MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 10, 2015

THE SOUTH CHINA SEA COULD BECOME A DANGEROUS CONTEST OF MILITARY MIGHT Biển Đông có thể trở thành cuộc chạy đua sức mạnh quân sự nguy hiểm

THE SOUTH CHINA SEA COULD BECOME A DANGEROUS CONTEST OF MILITARY MIGHT

Biển Đông có thể trở thành cuộc chạy đua sức mạnh quân sự nguy hiểm

Here’s how the United States can prevent that.
Sau đây là cách Hoa Kỳ có thể phòng tránh chuyện đó

by Howard W. French
Foreign Policy, JUNE 5, 2015
Howard W. French
Foreign Policy, 10/06/2015

2009, during the first go-round of China’s extended push to assert control over almost all of the South China Sea, Beijing staked its claim on a map that it submitted to the United Nations and soon published in every new passport it issued to its citizens.

Năm 2009, trong đợt đầu tiên của chiến dịch mở rộng của Trung Quốc để khẳng định quyền kiểm soát hầu hết vùng Biển Đông, Bắc Kinh ghim yêu sách của họ lên một bản đồ mà họ đệ trình lên Liên Hiệp Quốc và sau đó in [bản đồ] vào mỗi hộ chiếu mới để cấp cho công dân nước họ.

The map, formerly an obscure relic of Nationalist rule in the early 20th century, quickly became famous around the world for its most important feature, a loop in the form of nine dashes that droops hundreds of miles from China’s southernmost province, the island of Hainan, and approaches the shores of several Southeast Asian nations to enclose one of the world’s most important waterways. The map put China’s neighbors on notice that the region’s largest country was turning boldly revisionist as it grew in strength. For the time being, though, some may have been reassured by their belief that most of the world would scorn China’s attempt at cartographic fiat as fundamentally baseless.

Bản đồ này, trước đây là một di sản bí mật của chính phủ Quốc dân đảng vào đầu thế kỷ 20, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì một điểm quan trọng nhất của nó, một vòng cung dưới hình thức chín gạch ngang, kéo dài hàng trăm dặm từ tỉnh cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và tiếp cận bờ biển của một số nước Đông Nam Á, bao trùm một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới. Bản đồ đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc chú ý, đất nước lớn nhất khu vực đang trở nên xét lại khi họ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian hiện nay, một số nước có thể được trấn an bởi sự tin tưởng rằng hầu hết thế giới sẽ khinh bỉ nỗ lực của Trung Quốc trong chuyện tán thành việc vẽ lại bản đồ mà trên cơ bản là vô căn cứ.


Beijing’s own lack of confidence in the “nine-dashed line” is reflected in how it has never published coordinates delineating this claim, relying instead on a nebulous argument that China was the first to discover the group of islands and reefs now known as the Spratlys in antiquity — and has exercised control over them ever since. Virtually no element of this argument bears close scrutiny. For starters, it requires believing that the peoples of countries far closer to these formations than China — Malays, Chams, and Malaccans, to name a few — were not the formidable seafarers that they were.

Sự thiếu tin tưởng của chính Bắc Kinh về “đường chín đoạn” được phản ánh qua việc họ chưa bao giờ công bố tọa độ xác định tuyên bố này, thay vào đó, dựa vào một lập luận mơ hồ rằng Trung Quốc là người đầu tiên khám phá ra các nhóm đảo và rạn san hô từ thời cổ đại mà nay gọi là quần đảo Trường Sa – và đã thực hiện việc kiểm soát kể từ đó. Trên thực tế, không có điểm nào của lập luận này đứng vững trước sự khảo sát kỹ lưỡng. Đầu tiên, họ đòi hỏi phải tin tưởng rằng những dân tộc của các nước gần nhóm đảo hơn Trung Quốc – Mã Lai, Chàm, và Malaccans, chỉ kể vài tên – không phải là những người đi biển rành nghề như được biết đến.

The other clear giveaway that China lacked faith in any legal basis to its claim was its refusal to participate in a case brought by the Philippines to a U.N. Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) tribunal in 2013 directly challenging the nine-dashed line. Beijing announced almost immediately that regardless of the outcome, the tribunal’s decision would have no bearing on its behavior.

Điểm “cho không” rõ ràng khác về việc Trung Quốc thiếu niềm tin vào bất cứ cơ sở pháp lý nào đối với tuyên bố của họ là sự từ chối tham gia vào một vụ kiện do Philippines đưa ra tòa Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 2013, trực tiếp thách thức đường chín đoạn. Bắc Kinh tuyên bố gần như ngay lập tức rằng bất kể kết quả thế nào, quyết định của tòa án sẽ không có hiệu lực đối với các hoạt động của họ.

Rather than passively await the tribunal’s judgment, though, China has embarked on a breathtaking campaign of land reclamation and artificial-island building in the South China Sea, which in little more than a year has seeded the waterway with numerous new terrestrial positions, most of them large enough to be garrisoned and some already outfitted with runways long enough to accommodate military transport planes.

Thay vì thụ động chờ đợi phán quyết của tòa án, Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch khổng lồ trong việc cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, điều mà trong vòng hơn một năm, đã gieo vào đường thủy lộ nhiều địa điểm mặt đất mới, hầu hết đủ lớn để có thể đồn trú binh lính và một số đã được trang bị với phi đạo đủ dài để đáp ứng máy bay vận tải quân sự.

In proceeding to create “facts on the sea,” China has effectively announced its disinterest in reasoned discussion or debate.In proceeding to create “facts on the sea,” China has effectively announced its disinterest in reasoned discussion or debate. Many observers regarded it as a diplomatic gaffe when China’s then-foreign minister, Yang Jiechi, delivered a condescending lecture to his counterparts at an Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) forum in 2010 when the subject of maritime rights was raised. “China is a big country and other countries are small countries,” Yang declared — which everyone understood to mean they would have to bow before Beijing’s will. But after a similar regional gathering in Singapore in late May 2015, when several participants, including U.S. Defense Secretary Ashton Carter, pressed Beijing to halt its island building, the Foreign Ministry repeated this logic, calling China “a major country” — suggesting it has special prerogatives.

Trong tiến trình để tạo ra “sự kiện trên biển”, Trung Quốc đã chính thức công bố không có ý muốn tham gia vào cuộc thảo luận hay tranh luận. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một lỗi lầm về ngoại giao khi Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thuyết trình trong tư thế hạ mình với các đối tác tại diễn đàn Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2010 khi chủ đề về quyền hàng hải được nêu ra. Ông Dương tuyên bố, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ” – tất cả mọi người hiểu theo nghĩa là họ sẽ phải cúi đầu trước ý muốn của Bắc Kinh. Nhưng sau một cuộc họp khu vực tương tự ở Singapore vào cuối tháng 5 năm 2015, khi nhiều người tham dự, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, áp lực Bắc Kinh phải ngừng xây dựng đảo, Bộ Ngoại giao [Trung Quốc] lặp lại quan điểm này, gọi Trung Quốc là “nước lớn” – gợi ý rằng họ có đặc quyền.

Sovereignty is something traditionally defined collectively, but Hua Chunying, Beijing’s Foreign Ministry spokeswoman, later unspooled a series of talking points that signaled a mounting unilateralism on the issue. China’s claims in the South China Sea were formed over “the long course of history” and have “adequate historical and legal basis,” she asserted flatly. China’s construction work is “lawful, reasonable, and justified,” and is proceeding “at a pace and with a scale befitting her international responsibilities.” Freedom of navigation has never been and will never be an issue, she said, before adding that this concept should not be used “as an excuse to infringe upon the sovereignty, rights and security of coastal countries,” an implicit warning to the United States, which she effectively said should butt out.

Theo truyền thống, chủ quyền là điều được xác định dựa trên tập thể, nhưng Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh, sau đó đưa ra một loạt các chủ đề báo hiệu một chủ nghĩa đơn phương đang lớn dần về vấn đề này. Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đã được hình thành qua “quá trình lịch sử lâu dài” và có “cơ sở lịch sử và pháp lý đầy đủ”, bà khẳng định thẳng thừng. Công trình xây dựng của Trung Quốc là “hợp pháp, hợp lý và chính đáng”, và đang được tiến hành “với tốc độ và quy mô xứng đáng với trách nhiệm quốc tế”. Tự do hàng hải chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một vấn đề, bà cho biết, trước khi thêm rằng khái niệm này không nên sử dụng “như một cái cớ để xâm phạm chủ quyền, quyền và an ninh của các quốc gia ven biển”, một cảnh báo ngầm cho Hoa Kỳ, nước mà bà nói rõ ràng là nên tránh ra.

In his remarks in Singapore this May, Carter pointedly offered a starkly different perspective, vowing American military assets would “fly, sail, and operate wherever international law allows,” adding pointedly that “turning an underwater rock into an airfield simply does not afford the rights of sovereignty or permit restrictions on international air or maritime transit.”

Trong bài phát biểu tại Singapore tháng 5 này, ông Carter đã đưa ra một cái nhìn khác hẳn, thề rằng các phương tiện quân sự của Hoa Kỳ sẽ “bay, hải hành và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép,” chỉ thêm rằng “hoán chuyển một tảng đá dưới nước thành một sân bay chỉ đơn giản không được quyền chủ quyền hoặc quyền hạn chế hàng không quốc tế hoặc giao thông hàng hải. “

The way each side has framed matters raises the question: Why should Washington invest its might and prestige in such a faraway dispute at all?Why should Washington invest its might and prestige in such a faraway dispute at all? The most immediate reason is that for now, the United States is the only country that has both the means and the self-assurance to do so. China’s rival claimants, countries like the Philippines and even Vietnam, know that to confront Beijing so directly would invite defeat or humiliation. And this is exactly why proponents of American action regard it as an imperative.

Cách mỗi bên hình dung vấn đề đặt ra câu hỏi: Tại sao Washington đầu tư sức mạnh và uy tín của mình trong một cuộc tranh chấp xa xôi như vậy làm gì? Lý do trực tiếp nhất là, hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có cả phương tiện và sự tự tin để làm như vậy. Các đối thủ yêu sách chủ quyền với Trung Quốc, các nước như Philippines và ngay cả Việt Nam, biết rằng đối đầu với Bắc Kinh trực tiếp sẽ đưa đến thất bại hoặc sự sỉ nhục. Và đây chính là lý do tại sao những người ủng hộ hành động của Mỹ xem đó như điều bắt buộc.

At bottom, the unfolding dispute between Beijing and Washington is about two tightly intertwined issues that will go further than most realize in determining the future of the international order. The first is how major powers should interpret maritime law — and China and the United States take radically different positions on this, befitting their very different geographic circumstances.

Cuối cùng là các tranh chấp mở ra giữa Bắc Kinh và Washington là hai vấn đề gắn kết chặt chẽ với nhau, điều sẽ đi xa hơn như nhiều người nghĩ trong việc xác định tương lai trật tự thế giới. Đầu tiên là làm thế nào các cường quốc lớn giải thích luật lệ hàng hải – và Trung Quốc và Hoa Kỳ giữ vị trí hoàn toàn khác nhau về điều này, thích ứng với hoàn cảnh địa lý rất khác nhau của họ.

The United States became a global power in two steps. First, it achieved supremacy in its own hemisphere. And second, beginning with the end of the 19th-century Spanish-American War, by projecting its strength overseas via a navy that could dominate either of the world’s two largest oceans — by setting out at its leisure from either the East or the West Coast (plus the notable additions of Alaska, Hawaii, and Guam).

Hoa Kỳ đã trở thành một quyền lực toàn cầu trong hai bước. Đầu tiên, Hoa Kỳ đạt được ưu thế ở bán cầu riêng của mình. Và thứ hai, bắt đầu với sự kết thúc của Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ vào thế kỷ 19, bằng cách phô trương sức mạnh ra thế giới thông qua một lực lượng hải quân có thể thống trị cả hai đại dương lớn nhất thế giới – bằng cách bước ra chậm rãi từ cả bờ biển phía đông lẫn bờ biển phía tây (cộng với sự bổ sung đáng chú ý của Alaska, Hawaii, và Guam).

China, by contrast, is surrounded by historically troublesome, terrestrial neighbors, and its one coastline, in the East, is bottled up North to South by a long string of countries from the Korean Peninsula to Indonesia, which it refers to as the “first island chain.” Moreover, since World War II, the United States has maintained military alliances with many of the key nations off China’s coast, most notably Japan and the Philippines. For over seven decades now, American bases throughout the region have helped make the U.S. Navy the preeminent force in the seas off China.

Ngược lại, Trung Quốc bị bao bọc bởi những nước láng giềng có chung biên giới trên đất liền với lịch sử phiền hà và một bờ biển ở phía Đông bị đóng hộp từ Bắc tới Nam bởi một chuỗi dài của các nước từ bán đảo Triều Tiên tới Indonesia, mà họ đề cập đến như là “chuỗi đảo đầu tiên”. Hơn nữa, kể từ Thế chiến Thứ Hai, Mỹ đã duy trì liên minh quân sự với nhiều quốc gia chủ chốt ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc, nổi bật nhất là Nhật Bản và Philippines. Hơn bảy thập niên qua, các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đã giúp Hải quân Hoa Kỳ trở thành lực lượng ưu việt trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc.

Today’s China is determined to become a first-rank maritime power, but to do so, Beijing must first somehow become preeminent in its home waters. For the most part, talk of freedom of navigation is a distraction in the region’s mounting test of strength. Dominating the waters enclosed by the first island chain is vital for Beijing — for two far less discussed reasons. The first is about achieving tactical dominance in its home waters, making it prohibitively dangerous for the United States to deploy the nearby 7th Fleet in a conflict over Taiwan or in war with China.

Ngày nay, Trung Quốc quyết tâm trở thành một cường quốc biển hàng đầu, nhưng để làm được như vậy, đầu tiên Bắc Kinh, bằng cách nào đó phải có vị thế ưu việt trong vùng biển nhà của mình. Nói chung, bàn về tự do hàng hải là lạc hướng trong cuộc chạy đua gia tăng sức mạnh trong khu vực. Thống lĩnh vùng biển được bao bọc bởi chuỗi đảo đầu tiên là sống còn đối với Bắc Kinh – vì hai lý do ít được thảo luận. Đầu tiên là về việc đạt được sự thống trị chiến lược trong vùng biển nhà của họ, làm cho vùng biển trở nên nguy hiểm cho Hoa Kỳ nếu khai triển Hạm đội 7 trong một cuộc xung đột với Đài Loan hay chiến tranh với Trung Quốc.

The second reason is publicly invoked even less but arguably even more important. China possesses a much small nuclear arsenal than the United States. Survivability for any credible Chinese second-strike capability depends heavily on nuclear-armed submarines that operate from Hainan. The United States patrols the waters of the South China Sea with the worlds most advanced anti-submarine monitoring and warfare capabilities, and — to China’s great irritation — the Pentagon constantly monitors submarine traffic from Hainan to collect acoustic and operational intelligence.

Lý do thứ hai ít được công khai biết đến nhưng hẳn là quan trọng hơn. Trung Quốc sở hữu một kho vũ khí hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Khả năng sống sót với bất kỳ khả năng đánh trả đáng tin cậy nào của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các tàu ngầm mang vũ khí nguyên tử hoạt động từ đảo Hải Nam. Hoa Kỳ tuần tra vùng Biển Đông với các khả năng chiến tranh và giám sát chống tàu ngầm tân tiến nhất thế giới và – điều làm cho Trung Quốc rất khó chịu – Ngũ Giác Đài liên tục giám sát lưu thông tàu ngầm từ đảo Hải Nam để thu thập thông tin tình báo.

China may have abandoned the nine-dashed line argument, but it has in no way lowered its ambitions to control the South China Sea. To prevail there, Beijing can be expected to push a theory of maritime law that runs strongly contrary to that of the United States, and indeed of most nations. The general consensus holds that the 200-nautical-mile margin known as the exclusive economic zone (EEZ), which every coastal state is endowed with under UNCLOS, bars other nations from fishing, mining, and the like — but allows “innocent passage” of military vessels. China (along with, most notably, India and Brazil) holds that activity by foreign military vessels — including intelligence gathering — is excluded in other nations’ EEZs, unless they are granted prior permission.

Trung Quốc có thể từ bỏ tranh cãi về đường chín đoạn, nhưng không bao giờ họ giảm bớt tham vọng kiểm soát Biển Đông. Để thắng thế, có thể Bắc Kinh dự kiến sẽ đưa ra một lý thuyết về luật biển trái ngược hoàn toàn với Hoa Kỳ và cũng như hầu hết các quốc gia khác. Sự đồng thuận chung cho rằng giới hạn 200 hải lý gọi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), trong đó mỗi quốc gia ven biển được thừa hưởng theo UNCLOS, ngăn cấm các quốc gia khác đánh cá, khai thác mỏ, và những thứ như thế – nhưng cho phép tàu quân sự “qua lại không phương hại”. Trung Quốc (đáng chú ý, cùng với Ấn Độ và Brazil) cho rằng hoạt động của tàu quân sự nước ngoài – bao gồm việc thu thập thông tin tình báo – nên bị loại trừ khỏi vùng EEZ của nước khác, trừ khi họ được cấp giấy phép trước.

In the South China Sea, the implications of this are profound and grow ever more dramatic with China’s busy island-building campaign. In December 2014, I visited the Hainan-based think tank National Institute for South China Sea Studies. The director, Wu Shicun, affected a startled look and replied “Of course not,” when I asked him if the artificial islands China is building would enjoy any sovereign rights, such as an economic zone or airspace. In the space of a few months, though, China’s position seems to have already begun to shift, as borne out by Chinese navy warnings to “leave immediately in order to avoid misjudgment,” issued to an American overflight of one of its new land reclamation projects at Fiery Cross.

Trong vùng Biển Đông, tác động của quan điểm này thật sâu đậm và gây nên ấn tượng chưa từng có với chiến dịch xây dựng đảo tất bật của Trung Quốc. Trong tháng 12 năm 2014, tôi đến thăm Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông có trụ sở ở đảo Hải Nam. Giám đốc Wu Shicun, đưa ra một một cái nhìn hoảng hốt và trả lời: “Tất nhiên là không”, khi tôi hỏi ông ta nếu các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng sẽ được hưởng bất kỳ quyền chủ quyền nào, chẳng hạn như một khu kinh tế hoặc không phận. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài tháng, lập trường của Trung Quốc dường như đã bắt đầu thay đổi, như được phát ra bởi những cảnh báo của hải quân Trung Quốc “hãy rời khỏi ngay lập tức để tránh quyết định sai lầm”, nhắm tới một chiếc máy bay của Mỹ bay ngang qua một trong những dự án cải tạo đất mới tại đá Chữ Thập.

At the Singapore gathering, China avoided addressing the question of its theory of sovereign rights for the artificial islands it is building on submerged reefs and atolls in the Spratlys. To the extent that nautical limits can be established around them, China will be able to bar foreign navies from large swaths of the South China Sea, and if the 200 nautical mile standard can be applied broadly enough, these waters would become a no-go zone to others — a new “great wall of sand,” as the U.S. commander in the Pacific, Adm. Harry Harris, put it. That is why, from Washington’s point of view, standing up to Beijing and preventing it from establishing any precedent, seems so compelling.

Tại cuộc họp ở Singapore, Trung Quốc đã tránh trả lời những câu hỏi về lý thuyết chủ quyền đối với các hòn đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng trên các rạn san hô ngập nước và đảo san hô ở quần đảo Trường Sa. Trong tầm mức nếu giới hạn hải lý có thể được thiết lập xung quanh chúng, Trung Quốc sẽ có thể ngăn cấm hải quân nước ngoài đi vào khu vực rộng lớn ở Biển Đông, và nếu tiêu chuẩn 200 hải lý có thể được áp dụng đầy đủ một cách rộng rãi, vùng biển này sẽ trở thành vùng bất khả xâm phạm đối với các nước khác – “vạn lý trường thành cát” mới, như Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương, đặt tên. Đó là lý do tại sao, quan điểm của Washington chống chọi với Bắc Kinh và ngăn chặn không cho thiết lập bất kỳ tiền lệ nào, như là điều bắt buộc.

There was a moment of unusual candor at the Singapore gathering that could have easily been dismissed as bluster, when Carter vowed the United States “will remain the principal security power in the Asia-Pacific for decades to come.” Wherever one stands on the underlying issues, that is indeed what this is about. Few contests will be more momentous in the years ahead.

Có một giây phút thẳng thắn bất thường tại đối thoại ở Singapore mà có thể dễ dàng bị bỏ qua như sự hù dọa, khi ông Carter tuyên bố Hoa Kỳ “sẽ vẫn là cường quốc an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập niên tới”. Dù ở bất cứ nơi nào khi dựa vào những vấn đề cơ bản này đều biết rằng vấn đề thật ra nằm ở đây. Sẽ có vài cuộc tranh đua đáng ghi nhớ hơn trong những năm tới.

If the nature of this competition is clear, the best way forward for the United States is not. Critics who say that Washington has been underinvested in this problem since as far back as the 1990s have cheered the Pentagon’s show of resolve. The United States’ best option, though, is probably to eschew showy confrontation and emphasize, instead, the stakes for the international system.

Nếu bản chất của cuộc cạnh tranh này đã rõ ràng, không có con đường tốt nhất đang chờ Hoa Kỳ ở phía trước. Các nhà phê bình, những người nói rằng Washington đã thiếu đầu tư vào vấn đề này từ thập niên 90, đã cổ vũ thái độ quả quyết của Ngũ Giác Đài. Dù sao, sự lựa chọn tốt nhất của Hoa Kỳ có lẽ là tránh đối đầu và làm nổi bật, thay vào đó là sự tham gia vào hệ thống quốc tế.

The single best measure available would be for Congress to ratify UNCLOS — a move which is scarcely discussed in Washington nowadays. From there, the United States should urge sympathetic states in the Western Pacific to take their cases against China to the Law of the Sea tribunal, like the Philippines has done. If China continues to build artificial islands and equip them militarily, it may be necessary to steam into waters claimed by Beijing on dubious grounds. But calling China out legally allows a range of smaller countries to take a stand on a rules-based international order — which is what the United States should stand for — rather than reducing this to a dangerous contest of military might.

Chỉ có biện pháp tốt nhất là Quốc hội phê chuẩn UNCLOS – một hành động hiếm khi được thảo luận tại Washington hiện nay. Từ đó Hoa Kỳ cần thúc giục các nước thân thiện trong vùng Tây Thái Bình Dương kiện Trung Quốc ra tòa án về luật biển, như Philippines đã làm. Nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng các hòn đảo nhân tạo và trang bị quân sự trên các hòn đảo đó, có lẽ cần thiết phải nhảy vào vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên cơ sở mơ hồ. Nhưng việc gọi Trung Quốc ra một cách hợp pháp, cho phép một loạt các nước nhỏ hơn có một chỗ đứng trên một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp – đó là điều mà Hoa Kỳ nên đại diện cho – thay vì hạ xuống thành một cuộc chạy đua sức mạnh quân sự nguy hiểm.


http://foreignpolicy.com/2015/06/05/south-china-sea-dangerous-contest-military-united-states-navy/




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn