|
|
Mercantilism Lives
|
Chủ nghĩa Trọng
Thương vẫn sống
|
Charles L. Hooper*
|
Charles L. Hooper
|
APRIL 4, 2011
|
4/4/2011
|
"Can you
imagine anyone celebrating a decline in the value of his or her assets?"
|
"Bạn có thể
tưởng tượng có ai ăn đó lại ăn mừng khi giá trị tài sản của bị suy giảm hay không?"
|
Many Americans may not realize that some of today's
political leaders and mainstream media espouse ideas that were discredited
and left for dead over two hundred years ago. As in any number of horror
flicks, sometimes the dead don't stay that way.
|
Nhiều người Mỹ ngày nay không để ý rằng một số nhà lãnh
đạo chính trị và giới truyền thông dòng chính đang tán tụng những ý tưởng đã
bị phủ nhận và đã bị để cho chết hơn hai trăm năm trước. Cũng giống như trong
những phim kinh dị, có những kẻ tuy đã chết chôn xuống đất rồi mà không chịu
nằm yên.
|
When I studied economics in college, I learned that
mercantilism supplanted feudalism to become the predominant economic doctrine
through the late Middle Ages. Mercantilism, "economic nationalism for
the purpose of building a wealthy and powerful state,"1 is based on this
logic: "The richer the nation, the stronger the nation; the stronger the
nation, the better for every member of that kingdom."2 It wasn't until
the 17th century that mercantilism was seriously challenged, and Adam Smith
finally drove a stake through its heart when he published The Wealth of
Nations 235 years ago. Perhaps most economists hold this clean view of
history, but it seems that the rest of the world never got the memo.
Unfortunately, the archaic and counterproductive ideas of mercantilism are
alive and kicking in 21st-century America.
|
Khi còn đi học môn kinh tế, tôi học được rằng chủ nghĩa
trọng thương đã dành chỗ và thay thế chế độ phong kiến để trở thành một học
thuyết kinh tế thống trị tư tưởng trong thời Trung Cổ. Chủ nghĩa Trọng thương
được định nghĩa như sau: "chủ nghĩa kinh tế quốc gia nhằm xây dựng một
nhà nước giàu mạnh và có quyền lực."[1] Định nghĩa này được đặt căn bản
trên lập luận như thế này: "Một nước càng giàu, thì nước đó càng mạnh;
một nước càng mạnh, thì đời sống của mọi người trong nước đó đều khá
hơn."[2] Mãi cho đến thế kỷ 17, thì giá trị của chủ nghĩa trọng thương
mới bị xét lại một cách nghiêm túc, và Adam Smith là người đã đóng cọc nhọn
vào trái tim của chủ nghĩa trọng thương, để cho nó chết luôn, bằng tác phẩm
Tài sản của Quốc gia (The Wealth of Nations), được ấn hành 235 năm trước đây.
Có lẽ đa số những nhà kinh tế đều nắm được quan điểm lịch sử này, nhưng dường
như phần còn lại của thế giới chưa bao giờ nhận được tờ cáo phó của chủ nghĩa
trọng thương. Rủi thay, những ý tưởng cổ lỗ và phản tác dụng của chủ nghĩa
trọng thương vẫn còn đang sống và hoạt động tại nước Mỹ vào thế kỷ 21.
|
Mercantilism is a somewhat amorphous constellation of
ideas specifying how the components of society should be organized.
Mercantilist writers didn't always agree with each other and were,
ironically, often critical of the mercantilist system. Still, a few central
themes emerged: Protectionist measures should be implemented to protect
domestic producers; exports should be increased and imports reduced;
employment should be fostered in the domestic market; and monetary policy
should increase the quantity of money and precious metals. With regard to
this last point, while consumable goods increase our quality of life,
mercantilists believed that money was better than goods because money could
always buy more goods, while goods might go unsold or even spoil. Plus, they
reasoned, goods are consumed and, therefore, "lost," while precious
metals have lasting value.
|
Chủ nghĩa trọng thương gồm một số những ý tưởng rời rạc,
không có hình thái nhất định, nhưng lại quy định những thành tố của xã hội
nên được tổ chức theo cơ cấu nào. Những nhà tư tưởng trọng thương không phải
lúc nào cũng đồng ý với nhau, và khôi hài thay, có nhiều khi lại phê phán
chính cái hệ thống của chủ nghĩa này. Tuy vậy, ta có thể ghi nhận một vài
điểm trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương như sau: Những biện pháp bảo hộ mậu
dịch nên được áp dụng để bảo vệ cho những nhà sản xuất nội địa; xuất cảng nên
tăng và nhập cảng nên giảm; việc làm nên được tăng cường tại thị trường nội
địa; và chính sách tiền tệ nên gia tăng trữ lượng tiền và kim loại quý. Về
điểm cuối cùng này, mặc dù hàng tiêu dùng làm cho phẩm chất của đời sống
chúng ta được gia tăng, những nhà trọng thương lại tin rằng tiền bạc tốt hơn
là hàng hóa, bởi vì có tiền thì lúc nào mua hàng hóa cũng được, trong khi
hàng hóa có thể không bán được hay bị hư hao đi. Thêm nữa, họ còn lý luận
rằng hàng hóa là để tiêu dùng và như vậy là "mất" đi rồi, còn kim
loại quý luôn luôn có giá trị lâu dài.
|
Mercantilism is an economic theory from the perspective of
exporters, protectionists, politicians, and money hoarders, and its primary
beneficiaries are big business and big government. Basically, the more goods
you sell outside your country and the more gold and silver you bring in and
store safely in your vaults, the better. The corollaries are that exports are
good, imports are bad, a weak currency is wonderful, and trade surpluses are
the bees' knees.
|
Chủ nghĩa trọng thương là một lý thuyết kinh tế nhìn từ
quan điểm của những nhà xuất cảng, bảo hộ mậu dịch, chính trị gia và những kẻ
tích trữ tiền tệ, và những kẻ được lợi chính từ lý thuyết này là những công
ty lớn và chính quyền lớn. Một cách cơ bản, ta càng bán được nhiều hàng hóa
ra nước ngoài và đem về càng nhiều vàng và bạc để cất kỹ trong tù sắt thì
càng tốt. Hệ luận của lý thuyết này như sau: xuất cảng càng nhiều càng tốt,
nhập cảng càng nhiều càng xấu, giá trị đồng tiền giảm là tuyệt và thặng dư
mậu dịch là tối ưu.
|
Whether they realize it or not, many modern politicians of
various stripes are mercantilists. Just watch the news and you'll see those
in our government and in the media expressing predominantly mercantilist
views: Our trading partners' currencies are too cheap and the trade deficit
is too high—together, these two factors reduce domestic employment.
|
Không biết là chính họ có nhận thức được điều này hay
không, nhưng vô hình trung, rất nhiều chính trị gia hiện đại thuộc đủ mọi
khuynh hướng, đều theo chủ nghĩa trọng thương. Cứ xem tin tức trên TV thì thấy
những người trong chính quyền và cơ quan truyền thông đang đưa ra những quan
điểm theo phái trọng thương: Giá trị tiền tệ của những đối tác mậu dịch với
chúng ta quá rẻ và thâm hụt mậu dịch thì quá cao - và hai yếu tố này cùng với
nhau đã làm giảm công ăn việc làm trong nước.
|
One mercantilist action available to a country like the
United States is to devalue its currency, which simultaneously makes its
exports cheaper and its imports more expensive. This may sound logical, but
this tenet of mercantilism is counterproductive. If you have dollars in your
wallet and I have yen, wouldn't you be upset if your dollars became less
valuable and you grew poorer relative to me? Can you imagine anyone
celebrating a decline in the value of his or her assets?
|
Một trong những biện pháp trọng thương mà một nước như Mỹ
có thể áp dụng là làm giảm giá tiền tệ của mình, tức là cùng một lúc làm cho
hàng xuất cảng rẻ hơn và hàng nhập cảng mắc hơn. Điều này nghe ra có vẻ hợp
lý, nhưng cái nguyên tắc này lại phản tác dụng. Nếu bạn có tiền đô-la trong
túi và tôi có tiền Yen Nhật, bạn có bực mình không khi thấy tiền đô-la của
bạn bị giảm giá trị và so với tôi thì bạn bị nghèo hơn? Bạn có thể nghĩ xem
có ai mà lại đi ăn mừng vì tài sản của mình bị giảm giá trị không?
|
Do you have more dollars in your portfolio than yen or renminbi
or euros? I do. Don't you want your portfolio to increase in value? I do.
Then why wish for the American dollar to decline in value?
|
Bạn có nhiều đô-la trong số vốn đầu tư của mình hơn tiền
yen hay nhân-dân-tệ, hay đồng Euro không? Tôi có. Bạn có muốn số vốn đầu tư
của bạn tăng thêm giá trị không? Tôi muốn. Thế thì tại sao bạn lại muốn cho
đồng đô Mỹ bị giảm giá?
|
While I have nothing against gold and silver (I own some of
each), they are a store of value—a means to an end—not an end in themselves.
I hope to use my gold and silver (and dollars, yen, renminbi, and euros) to
someday buy another house, another car, more education, and more vacations.
It is these goods and services— not the intermediate stores of value that I
use to purchase them—that improve and enrich my life. By focusing on
stockpiling money and structurally impeding the market in the process,
mercantilist actions ensure that I will get fewer of the goods and services I
want.
|
Dù tôi chẳng có ác cảm gì với vàng hay bạc (mỗi thứ tôi có
một ít), quý kim chỉ là vật giữ giá trị-một phương tiện cho một mục đích nào
đó-chứ tự nó không phải là mục đích. Tôi hy vọng là sẽ dùng vàng hay bạc của
tôi (và cả đô-la, yen, nhân-dân-tệ và Euro) để một ngày nào đó mua thêm một
căn nhà, một cái xe, trả học phí để học thêm, và đi nghỉ mát nhiều hơn. Đó
chính là hàng hóa và dịch vụ-chứ không phải là cái giá trị lưu trữ trong quý
kim hay tiền bạc mà tôi dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ, tức là những điều
làm cho đời sống của tôi được cải thiện và phong phú hơn. Chỉ cố chú trọng
vào tích trữ tiền tệ và qua đó làm trở ngại cho tiến trình vận hành của thị
trường, những biện pháp trọng thương khiến cho tôi càng ngày càng khó mua
được những hàng hóa và dịch vụ mà tôi muốn.
|
Other mercantilist actions available to the U.S.
government include import restrictions and tariffs, which various politicians
and pundits discuss and advocate regularly. By taking these actions, with the
alleged goal of helping ordinary Americans, the U.S. government would make it
harder and more expensive for us to buy what we want.
|
Những biện pháp trọng thương khác mà chính quyền Mỹ có thể
áp dụng gồm có giới hạn nhập cảng và đánh thuế hàng nhập cảng; biện pháp này
được nhiều chính khách và nhà bình luận thuộc đủ mọi khuynh hướng thảo luận
và thường xuyên vận động. Khi thực hiện những biện pháp này, với cái mục đích
được cho là để giúp cho người dân Mỹ, chính quyền Mỹ đã khiến cho người dân
phải mua hàng hóa mắc hơn và khó kiếm hơn.[3]
|
Let's directly address the much-maligned trade deficit. If
I buy a made-in-Japan car from Toyota, what happens? Simple. I get a nice car
and a Japanese company gets some dollars that it then pays to its suppliers,
employees, and shareholders (the last of whom include me). What can these
people do with the dollars that they don't spend on American goods? Only five
things: buy U.S. assets, including stocks, bonds, and land; engage in direct
investment in the United States by building plants, etc.; buy U.S. services;
exchange the dollars on the currency market; or keep them.
|
Bây giờ hãy thảo luận về sự thâm hụt mậu dịch, [một tình
trạng] vẫn bị xem là điều xấu xa, xem như thế nào. Nếu tôi mua một cái xe
Toyota làm tại Nhật thì điều gì xảy ra? Đơn giản lắm. Tôi có một cái xe tốt
và một công ty của Nhật có thêm tiền và dùng số tiền này để trả cho những nhà
cung cấp vật liệu, cho nhân viên và cho cổ đông (trong số cổ đông này có
tôi). Những người được trả tiền này sẽ làm gì nếu họ không sử dụng để mua
hàng hóa Mỹ? Chỉ có năm trường hợp: mua tài sản của Mỹ gồm có cổ phiếu, trái
phiếu và đất đai; đầu tư trực tiếp vào nước Mỹ qua việc xây dựng hãng xưởng,
v.v.; mua những dịch vụ của Mỹ; buôn bán đồng đô-la trên thị trường tiền tệ;
hay là cất trong tủ sắt.
|
By purchasing U.S. assets or services, the purchasers make
individual Americans and American companies richer. After all, in any
exchange, both sides gain or else they wouldn't engage in the exchange.
Direct investment in plant and equipment increases the productivity and,
therefore, the wages of American workers. If these foreigners keep their
dollars, then we get valuable cars and they get cheap pieces of paper that
our government can print for pennies on the dollar. If they exchange their
dollars on international currency exchanges, then the person or entity they
exchange with has the same invest/buy products/buy services/exchange/keep
decision to make.
|
Khi mua những tài sản hay dịch vụ của Mỹ, người mua sẽ
giúp cho người Mỹ và những công ty Mỹ giàu có hơn. Vì chung cục, trong bất kỳ
giao dịch nào, cả hai bên đều phải có lợi, chứ nếu không thì chẳng có ai tham
gia giao dịch. Đầu tư trực tiếp vào hãng xưởng và dụng cụ sẽ làm gia tăng
hiệu suất sản xuất và qua đó giúp cho đồng lương công nhân Mỹ tăng. Còn nếu
những người ngoại quốc giữ đô-la mà không làm gì cả, thì người Mỹ chúng ta có
được những chiếc xe có giá trị, còn họ thì chỉ giữ được những miếng giấy rẻ
tiền mà chính phủ Mỹ có thể in ra rất nhiều. Còn nếu họ đổi tiền trên thị
trường tiền tệ quốc tế, thì những đối tác của họ cũng có cùng những quyết
định quan trọng như đầu tư/mua sản phẩm/mua dịch vụ/giữ tiền như họ vậy.
|
In the worst case, our dollars come back to buy American
goods, services, or assets. In the best case, our dollars don't come back and
we get useful goods virtually for free. A trade deficit reflects the best
case, while a trade surplus reflects the worst—but still good—case.
|
Trong trường hợp xấu nhất, đồng đô Mỹ quay trở lại để mua
hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản của Mỹ. Trường hợp tốt nhất là người ta giữ
luôn đồng đô-la và ta có được những hàng hóa hữu ích hầu như được miễn phí.
Thâm hụt mậu dịch phản ảnh trường hợp tốt nhất, trong khi thặng dư mậu dịch
là trường hợp tệ nhất-nhưng vẫn còn là tốt.
|
Mercantilists argued for a strong nation with a strong
military. With the importation of manufactured goods, some fear an atrophy of
America's manufacturing ability, and so it is the (largely mercantilist)
hawks who offer the only modern argument for keeping domestic manufacturing
strong at the expense of the rest of the economy. They ask, "What
happens if we go to war and we have no ability to manufacture tanks and
guns?"3 The simplest solution, of course, is to avoid starting any wars.
(History shows that this is unlikely.) The U.S. military is perennially
muscle-bound and U.S. manufacturing is persistently strong. While it is true
that American manufacturing has shed seven million workers since the late
1970s, today's workers produce three times as much as their 1972
counterparts.4 U.S. manufacturing hit an all-time record for output in
20075—before the recession—and is virtually tied with China for the world's
largest. Consider that if the U.S. manufacturing sector were a separate economy,
it would fit nicely between France and the United Kingdom as the world's
sixth-largest economy, enjoying an annual output of $2.155 trillion6—hardly
reason for hand-wringing.
|
Những người theo phái trọng thương ủng hộ lập luận xây
dựng một nước mạnh với một lực lượng quân sự hùng mạnh. Vì sự nhập cảng những
hàng hóa công nghiệp cuả nước ngoài, một số e ngại là khả năng sản xuất công
nghiệp của Mỹ sẽ bị teo tóp lại, và vì vậy những kẻ diều hâu (đa số theo phái
trọng thương) đưa ra đề nghị nhằm chú trọng vào việc giữ sức mạnh sản xuất
công nghiệp nội địa hơn là những lãnh vực khác của kinh tế. Họ đặt vấn đề,
"Nếu chiến tranh xảy ra, thì ta sẽ làm gì nếu không còn khả năng sản
xuất súng đạn và chiến xa?"[4] Giải pháp đơn giản nhất, dĩ nhiên, là
đừng đánh nhau. (Lịch sử cho thấy điều này khó xảy ra). Lực lượng quân sự của
Mỹ luôn luôn dựa vào sức mạnh của vũ khí và mức sản xuất công nghiệp của Mỹ
vẫn tiếp tục được duy trì trong tình trạng lớn mạnh. Đúng là nền sản xuất
công nghiệp của Mỹ đã sa thải bảy triệu nhân công từ cuối thập niên 1970,
nhưng công nhân Mỹ ngày nay sản xuất nhiều hơn những công nhân thời 1970 tới
ba lần.[5] Nền sản xuất công nghiệp của Mỹ đã đạt tới năng suất kỷ lục vào
năm 2007[6], trước khi bị suy thoái kinh tế, và cùng với Trung Hoa là hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới. Hãy xem con số sau đây, nếu bộ phận sản xuất công
nghiệp của Mỹ là một nền kinh tế tách riêng ra, thì nó sẽ nằm giữa hai nền
kinh tế của Anh và Pháp, thuộc vào hàng những nền kinh tế đứng hàng thứ sáu
trên thế giới, với mức sản phẩm hàng năm là $2.155 ngàn tỷ đô-la
(trillion).[7] Con số lớn lao này đủ chứng minh là ta không cần phải lo ngại
thái quá.
|
Modern mercantilists are saying that American consumers
should suffer higher prices due to tariffs, import restrictions, and currency
devaluations to support and protect American manufacturers, who can then hire
workers, export goods, and bring in hard currency. Modern economists reply
that this is a way to make a nation poorer, not richer. Trade benefits both
parties, whether the parties reside in Germany or Germantown, Pennsylvania.
The way to make the nation wealthy is to keep the currency stable and allow
domestic and international trade to flourish. In doing so, we allow individuals
and individual geographical areas to specialize and discover their
comparative advantage—that area of production in which we are most productive
and most efficiently create what others want. By finding and pursuing our
comparative advantage, we get the most value for a given input, and the
nation as a whole becomes richer.
|
Những người theo phái trọng thương hiện đại cho rằng người
tiêu thụ tại Mỹ nên chịu gía hàng hóa cao hơn do thuế khóa đánh vào hàng nhập
cảng, những quy định giới hạn hàng nhập cảng, và giảm giá trị tiền tệ để yểm
trợ và bảo vệ những nhà sản xuất công nghiệp của Mỹ, những người sẽ thuê mướn
nhân công, xuất cảng hàng hóa, và đem về tiền mặt. Còn những nhà kinh tế hiện
đại trả lời rằng đó là cách khiến cho một nước nghèo hơn chứ không giàu có
hơn được. Mậu dịch làm lợi cho cả hai bên, dù hai bên có ở đâu đi chăng nữa,
như ở ngay bên nước Tàu, hay ở Phố Tàu tại San Francisco. Cách thức để làm
cho một nước giàu mạnh là giữ đồng tiền ổn định và để cho mậu dịch nội địa
cũng như quốc tế được phát triển. Làm như vậy thì những cá nhân và những địa
phương cá biệt có điều kiện để chuyên môn hóa [ngành nghề] và khám phá ra lợi
thế tương đối của chính mình-tức là lãnh vực sản xuất mà ta có năng suất cao
nhất và phương thức sản xuất hữu hiệu nhất để làm ra những hàng hóa mà người
khác muốn mua. Khi tìm ra được lợi thế tương đối và sản xuất theo hướng này, thì
cùng với một số lượng chi vào cho sản xuất, ta thu lại được sản phẩm và số
lượng có giá trị cao nhất, và nhờ thế mà quốc gia, nói chung, trở nên giàu có
hơn.
|
As Adam Smith pointed out,
It is the maxim of every prudent master of a family, never
to attempt to make at home what it will cost him more to make than to buy....
If a foreign country can supply us with a commodity cheaper than we ourselves
can make it, better buy it of them with some part of the produce of our own
industry, employed in a way in which we have some advantage.7
Protecting domestic industries has a certain appeal. By
keeping out foreign competitors, the thinking goes, we can save jobs for
Americans and give struggling industries the shelter they need to become
strong. Unfortunately, the reality of protectionism is downright ugly. First,
there is the effort put into lobbying Congress instead of making tough
choices and creating a productive industry. Second is the direct cost of the
protected jobs. For example, to save 226 American luggage manufacturing jobs,
American consumers have been forced to pay an additional $290 million
annually for their luggage, which translates to an outrageous $1.285 million
for each job saved.8 (No one, especially the American consumer, would argue
that those jobs are worth that much.) Third, more workers typically are
employed in industries that use the output than in industries that make the
protected output. Workers in steel-using industries, for instance, outnumber
those in steel-producing industries by 57 to 1.9 Making steel more expensive
hurts the 57 workers who use the steel, while only one steel-producing worker
is helped, and that's in addition to all the consumers who are hurt.
Why, it is worth asking, should consumers be forced to
support producers? Why not force producers to give a low price to consumers?
One is just as arbitrary as the other. Indeed, most of us have heard of the
friend ("the consumer") buying a car from another friend ("the
producer") who leans on the friendship to ask for a lower price.
|
Như Adam
Smith đã nêu ra:
"Đây
là một định luật cho tất cả những người trưởng gia đình khôn ngoan, là không
bao tìm cách tự làm ra những gì tại nhà, mà lại mắc hơn nếu đi mua [ở ngoài
tiệm.]...Nếu một nước ngoài có thể cung cấp cho ta một món hàng rẻ hơn giá
thành do ta tự làm lấy, thì tốt hơn là mua của họ, bằng một số lượng nào đó
của nền kỹ nghệ của ta mà ta có lợi thế hơn họ."[8]
Bảo hộ kỹ
nghệ nội địa cũng có sức hấp dẫn [đối với một số người]. Bằng cách ngăn không
cho hàng hóa ngoại quốc cạnh tranh với hàng quốc nội, ta có thể giữ được việc
làm cho người Mỹ và giúp cho những công ty đang gặp khó khăn có chỗ nương tựa
khi cần, cho đến khi họ trở nên mạnh mẽ trở lại. Rủi thay, thực tế của chính
sách bảo hộ có nhiều điều tệ hại và xấu xa mà nhiều người không để ý tới. Trước
hết là nỗ lực vận động Quốc hội đưa ra chính sách bảo hộ mậu dịch, thay vì
phải đưa ra những quyết định khó khăn về mậu dịch quốc tế. Thứ hai là phí tổn
trực tiếp của sự bảo hộ việc làm cho nhân công. Thí dụ để giữ lại 226 công
việc sản xuất va-li cho công ty của Mỹ, người tiêu dùng tại Mỹ phải trả thêm
một số tiền hàng năm là $290 triệu đô-la cho tiền mua va-li hàng năm. Tính đổ
đồng thì phí tổn để giữ lại một công việc làm va-li lên tới $1.2 triệu
đô-la.[9] (Chẳng có ai, nhất là đối với người tiêu dùng Mỹ, lại có thể lập
luận là những công việc này đáng giá tới chừng đó.) Thứ ba những kỹ nghệ sử
dụng sản phẩm thuê nhiều công nhân hơn những kỹ nghệ sản xuất ra những sản
phẩm được bảo hộ. Thí dụ, công nhân trong những kỹ nghệ sử dụng thép [để làm
xe hơi chẳng hạn] đông hơn số công nhân trong kỹ nghệ chế tạo thép gấp 57
lần.[10] Làm cho giá thép mắc hơn sẽ gây thiệt hại cho 57 công nhân dùng thép
mà chỉ giúp được cho một công nhân chế tạo thép, và thêm vào đó là tất cả mọi
người tiêu dụng đều bị thiệt hại.
Câu hỏi
tại sao người tiêu dùng bị buộc phải hỗ trợ người sản xuất, và tại sao không
buộc người sản xuất bán hàng cho người dùng với giá rẻ là một câu hỏi đáng
cho ta suy nghĩ. Cả hai câu hỏi này đều chẳng có nghĩa lý gì. Thực ra, hầu
như chúng ta ai cũng đã biết đến trường hợp về một người bạn ("người
mua") mua một cái xe của một người bạn khác ("người sản xuất")
với hy vọng nhờ vào tình bạn mà mua được cái xe với giá rẻ hơn.
|
Mercantilist policies make our nation and us poorer, not
richer. But you would never know that by listening to most politicians or by
reading most newspapers. Adam Smith saw the mercantile system as an enormous
conspiracy by manufacturers and merchants against consumers, and in 1776, he
wrote, "Nothing, however, can be more absurd than this whole doctrine of
the balance of trade."10 As economist Henry George pointed out,
"What protection teaches us, is to do to ourselves in time of peace what
enemies try to do to us in time of war."11 That will never be good policy
and will never make America strong. Isn't it time to dispel anachronistic
ideas and listen to the insightful masters of modern economics?
|
Những chính sách kinh tế của phái trọng thương làm cho
nước ta và chúng ta nghèo đi, chứ không giàu lên được. Nhưng ta sẽ không bao
giờ biết được điều này khi nghe những phát biểu của chính trị gia hay đọc
trên báo chí. Adam Smith cho rằng hệ thống kinh tế trọng thương là một âm mưu
vĩ đại giữa những nhà sản xuất công nghiệp và thương nhân chống lại người
tiêu thụ, và năm 1776, Smith đã viết, "Không có điều gì có thể ngớ ngẩn
hơn là toàn bộ cái lý thuyết quân bình mậu dịch."[11] Tương tự như vậy,
kinh tế gia Henry George đã nêu ra, "Điều mà bảo hộ mậu dịch dạy cho ta
là tự gây ra cho mình trong thời bình những thiệt hại mà kẻ thù gây ra cho ta
trong thời chiến."[12] Bảo hộ mậu dịch chưa bao giờ là một chính sách
tốt và sẽ chẳng bao giờ làm cho nước Mỹ mạnh mẽ. Chẳng phải bây giờ là lúc ta
nên dẹp đi luôn những ý tưởng đã lỗi thời và lắng nghe những nhận định sâu
sắc của những bậc thầy về kinh tế hiện đại?
|
*Charles L. Hooper is president of Objective Insights and a
visiting fellow with the Hoover Institution. He is coauthor of Making Great
Decisions in Business and Life (Chicago Park Press, 2006).
|
Charles L. Hooper là Chủ tịch của tổ chức Objective Insight
và là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Hoover. Hooper cũng là đồng tác giả của
cuốn sách Making Great Decisions in Business and Life (Chicago Park Press,
2006).
|
Footnotes
1.
Laura LaHaye, "Mercantilism," in David R.
Henderson, ed., The Concise Encyclopedia of Economics, Liberty Fund, 2008.
2.
John J. McCusker, Review essay of Eli F. Heckscher's
Mercantilism, Economic History Association, December 3, 2000.
3.
One author writes, "[T]he decline of specific
industrial sectors such as steelmaking, electronics, chemicals and
pharmaceuticals will limit the options military planners have for sustaining
the most demanding military campaigns." See Loren Thompson,
"America's Economic Decline,"Armed Forces Journal, March 2009.
4.
Mark J. Perry, "The Truth About U.S.
Manufacturing,"Wall Street Journal, February 25, 2011.
5.
Donald J. Boudreaux, "Manufacturing Error," Cafe
Hayek, August 12, 2009.
6.
Ibid. Mark J. Perry, "The Truth About U.S.
Manufacturing."
7.
Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations, The University of Chicago Press, Vol I, Book IV, Ch II, pg
478-479, 1976, originally published in 1776. Passage is at pars.
IV.2.11-IV.2.12.
8.
The Fruits of Free Trade, 2002 Annual Report, Federal
Reserve Bank of Dallas, Exhibit 11. The High Cost of Protectionism.
9.
Ibid. Fruits of Free Trade, Exhibit 11.
10.
Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations, Vol. I, Book IV, Ch. III, Pt. II, pg. 513. Passage is at
par IV.3.31.
11.
Henry George, Protection or Free Trade, Ch. IV, pg 12,
Government Printing Office, 1892. Passage is at Chapter 6, par. VI.7.
|
|
|
|
http://www.econlib.org/library/Columns/y2011/Hoopermercantilism.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, February 6, 2013
Mercantilism Lives Chủ nghĩa Trọng Thương vẫn còn sống
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn