|
|
China’s Not a Superpower
|
Trung quốc không
phải là một siêu cường
|
By Minxin Pei
The Diplomat
|
Minxin Pei
The Diplomat
|
|
|
…and won’t be
anytime soon, according to Minxin
Pei, who says its
political and economic situation is more precarious than it looks.
|
… và không thể một
sớm một chiều trở thành siêu cường, theo Minxin Pei, tình hình chính trị và
kinh tế của nó bất ổn hơn nhiều so với vẻ ngoài.
|
With the United States apparently in terminal decline as
the world’s sole superpower, the fashionable question to ask is which country
will be the new superpower? The near-unanimous answer, it seems, is China.
Poised to overtake Japan as the world’s 2nd largest economy in 2010, the
Middle Kingdom has all the requisite elements of power–an extensive
industrial base, a strong state, a nuclear-armed military, a
continental-sized territory, a permanent seat on the United Nations Security
Council and a large population base–to be considered as Uncle Sam’s most
eligible and logical equal. Indeed, the perception that China has already
become the world’s second superpower has grown so strong that some in the
West have proposed a G2–the United States and China–as a new partnership to
address the world’s most pressing problems.
|
Khi mà nước Mỹ rõ ràng đang ở trong suy thoái tột cùng với
tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, câu hỏi mang tính thời sự là
nước nào sẽ là siêu cường mới? Dường như câu trả lời hầu như mọi người đều
nhất trí là Trung quốc. Chuẩn bị thay chỗ nước Nhật để trở thành nền kinh tế
lớn thứ nhì thế giới trong năm 2010, Vương quốc Trung tâm nầy có tất cả mọi
yếu tố cần thiết về sức mạnh có thể so sánh và về mặt lôgic ngang ngửa với
sức mạnh của chú Sam – nền tảng công nghiệp rộng lớn, nhà nước mạnh, quân đội
vũ trang hạt nhân, diện tích lãnh thổ cỡ châu lục, vị trí thường trực trong
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và dân số lớn.. Thực tế là cảm nhận cho rằng
Trung quốc trở thành siêu cường thứ hai của thế giới tăng mạnh đến nỗi ở
phương Tây đã có đề nghị thành lập G2 – Mỹ và Trung quốc – như là một tổ chức
hợp tác mới để giải quyết những vấn đề căng thẳng nhất của thế giới.
|
To be sure, the perception of China as the next superpower
is grounded, at least in part, in the country’s amazing rise over the last
three decades. Powered by near-double digit economic growth since 1979, China
has transformed itself from an isolated, impoverished and demoralized society
into a confident, prospering global trading power. With a GDP of $4.4
trillion and total foreign trade of $2.6 trillion in 2008, China has firmly
established itself as a premier world economic powerhouse.
|
Chắc chắn cảm nhận Trung quốc là siêu cường kế tiếp ít
nhất một phần dựa trên sự phát triển kỳ diệu của đất nước nầy trong ba thập
kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế với mức gần hai con số từ năm 1979, Trung quốc đã
tự chuyển hóa từ một xã hội cô lập, bần cùng và suy đồi thành một thế lực
thương mại tòan cầu tự tin, thịnh vượng. Với GDP 4,4 nghìn tỉ và tổng ngoại
thương 2,6 nghìn tỉ đôla trong năm 2008, Trung quốc đã tự mình phát triển
vững chắc thành một cỗ máy chính của kinh tế thế giới.
|
Yet, despite such undeniable achievements, it may be too
soon to regard China as the world’s next superpower. Without doubt, China has
already become a great power, a status given to countries that not only
effectively defend their sovereignty, but also wield significant influence
worldwide on economic and security issues. But a great power is not
necessarily a superpower.
|
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu không thế phủ nhận đó,
có thể quá sớm để cho rằng Trung quốc sẽ là siêu cường kế tiếp. Chắc chắn là
Trung quốc đã là một cường quốc, một tư cách của các nước không chỉ bảo vệ
hiệu quả chủ quyền của mình mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề kinh
tế và an ninh toàn cầu. Nhưng một cường quốc không nhất thiết là siêu cường.
|
In world history, only one country–the United States–has
truly acquired all the capabilities of a superpower: a technologically
advanced economy, a hi-tech military, a fully integrated nation, insuperable
military and economic advantages vis-à-vis potential competitors, capacity to
provide global public goods and an appealing ideology. Even in its heydays,
the former Soviet Union was, at best, a one-dimensional superpower–capable of
competing against the United States militarily, but lacking all the other
crucial instruments of national power.
|
Trong lịch sử thế giới, duy nhất chỉ có một nước – nước Mỹ
– thực sự có được tất cả khả năng của một siêu cường: nền kinh tế công nghệ
hiện đại, quân đội công nghệ cao, đất nước hội nhập hoàn toàn, quân đội và
lợi thế kinh tế vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng, khả năng cung cấp
hàng hóa và một ý thức hệ lôi cuốn. Ngay cả trong thời hoàng kim của nó, Liên
xô cũ, giỏi nhất cũng chỉ là siêu cường về một phương diện – có thể cạnh
tranh với Mỹ về quân sự, nhưng thiếu tất cả những phương tiện thiết yếu khác
của sức mạnh quốc gia.
|
Meanwhile, the challenges China faces in becoming the next
superpower are truly daunting. Even as its economic output is expected to
exceed $5 trillion in 2010, per capita income in China will remain under
$4000, roughly one-tenth of the level of the United States and Japan. More
than half of the Chinese population still live in villages, most without
access to safe drinking water, basic healthcare, or decent education. With
urbanization growing at about 1 percent a year, it will take another three
decades for China to reduce the size of its peasantry to a quarter of the
population. As long as China has an oversized peasantry, with hundreds of millions
of low-income rural residents surviving on the margins of modernity, it is
unlikely to become a real superpower.
|
Trong khi đó, những thách thức mà Trung quốc phải đối mặt
trong quá trình trở thành siêu cường kế tiếp thực sự đáng ngại. Ngay khi sản
lượng kinh tế của nó dự kiến vượt 5 nghìn tỉ đôla trong năm 2010, thu nhập
bình quân đầu người của Trung quốc vẫn dưới 4000 đôla, bằng khoảng một phần
mười so với Mỹ và Nhật. Hơn nửa dân số Trung quốc vẫn sống ở nông thôn, phần
lớn không được dùng nước sạch, không được chăm sóc y tế cơ bản hay giáo dục
tử tế. Với tốc độ đô thị hóa hàng năm tăng 1 phần trăm phải cần đến ba thập
kỷ nữa Trung quốc mới giảm được số lượng nông dân xuống còn một phần tư dân
số. Khi nào Trung quốc còn có số nông dân quá lớn, hàng trăm triệu người ở
nông thôn với thu nhập thấp vật vờ bên lề hiện đại, nó không thể trở thành
một siêu cường thực sự.
|
To believe that China is the next superpower, it’s also
necessary to assume that China’s super-charged economic growth will continue.
Unfortunately, relying on any country’s past performance to predict its
future prospects is a risky proposition. China’s stunning economic growth
performance since 1979 notwithstanding, its ability to sustain the same level
of growth is by no means assured. In fact, the likelihood that China’s growth
will slow down significantly in the next two decades is real and even
substantial. Several favourable structural factors, such as the demographic
dividend (derived from a relatively younger population), virtually unlimited
access to the global markets, high savings rates and discounted environmental
costs, will gradually disappear. Like Japan, China is becoming an ageing
society, due in no small part to the effectiveness of the government’s
stringent one-child policy (which limits urban families to a single child).
The share of the population 60 years and above will be 17 percent by 2020,
and this ageing will increase healthcare and pension costs while reducing
savings and investments. Although the exact magnitude of the reduction in the
savings and the increase in healthcare and pension spending is uncertain,
their combined negative effects on economic growth could be substantial.
|
Để tin rằng Trung quốc là siêu cường kế tiếp, cũng cần
phải giả định là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung quốc sẽ tiếp tục.
Đáng tiếc, dựa vào kết quả quá khứ của một nước để dự báo viễn cảnh tương lai
của nó là một nhận định đầy rủi ro. Cho dù kết quả tăng trưởng kỳ diệu từ năm
1979, khả năng duy trì mức tăng trưởng như thế không có gì đảm bảo. Thực ra,
khả năng tăng trưởng của Trung quốc sẽ chậm lại đáng kể trong hai thập kỷ tới
là hiện thực và thậm chí chắc chắn. Nhiều nhân tố cấu trúc thuận lợi, thu
nhập dân cư (có từ dân số tương đối trẻ), sự xâm nhập thị trường toàn cầu hầu
như không bị hạn chế, tỉ lệ tiết kiệm cao và chi phí môi trường thấp, sẽ dần
dần biến mất. Giống như nước Nhật, Trung quốc đang trở thành một xã hội già
nua, một phần không nhỏ là do hiệu quả của chính sách một con khắt khe của
chính quyền (bắt các gia đình thành thị chỉ được có một con). Tỉ lệ dân số từ
60 tuổi trở lên sẽ là 17 phần trăm vào năm 2020, và số người già nầy sẽ làm
tăng chi phí y tế và hưu trí đồng thời giảm tiết kiệm và đầu tư. Dù qui mô
chính xác của việc giảm tiết kiệm và tăng chi phí y tế và hưu trí không rõ
ràng, tác động tiêu cực kép của chúng lên tăng trưởng kinh tế sẽ rất lớn.
|
Another obstacle to China’s future growth lies in the
country’s export-led growth model. As a middle-income country with limited
domestic demand, China has relied on exports to increase its growth. While
this strategy, which has been employed successfully in East Asia, has served
China well for the past two decades, its future viability is now deeply in
doubt. As the world’s second largest exporter (although China is expected to
surpass Germany as the world’s largest exporter in 2010), China is
encountering protectionist resistance in its major markets (the United States
and Europe). In particular, China’s policy of maintaining an under-valued
currency to keep its exports competitive is now being blamed for worsening
global imbalances and weakening the economies of its trading partners.
|
Một trở ngại khác đối với sự tăng trưởng của Trung quốc
trong tương lai nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của nước nầy. Là
một nước thu nhập trung bình có thị trường nội địa hạn chế, Trung quốc dựa
vào xuất khẩu để tăng trưởng. Trong khi chiến lược nầy đã được ứng dụng thành
công ở Đông Á và đã phục vụ tốt cho Trung quốc trong hai thập kỷ qua, khả
năng tồn tại của nó trong tương lai hiện đang bị nghi ngờ sâu sắc. Là nhà xuất
khẩu lớn thứ hai thế giới (Trung quốc dự kiến sẽ vượt qua Đức để trở thành
nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2010) Trung quốc đang vấp phải sự
phản kháng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều thị trường chính của nó (Mỹ và châu
Âu). Đặc biệt, chính sách duy trì đồng tiền định giá thấp để tăng khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nó đang bị lên án làm tồi tệ thêm sự mất
cân đối toàn cầu và làm suy yếu kinh tế của các đối tác thương mại của nó.
|
Unlike its East Asian neighbours, which are relatively
small trading powers, China’s sheer size means it has the capacity to cause
severe economic disruptions to its trading partners. Unless the Chinese
government abandons its mercantilist strategy, a global backlash against
Chinese exports can’t be ruled out. Because net export growth has provided
China at least an extra two percentage points growth over the past five
years, a slowdown in China’s exports in the future will mean an overall lower
rate of growth. To be sure, China can compensate for the loss of its external
demand by increasing domestic consumption. But this process requires a
complete overhaul of China’s growth strategy, a politically difficult and
painful step the incumbent government has been unable to take.
|
Khác với các nước láng giềng Đông Á, sức mạnh thương mại
tương đối yếu, qui mô rõ rệt của Trung quốc đồng nghĩa nó có khả năng gây ra
khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho những đối tác của nó. Trừ phi chính quyền
Trung quốc từ bỏ chiến lược vị lợi của nó, không thể tránh khỏi một sự chống
đối hàng xuất khẩu Trung quốc trên toàn cầu. Do tăng trưởng xuất khẩu ròng đã
làm cho Trung quốc tăng trưởng ít nhất thêm hai phần trăm trong năm năm vừa
qua, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung quốc trong tương lai đồng nghĩa với một
tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Đúng ra, Trung quốc có thể bù đắp sự tổn thất
nhu cầu bên ngoài bằng cách tăng tiêu dùng trong nước. Nhưng quá trình nầy
đòi hỏi chấn chỉnh toàn bộ chiến lược tăng trưởng của Trung quốc, một biện
pháp vất vả và khó khăn về mặt chính trị mà chính quyền hiện thời không có khả
năng thực hiện.
|
A third constraint on China’s future growth is
environmental degradation. Over the past three decades, China has neglected
its environment for the sake of economic growth, with disastrous
consequences. Today, air and water pollution kills about 750,000 people a
year. The aggregate costs of pollution are roughly 8 percent of the GDP.
Official estimates suggest that mitigating environmental degradation requires
an investment of an additional 1.5 percent of GDP each year. Climate change
will severely affect China’s water supplies and exacerbate the drought in the
north. China’s business-as-usual approach to growth, which relies on cheap
energy and no-cost pollution, will no longer be sustainable.
|
Một hạn chế thứ ba đối với tăng trưởng tương lai của Trung
quốc là sự xuống cấp môi trường. Trong ba thập kỷ qua, Trung quốc đã bỏ mặc
môi trường để chạy theo sự phát triển kinh tế tạo ra những hậu quả tai hại.
Ngày nay, ô nhiễm không khí và nước giết chết khoảng 750.000 người một năm.
Tổng chi phí do ô nhiễm chiếm khoảng 8 phần trăm GDP. Số liệu chính thức cho
rằng để làm giảm sự xuống cấp môi trường đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung 1,5
phần trăm GDP hàng năm. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng nguồn cung
cấp nước của Trung quốc và làm trầm trọng thêm hạn hán ở miền bắc. Phương
thức tăng trưởng thông thường của doanh nghiệp Trung quốc, dựa vào năng lượng
giá rẻ và ô nhiễm miễn phí, sẽ không thể tiếp tục duy trì.
|
Uncertain economic prospects aside, China’s rise to
superpower status will also be constrained by a host of political factors.
First and foremost, Chinese leaders will find themselves in search of a
global vision and a political mission. Countries don’t become superpowers
merely because they have acquired hard power. The exercise of power must be
informed by ideas and visions that have universal appeal. The United States
did not become a true superpower until it entered the Second World War, even
though it had attained all the requisite elements of a superpower long before
Pearl Harbor. The political challenge for China in the future is whether it
will be able to find the political ideals and visions to guide the use of its
power. At the moment, China is economically prosperous but ideologically
bankrupt. It believes in neither communism nor liberal democracy. Besides
depriving China of a source of soft power, the lack of appealing ideals and
visions for the world is also responsible for the inward-looking mindset of
the Chinese leadership, which has so far paid only lip service to calls for
China to assume greater international responsibility.
|
Ngoài viễn cảnh kinh tế không rõ ràng, sự tiến đến tư thế
siêu cường của Trung quốc còn bị hạn chế bởi một loạt nhân tố chính trị.
Trước hết và trên hết, các nhà lãnh đạo Trung quốc phải tự mình tìm kiếm một
tầm nhìn toàn cầu và một sứ mệnh chính trị. Các nước trở thành siêu cường
không chỉ vì chúng có được quyền lực cứng. Sự thực thi quyền lực phải được
truyền thông bằng những tư tưởng và tầm nhìn có tính thuyết phục phổ quát.
Nước Mỹ mãi cho đến khi nó tham gia Thế chiến II vẫn chưa là siêu cường thực
sự, cho dù nó có được tất cả yếu tố cần thiết của một siêu cường từ lâu trước
vụ Trân Châu Cảng. Thách thức chính trị đối với Trung quốc trong tương lai là
liệu nó có tìm thấy tư tưởng và tầm nhìn chính trị dẫn dắt việc sử dụng quyền
lực của nó hay không. Hiện tại, Trung quốc thịnh vượng về kinh tế nhưng phá
sản về ý thức hệ. Nó không tin vào chủ nghĩa cộng sản lẫn dân chủ. Việc không
có tư tưỏng và tầm nhìn thuyết phục đối với thế giới không chỉ loại bỏ nguồn
quyền lực mềm của Trung quốc mà còn chịu trách nhiệm về tư duy hướng nội của
lãnh đạo Trung quốc, cho đến nay vẫn chỉ kêu gọi suông về việc Trung quốc
phải có trách nhiệm quốc tế lớn hơn.
|
Unlike the United States, China will find its capacity to
exercise power abroad greatly constrained by the lack of political
integration at home. The Chinese Communist Party may have defied the
doomsayers who repeatedly exaggerated its demise in the past. But the party’s
political monopoly is by no means secure. It holds on to its power by both
delivering satisfactory economic performance and repressing challengers to
its authority. As Chinese society grows more sophisticated and autonomous,
the party will find it increasingly difficult to deny the rights of political
participation to the urban middle-class. As a one-party regime, the Communist
Party has also fallen victim to internal corruption. The combination of political
challenge from the rising middle-class and progressive internal decay will
increase the probability of a regime change in the future, a process that’s
likely to be disruptive, even cataclysmic.
|
Khác với nước Mỹ, Trung quốc sẽ thấy khả năng thực thi
quyền lực ở nước ngoài bị hạn chế to lớn vì thiếu sự hài hoà chính trị trong
nước. Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ chống lại các nhà tiên tri vốn thường xuyên
cường điệu sự kết thúc của nó trong quá khứ. Nhưng sự độc quyền chính trị của
đảng không có gì bảo đảm. Trung Quốc nắm giữ quyền lực bằng cả việc đưa đến
thành tựu kinh tế thoả đáng và cả đàn áp những người chống đối sự cai trị của
nó. Khi xã hội Trung quốc phát triển tiến bộ và tự chủ hơn, đảng sẽ thấy ngày
càng khó để bác bỏ quyền tham gia chính trị của tầng lớp trung lưu thành thị.
Là chế độ độc đảng, Đảng cộng sản cũng là nạn nhân của tham nhũng nội bộ. Sự
kết hợp giữa thách thức chính trị từ tầng lớp trung lưu đang lên và tình
trạng nội bộ ngày càng thối nát sẽ làm tăng khả năng thay đổi chế độ trong
tương lai, một quá trình đột phá, thậm chí biến động.
|
A possible democratic transition is not the only thing
feared by the Chinese ruling elites–ethnic secessionism may be even more
threatening. For all intents and purposes, China is not a nation-state, but a
multi-national empire with huge chunks of its territory (Tibet and Xinjiang)
inhabited by secessionist-minded minority groups. The risks of internal
fragmentation, on top of the perennial Taiwan problem, will mean that China
will have to devote enormous military and security resources to defending its
territorial integrity. This structural weakness makes China less able to
project power abroad and more vulnerable to the machinations of its
competitors, who could exploit China’s ethnic tensions to tie Beijing’s
hands.
|
Một sự chuyển biến dân chủ tiềm ẩn không chỉ là điều duy
nhất mà thiểu số cai trị Trung quốc lo sợ, chủ nghĩa ly khai sắc tộc thậm chí
còn đáng sợ hơn. Hầu như Trung quốc không phải là một nhà nước dân tộc, mà là
một đế quốc đa dân tộc với những vùng lãnh thổ to lớn (Tây tạng và Tân cương)
cư trú bởi những nhóm thiểu số có tư tưởng ly khai. Nguy cơ tan rã nội bộ,
trên cả vấn đề Đài loan lâu đời, có nghĩa là Trung quốc sẽ phải dành các
nguồn lực quân sự và an ninh khổng lồ để bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của
nó. Điểm yếu mang tính kết cấu nầy làm Trung quốc khó có thể thực thi quyền
lực ở nước ngoài và dễ bị tổn thương trước các mưu đồ của đối thủ, những nước
lợi dụng căng thẳng sắc tộc của Trung quốc để trói tay Bắc Kinh.
|
Geopolitically, the limits on Chinese power will be
equally severe. While the United States is blessed by weak neighbours, China
has to contend with strong regional rivals–India, Japan, and Russia. Even China’s
middle-sized neighbours, South Korea, Indonesia, and Vietnam, are no
pushovers. China’s rise has already triggered a regional geopolitical
realignment aimed at checking Beijing’s ambitions and reach. For example, the
United States has greatly expanded its strategic cooperation with India so
that New Delhi will be able to stand up to Beijing. Japan has also increased
its economic aid to India for the same strategic purpose. Even Russia,
China’s partner of convenience for the moment, remains guarded about China.
Moscow has refused to sell Beijing top-line weaponry and limited its energy
supplies to China. For all its anti-American rhetoric, South Korea still
counts on the United States for its economic prosperity and security. As for
Vietnam and Indonesia, the two Southeast Asian countries most sceptical about
China’s future intentions, they are hedging their bets carefully. While
trying not to offend China openly, they have significantly improved their
ties with the United States and Japan, China’s implicit regional rivals.
|
Về mặt địa chính trị, các hạn chế quyền lực của Trung quốc
cũng nghiêm trọng như thế. Trong khi nước Mỹ có những láng giềng yếu, Trung
quốc phải đương đầu với những đối thủ mạnh trong khu vực – Ấn độ, Nhật và
Nga. Ngay cả những nước láng giêng tầm cỡ trung bình của Trung quốc như Hàn
quốc, Indonesia, và Việt nam cũng không phải là những nước dễ bị bắt nạt. Sự
phát triển của Trung quốc đã châm ngòi cho một sự bố trí lại địa chính trị
của khu vực nhằm kiểm sóat thamvọng và sự bành trướng của Bắc kinh. Chẳng
hạn, Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ hợp tác chiến lược với Ấn độ để New Dehli có
thể đương đầu với Bắc kinh. Nhật bản cũng tăng viện trợ cho Ấn độ với cùng
một mục đích chiến lược đó. Ngay cả Nga, đối tác dễ chịu hiện nay của Trung
quốc, vẫn cảnh giác Trung quốc. Moscow đã từ chối bán vũ khí hiện đại nhất và
hạn chế cung cấp năng lượng cho Trung quốc. Bất chấp những tuyên bố chống Mỹ
của nó, Hàn quốc tiếp tục dựa vào Mỹ để có được thịnh vượng kinh tế và an
ninh. Đối với Việt nam và Indonesia, hai nước Đông Nam Á nghi ngờ nhất ý đồ
tương lai của Trung quốc, họ thận trọng tiếp cận nước đôi. Trong khi cố gắng
không công khai chỉ trích Trung quốc, họ cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ và
Nhật, những đối thủ tiềm tàng của Trung quốc trong khu vực.
|
As a result of such geopolitical counter-balancing, China
will be unable to become a hegemon in Asia–a power with complete dominance
over its regional rivals. By definition, a country cannot become a global
superpower unless it is also a regional hegemon, such as the United States.
As a great power hemmed in by powerful and vigilant neighbours, China must
constantly watch its back while trying to project power and influence on the
global stage.
|
Một sự phản cân bằng địa chính trị như vậy sẽ khiến cho
Trung quốc không có khả năng trở thành bá chủ ở châu Á – một thế lực thống
trị tuyệt đối các đối thủ của nó. Theo định nghĩa, một quốc gia không thể là
siêu cường toàn cầu nếu nó không phải vừa là bá chủ khu vực, giống như nước
Mỹ. Là một cường quốc bị vây quanh bởi các láng giềng hùng mạnh và đầy cảnh
giác, Trung quốc phải thường xuyên trông chừng lưng mình trong khi thực thi
quyền lực và ảnh hưởng trên sân khấu toàn cấu.
|
Such a status–a globally influential great power, but not
a dominant superpower–is something nobody should dismiss lightly. Pax
Americana is an accident of history that cannot be copied by another country.
For the world, it should not be obsessed by the fear that China will become
another superpower. Instead, it should learn to live with China as a great
power.
|
Tư cách như thế – một cường quốc có ảnh hưởng tòan cầu,
nhưng không phải là một siêu cường chi phối – là thứ mà không ai nên bác bỏ
dễ dàng. Pax Americana là một tai nạn của lịch sử mà một nước khác không thể
sao chép. Đối với thế giới, nó không nên bị ám ảnh với nỗi sợ hãi Trung quốc
sẽ trở thành một siêu cường khác. Thay vào đó, nó nên học để sống chung với
Trung quốc như là một cường quốc.
|
The question is:
what kind of great power is China?
Ironically, while the rest of the world has taken China’s
future as a superpower for granted, Chinese leaders themselves are more aware
of the inherent limits of the country’s strength. As a result, Beijing
exercises its newly acquired clout with extreme caution, eschewing external
entanglements, frowning upon direct military presence abroad, avoiding costly
international obligations and living with the international economic and
security order established and dominated by the United States. Of course,
China guards its national interests, particularly its sovereignty, jealously.
On matters of its territorial integrity and economic well-being, Beijing
seldom hesitates to flex its muscles. But it draws the line on
empire-building overseas via the extension of its military power.
|
Vấn đề là: Trung
quốc là loại cường quốc gì?
Điều trớ trêu là, trong khi tất cả các nước đều xem tương
lai Trung quốc như là một siêu cường đã an bài thì chính lãnh đạo Trung quốc
lại hiểu rõ hơn về những hạn chế cố hữu trong sức mạnh của đất nước nầy. Do
vậy, Bắc kinh cực kỳ thận trọng thực thi quyền lực mới đạt được, tránh dính
líu với bên ngoài, không tán thành sự có mặt quân sự ở nước ngoài, né tránh
những nghĩa vụ quốc tế tốn kém và chung sống với trật tự an ninh và kinh tế
quốc tế đã được Mỹ thiết lập và chi phối. Dĩ nhiên, Trung quốc canh chừng lợi
ích quốc gia của nó, đặc biệt là chủ quyền, một cách đầy cảnh giác. Về vấn đề
tòa vẹn lãnh thổ và phúc lợi kinh tế, Trung quốc hiếm khi ngại ngần ra tay. Nhưng
nó không đi xa đến chỗ xây dựng đế quốc hải ngoại thông qua tăng cường sức
mạnh quân sự của mình.
|
So for the foreseeable future, China will be, at best,
only an economic superpower by virtue of its role as one of the world’s
greatest trading powers (in this sense, both Germany and Japan should be
considered economic superpowers as well). Its geopolitical and military
influence, meanwhile, will remain constrained by internal fragilities and
external rivalry.
|
Như vậy trong một tương lai có thể thấy được, Trung quốc,
cao nhất, cũng chỉ là một cường quốc kinh tế do vai trò là một thế lực thương
mại lớn nhất thế giới (với nghĩa nầy, cả Đức và Nhật cũng nên được xem là
siêu cường kinh tế). Trong lúc đó, ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế của nó
sẽ tiếp tục bị hạn chế do sự mong manh nội bộ và cạnh tranh bên ngoài.
|
While China will always have a seat at the table on the
global stage, its willingness and capacity to exercise leadership will most
likely disappoint those who expect Beijing to behave like a superpower. It’s
not that China doesn’t want to be a superpower. The simple truth is that it
is not, and will not be one.
|
Trong khi Trung quốc luôn có một vị trí trong sân khấu
toàn cầu, nguyện vọng và khả năng thực thi quyền lãnh đạo của nó hầu như sẽ
làm thất vọng những ai kỳ vọng Bắc kinh hành xử như một siêu cường. Không
phải là Trung quốc không muốn là một siêu cường. Sự thật đơn giản là nó không
phải, và sẽ không là một siêu cường,
|
Minxin Pei is the
Tom and Margot Pritzker ’72 Professor of Government at Claremont McKenna
College. His latest book is ‘China: Trapped Transition (2006).’
|
Minxei Pei là giáo
sư của trường Claremont McKenna College. Cuốn sách mới nhất của ông là ‘China:
Trapped Transition (2006).’
|
http://apac2020.thediplomat.com/feature/china%E2%80%99s-not-a-superpower/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, February 6, 2013
China’s Not a Superpower Trung quốc không phải là một siêu cường
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn