi phồng vở
diễn này.
|
Preliminaries – well-publicized US
overflights of China’s artificial south sea islets, China’s first-ever
defense white paper, loosely confrontational talk in Beijing and Honolulu –
seemed to promise more verbal fireworks at East Asia’s premier strategic
chatfest.
|
Những điều dạo đầu (việc đã công
bố rộng khắp về máy bay Mỹ bay bên trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc, sách
trắng quốc phòng của Trung Quốc, những nhận xét khá đối đầu ở Bắc Kinh và
Honolulu) dường như hứa hẹn sẽ có nhiều màn đấu khẩu nảy lửa ở hội nghị chiến
lược hàng đầu của Đông Á.
|
However, perhaps sobered by what
the UK’s Independent called a now-palpable “potential for disaster,”
participants this year were uncharacteristically civil in their remarks.
Ashton Carter, the Harvard professor who’s been the US Secretary of Defense
since February, took pains to explain why the US wasn’t keen on China’s quest
to turn the world’s largest enclosed sea – Asia’s Mediterranean – into its own private lake.
Carter wasn’t confrontational. He just laid out the facts. He stressed that
pumping sand onto reefs to make artificial islands didn’t create sovereign
rights over land or adjacent water.
|
Tuy nhiên, có lẽ được tĩnh trí bởi
điều mà tờ Independent của Anh gọi là “tiềm năng xảy ra tai ương” sờ thấy,
lúc này các nhận xét của người tham gia năm nay mang tính lịch sự hơn những
năm trước. Ash Carter, giáo sư Đại học Harvard giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ từ tháng Hai, đã cố sức giải thích lý do tại sao Mỹ không thích công cuộc
Trung Quốc tìm cách biến vùng biển kín lớn nhất thế giới thành vùng biển của riêng mình. Carter
không đối đầu mà chỉ đưa ra các sự kiện. Ông nhấn mạnh rằng việc bơm cát vào
các rạn đá ngầm để làm thành các đảo nhân tạo không tạo ra các quyền chủ
quyền đối với vùng đất đó hoặc vùng biển lân cận.
|
Carter deployed the best
explanation yet of why the US has re-engaged, and will remain engaged in the
region. In particular, it is because neither might nor past injury makes
right: China can’t claim rights now that it never exercised even in its
imperial past, nor can it brush aside the legal framework erected by the UN
Convention on the Law of the Sea.
|
Carter triển khai các giải thích
tốt nhất chưa từng đưa ra vì sao Hoa Kỳ lại can dự lại, và sẽ vẫn can dự vào
khu vực này. Đặc biệt, đó không phải là vì sức mạnh hay vết thương quá khứ
làm nên lẽ phải: bây giờ Trung Quốc không thể đòi hỏi những quyền mà họ chưa
bao giờ thực hiện ngay cả trong quá khứ thiên triều của họ, cũng không thể
dẹp sang một bên khuôn khổ pháp lý do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
dựng lên.
|
“Disputes should be resolved
peacefully,” said Carter, “through diplomacy, not aggression or intimidation.
All countries should have the right to freedom of navigation and overflight
so global commerce can continue unimpeded. And all nations should be able to
make their own security and economic choices free from coercion.
|
Carter nói: “Tranh chấp cần được
giải quyết một cách hòa bình, thông qua ngoại giao, không phải qua xâm lấn
hay đe dọa. Tất cả các nước phải có quyền tự do đi lại trên biển và trên
không để cho giao thương toàn cầu không bị cản trở. Và tất cả các quốc gia
cần có thể đưa ra lựa chọn riêng mình về an ninh và kinh tế mà không bị cưỡng
ép”.
|
“These are the rights of all
nations. They are not abstractions, and nor are they subject to the whims of
any one country. They are not privileges to be granted or withdrawn by any
country….”
|
“Đây là quyền của mọi quốc gia,
không phải là các khái niệm trừu tượng, và cũng không thể lệ thuộc vào ý
tưởng bất chợt của bất kỳ một quốc gia nào. Chúng không phải là đặc quyền để
được cấp hoặc thu hồi bởi bất kỳ nước nào…”
|
Analysts on the scene report that
Admiral Sun Jianguo and the rest of China’s representatives came locked and
loaded for battle, but seem to have been disarmed by Carter’s matter-of-fact
discussion of how “the militarization of disputed features” is a really bad
alternative to negotiation of territorial rights and the evolution of a
regional “architecture where everyone rises and everyone wins.”
|
Các chuyên gia tại chỗ báo lại
rằng Đô đốc Sun Jianguo (Tôn Kiến Quốc) và các đại diện của Trung Quốc khác
đã sẵn sàng khai chiến, nhưng có vẻ như đã được bị tướt vũ khí bởi thảo luận
thực tế đơn giản của Carter về cách “quân sự hóa các thể địa lý tranh chấp”
là một lựa chọn thật sự tệ hại so với sự thương lượng về quyền lãnh thổ và sự
tiến triển của một “kiến trúc khu vực mà ở đó mọi nước đều đi lên và mọi
người đều thắng.”
|
Invented Histories
As the defense lords of two dozen
nations convened in Singapore, editorial comment throughout the Western world
lamented that the status of a handful of reefs, rocks and islets conceivably
could spark a shooting war between China, the US, and assorted local American
partners. They are right to worry. Remarkably, the New York Times,
Independent, Guardian, London Times, Sydney Morning Herald et al. tended to
see the problem as the consequence of overreach by a “rising China.” That’s a
nice change from the tendency in past years to assert that all the South
China Sea claimants are equally culpable or, worse, that China’s claim of ‘indisputable
sovereignty’ is based on actual facts.
|
Bịa đặt Lịch sử
Khi những người đứng đầu quốc
phòng của hai chục quốc gia họp tại Singapore, xã luận trên khắp thế giới
phương Tây than thở rằng tình trạng của một nhúm rạn san hô, đá và đảo nhỏ có
thể châm ngòi một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc, Mỹ, và đối tác các dạng
của Mỹ tại khu vực. Họ lo lắng là đúng. Đáng chú ý, tờ New York Times,
Independent, Guardian, London Times, Sydney Morning Herald cùng các báo khác
có xu hướng xem vấn đề này như là kết quả của việc vươn quá xa của một “Trung
Quốc đang trỗi dậy.” Đó là một sự thay đổi tốt đẹp so với xu hướng trong
những năm vừa qua khẳng định rằng tất cả các bên tranh chấp Biển Đông đều có
lỗi như nhau, hay tệ hơn, yêu sách ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ của Trung
Quốc là dựa trên sự kiện có thật.
|
Editorial opinion still counts for
something in democracies. If it has indeed tipped decisively against Beijing,
some of the credit must go to Bill Hayton, whose “South China Sea: the
Struggle for Power in Asia” and other writings have demolished Chinese claims
to have governed the Paracels and Spratlys since time immemorial.
|
Các bài bình luận vẫn còn có năng
lượng trong các nước dân chủ. Nếu nó đã thực sự dứt khoát nghiêng theo hướng
chống lại Bắc Kinh thì phải đánh giá cao sự đóng góp của Bill Hayton của BBC,
vì quyển “Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á” và bài viết khác đã
đánh đổ điều khẳng định của Trung Quốc rằng họ cai quản quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa từ thời xa xưa.
|
Historical argument, as
interesting as it may be to the wonkocracy and as convenient as it may be to
folks who want to duck a confrontation, is actually irrelevant to the
adjudication of claims to control a 3.5 million sq. km. expanse of ocean. The
Law of the Sea Convention, to which China and most other nations have adhered
and which the US Senate has not so far ratified for reasons obscurely rooted
in domestic politics, but which Washington observes anyway, supplies the only
usable template for resolution of overlapping claims.
|
Lập luận lịch sử, cũng có thể là
thú vị như đối với những chuyên gia và cũng thuận tiện đối với những người
muốn tránh đối đầu, thật ra chẳng liên quan đến việc phân xử các yêu sách đòi
kiểm soát một khu vực đại dương rộng 3.500.000 km². Công Ước Luật Biển mà
Trung Quốc và hầu hết các quốc gia khác đã tham gia (còn Thượng viện Mỹ cho
đến nay chưa phê chuẩn vì những lý do có nguồn gốc ẩn khuất từ chính trị nội
bộ, nhưng dù vậy Washington vẫn tôn trọng), cung cấp khuôn mẫu duy nhất có
thể sử dụng được để giải quyết các yêu sách chồng lấn.
|
A diplomatic path to the unwinding
of the escalating confrontation can begin whenever China reveals what it
thinks is really its own. The Association of Southeast Asian Nations (Asean)
has pressed Beijing for several years to “clarify its claims.” That means
that the Chinese should explain the “nine-dash line” featured on all recent
maps published by China. Is Beijing claiming that it owns all the rocks, reefs
and other features encompassed by those dashes, or maybe just some of them?
Further, what expanse of water does China claim around whatever features it
claims, if not all the water inside the nine dash line?
|
Con đường ngoại giao cho việc tháo
gỡ cuộc đối đầu leo thang có thể bắt đầu bất cứ khi nào Trung Quốc thấy ra
những gì họ nghĩ thật sự chỉ của riêng họ. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) trong nhiều năm đã thúc ép Bắc Kinh ‘làm rõ yêu sách của mình.’ Điều
đó có nghĩa rằng Trung Quốc phải giải thích ‘đường chín vạch’ vẽ trên các bản
đồ được xuất bản gần đây của Trung Quốc. Có phải Bắc Kinh đang khẳng định
rằng họ sở hữu tất cả các đảo đá, rạn san hô và các thể địa lý khác bao hàm
bên trong các dấu vạch này hay có thể chỉ một số trong đó? Ngoài ra, nếu
không là toàn bộ vùng biển bên trong đường chín vạch, Trung Quốc đòi vùng
biển nào xung quanh những thể địa lý được cho là của mình?
|
Patriotic Passions
Once well launched, diplomatic
haggling could not only keep experts constructively at work for years, but
also provide a rationale for military detente. Getting multilateral talks
launched is the hard part, in particular because the average Chinese patriot
is heavily invested in the idea that China has always owned the Spratly and
Paracel archipelagos.
“Our South Sea” has become a
rallying cry for patriots steeped in dreams of revenge for the “century of
humiliation” imposed on China by foreigners. No matter that it’s not China’s
South Sea but rather a commons over which no nation exercised much
sovereignty until the 19th century — and that then it was Vietnamese
seafarers, not Chinese, who planted imperial monuments on a score of islets.
|
Nhiệt tình yêu nước
Một khi đã khởi động tốt, thương
lượng ngoại giao có thể không những là một việc làm lâu năm cho các chuyên
gia mà cũng cho ra lý do để hạ bớt căng thẳng quân sự. Việc kích động đàm
phán đa phương là phần khó, đặc biệt là vì người Trung Quốc yêu nước đang đặt
nặng lòng tin vào ý tưởng rằng Trung Quốc xưa nay đã sở hữu quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa.
‘Nam Hải của chúng ta’ đã trở
thành một lời kêu gọi cho những người yêu nước đắm chìm trong những giấc mơ
trả thù cho ‘thế kỷ quốc sỉ’ do một số nước ngoài áp đặt lên Trung Quốc. Bất
chấp rằng đó không phải là Biển Nam của Trung Quốc mà là một vùng biển chung
mà không một nước nào thực thi chủ quyền đáng kể đối với nó mãi cho đến thế
kỷ thứ 19 – và sau đó chính những người đi biển Việt Nam chứ không phải Trung
Quốc đã dựng các bia chủ quyền của vương quốc trên vài chục đảo nhỏ.
|
Chinese patriots know that in the
old days lots of foreign courts sent tribute to the Son of Heaven, among them
the rulers of the various Vietnamese and Filipino statelets. That settles the
matter for the man in the street, unless Beijing explains to them why in the
21st Century all nations are better off sorting out relations according to
commonly agreed rules.
|
Những người yêu nước Trung Quốc
biết rằng xưa kia triều đình của nhiều nước ngoài đã dâng cống vật cho Thiên
Tử (Hoàng đế Trung Quốc), trong số đó có những vị vua khác nhau của các nước
nhỏ như Việt Nam và Philippines. Người dân bình thường thấy vấn đề được giải
quyết theo hướng đó, trừ phi Bắc Kinh giải thích cho họ vì sao trong thế kỷ
21 tất cả các quốc gia đều được lợi hơn khi giải quyết các quan hệ theo những
quy tắc đã được đồng ý chung.
|
Good sense may be a stretch for a
Chinese regime that has buttressed its claim to rule by asserting hegemony
over the waters from Hong Kong south to Singapore. Since 2009, also, Beijing
has had extraordinarily successful at-bats. It has emptied the Paracels of
Vietnamese fishermen and set up its south sea capital there. It has driven
Filipino fishermen from the Scarborough Shoals; it has harassed Vietnam’s
offshore oil industry; and now is hell-bent on pumping sand onto reefs to
create artificial islands pregnant with strategic potential.
|
Lẽ thường có thể là một dải biển
cho một chế độ đang củng cố quyền cai trị
Trung Quốc bằng cách khẳng định quyền bá chủ trên vùng biển từ Nam
Hong Kong tới Singapore. Cũng thế, kể từ năm 2009, Bắc Kinh đã có nhiều lượt
hành động thành công vượt mức. Họ đã làm quần đảo Hoàng Sa sạch bóng ngư dân
Việt Nam và thiết lập thủ phủ Nam Hải của họ ở đó; họ đã đẩy ngư dân
Philippines khỏi bãi cạn Scarborough; họ đã quấy rối công nghiệp dầu khí
ngoài khơi của Việt Nam; và bây giờ là bằng mọi giá bơm cát lên các rạn đá để
tạo ra các đảo nhân tạo mang đầy tiềm năng chiến lược.
|
Dismounting the Tiger?
There is a rhythm that’s become
familiar. Every summer China does something outrageous, gauges international
reaction, and then backs off a bit. On top of its deployment of a deep-sea
oil rig into waters Vietnam claims as its exclusive economic zone last year,
this year’s island-building campaign has proven to be too much even for old
China hands to swallow. It is hardly surprising that the US and Japan, India
and Australia are increasingly singing from the same songbook, that the
Philippines has welcomed US warships back to Subic Bay, and that the US and
Vietnam are moving steadily toward close alignment based on complementary
strategic interests.
|
Xuống lưng cọp?
Có một nhịp điệu đã trở thành quen
thuộc. Mỗi mùa hè Trung Quốc làm một điều tàn tệ nào đó, đo lường phản ứng
quốc tế, và sau đó lùi lại một chút. Chồng lên trên việc triển khai giàn
khoan dầu nước sâu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh
tế của mình, chiến dịch xây đảo năm nay đã được cho thấy là quá mức đến ngay
cả những chuyên gia thân Trung Quốc không thể chịu đựng được. Gần như không
đáng ngạc nhiên rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang ngày càng đồng
thanh hát cùng một bài ca, rằng Philippines vui vẻ đón chào tàu chiến Mỹ trở
lại Vịnh Subic, và rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đang đều đặn hướng tới liên kết
chặt chẽ dựa trên lợi ích chiến lược bổ sung nhau.
|
Beijing, it’s said according to a
Brookings Institution research paper, “is convinced that the flare-up of
disputes in . . . the South China Sea reflects an underlying US strategy to
encourage others, especially Japan, Vietnam and the Philippines, to push the
envelope in hope the Chinese responses will lead those countries — and ASEAN
— to become more united and dependent on the United States.”
|
Theo một bài nghiên cứu của Viện
Brookings thì Bắc Kinh “tin rằng các vụ ầm ĩ trong tranh chấp ở… Biển Đông
phản ánh chiến lược cơ bản của Mỹ là khuyến khích những nước khác, đặc biệt
là Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, hành động vượt mức giới hạn với hy vọng
là các phản ứng của Trung Quốc sẽ dẫn những nước này – và ASEAN – trở nên
đoàn kết và phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ”.
|
If so, Beijing’s got it wrong.
There’s no unseen American hand at work here. It is precisely China’s
relentless pursuit of hegemony that has driven other countries together. It
is precisely China that can ease the tension by stating reasonable aims.
Until it does so, others must prudently assume the worst.
|
Nếu thế thì Bắc Kinh đã hiểu sai.
Không có bàn tay vô hình nào của Mỹ khuấy động ở đây. Chính xác mà nói thì
chính việc Trung Quốc không ngừng theo đuổi bá quyền đã thúc đẩy các nước
khác tụ tập với nhau. Cũng chính xác mà nói chính Trung Quốc có thể làm giảm
đi căng thẳng bằng cách nêu rõ những mục tiêu hợp lý. Khi họ chưa làm như
vậy, những người khác do thận trọng phải giả định điều tồi tệ nhất.
|
Just a few years ago, some Western
analysts insisted that the Chinese central government had been manoeuvred
into an assertive south sea posture by freelancers at lower levels, an unholy
coalition of fishermen, oil companies, naval enthusiasts and south China
provincial authorities. No one believes that anymore. There’s plentiful
evidence that China’s south sea moves are vetted at the very top by a small
group chaired by CCP General Secretary Xi Jinping himself. At least partly
for reasons of domestic political expediency, they have allowed the South China
Sea confrontation to define rising China’s posture and ambition. Now, there’s
reason to ask if, having ridden the tiger, Xi and his colleagues can figure
out how to get off it without huge loss of face.
|
Chỉ một vài năm trước đây, một số
nhà phân tích phương Tây khẳng định rằng chính quyền trung ương Trung Quốc đã
bị các diễn viên kém kỷ luật cấp dưới, như liên minh của các ngư dân, các
công ty dầu khí, những kẻ nhiệt tình trong hải quân và chính quyền các tỉnh
phía Nam Trung Quốc, lôi kéo đến lập trường cương quyết đới với vấn đề Biển
Đông. Bây giờ không còn ai tin điều đó nữa. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy
các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông đều được một nhóm nhỏ chóp bu do
chính TBT/ĐCSTQ Tập Cận Bình chủ trì xét duyệt. Ít ra một phần vì có lợi
chính trị trong nước, họ đã cho phép những cuộc đối đầu trên Biển Đông thành
vấn đề biểu tượng hóa về “Trung Quốc đang trỗi dậy” và tham vọng của cường
quốc châu Á mới nầy. Bây giờ có lý do gì để hỏi, đã lỡ cưỡi lưng cọp, liệu
Tập Cận Bình và bộ sậu có thể tìm cách nào để thoát xuống mà không phải mất
mặt quá nhiều không.
|
They should want to get off now.
Core Chinese interests are endangered by overreach in the Spratlys. Ash
Carter offered an alternative at the Shangri-La meeting: reasonable,
respectful sharing of opportunity for Asia-Pacific nations to “rise, prosper
and win.” On this, the US is in earnest. Albeit with diminished confidence,
Washington still yearns for effective US-Chinese partnership in the
management of regional and global problems as varied as terrorism, climate
change, human trafficking, nuclear non-proliferation and high seas piracy.
|
Họ nên thoát ra bây giờ. Lợi ích
cốt lõi của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi việc vươn quá xa ở quần đảo Trường
Sa. Ash Carter đã đưa ra một lựa chọn khác tại cuộc họp Shangri-La: chia sẻ
một cách hợp lý và tôn trọng những cơ hội để các nước Châu Á-Thái Bình Dương
“cùng đi lên, cùng phát triển thịnh vượng và cùng thành công”. Hoa Kỳ nghiêm
chỉnh về điều này. Mặc dù với sự tin cậy có suy giảm, Washington vẫn khao
khát quan hệ đối tác Mỹ-Trung có hiệu quả trong quản lý các vấn đề trong khu
vực và toàn cầu rất đa dạng như khủng bố, biến đổi khí hậu, buôn người, không
cướp biển và phòng ngừa phổ biến hạt nhân.
|
Just before the Shangri-La
meeting, Taiwan’s president, Ma Ying-jeou, floated a proposal. Taiwan is a
player. It has controlled Itu Aba, the largest of the Spratlys, since 1956.
“While sovereignty cannot be divided, resources can be shared,” Ma said,
illustrating his point by referring to an arrangement that has enabled
Taiwanese and Japanese to fish without friction in the territorial sea
generated by the Senkaku/Diaoyutai Islands. At this tense juncture, Ma’s
proposal merits more consideration than it is likely to get.
|
Ngay trước cuộc họp Shangri-la,
Tổng Thống Đài Loan, Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) đã đưa ra một đề nghị. Đài
Loan là một bên tranh chấp, đang kiểm soát Itu Aba (Ba Bình), đảo lớn nhất
trong quần đảo Trường Sa, từ năm 1956. “Mặc dù chủ quyền không thể phân chia
nhưng tài nguyên thì có thể chia sẻ,” Mã Anh Cửu nói. Tổng Thống Đài Loan minh họa quan điểm của
mình qua việc đề cập đến một thoả thuận đã tạo điều kiện cho phép ngư dân Đài
Loan và Nhật Bản đánh cá mà không có va chạm trong lãnh hải được tạo ra từ
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài. Tại thời điểm căng thẳng này, đề nghị của Mã
Anh Cửu cần được xem xét nhiều hơn.
|
David Brown is a former US diplomat with wide experience in Southeast
Asia. He can be reached at nworbd@gmail.com
|
David Brown là một nhà cựu ngoại giao Mỹ với nhiều kinh nghiệm về khu
vực Đông Nam Á. Liên hệ nworbd@gmail.com
|
|
translated by Huynh Phan
|
http://www.asiasentinel.com/politics/getting-china-play-rules/
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn