|
The Democratic Malaise
|
Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ
|
By
Charles A. Kupchan,
Foreign
Affairs,
January/February
2012
|
Charles
A. Kupchan,
Foreign
Affairs
22/12/2012
|
Globalization
and the Threat to the West
|
Tiến
trình toàn cầu hóa và mối đe dọa đối với phương Tây
|
A
crisis of governability has beset the Western world. It is no accident that
the United States, Europe, and Japan are simultaneously experiencing
political breakdown; globalization is producing a widening gap between what
electorates are asking of their governments and what those governments are
able to deliver. The mismatch between the growing demand for good governance
and its shrinking supply is one of the gravest challenges facing the West
today.
|
Một
cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia đang trùm phủ lên các chế độ
dân chủ tiên tiến nhất thế giới. Chẳng phải tình cờ mà Mỹ, châu Âu, và Nhật
Bản đang đồng thời trải qua một tình trạng suy sụp chính trị; tiến trình toàn
cầu hóa đang mở ra một khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì mà các khối cử
tri đang đòi hỏi từ chính phủ của họ và những gì mà các chính phủ ấy có thể
đáp ứng được. Sự so le giữa việc người dân ngày càng đòi hỏi một khả năng
điều hành quốc gia tốt đẹp và việc chính phủ ngày càng bất lực trong việc cung
ứng khả năng ấy là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất của thế giới
phương Tây hiện nay.
|
Voters
in industrialized democracies are looking to their governments to respond to
the decline in living standards and the growing inequality resulting from unprecedented
global flows of goods, services, and capital. They also expect their
representatives to deal with surging immigration, global warming, and other
knock-on effects of a globalized world. But Western governments are not up to
the task. Globalization is making less effective the policy l evers at their
disposal while also diminishing the West’s traditional sway over world
affairs by fueling the “rise of the rest.” The inability of democratic governments
to address the needs of their broader publics has, in turn, only increased
popular disaffection, further undermining the legitimacy an defficacy of
representative institutions.
|
Cử
tri tại các nước dân chủ công nghiệp hóa đang kỳ vọng chính phủ của họ giải
quyết các vấn đề liên quan đến sự sa sút trong mức sống và tình trạng bất
bình đẳng kinh tế ngày một gia tăng do sự luân lưu hàng hóa, dịch vụ, và vốn
diễn ra ở mức độ chưa từng thấy trên toàn cầu. Họ cũng trông chờ các vị đại
biểu của mình giải quyết các vấn đề nổi cộm như việc nhập cư của người nước
ngoài, tình trạng hâm nóng địa cầu, và các hệ quả thứ yếu khác của một thế
giới toàn cầu hoá. Nhưng các chính phủ phương Tây không đủ khả năng chu toàn
nhiệm vụ ấy. Tiến trình toàn cầu hóa đang lấy mất những lợi thế chính sách
của những chính phủ này, đồng thời làm suy giảm sự thống trị truyền thống của
phương Tây trên các vấn đề quốc tế, vì tiến trình này đã tạo điều kiện cho
“phần còn lại của thế giới vươn lên”. Sự bất lực của các chính phủ dân chủ
trong việc đáp ứng các nhu cầu của đại chúng do đó đã gia tăng sự bất mãn của
người dân, làm suy yếu thêm tính chính danh và hiệu năng của các định chế đại
nghị.
|
This
crisis of governability within the Western world comes at a particularly
inopportune moment. The international system is in the midst of tectonic
change due to the diffusion of wealth and power to new quarters.
Globalization was supposed to have played to the advantage of liberal
societies, which were presumably best suited to capitalize on the fast and
fluid nature of the global marketplace. But instead, mass publics in the
advanced democracies of North America, Europe, and East Asia have been
particularly hard hit -- precisely because their countries’ economies are
both mature and open to the world.
|
Cuộc
khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia trong phạm vi thế giới phương Tây
đã diễn ra đặc biệt không đúng thời điểm. Toàn bộ hệ thống quốc tế đang kinh
qua một biến chuyển tái tạo (tectonic change) do sự phân tán của cải và quyền
lực đến những khu vực mới. Tiến trình toàn cầu hóa lẽ ra phải làm lợi cho các
xã hội tự do, những xã hội được cho là phù hợp nhất trong việc vận dụng tính
nhanh nhạy và linh động của thị trường toàn cầu. Nhưng thay vì vậy, nhiều
khối quần chúng ở những nước dân chủ tiên tiến tại Bắc Mỹ, châu Âu, và Đông Á
đang gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề – chính vì các nền kinh tế của những
nước này vừa hết hạn kỳ (không thể phát triển thêm được nữa) vừa mở ra với
thế giới bên ngoài.
|
In
contrast, Brazil, India, Turkey, and other rising democracies are benefiting
from the shift of economic vitality from the developed to the developing
world. And China is proving particularly adept at reaping globalization’s
benefits while limiting its liabilities -- in no small part because it has
retained control over policy instruments abandoned by its liberal
competitors. State capitalism has its distinct advantages, at least for now.
As a consequence, it is not just the West’s material primacy that is at stake
today but also the allure of its version of modernity. Unless liberal
democracies can restore their political and economic solvency, the politics,
as well as the geopolitics, of the twenty-first century may well be up for
grabs.
|
Trái
lại, Brazil, Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ, và các nước dân chủ đang trỗi dậy khác hiện
đang hưởng lợi nhờ sự chuyển dịch sinh lực kinh tế từ thế giới phát triển
sang thế giới đang phát triển. Đặc biệt Trung Quốc (TQ) đang tỏ ra khôn khéo
trong việc gặt hái những lợi ích của việc toàn cầu hóa trong khi hạn chế được
những thiệt hại do nó mang lại – một phần không nhỏ là vì TQ đã giữ quyền
kiểm soát những công cụ chính sách mà các đối thủ tự do không chịu dùng đến.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước có những lợi thế rõ ràng, chí ít trong giai đoạn
hiện nay. Do đó, không những chỉ có ưu thế vật chất của phương Tây đang bị đe
dọa, mà sức hấp dẫn của phiên bản về tính hiện đại phương Tây cũng bị thử
thách. Nếu các chế độ tự do dân chủ không thể phục hồi khả năng thanh toán
các vấn đề chính trị và kinh tế hiện nay (political and economic solvency),
thì quyền lực chính trị và địa chính trị của Thế kỷ 21 rất có thể bị nhiều
thế lực khác nhau giành giựt.
|
DEER
IN THE HEADLIGHTS
Globalization
has expanded aggregate wealth and enabled developing countries to achieve
unprecedented prosperity. The proliferation of investment, trade, and
communication networks has deepened interdependence and its potentially
pacifying effects and has helped pry open nondemocratic states and foster
popular uprisings. But at the same time, globalization and the digital economy
on which it depends are the main source of the West’s current crisis of governability.
Deindustrialization and outsourcing, global trade and fiscal imbalances,
excess capital and credit and asset bubbles -- these consequences of globalization
are imposing hardships and insecurity not experienced for generations. The
distress stemming from the economic crisis that began in 2008 is particularly
acute, but the underlying problems began much earlier. For the better part of
two decades, middle-class wages in the world’s leading democracies have been
stagnant, and economic inequality has been rising sharply as globalization
has handsomely rewarded its winners but left its many l osers behind.
|
NHỮNG
BẤT AN
Tiến
trình toàn cầu hóa đã trải rộng toàn bộ của cải của thế giới và giúp các nước
đang phát triển đạt được sự phồn thịnh chưa từng có. Sự gia tăng nhanh chóng
số lượng đầu tư, mậu dịch, và các mạng lưới giao thông đã làm sâu sắc thêm sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia (interdependence) và các hệ quả có tiềm
năng ổn định tình hình. Xu thế toàn cầu hóa cũng buộc các quốc gia phi dân
chủ phải mở cửa và vì thế nó có thể thúc đẩy các cuộc nổi dậy của dân chúng.
Nhưng đồng thời, việc toàn cầu hóa và nền kinh tế thông tin (digital economy)
mà nó dựa vào là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành
quốc gia hiện nay tại phương Tây. Xu hướng giảm công nghiệp hóa
(deindustrialization) và đưa công việc ra nước ngoài (outsourcing), thương
mại toàn cầu và bất quân bình ngân sách, vốn thặng dư và tín dụng và bong
bóng đầu tư – những hậu quả này của xu thế toàn cầu hóa đang áp đặt lên xã
hội phương Tây nhiều gian khổ và bất an mà nhiều thế hệ gần đây chưa từng
trải qua. Tình trạng khốn khổ phát xuất từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu
từ năm 2008 là đặc biệt gay gắt, nhưng những vấn đề cơ bản đã phát xuất sớm
hơn nhiều. Trong phần lớn hai thập kỷ qua, đồng lương của giai cấp trung lưu
tại các nước dân chủ hàng đầu trên thế giới đã bị giữ ở mức cố định, và tình
trạng bất bình đẳng kinh tế đã và đang gia tăng gay gắt, đồng thời xu thế
toàn cầu hóa đã tưởng thưởng hậu hĩ những người thành công và để lại đằng sau
nhiều người thất bại.
|
These
trends are not temporary byproducts of the business cycle, nor are they due
primarily to insufficient regulation of the financial sector, tax cuts amid
expensive wars, or other errant policies. Stagnant wages and rising
inequality are, as the economic analysts Daniel Alpert, Robert Hockett, and Nouriel
Roubini recently argued in their study “The Way Forward,” a consequence of
the integration of billions of low-wage workers into the global economy and
increases in productivity stemming from the application of information
technology to the manufacturing sector. These developments have pushed global
capacity far higher than demand, exacting a heavy toll on workers in the
high-wage economies of the industrialized West. The resulting dislocation and
disaffection among Western electorates have been magnified by globalization’s
intensification of transnational threats, such as international crime,
terrorism, unwanted immigration, and environmental degradation. Adding to
this nasty mix is the information revolution; the Internet and the profusion
of mass media appear to be fueling ideological polarization more than they
are cultivating deliberative debate.
|
Những
xu thế này không phải là phó sản tạm thời của một chu kỳ thương nghiệp (the
business cycle), chúng cũng không chủ yếu do việc chính phủ thiếu điều tiết trong
khu vực tài chính, hay do việc giảm thuế giữa hai cuộc chiến tranh Iraq và
Afghanistan, hay do những chính sách sai lầm khác. Như các nhà phân tích kinh
tế Daniel Alpert, Robert Kockett, và Nouriel Roubini đã tranh luận gần đây
trong tác phẩm nghiên cứu của họ The Way Forward (Con đường phía trước), thì
đồng lương trì trệ và tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng là hậu quả
của việc hội nhập hằng tỉ công nhân lương thấp (low-wage workers) vào nền
kinh tế toàn cầu và việc gia tăng năng suất nhờ áp dụng công nghệ thông tin
vào khu vực sản xuất. Những phát triển này đã đẩy năng suất toàn cầu cao hơn
mức đòi hỏi quá xa, gây tổn thất nặng nề cho công nhân tại các nền kinh tế
trả lương cao (high-wage economies) của thế giới công nghiệp. Tình trạng xáo trộn
và bất mãn của nhiều khối cử tri phương Tây do việc toàn cầu hóa đã được
khuếch đại bởi cường độ gia tăng của những mối đe doạ xuyên quốc gia, nạn
khủng bố, việc nhập cư bất hợp pháp, và nạn xuống cấp môi trường – vốn là hệ
quả của quá trình toàn cầu hóa. Cộng thêm vào mối phức tạp xấu xa này là cuộc
cách mạng thông tin; Internet và sự tràn ngập các phương tiện thông tin đại
chúng hình như đang làm gia tăng tình trạng phân cực ý thức hệ hơn là bồi
dưỡng các cuộc thảo luận có ý nghĩa.
|
Voters
confronted with economic duress, social dislocation, and political division
look to their elected representatives for help. But just as globalization is
stimulating this pressing demand for responsive governance, it is also
ensuring that its provision is in desperately short supply. For three main
reasons, governments in the industrialized West have entered
a
period of pronounced ineffectiveness.
|
Các
cử tri đứng trước sức ép kinh tế, xáo trộn xã hội, và chia rẽ chính trị đang
hướng về các vị đại diện dân cử để tìm sự giúp đỡ. Nhưng, xu thế toàn cầu hóa
càng thúc đẩy đòi hỏi bức thiết là chính phủ phải đáp ứng nguyện vọng người
dân bao nhiêu, thì chính xu thế này cũng đảm bảo rằng sự đáp ứng đó là bất
cập bấy nhiêu. Các chính phủ tại các nước công nghiệp phương Tây đã đi vào
một giai đoạn thiếu hiệu quả rõ rệt, vì ba lý do chủ yếu sau đây:
|
First,
globalization has made many of the traditional policy tools used by liberal
democracies much blunter instruments. Washington has regularly turned to
fiscal and monetary policy to modulate economic performance. But in the midst
of global competition and unprecedented debt, the U.S. economy seems all but
immune to injections of stimulus spending or the Federal Reserve’s latest
moves on interest rates. The scope and speed of commercial and financial
flows mean that decisions and developments elsewhere -- Beijing’s
intransigence on the value of the yuan, Europe’s sluggish response to its
financial crisis, the actions of investors and ratings agencies, an increase
in the quality of Hyundai’s latest models – outweigh decisions taken in
Washington. Europe’s democracies long relied on monetary policy to adjust to fluctuations
in national economic performance. But
they
gave up that option when they joined the eurozone. Japan over the last two
decades has tried
one
stimulus strategy after another, but to no avail. In a globalized world,
democracies simply have less control over outcomes than they used to.
|
Một
là, xu thế toàn cầu hóa đã biến những công cụ chính sách truyền thống từng
được sử dụng bởi những nước tự do dân chủ thành những công cụ cùn cụt hơn
trước nhiều. Washington thường xuyên vận dụng chính sách ngân sách và tiền tệ
để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Nhưng trước cuộc cạnh tranh toàn cầu và một
núi nợ chưa từng thấy, nền kinh tế Mỹ có vẻ gần như trở thành miễn dịch đối
với các lượng tiền chi tiêu để kích thích kinh tế hay đối với những động thái
mới nhất của Quĩ Dự trữ Liên bang [Ngân hàng Trung ương] về lãi suất. Phạm vi
rộng lớn và tốc độ nhanh chóng của các lưu lượng thương mại và tài chính toàn
cầu có ý nghĩa rằng các quyết định và các biến chuyển ở những nơi khác là
quan trọng hơn những quyết định của Washington – như thái độ ngoan cố của Bắc
Kinh về đồng Nhân dân tệ, phản ứng chậm chạp của châu Âu đối với cuộc khủng
hoảng tài chính tại đó, hành vi của giới đầu tư và các cơ quan thẩm định giá
trị, hoặc sự gia tăng phẩm chất các kiểu xe mới nhất của hãng Hyundai. Các
nước dân chủ châu Âu qua một thởi gian lâu dài từng dựa vào chính sách tiền
tệ để thích nghi với các thay đổi bất thường trong hoạt động kinh tế. Nhưng
họ đã từ bỏ lựa chọn ấy khi họ gia nhập khu vực đồng euro. Nhật Bản trong hai
thập kỷ vừa qua đã thử nghiệm chiến lược này đến chiến lược khác để kích
thích kinh tế, nhưng vô hiệu. Trong một thế giới toàn cầu hóa, giản dị là,
các quốc gia dân chủ không còn khả năng kiểm soát các hậu quả như trước.
|
Second,
many of the problems that Western electorat es are asking their governments
to solve require a level of international cooperation that is unattain able.
The diffusion of power from the West to the rest means that there are today
many new cooks in the kitchen; effective action no longer rests primarily on collaboration
among like-minded democracies. Instead, it depends on cooperation among a
much larger and more diverse circle of states. The United States now looks to
the G-20 to rebalance the international economy. But consensus is elusive
among nations that are at different stages of development and embrace
divergent approaches to economic governance . Challenges such as curbing
global warming or effectively isolating Iran similarly depend on a collective
effort that is well beyond reach.
|
Hai
là, nhiều vấn đề mà các khối cử tri phương Tây đang đòi hỏi chính phủ của
mình giải quyết cần đến một mức độ hợp tác quốc tế nào đó, nhưng đây là điều
không thể thực hiện. Sự tản mác quyền lực từ phương Tây sang phần còn lại của
thế giới có nghĩa là ngày nay có nhiều đầu bếp mới trong nhà bếp; một hành
động có hiệu quả không còn chủ yếu tùy thuộc vào sự cộng tác giữa các quốc
gia dân chủ có cùng một ý thức hệ. Thay vào đó, nó tùy thuộc vào sự hợp tác
giữa một số quốc gia đông đảo hơn và đa dạng hơn. Hiện nay, Mỹ đang hướng về
nhóm G-20 để tái quân bình nền kinh tế thế giới. Nhưng rất khó đạt được một
sự đồng thuận giữa các quốc gia đang ở vào những giai đoạn phát triển khác
nhau và đi theo những đường hướng điều hành kinh tế khác nhau. Những thách đố
như nỗ lực chặn đứng tình trạng hâm nóng địa cầu hay cô lập Iran một cách có
hiệu quả trong một cách thế tương tự sẽ tùy thuộc vào nỗ lực tập thể, nhưng
khả năng này hoàn toàn nằm ngoài tầm vói.
|
Third,
democracies can be nimble and responsive when their electorates are content
and enjoy a consensus born of rising expectations, but they are clumsy and
sluggish when their citizens are downcast and divided. Polities in which
governance depends on popular participation, institutional checks and balances,
and competition among interest groups appear to be better at distributing
benefits than at apportioning sacrifice. But sacrifice is exactly what is
necessary to restore economic solvency, which confronts Western governments
with the unappetizing prospect of pursuing policies that threaten to weaken
their electoral appeal.
|
Ba
là, các nước dân chủ có thể hành động gọn nhẹ và đáp ứng nhu cầu của dân
chúng khi các khối cử tri tại đó cảm thấy thỏa mãn và đạt được một sự đồng
thuận phát sinh từ những kỳ vọng lớn lao, nhưng các nước này sẽ trở nên lúng
túng và chậm trệ khi người dân của họ đâm ra bi quan và chia rẽ. Các chính
thể trong đó sự điều hành quốc gia tùy thuộc vào sự tham gia của dân chúng,
sự kiểm soát và quân bình lẫn nhau giữa các định chế, và sự tranh đua giữa các
nhóm lợi ích tỏ ra khôn khéo trong việc phân phối các quyền lợi hơn là việc
chia đều sự hi sinh. Nhưng hi sinh chính là điều cần thiết để phục hồi khả
năng thanh toán kinh tế (economic solvency) – nhằm thoát ra mạng lưới nợ nần
hiện nay. Sự kiện này buộc các chính phủ phương Tây phải đối diện với một
viễn tượng khó nuốt là theo đuổi những chính sách có nguy cơ làm suy yếu khả
năng thu hút cử tri.
|
ONE
PROBLEM, THREE FLAVORS
In
the United States, partisan confrontation is paralyzing the political system.
The underlying cause
is
the poor state of the U.S. economy. Since 2008, many Americans have lost
their houses, jobs, and retirement savings. And these setbacks come on the
heels of back-to-back decades of stagnation in middle-class wages. Over the
past ten years, the average household income in the United States has fallen
by over ten percent. In the meantime, income inequality has been steadily
rising, making the United States the most unequal country in the
industrialized world. The primary source of the declining fortunes of the
American worker is global competition; jobs have been heading overseas. In
addition, many of the most competitive companies in the digital economy do
not have long coattails. Facebook’s estimated value is around $70 billion,
and it employs roughly 2,000 workers; compare this with General Motors, which
is valued at $35 billion and has 77,000 employees in the United States and
208,000 worldwide. The wealth of the United States’ cutting-edge companies is
not trickling down to the middle class.
|
MỘT
VẤN ĐỀ, BA SẮC THÁI
Tại
Mỹ, sự đối đầu giữa hai đảng đang làm tê liệt hệ thống chính trị. Nguyên nhân
cơ bản là tình trạng thảm hại của nền kinh tế Mỹ. Từ năm 2008, nhiều người Mỹ
đã mất nhà, mất công ăn việc làm, và tiền tiết kiệm hưu trí. Tất cả những
thất bại này diễn ra tiếp theo sau nhiều thập niên liên tiếp đồng lương của
giới trung lưu đứng yên một chỗ. Trong 10 năm qua, mức thu nhập bình quân hộ
gia đình tại Mỹ đã sút giảm trên 10%. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng
lợi tức đang tăng lên nhanh chóng, biến Hoa Kỳ thành nước có mức chênh lệch
giàu nghèo gay gắt nhất trong thế giới công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu tạo
ra tình cảnh sa sút của người công nhân Mỹ là sự cạnh tranh toàn cầu; công ăn
việc làm của họ nối đuôi nhau đi ra nước ngoài. Thêm vào đó, nhiều công ty có
sức cạnh tranh nhất trong nền kinh tế thông tin điện tử (digital economy)
không có cánh dù đủ rộng để bao che một số lượng công nhân to lớn. Công ty
Facebook được định giá khoảng 70 tỉ USD, nhưng nó chỉ mướn khoảng 2.000 nhân
viên; trong khi đó, công ty General Motors, được định giá khoảng 35 tỉ USD
nhưng có đến 77.000 nhân viên tại Mỹ và 208.000 trên thế giới. Sự giàu có của
các công ty có sức cạnh tranh hàng đầu của Mỹ hiện nay không nhỏ giọt xuống
cho giới trung lưu nước này.
|
These
harsh economic realities are helping revive ideological and partisan
cleavages long muted by the
nation’s
rising economic fortunes. During the decades after World War II, a broadly
shared prosperity pulled Democrats and Republicans toward the political
center. But today, Capitol Hill is largely devoid of both centrists and
bipartisanship; Democrats campaign for more stimulus, relief for the
unemployed, and taxes on the rich, whereas Republicans clamor for radical
cuts in the size and cost of government. Expediting the hollowing out of the
center are part isan redistricting, a media environment that provokes more
than it informs, and a broken campaign finance system that has been captured
by special interests.
|
Những
thực tế kinh tế khắc nghiệt đang làm sống lại những phân hóa mang tính đảng
phái và ý thức hệ từ lâu đã im ắng nhờ những vận hội kinh tế phồn vinh của
quốc gia trước đây. Trong những thập niên sau Thế chiến II, một sự phồn vinh
được chia sẻ rộng rãi đã thu hút các chính trị gia Dân chủ lẫn Cộng hòa vào
vị trí trung tâm của sinh hoạt chính trị. Nhưng ngày nay, Quốc hội Mỹ gần như
thiếu hẳn những người chủ trương ôn hòa ở trung tâm sân khấu chính trị và
thiếu hẳn tinh thần cộng tác giữa hai chính đảng; phía Dân chủ vận động đòi
hỏi thêm tiền để kích thích kinh tế, cứu trợ người thất nghiệp và tăng thuế
người giàu, trong khi đó phía Cộng hòa đòi hỏi triệt để cắt giảm kích cỡ và
sự chi tiêu của chính phủ. Việc khoét rỗng trung tâm chính trị Mỹ đang diễn ra
nhanh chóng là do việc phân chia lại các đơn vị bầu cử theo tinh thần đảng
phái, do một môi trường truyền thông kích động nhiều hơn thông tin, và do một
hệ thống vận động tài chính tranh cử băng hoại đang bị các nhóm lợi ích nắm
giữ.
|
The
resulting polarization is tying the country in knots. President Barack Obama
realized as much, which is why he entered office promising to be a
“postpartisan” president. But the failure of Obama’s best efforts to revive
the economy and restore bipartisan cooperation has exposed the systemic
nature of the nation’s economic and political dysfunction. His $787 billion
stimulus package, passed without the support of a single House Republican,
was unable to resuscitate an economy plagued by debt, a deficit of middle-class
jobs, and the global slowdown. Since the Republicans gained control of the
House in 2010, partisan confrontation has stood in the way of progress on
nearly every issue. Bills to promote economic growth either fail to pass or
are so watered down that they have little impact. Immigration reform and legislation
to curb global warming are not even on the table.
|
Tình
trạng phân cực chính trị do những nguyên nhân trên đang trói chặt nước Mỹ.
Tổng thống Barack Obama đã nhận thức được tệ trạng này, đó là lý do tại sao
ngay từ khi nhậm chức ông đã hứa sẽ trở thành một vị tổng thống “hậu-đảng
phái” (a “postpartisan” president). Nhưng sự thất bại trong những nỗ lực tốt
đẹp nhất của Obama nhằm hồi sinh nền kinh tế và phục hồi sự hợp tác lưỡng
đảng đã phơi bày tính cách hệ thống của sự rối loạn kinh tế và chính trị tại
quốc gia này. Gói kích thích kinh tế 787 tỉ USD của Obama, được thông qua
không có sự hậu thuẫn của một dân biểu Cộng hòa nào tại Hạ viện, đã không hà
hơi tiếp sức được cho một nền kinh tế vốn bị băng hoại vì nợ nần, vì thiếu
công ăn việc làm cho giai cấp trung lưu, và vì cuộc suy thoái toàn cầu. Từ
khi đảng Cộng hòa giành được đa số tại Hạ viện vào năm 2010, sự đối đầu của
hai đảng đã cản trở sự tiến bộ gần như trên mọi vấn đề. Các dự luật nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc là không được thông qua hoặc là bị sửa đổi đến
mức không gây được tác dụng đáng kể. Các dự luật để cải tổ vấn đề nhập cư và
để hạn chế tình trạng hâm nóng địa cầu thậm chí không được đưa lên chương
trình nghị sự.
|
Ineffective
governance, combined with daily doses of partisan bile, has pushed public
approval of Congress to historic lows. Spreading frustration has spawned the
Occupy Wall Street movement – the first sustained bout of public protests
since the Vietnam War. The electorate’s discontent only deepens the challenges
of governance, as vulnerable politicians cater to the narrow interests of the
party base and the nation’s political system loses what little wind it has in
its sails.
|
Việc
điều hành quốc gia yếu kém, kết hợp với liều lượng xung khắc đảng phái hàng
ngày, đã đẩy sự tán thành của dân chúng đối với Quốc hội xuống mức thấp nhất
trong lịch sử. Sự thất vọng đều khắp của dân chúng đã sản sinh Phong trào
Chiếm Phố Wall (the Occupy Wall Street movement) – gồm một loạt các cuộc biểu
tình chống đối kéo dài của dân chúng lần đầu tiên diễn ra kể từ thời Chiến
tranh Việt Nam. Sự bất mãn của cử tri chỉ làm sâu sắc thêm những thách đố
trong việc điều hành quốc gia, khi những chính trị gia vì thấy mình thất thế
phải nhắm vào những lợi ích hẹp hòi của cơ sở đảng phái, vì thế hệ thống
chính trị quốc gia mất luôn cả sức đẩy nhỏ nhoi.
|
Europe’s
crisis of governability, meanwhile, is taking the form of a renationalization
of its politics. Publics are revolting against the double dislocations of
European integration and globalization. As a consequence, the EU’s member
states are busily clawing back the prerogatives of sovereignty, threatening
the project of European political and economic integration set in motion
after World War II. As in the United States, economic conditions are the root
of the problem. Over the past two decades, middle-class incomes in most major
European economies have been falling and inequality has been rising.
Unemployment in Spain stands at over 20 percent, and even Germany, the EU’s
premier economy, saw its middle class contract by 13 percent between 2000 and
2008. Those who slip through the cracks find a fraying safety net beneath them;
Europe’s comfortable welfare systems, which have become unsustainable in the
face of global competition, are being dramatically scaled back. The austerity
stemming from the ongoing debt crisis in the eurozone has only made matters
worse. Greeks are as angry about the EU-enforced belt-tightening as Germans
are about having to bail out Europe’s economic laggards.
|
Trong
khi đó, cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành tại châu Âu mang dạng thức của
một cuộc tái quốc gia hóa (renationalization) nền chính trị tại đó. Nhiều bộ
phận dân chúng châu Âu đang nổi lên chống lại cuộc xáo trộn kép gây ra do
tiến trình hợp nhất châu Âu và xu thế toàn cầu hóa. Hậu quả là, các nước
thành viên EU (Liên minh châu Âu) đang bận rộn đấu tranh giành lại những
quyền lợi chủ quyền của mình, do đó có thể gây nguy cơ cho dự án hợp nhất
chính trị và kinh tế châu Âu được khởi động sau Thế chiến II. Cũng như tại
Mỹ, tình hình kinh tế là gốc rễ của vấn đề. Trong hai thập kỷ qua, mức thu
nhập của giai cấp trung lưu trong hầu hết những nền kinh tế quan trọng của
châu Âu liên tục giảm sút và tình trạng bất bình đẳng ngày một gia tăng. Tỉ
số thất nghiệp tại Bồ Đào Nha lên trên 20%, và thậm chí tại Đức, nền kinh tế
hàng đầu của EU, giai cấp trung lưu bị thu nhỏ 13% kể từ năm 2000 đến 2008. Những
kẻ sa cơ thất thế thấy mình đang rơi xuống trên một tấm lưới an toàn đã sờn
rách; các hệ thống an sinh êm ái của châu Âu, không còn đứng vững trước sức
cạnh tranh toàn cầu, đang bị cắt xén nhanh chóng. Tình trạng khắc khổ phát
sinh từ cuộc khủng hoảng nợ nần trong khu vực đồng euro chỉ làm cho vấn đề
trở nên tồi tệ thêm. Người Hy Lạp phẫn nộ về chính sách thắt lưng buộc bụng
mà khối EU thực thi bao nhiêu, thì người Đức lại giận dữ về việc họ phải cứu
giúp các nước đình đốn kinh tế tại châu Âu bấy nhiêu.
|
Europe’s
aging population has made immigration an economic necessity. But the lack of
progress in integrating Muslim immigrants into the social mains tream has
intensified discomfort over the EU’s willingness to accept more outsiders
into its midst. Far-right parties have been the beneficiaries of this anxiety,
and their hard-edged nationalism targets not only immigrants but also the EU.
Generational change is taking its own toll on popular enthusiasm for European
integration. Europeans with memories of World War II see the EU as Europe’s
escape route from its bloody past. But younger Europeans have no past from
which to flee. Whereas their elders viewed the European project as an article
of faith, current leaders and electorates tend to assess the EU through a
cold -- and often negative -- valuation of costs and benefits.
|
Dân
số đang già nua của châu Âu đã khiến việc nhập cư của người nước ngoài trở
thành một tất yếu kinh tế (an economic necessity). Nhưng sự trì trệ của người
di dân Hồi giáo trong việc hội nhập vào dòng chính của xã hội châu Âu đã gia
tăng sự bất bình của người bản xứ đối với thái độ sốt sắng của EU trong việc
thu nhận thêm người nước ngoài vào xã hội của họ. Những đảng chính trị cực
hữu đã khai thác mối lo âu này, và chủ nghĩa dân tộc gay gắt của họ không
những chỉ nhắm vào người nhập cư mà còn nhắm vào cả EU nữa. Sự thay đổi thế
hệ đang làm giảm bớt nhiệt tình của dân chúng đối với việc hợp nhất châu Âu.
Những người châu Âu với ký ức kinh hoàng về Thế chiến II coi EU như một lối
thoát của châu Âu để tránh xa dĩ vãng đầy máu lệ của nó. Nhưng những thế hệ
châu Âu trẻ trung hơn thì không có dĩ vãng nào cần phải trốn chạy. Trong khi
những vị trưởng lão coi dự án châu Âu như một niềm tin tưởng, thì các nhà
lãnh đạo hiện nay và các khối cử tri lại muốn thẩm định EU xuyên qua một sự
đánh giá lạnh lùng – và đôi khi tiêu cực – dựa trên lợi và hại.
|
The
collective governance that the EU desperately needs in order to thrive in a
globalized world rests uneasily with a political street that is becoming decidedly
hostile to the European project. Europe’s institutions could descend to the
level of its politics, which would effectively reduce the EU to little more than
a trade bloc. Alternatively, national politics could again be infused with a
European calling, which would breathe new legitimacy into an increasingly hollow
union. The latter outcome is much preferable, but it will require leadership
and resolve that, at least for now, are nowhere to be found.
|
Việc
điều hành một chính quyền tập thể mà EU rất cần đến để thành công trong một
thế giới toàn cầu hóa không nhận được hậu thuẫn của các phong trào chính trị
đường phố, một xu thế rõ ràng đang trở nên xung khắc với dự án châu Âu. Các
định chế của châu Âu có khả năng xuống cấp ngang với mức độ của chính trị
châu Âu, điều này sẽ có hệ quả là biến EU thành một khối mậu dịch không hơn
không kém. Một khả năng khác là, chính trị quốc gia của từng nước thành viên
có thể một lần nữa lại khoát lên mình một sứ mệnh châu Âu, điều này sẽ thở
một luồng khí chính danh mới mẻ vào một liên minh đang ngày càng rổng ruột.
Hậu quả của khả năng thứ hai là tốt đẹp hơn nhiều, nhưng nó đòi hỏi tài lãnh
đạo và quyết tâm, nhưng hiện nay những yếu tố này không biết tìm đâu cho
thấy.
|
Japan,
for its part, has been politically adrift since Junichiro Koizumi stepped
down as prime minister in
2006.
Thereafter, the Liberal Democratic Party (LDP ), which had dominated Japanese
politics throughout
most
of the postwar era, stumbled badly, losing power to the Democratic Party of
Japan (DPJ) in 2009. The consolidation of a two-party system had the potential
to improve governance but instead produced only gridlock and declining public
confidence. Japan has cycled through six prime ministers in the last five years.
This past summer, public approval of the DPJ stood at 18 percent. The DPJ and
the LDP are as internally divided as they are at loggerheads. Policymaking
has ground to a halt even on urgent issues; it took over 100 days for the
Diet to pass legislation providing relief to the victims of last year’s earthquake,
tsunami, and nuclear disaster.
|
Về
phần mình, Nhật Bản cũng đang phiêu dạt về chính trị kể từ khi Junichiro
Koizumi thôi chức thủ tướng vào năm 2006. Sau đó, Đảng Tự do Dân chủ (ĐTDDC),
một đảng từng khống chế chính trường Nhật Bản suốt gần hết thời hậu chiến, đã
thất bại thảm hại, nhường quyền cho Đảng Dân chủ Nhật Bản (ĐDCNB) vào năm
2009. Việc củng cố một hệ thống lưỡng đảng (a two-party system) tưởng có tiềm
năng cải thiện việc điều hành quốc gia nhưng thay vì vậy đã chỉ tạo ra bế tắc
chính trị và làm mất niềm tin của dân chúng. Nhật Bản trải qua sáu đời thủ
tướng trong vòng 5 năm. Mùa hè vừa qua, mức hậu thuẫn của dân chúng dành cho
ĐDCNB đứng ở 18%. ĐDCNB và ĐTDDC bị chia rẽ nội bộ gay gắt cùng với mức độ
hai đảng hiện đang kèn cựa lẫn nhau. Việc hoạch định chính sách bị bế tắc
trên mọi vấn đề khẩn cấp; phải mất hơn 100 ngày Quốc hội Nhật Bản mới có thể
thông qua đạo luật cung cấp cứu trợ cho nạn nhân của cuộc động đất, sóng
thần, và thảm họa hạt nhân xảy ra năm ngoái.
|
The
trouble began with the bursting of Japan’s asset bubble in 1991, a setback
that exposed deeper problems in the country’s economy and led to a “lost
decade” of recession. Japanese manufacturers suffered as jobs and investment
headed to China and the “Asian tigers.” The country’s traditional social
compact,
by which corporations provided lifetime employment and comfortable pensions,
was no longer sustainable. The past two decades have brought a long slide in
middle-class incomes, rising inequality, and a spike in the poverty rate from
roughly seven percent in the 1980s to 16 percent in 2009. In 1989, Japan
ranked fourth in the world in terms of per capita GDP; by 2010, its rank had
plummeted to 24th.
|
Vấn
đề bắt đầu diễn ra với việc Nhật Bản vỡ bong bóng tài sản năm 1991, một bước
thụt lùi đã phơi bày nhiều vấn đề còn sâu sắc hơn trong nền kinh tế quốc gia
và dẫn đến một “thập kỷ mất mát” vì nạn suy thoái kéo dài. Các nhà sản xuất
Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại, khi công việc và tiền đầu tư chuyển sang Trung
Quốc và “các con hổ châu Á”. Khế ước xã hội truyền thống của Nhật Bản, theo
đó các tập đoàn doanh nghiệp cung cấp việc làm suốt đời và lương hưu thoải
mái, không còn đứng vững được nữa. Hai thập kỷ vừa qua đã mang lại một sự suy
giảm đáng kể trong mức thu nhập của giới trung lưu, tình trạng bất bình đẳng
kinh tế gia tăng, và tỉ lệ nghèo đã tăng đột biến từ 7% trong những năm 1980
lên 16% trong năm 2009. Trong năm 1989, Nhật Bản đứng hàng thứ tư trên thế giới
về GDP đầu người; vào năm 2010, GDP đầu người của Nhật Bản rơi xuống hạng 24.
|
It
was to address such problems that Koizumi embarked on ambitious efforts to
liberalize the economy and reduce the power of bureaucrats and interest groups.
His charisma and ample parliamentary support made for significant progress,
but his LDP and DPJ successors have been too weak to keep the process moving
forward. Japan is therefore stuck in a no man’s land, exposed to the
dislocations of a globalized economy yet not liberalized or strategic enough
to compete effectively.
|
Chính
vì để đối phó với những vấn đề này mà Koizumi đã lao vào những nỗ lực đầy
tham vọng nhằm tự do hóa nền kinh tế và giảm bớt quyền lực của giới quan liêu
và các nhóm lợi ích. Sức hấp dẫn của cá nhân ông và hậu thuẫn mạnh mẽ của
Quốc hội đã tạo được tiến bộ có ý nghĩa, nhưng những kẻ kế vị thuộc ĐTDDC
cũng như ĐDCNB tỏ ra quá yếu kém, không đủ sức thúc đẩy tiến trình đi tới. Vì
thế Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu lãnh đạo, rơi vào nguy cơ chịu những
xáo trộn của một nền kinh tế toàn cầu chưa được tự do hóa hay đủ tính chiến
lược cho một sự cạnh tranh hữu hiệu.
|
BITTER
MEDICINE
It
is not by chance that the West’s crisis of governability coincides with new
political strength among rising powers; economic and political vigor is passing
from the core to the periphery of the international system. And while the
world’s most open states are experiencing a loss of control as they integrate
in to a globalized world, illiberal states, such as China, are deliberately
keeping a much tighter grip on the irsocieties through centralized
decision-making, censorship of the media, and state-supervised markets. If the
leading democracies continue to lose their lust er as developing countries
chart their rise, the unfolding transition in global power will be
significantly more destabilizing. Conversely, a realignment of the international
pecking order would likely be more orderly if the Western democracies
recouped and provided purposeful leadership.
|
CHÉN
THUỐC ĐẮNG
Không
phải tình cờ mà cuộc khủng hoảng khả năng điều hành quốc gia tại phương Tây
đã xảy ra trùng hợp với sức mạnh chính trị mới mẻ của các cường quốc đang
trỗi dậy; sinh lực kinh tế và chính trị đang chuyển từ trung tâm ra vùng biên
của hệ thống quốc tế. Và trong khi những quốc gia cởi mở nhất thế giới đang
kinh qua tình trạng mất quyền kiểm soát khi hội nhập vào một thế giới toàn
cầu hóa, các quốc gia phi tự do, như Trung Quốc, đang cố tình kìm hãm xã hội
chặt chẽ hơn xuyên qua việc hoạch định chính sách bằng đường lối trung ương
tập quyền, kiểm soát phương tiện truyền thông, và thị trường được nhà nước
giám sát. Nếu các nước dân chủ hàng đầu tiếp tục mất đi ánh quanh vinh trong
lúc các nước đang phát triển phác thảo hướng đi lên của mình, thời kỳ quá độ
đang diễn ra của quyền lực toàn cầu sẽ gây thêm nhiều bất ổn đáng kể. Ngược
lại, một cuộc tái liên kết theo trật tự phân hạng quốc tế sẽ diễn ra thứ tự
hơn nếu các nước dân chủ phương Tây lấy lại tư thế của mình và cung ứng một
sự lãnh đạo có ý nghĩa.
|
What
is needed is nothing less than a compelling twenty-first-century answer to
the fundamental tensions among democracy, capitalism, and globalization. This
new political agenda should aim to reassert popular control over political
economy, directing state action toward effective responses to both the
economic realities of global markets and the demands of mass societies for an
equitable distribution of rewards and sacrifices.
|
Điều
mà chúng ta cần đến không gì khác hơn là một câu trả lời bức thiết mang tính
cách thể kỷ 21 đối với những căng thẳng cơ bản giữa dân chủ, chủ nghĩa tư bản
và toàn cầu hóa. Nghị trình chính trị mới mẻ này phải nhắm vào việc tái xác
quyết quyền kiểm soát của người dân đối với kinh tế chính trị (political
economy), điều khiển hành vi nhà nước hướng tới việc đáp ứng có hiệu quả
những thực tại kinh tế của thị trường toàn cầu lẫn những đòi hỏi của xã hội
đại chúng về việc phân chia công bình các phần thưởng và các hi sinh.
|
The
West should pursue three broad strategies to me et this challenge and thus
better equip its democratic institutions for a globalized world. First, when
up against state capitalism and the potent force of global markets, the
Western democracies have little choice but to engage in strategic economic
planning
on an unprecedented scale. State-led investment in jobs, infrastructure,
education, and research will be required to restore economic competitiveness.
Second, leaders should seek to channel electorate discontent toward reformist
ends through a progress ive brand of populism. By pursuing policies that advantage
mass publics rather than the party faithful or special interests, politicians
can not only rebuild their popularity but also reinvigorate democratic institutions
and the values of citizenship and sacrifice.
|
Phương
Tây phải theo đuổi ba chiến lược tổng quát nhằm đáp ứng thách thức này và vì
thế phải trang bị các định chế dân chủ của mình hữu hiệu hơn để đối phó một
thế giới toàn cầu hóa. Một là, khi phải đối đầu với chủ nghĩa tư bản nhà nước
và sức mạnh to lớn của các thị trường toàn cầu, các nước dân chủ phương Tây
không còn cách nào khác hơn là phải nhúng tay vào việc hoạch định kinh tế
chiến lược trên một qui mô chưa từng có. Việc đầu tư do nhà nước lãnh đạo sẽ
rất cần thiết trong các lãnh vực như việc làm, cơ sở hạ tầng, giáo dục, và
nghiên cứu để phục hồi sức cạnh tranh kinh tế. Hai là, các nhà lãnh đạo phải
tìm cách chuyển hướng sự bất mãn của cử tri vào các mục đích cải tổ xuyên qua
một dạng thức tiến bộ của chủ nghĩa dân túy. Bằng cách theo theo đuổi những
chính sách làm lợi cho đại chúng hơn là phục vụ các đảng viên trung kiên và
các lợi ích đặc biệt, những nhà chính trị không những lấy lại được lòng dân
mà còn tạo lại sinh lực cho những cơ chế dân chủ và phục hồi giá trị của bổn
phận công dân và đức tính hy sinh.
|
Third,
Western governments must lead their electorates away from the temptation to
turn inward. As history makes clear, hard times can stoke protectionism and
isolationism. But globalization is here to stay, and retreat is not an
option.
|
Ba
là, các chính phủ phương Tây phải đưa các khối cử tri của mình ra khỏi sự cảm
dỗ của xu thế hướng nội. Lịch sử đã chứng minh, những giai đoạn kinh tế khó
khăn có thể nhen nhúm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa cô lập.
|
None
of these strategies will be easy to implement, and embracing all of them
together will require extraordinary leadership and the political courage to
match. But until such an agenda is devised and realized, the democratic
malaise will persist.
|
Không
một chiến lược nào được nêu ra ở trên là dễ thực hiện. Việc theo đuổi toàn bộ
những chiến lược này cùng một lúc sẽ đòi hỏi một tài lãnh đạo phi thường và
một thái độ can đảm chính trị tương xứng. Nhưng bao lâu mà một nghị trình như
thế chưa được thiết kế và thực hiện, thì tình trạng bất ổn của các nước dân
chủ phương Tây vẫn còn tồn tại.
|
AUTHOR BIO: Charles A. Kupchan is
Professor of International Affairs at Georgetown University and Whitney
Shepardson Senior Fellow at the Council on Foreign Relations. This essay is
adapted from his forthcoming book "No One's World: The West, the Rising
Rest, and the Coming Global Turn" (Oxford University Press, 2012.)
|
Charles A. Kupchan là Giáo sư Quốc tế
Sự vụ tại Đại học Georgetown và là Nhà nghiên cứu Thâm niên tại Council on
Foreign Relations, một viện nghiên cứu chính sách tại Mỹ. Bài tiểu luận sau
đây phỏng theo cuốn sách sắp xuất bản của ông, nhan đề No One’s World: The
West, the Rising Rest, and the Coming Global Turn (Thế giới không của riêng
ai: phương Tây, phần còn lại đang trỗi dậy và biến chuyển toàn cầu sắp tới),
do Oxford University Press xuất bản năm 2012.
|
|
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
http://www.foreignaffairs.com/articles/136783/charles-a-kupchan/the-democratic-malaise
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn