|
|
Animal Farm
|
Trại súc vật
|
By George Orwell
|
George Orwell
|
The Freedom of the
Press
Orwell's Proposed
Preface to ‘Animal Farm’
|
Tự do báo chí
Lời tựa do Orwell đề
nghị cho cuốn Trại súc vật
|
This book was first thought of, so far as the central idea
goes, in 1937, but was not written down until about the end of 1943. By the
time when it came to be written it was obvious that there would be great
difficulty in getting it published (in spite of the present book shortage
which ensures that anything describable as a book will ‘sell’), and in the
event it was refused by four publishers. Only one of these had any ideological
motive. Two had been publishing anti-Russian books for years, and the other
had no noticeable political colour. One publisher actually started by
accepting the book, but after making the preliminary arrangements he decided
to consult the Ministry of Information, who appear to have warned him, or at
any rate strongly advised him, against publishing it. Here is an extract from
his letter:
|
Ý tưởng về cuốn sách này xuất hiện từ năm 1937, nhưng mãi
đến cuối năm 1943 mới được viết. Lúc đó tôi đã thấy rõ ràng rằng xuất bản là
công việc cực kì khó khăn (mặc dù tình trạng thiếu sách lúc đó, bảo đảm rằng
cứ có sách là bán được) và quả thật, đã có tới 4 nhà xuất bản từ chối. Nhưng
chỉ có một nhà xuất bản từ chối vì lí do ý thức hệ mà thôi. Hai nhà xuất bản
khác đã xuất bản những tác phẩm bài Nga trong suốt nhiều năm, còn nhà xuất
bản thứ tư thì không có bất cứ lập trường chính trị nào. Một ông chủ xuất bản
ban đầu đã chấp nhận, nhưng sau khi chuẩn bị thì lại quyết định sẽ tham khảo
Bộ Thông tin[1], có lẽ Bộ này đã cảnh báo, hay ít nhất cũng đã khuyên là
không nên in tác phẩm này. Đây là trích đoạn bức thư của ông ta gửi cho tôi:
|
I mentioned the reaction I had had from an important
official in the Ministry of Information with regard to Animal Farm. I must
confess that this expression of opinion has given me seriously to think... I
can see now that it might be regarded as something which it was highly
ill-advised to publish at the present time. If the fable were addressed
generally to dictators and dictatorships at large then publication would be
all right, but the fable does follow, as I see now, so completely the
progress of the Russian Soviets and their two dictators, that it can apply
only to Russia, to the exclusion of the other dictatorships. Another thing:
it would be less offensive if the predominant caste in the fable were not
pigs[*]. I think the choice of pigs as the ruling caste will no doubt give
offence to many people, and particularly to anyone who is a bit touchy, as
undoubtedly the Russians are.
|
Tôi đã nói với ông câu trả lời mà tôi nhận được từ một
quan chức cao cấp của Bộ Thông tin về cuốn Trại súc vật. Tôi phải nhận rằng ý
kiến của ông ta buộc tôi phải suy nghĩ một cách nghiêm túc… Chính tôi cũng
thấy xuất bản cuốn sách này trong lúc này có thể là một việc làm rất thiếu
thận trọng. Nếu câu chuyện ngụ ngôn chỉ nói về những nhà độc tài và những chế
độ độc tài nói chung thì xuất bản sẽ không sao, nhưng chuyện này – hiện nay
chính tôi cũng đã thấy – đã mô tả một cách cụ thể sự phát triển của các sự
kiện ở nước Nga Xô-viết và hai nhà độc tài của họ, ngoài nước Nga ra thì
không có chế độ độc tài nào như thế hết. Còn một việc nữa: câu chuyện sẽ
không đến nỗi kinh tởm như thế nều đẳng cấp cai trị không phải là loài
lợn[2]. Tôi nghĩ rằng đưa lợn thành giai cấp cầm quyền chắc chắn sẽ làm mất
lòng nhiều người, nhất là những người hay tự ái, chắc chắn người Nga là như
thế.
|
* It is not quite
clear whether this suggested modification is Mr... ’s own idea, or originated
with the Ministry of Information; but it seems to have the official ring
about it. [Orwell’s Note]
|
* Không thật rõ là
liệu sửa đổi được đề xuất này là ý tưởng của riêng của ông .., hoặc có nguồn
gốc với Bộ Thông tin, nhưng dường như có ý kiến chính thức về nó. [Chú thích
của Orwell]
|
This kind of thing is not a good symptom. Obviously it is
not desirable that a government department should have any power of
censorship (except security censorship, which no one objects to in war time)
over books which are not officially sponsored. But the chief danger to
freedom of thought and speech at this moment is not the direct interference
of the MOI or any official body. If publishers and editors exert themselves
to keep certain topics out of print, it is not because they are frightened of
prosecution but because they are frightened of public opinion. In this
country intellectual cowardice is the worst enemy a writer or journalist has
to face, and that fact does not seem to me to have had the discussion it
deserves.
|
Cách suy nghĩ như thế không phải là triệu chứng tốt. Rõ
ràng là chẳng ai muốn một cơ quan nào đó của chính phủ lại có quyền kiểm
duyệt (trừ kiểm duyệt về an ninh, trong thời chiến không ai phản đối kiểm
duyệt như thế) những cuốn sách mà chính phủ không tài trợ. Nhưng mối nguy
hiểm quan trọng nhất hiện nay đối với quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận
không phải là sự can thiệp trực tiếp của Bộ Thông tin hay của bất kì cơ quan
nào khác. Nếu các nhà xuất bản và các biên tập viên cố gắng không cho in sách
về một số đề tài nào đó, thì đấy không phải là vì họ sợ bị truy tố mà vì họ
sợ dư luận xã hội. Ở nước ta, kẻ thù chính của nhà văn hay nhà báo chính là
sự hèn nhát về mặt trí tuệ, và tôi có cảm tưởng là chúng ta chưa thảo luận
nhiều về hiện tượng này.
|
Any fairminded person with journalistic experience will
admit that during this war official censorship has not been particularly
irksome. We have not been subjected to the kind of totalitarian
‘co-ordination’ that it might have been reasonable to expect. The press has
some justified grievances, but on the whole the Government has behaved well
and has been surprisingly tolerant of minority opinions. The sinister fact
about literary censorship in England is that it is largely voluntary.
|
Bất kì người có đầu óc vô tư và có kinh nghiệm làm báo nào
cũng đều đồng ý rằng trong thời gian chiến tranh, kiểm duyệt của chính
phủkhông gây cho người ta quá nhiều khó chịu. Khác với chế độ toàn trị, chúng
ta không bị “hướng dẫn”, mặc dù có lí do để nghĩ rằng người ta sẽ làm như
thế. Những lời phàn nàn của báo chí là có căn cứ; nhưng nói chung, chính phủ
đã xử sự một cách lịch sự và có thái độ khoan dung đối với ý kiến của thiểu
số còn làm người ta phải ngạc nhiên. Ở Anh, thực tế khủng khiếp nhất của chế
độ kiểm duyệt trong lĩnh vực văn chương chính là tự kiểm duyệt.
|
Unpopular ideas can be silenced, and inconvenient facts
kept dark, without the need for any official ban. Anyone who has lived long
in a foreign country will know of instances of sensational items of news —
things which on their own merits would get the big headlines-being kept right
out of the British press, not because the Government intervened but because
of a general tacit agreement that ‘it wouldn’t do’ to mention that particular
fact. So far as the daily newspapers go, this is easy to understand. The
British press is extremely centralised, and most of it is owned by wealthy
men who have every motive to be dishonest on certain important topics. But
the same kind of veiled censorship also operates in books and periodicals, as
well as in plays, films and radio. At any given moment there is an orthodoxy,
a body of ideas which it is assumed that all right-thinking people will
accept without question. It is not exactly forbidden to say this, that or the
other, but it is ‘not done’ to say it, just as in mid-Victorian times it was
‘not done’ to mention trousers in the presence of a lady. Anyone who
challenges the prevailing orthodoxy finds himself silenced with surprising
effectiveness. A genuinely unfashionable opinion is almost never given a fair
hearing, either in the popular press or in the highbrow periodicals.
|
Những ý tưởng không được nhiều người ưa chuộng bị bịt
miệng, còn những sự kiện phiền phức thì bị giấu đi mà không cần chính phủ
phải cấm đoán. Bất cứ người nào từng sống một thời gian dài ở nước ngoài cũng
đều biết có những tin tức giật gân – tức là tin tức đáng in bằng chữ đậm ngay
trên trang nhất – lại không được báo chí Anh đăng, không phải do chính phủ
Anh can thiệp mà là do mọi người đã thỏa thuận ngầm là nhắc đến sự kiện đó là
“không tốt”. Đối với báo chí hàng ngày thì đấy là điều dễ hiểu. Phần lớn báo
chí Anh nằm trong tay những người giàu có, những người có đủ lí do để nói dối
về một số đề tài quan trọng. Nhưng sự kiểm duyệt bị che đậy như thế cũng diễn
ra với sách báo, tạp chí và cả kịch nghệ, phim ảnh và truyền thanh nữa. Mỗi
thời điểm lại có một quan điểm chính thống nào đó, đấy là tập hợp những ý
tưởng mà những người có tư duy lành mạnh chấp nhận mà không cần bàn cãi.
Không có ý kiến nào bị cấm nói, nhưng “không nên” nói; y như ở thời Victoria
“không nên” nói đến quần trước mặt phụ nữ vậy. Bất kì ai có ý thách thức quan
điểm chính thống đang thịnh hành cũng thấy rằng người ta đã tìm cách bịt được
miệng mình ngay lập tức. Ý kiến thực sự không được nhiều người ưa hầu như
không bao giờ có điều kiện xuất hiện trên báo chí hàng ngày hay trên những tờ
tạp chí mang tầm trí thức cao.
|
At this moment what is demanded by the prevailing
orthodoxy is an uncritical admiration of Soviet Russia. Everyone knows this,
nearly everyone acts on it. Any serious criticism of the Soviet régime, any
disclosure of facts which the Soviet government would prefer to keep hidden,
is next door to unprintable. And this nation-wide conspiracy to flatter our
ally takes place, curiously enough, against a background of genuine
intellectual tolerance. For though you arc not allowed to criticise the
Soviet government, at least you are reasonably free to criticise our own.
Hardly anyone will print an attack on Stalin, but it is quite safe to attack
Churchill, at any rate in books and periodicals. And throughout five years of
war, during two or three of which we were fighting for national survival,
countless books, pamphlets and articles advocating a compromise peace have
been published without interference. More, they have been published without
exciting much disapproval. So long as the prestige of the USSR is not
involved, the principle of free speech has been reasonably well upheld. There
are other forbidden topics, and I shall mention some of them presently, but
the prevailing attitude towards the USSR is much the most serious symptom. It
is, as it were, spontaneous, and is not due to the action of any pressure
group.
|
Hiện nay quan điểm chính thống đang thịnh hành là hâm mộ
vô điều kiện nước Nga Xô-viết. Mọi người đều biết điều này, và hầu như mọi
người đều làm như thế. Tất cả những lời phê phán Liên Xô nghiêm túc, tất cả
những lời tố cáo những sự kiện mà chính phủ Liên Xô muốn che giấu đều khó có
thể được in. Và sự thông đồng bao trùm lên cả nước này là nhằm bợ đỡ nước
đồng minh của chúng ta, thật kì quặc, lại diễn ra trong bối cảnh của thái độ
khoan dung thực sự về mặt trí tuệ. Vì, mặc dù bạn không được phê phán chính phủ
Liên Xô, nhưng phê phán chính phủ ta thì lại được. Tấn công Stalin thì khó có
người in, nhưng tấn công Churchill thì được, ít nhất là trong sách và tạp
chí. Trong năm năm chiến tranh, trong đó có hai hay ba năm phải chiến đấu một
mất một còn, đã có biết bao nhiêu sách báo kêu gọi dàn xếp hòa bình được xuất
bản mà không bị chính phủ can thiệp. Hơn thế nữa, chúng được xuất bản mà
không gây ra nhiều lời phản đối. Khi chưa dính dáng đến uy tín của Liên Xô
thì nguyên tắc tự do ngôn luận được giữ ở mức chấp nhận được. Có những đề tài
bị cấm đoán khác, tôi sẽ nói sau, nhưng thái độ đang thịnh hành đối với Liên
Xô là triệu chứng đáng ngại nhất. Nó được hình thành một cách tự phát, chứ
không phải do hành động của bất cứ nhóm áp lực nào.
|
The servility with which the greater part of the English
intelligentsia have swallowed and repeated Russian propaganda from 1941
onwards would be quite astounding if it were not that they have behaved
similarly on several earlier occasions. On one controversial issue after
another the Russian viewpoint has been accepted without examination and then
publicised with complete disregard to historical truth or intellectual
decency. To name only one instance, the BBC celebrated the twenty-fifth
anniversary of the Red Army without mentioning Trotsky. This was about as
accurate as commemorating the battle of Trafalgar without mentioning Nelson,
but it evoked no protest from the English intelligentsia. In the internal
struggles in the various occupied countries, the British press has in almost
all cases sided with the faction favoured by the Russians and libelled the
opposing faction, sometimes suppressing material evidence in order to do so.
A particularly glaring case was that of Colonel Mihailovich, the Jugoslav
Chetnik leader. The Russians, who had their own Jugoslav protege in Marshal
Tito, accused Mihailovich of collaborating with the Germans. This accusation
was promptly taken up by the British press: Mihailovich’s supporters were given
no chance of answering it, and facts contradicting it were simply kept out of
print.
|
Tinh thần nô lệ mà phần lớn giới trí thức Anh đã ăn phải
và việc nhắc đi nhắc lại những lời tuyên truyền của Nga kể từ năm 1941 trở đi
có thể làm người ta phải kinh ngạc, nếu trong một vài trường hợp trước đây họ
chưa từng có hành động như thế. Trong
một loạt vấn đề còn gây tranh cãi, người ta nhắm mắt chấp nhận ngay quan điểm
của Nga và sau đó thì quảng bá cho nó, bất chấp sự thật lịch sử và thái độ tử
tế của người trí thức. Chỉ xin dẫn ra một ví dụ: BBC kỉ niệm 25 năm ngày
thành lập Hồng quân mà không nhắc tới Trotsky. Có khác gì kỉ niệm chiến thắng
Trafalgar mà không nhắc tới Nelson, nhưng giới trí thức Anh không hề có hành
động phản đối nào. Trong những cuộc đấu tranh nội bộ tại những đất nước bị
chiếm đóng, báo chí Anh hầu như bao giờ cũng đứng về phía những lực lượng
được Nga ủng hộ và phỉ báng phe chống đối, ngay cả khi để làm như thế người
ta phải ỉm đi các sự kiện. Đặc biệt rõ là đại tá Mihailovich, lãnh tụ của
những người Chetnik ở Nam Tư[3]. Ở Nam Tư, người Nga ủng hộ nguyên soái Tito,
họ lên án Mihailovich là cộng tác với Đức. Báo chí Anh lập tức vồ lấy lời kết
án này: những người ủng hộ Mihailovich không có cơ hội trả lời, còn những sự
kiện trái ngược với lời kết án thì đơn giản là không được đưa lên mặt báo.
|
In July of 1943 the Germans offered a reward of 100,000
gold crowns for the capture of Tito, and a similar reward for the capture of
Mihailovich. The British press ‘splashed’ the reward for Tito, but only one
paper mentioned (in small print) the reward for Mihailovich: and the charges
of collaborating with the Germans continued. Very similar things happened
during the Spanish civil war. Then, too, the factions on the Republican side
which the Russians were determined to crush were recklessly libelled in the
English leftwing [sic] press, and any statement in their defence even in
letter form, was refused publication. At present, not only is serious
criticism of the USSR considered reprehensible, but even the fact of the
existence of such criticism is kept secret in some cases. For example,
shortly before his death Trotsky had written a biography of Stalin. One may
assume that it was not an altogether unbiased book, but obviously it was
saleable. An American publisher had arranged to issue it and the book was in
print — 1 believe the review copies had been sent out — when the USSR entered
the war. The book was immediately withdrawn. Not a word about this has ever
appeared in the British press, though clearly the existence of such a book,
and its suppression, was a news item worth a few paragraphs.
|
Tháng 7 năm 1943, người Đức đưa ra khoản tiền là 100.000
đồng tiền vàng thưởng cho ai bắt được Tito và khoản thưởng tương tự cho việc
bắt giữ Mihailovich. Báo chí Anh làm ầm lên về tiền thưởng cho việc bắt giữ
Tito nhưng chỉ có một tờ nhắc tới tiền thưởng cho vụ bắt giữ Mihailovich (lại
in chữ nhỏ): còn cáo buộc cộng tác với Đức thì vẫn tiếp tục. Những hiện tượng
tương tự như thế cũng từng xảy ra trong cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha. Lúc đó
lực lượng Cộng hòa mà Nga quyết tâm tiêu diệt cũng bị báo chí cánh tả ở Anh
phỉ báng, mọi lời biện hộ cho họ, ngay cả dưới dạng những bức thư cũng đều
không được công bố. Hiện nay, người ta không chỉ coi những lời chỉ trích gay
gắt Liên Xô là đáng bị lên án, mà trong một số trường hợp người ta còn che
giấu cả sự kiện là có những lời chỉ trích như thế. Ví dụ, ngay trước khi
chết, Trotsky đã hoàn thành cuốn tiểu sử về Stalin. Có thể giả định rằng cuốn
này cũng không hoàn toàn khách quan, nhưng chắc chắn là bán được. Một nhà
xuất bản Mĩ đã thu xếp để phát hành và sách đã được đem in – tôi tin là một
số bản đã được gửi đi rồi – thì Liên Xô tham chiến. Việc in ấn chấm dứt ngay
lập tức. Báo chí Anh không nói một lời nào, thế mà rõ ràng là sự tồn tại của
cuốn sách và việc cấm đoán nó là một tin đáng để người ta nói tới, dù chỉ vài
dòng.
|
It is important to distinguish between the kind of
censorship that the English literary intelligentsia voluntarily impose upon
themselves, and the censorship that can sometimes be enforced by pressure
groups. Notoriously, certain topics cannot be discussed because of ‘vested
interests’. The best-known case is the patent medicine racket. Again, the
Catholic Church has considerable influence in the press and can silence
criticism of itself to some extent. A scandal involving a Catholic priest is
almost never given publicity, whereas an Anglican priest who gets into
trouble (e.g. the Rector of Stiffkey) is headline news. It is very rare for
anything of an anti-Catholic tendency to appear on the stage or in a film.
Any actor can tell you that a play or film which attacks or makes fun of the
Catholic Church is liable to be boycotted in the press and will probably be a
failure. But this kind of thing is harmless, or at least it is
understandable. Any large organisation will look after its own interests as
best it can, and overt propaganda is not a thing to object to. One would no
more expect the Daily Worker to publicise unfavourable facts about the USSR
than one would expect the Catholic Herald to denounce the Pope. But then
every thinking person knows the Daily Worker and the Catholic Herald for what
they are.
|
Quan trọng là phải phân biệt giữa sự kiểm duyệt mà giới trí
thức Anh tự khoác lên mình và sự kiểm duyệt mà đôi khi các nhóm áp lực ép họ
phải làm. Ai cũng đều biết rằng một số vấn đề không thể được đưa ra bàn thảo
vì đụng chạm tới quyền lợi của ai đó. Nổi tiếng nhất là vụ ồn ào về những
loại thuốc chữa bệnh độc quyền. Nhà thờ Thiên Chúa giáo có ảnh hưởng đáng kể
trong báo giới và ở mức độ nào đó, có thể ngăn chặn được những lời phê phán
chống lại mình. Những vụ bê bối có dính líu tới các linh mục hầu như không
bao giờ được đưa ra công khai, trong khi một linh mục Anh giáo mà gặp rắc rối
thì chắc chắn sẽ trở thành tin chính. Hiếm khi có tác phẩm bài Thiên Chúa
giáo nào được đưa lên sân khấu hay màn ảnh. Bất kì diễn viên nào cũng có thể
nói với bạn rằng vở kịch hay bộ phim tấn công hay chế giễu nhà thờ Thiên Chúa
giáo chắc chắn cũng đều bị báo chí tẩy chay và có nhiều khả năng là sẽ thất
bại. Nhưng chuyện này cũng không sao hoặc ít nhất là có thể hiểu được. Tổ
chức lớn nào cũng tìm mọi cách bảo vệ quyền lợi của nó, chả nên chống lại bộ
máy tuyên truyền công khai làm gì. Hi vọng tờ Daily Worker[4] công bố những
sự kiện không hay ho về Liên Xô có khác gì hi vọng tờCatholic Herald tố cáo
Giáo hoàng. Nhưng tất cả những người có suy nghĩ đều biết Daily Worker và
Catholic Herald là những tờ báo như thế nào rồi.
|
What is disquieting is that where the USSR and its
policies are concerned one cannot expect intelligent criticism or even, in
many cases, plain honesty from Liberal [sic — and throughout as typescript]
writers and journalists who are under no direct pressure to falsify their
opinions. Stalin is sacrosanct and certain aspects of his policy must not be
seriously discussed. This rule has been almost universally observed since
1941, but it had operated, to a greater extent than is sometimes realised,
for ten years earlier than that. Throughout that time, criticism of the
Soviet régime from the left could only obtain a hearing with difficulty.
There was a huge output of anti-Russian literature, but nearly all of it was
from the Conservative angle and manifestly dishonest, out of date and
actuated by sordid motives. On the other side there was an equally huge and
almost equally dishonest stream of pro-Russian propaganda, and what amounted
to a boycott on anyone who tried to discuss all-important questions in a
grown-up manner.
|
Điều làm người ta lo ngại là khi nói đến Liên Xô và chính
sách của nó, không thể hi vọng có những lời phê phán sáng suốt, thậm chí
trong nhiều trường hợp là sự trung thực không màu mè từ những người cầm bút
và các nhà báo theo trường phái tự do, tức là những người không bị ai ép phải
thay đổi quan điểm. Stalin là nhân vật bất khả xâm phạm và một số lĩnh vực
của chính sách của ông ta là những vấn đề không được bàn tới. Từ năm 1941,
nguyên tắc này hầu như đã được mọi người tuân thủ, nhưng nguyên tắc này còn
có hiệu lực lớn hơn là đôi khi người ta vẫn nghĩ từ trước đó 10 năm. Suốt
thời gian đó, những lời phê phán chế độ Xô-viết từ phía Tả khó được ai nghe.
Có nhiều sách báo bài Nga được xuất bản, nhưng hầu như đều từ quan điểm Bảo
thủ và hiển nhiên là thiếu trung thực, lạc hậu và với những động cơ bẩn thỉu.
Từ phía bên kia cũng tuôn ra một số lượng sách báo tuyên truyền ủng hộ Nga
lớn không kém và cũng bất lương không kém, và bất kì người nào có ý định thảo
luận các vấn đề quan trọng một cách nghiêm túc cũng đều bị họ tẩy chay.
|
You could, indeed, publish anti-Russian books, but to do
so was to make sure of being ignored or misrepresented by nearly me whole of
the highbrow press. Both publicly and privately you were warned that it was
‘not done’. What you said might possibly be true, but it was ‘inopportune’
and played into the hands of this or that reactionary interest. This attitude
was usually defended on the ground that the international situation, and me
urgent need for an Anglo-Russian alliance, demanded it; but it was clear that
this was a rationalisation. The English intelligentsia, or a great part of
it, had developed a nationalistic loyalty towards me USSR, and in their
hearts they felt that to cast any doubt on me wisdom of Stalin was a kind of
blasphemy. Events in Russia and events elsewhere were to be judged by
different standards. The endless executions in me purges of 1936-8 were
applauded by life-long opponents of capital punishment, and it was considered
equally proper to publicise famines when they happened in India and to
conceal them when they happened in me Ukraine. And if this was true before
the war, the intellectual atmosphere is certainly no better now.
|
Thực ra, bạn có thể xuất bản những cuốn sách bài Nga,
nhưng làm như thế là chắc chắn bạn sẽ bị báo chí nghiêm túc lờ đi hay họ sẽ
xuyên tạc quan điểm của bạn. Cả ở chỗ công cộng lẫn chỗ riêng tư bạn đều được
cảnh báo rằng đấy là “việc không nên”. Điều bạn nói có thể là đúng, nhưng
“không hợp thời” và có thể có lợi cho lực lượng phản động nào đó. Người ta
thường biện hộ cho thái độ như thế bằng cách nói rằng tình hình quốc tế và
nhu cầu cấp bách của liên minh Anh-Nga đòi hỏi như thế; nhưng rõ ràng đây chỉ
là sự hợp lí hóa thôi. Giới trí thức Anh hay phần lớn giới này đã bị nhiễm
lòng trung thành mang tính dân tộc chủ nghĩa đối với Liên Xô và trong thâm
tâm họ nghĩ rằng chỉ cần một chút nghi ngờ sự sáng suốt của Stalin đã là báng
bổ rồi. Các sự kiện ở Nga và các sự kiện ở những nước khác phải được đánh giá
theo những tiêu chuẩn khác nhau. Những người suốt đời chống án tử hình lại
nhiệt tình ủng hộ không biết bao nhiêu vụ hành quyết trong giai đoạn thanh
trừng 1936-1938, và việc đưa lên báo nạn đói ở Ấn Độ, trong khi che giấu nạn
đói ở Ukraine cũng được họ coi là thích đáng. Và nếu chuyện này đã xảy ra
trong giai đoạn tiền chiến thì bầu không khí trí thức hiện nay cũng chẳng tốt
đẹp gì hơn.
|
But now to come back to this book of mine. The reaction
towards it of most English intellectuals will be quite simple: ‘It oughtn’t
to have been published.’ Naturally, those reviewers who understand the art of
denigration will not attack it on political grounds but on literary ones.
They will say that it is a dull, silly book and a disgraceful waste of paper.
This may well be true, but it is obviously not me whole of the story. One
does not say that a book ‘ought not to have been published’ merely because it
is a bad book. After all, acres of rubbish are printed daily and no one
bothers. The English intelligentsia, or most of them, will object to this
book because it traduces their Leader and (as they see it) does harm to the
cause of progress. If it did me opposite they would have nothing to say
against it, even if its literary faults were ten times as glaring as they
are. The success of, for instance, the Left Book Club over a period of four
or five years shows how willing they are to tolerate both scurrility and
slipshod writing, provided that it tells them what they want to hear.
|
Nhưng xin quay trở lại với cuốn sách của tôi. Đa số trí
thức Anh phản ứng một cách đơn giản: “Đáng lẽ ra không nên xuất bản”. Đương
nhiên là những nhà phê bình nắm được nghệ thuật gièm pha, không tấn công nó
về mặt chính trị mà tấn công nó về mặt văn chương. Họ sẽ bảo rằng đây là cuốn
sách chán ngắt, ngớ ngẩn, chẳng nên tốn giấy in làm gì. Có thể là đúng như
thế, nhưng rõ ràng là câu chuyện không chỉ có thế. Người ta không nói rằng
“không nên in cuốn sách này” chỉ vì nó là cuốn sách không hay. Nói cho cùng,
hàng đống rác rưởi vẫn được xuất bản mỗi ngày, nhưng có ai bận tâm đâu. Giới
trí thức Anh hay phần lớn giới này sẽ phản đối cuốn sách vì nó phỉ báng Lãnh
tụ của họ và (theo quan niệm của họ) là có hại đối với sự tiến bộ. Nếu cuốn
sách này nói ngược lại thì họ sẽ không phản đối, ngay cả khi về mặt văn
chương nó có kém hơn đến 10 lần thì cũng không sao. Sự thành công của Câu lạc
bộ sách cánh tả[5], xin đưa ra một ví dụ như thế, trong bốn đến năm năm qua
chứng tỏ rằng các thành viên của nó sẵn sàng tha thứ cho cả sự dối trá lẫn sự
cẩu thả, miễn là tác phẩm nói những điều họ muốn nghe.
|
The issue involved here is quite a simple one: Is every
opinion, however unpopular — however foolish, even — entitled to a hearing?
Put it in that form and nearly any English intellectual will feel that he
ought to say ‘Yes’. But give it a concrete shape, and ask, ‘How about an
attack on Stalin? Is that entitled to a hearing?’, and the answer more often
than not will be ‘No’, In that case the current orthodoxy happens to be
challenged, and so the principle of free speech lapses. Now, when one demands
liberty of speech and of the press, one is not demanding absolute liberty.
There always must be, or at any rate there always will be, some degree of
censorship, so long as organised societies endure. But freedom, as Rosa
Luxembourg [sic] said, is ‘freedom for the other fellow’. The same principle
is contained in the famous words of Voltaire: ‘I detest what you say; I will
defend to the death your right to say it.’ If the intellectual liberty which
without a doubt has been one of the distinguishing marks of western
civilisation means anything at all, it means that everyone shall have the
right to say and to print what he believes to be the truth, provided only
that it does not harm the rest of the community in some quite unmistakable
way. Both capitalist democracy and the western versions of Socialism have
till recently taken that principle for granted. Our Government, as I have
already pointed out, still makes some show of respecting it. The ordinary
people in the street-partly, perhaps, because they are not sufficiently
interested in ideas to be intolerant about them-still vaguely hold that ‘I
suppose everyone’s got a right to their own opinion.’ It is only, or at any
rate it is chiefly, the literary and scientific intelligentsia, the very
people who ought to be the guardians of liberty, who are beginning to despise
it, in theory as well as in practice.
|
Vấn đề ở đây rất đơn giản: Mọi ý kiến – dù không được
nhiều người hâm mộ đến đâu, thậm chí là ngu xuẩn đến đâu đi nữa – có được
quyền trình bày hay không? Đặt vấn đề theo cách ấy thì hầu như bất kì người
có học nào ở Anh cũng cảm thấy buộc phải nói: “Có”. Nhưng đặt vấn đề một cách
cụ thể, và hỏi: “Phê phán Stalin thì sao? Vấn đề này có được nói không?” thì
câu trả lời sẽ thường là: “Không”. Khi
quan điểm chính thống đang thịnh hành bị thách thức thì nguyên tắc tự do ngôn
luận cũng tiêu ma. Nhưng khi người ta đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do báo
chí, người ta không đòi hỏi tự do tuyệt đối. Khi còn xã hội có tổ chức thì
nhất định phải có hoặc bao giờ cũng sẽ có một mức độ kiểm duyệt nào đó. Nhưng
như Rosa Luxembourg đã nói, tự do nghĩa là “tự do dành cho người khác”.
Voltaire cũng nói hệt nguyên tắc như thế: “Tôi ghét cay ghét đắng điều bạn
nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết để bạn được quyền nói điều đó”. Nếu tự do
tri thức – chắc chắn đấy đã và vẫn là chỉ dấu đặc trưng của nền văn minh
phương Tây – còn có ý nghĩa nào đó thì nó có nghĩa là mọi người đều có quyền
nói và in cái mà anh ta cho là sự thật, miễn là điều đó không làm hại cho
phần còn lại của xã hội. Cho đến mãi thời gian gần đây, cả chế độ dân chủ tư
sản lẫn các phương án của chủ nghĩa xã hội ở phương Tây đều coi nguyên tắc
này là đương nhiên. Chính phủ của chúng ta, như tôi đã chỉ ra bên trên, dường
như vẫn còn tôn trọng nguyên tắc này. Những người dân thường trên đường phố,
một phần có thể là do họ không quá bận tâm với các tư tưởng cho nên không có
thái độ bất dung vẫn lờ mờ cảm thấy rằng: “Tôi cho là mọi người đều có quyền
phát biểu ý kiến của mình”. Chỉ có, hay ở mức độ nào đó, chủ yếu là, giới trí
thức văn chương và khoa học – những người phải bảo vệ tự do – lại là những
người bắt đầu khinh thường nó, cả trên lí thuyết cũng như trong thực tế.
|
One of the peculiar phenomena of our time is the renegade
Liberal. Over and above the familiar Marxist claim that ‘bourgeois liberty’
is an illusion, there is now a widespread tendency to argue that one can only
defend democracy by totalitarian methods. If one loves democracy, the
argument runs, one must crush its enemies by no matter what means. And who
are its enemies? It always appears that they are not only those who attack it
openly and consciously, but those who ‘objectively’ endanger it by spreading
mistaken doctrines. In other words, defending democracy involves destroying
all independence of thought. This argument was used, for instance, to justify
the Russian purges. The most ardent Russophile hardly believed that all of
the victims were guilty of all the things they were accused of: but by
holding heretical opinions they ‘objectively’ harmed the régime, and
therefore it was quite right not only to massacre them but to discredit them
by false accusations. The same argument was used to justify the quite
conscious lying that went on in the leftwing press about the Trotskyists and
other Republican minorities in the Spanish civil war. And it was used again
as a reason for yelping against habeas corpus when Mosley was released in 1943.
|
Một trong những hiện tượng kì quặc của thời đại này là
người Tự do chạy làng. Ngoài lời tuyên bố của Marx mà mọi người đều biết rằng
“tự do tư sản” chỉ là ảo tưởng thì nay xu hướng cho rằng chỉ có thể bảo vệ
chế độ dân chủ bằng những biện pháp toàn trị lại đang lan tràn khắp nơi. Yêu
dân chủ thì phải thì phải tiêu diệt kẻ thù bằng mọi phương tiện, người ta nói
như thế. Vậy, ai là kẻ thù của dân chủ? Hóa ra đấy không chỉ là những người
tấn công nó một cách công khai và có ý thức; mà cả những người tuyên truyền
những học thuyết sai lầm, gây nguy hiểm “một cách khách quan” đối với nó cũng
trở thành kẻ thù của nó. Nói cách khác, bảo vệ chế độ dân chủ đòi hỏi phải
loại bỏ sự độc lập về tư tưởng. Luận cứ này được sử dụng nhằm biện hộ cho
những vụ thanh trừng ở nước Nga. Những người yêu nước Nha nồng nhiệt nhất
cũng khó mà tin rằng tất cả các nạn nhân đều mắc những tội lỗi mà họ bị cáo
buộc: nhưng những ý kiến trái chiều của họ đã làm thiệt hại cho chế độ “một
cách khách quan” và vì vậy mà tàn sát họ không chỉ là việc làm đúng đắn mà
còn cần phải bôi nhọ họ bằng những lời buộc tội dối trá nữa. Luận cứ tương tự
cũng được sử dụng nhằm biện hộ cho những lời dối trá có chủ đích trong báo
chí cánh tả về những người theo phái Trotskyist và những nhóm theo phái Cộng
hòa khác trong cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha.
Nó cũng được sử dụng để giải thích cho những vụ ồn ào nhằm chống lại
habeas corpus[6] khi Mosley[7] [7]
được thả vào năm 1943.
|
These people don’t see that if you encourage totalitarian
methods, the time may come when they will be used against you instead of for
you. Make a habit of imprisoning Fascists without trial, and perhaps the
process won’t stop at Fascists. Soon after the suppressed Daily Worker had
been reinstated, I was lecturing to a workingmen’s college in South London. The
audience were working-class and lower-middle class intellectuals — the same
sort of audience that one used to meet at Left Book Club branches. The
lecture had touched on the freedom of the press, and at the end, to my
astonishment, several questioners stood up and asked me: Did I not think that
the lifting of the ban on the Daily Worker was a great mistake? When asked
why, they said that it was a paper of doubtful loyalty and ought not to be
tolerated in war time. I found myself defending the Daily Worker, which has
gone out of its way to libel me more than once. But where had these people
learned this essentially totalitarian outlook? Pretty certainly they had
learned it from the Communists themselves!
|
Những người này không biết rằng nếu anh khuyến khích những
biện pháp toàn trị thì đến một lúc nào đó chúng sẽ được sử dụng nhằm chống
lại anh chứ không phải vì anh nữa. Chỉ cần biến việc bỏ tù bọn phát xít mà
không cần xét xử thành thói quen thì có khả năng là quá trình này sẽ không
dừng lại ở bọn phát xít. Một thời gian ngắn sau khi tờ Daily Worker từng bị
đàn áp lại được tái bản, tôi có giảng bài tại trường cao đẳng dành cho người
lao động ở phía nam London. Thính giả là công nhân và những người có học của
giai cấp trung lưu lớp dưới – tương tự như thính giả mà ta thường thấy ở các
chi nhánh của Câu lạc bộ sách cánh tả. Bài giảng đề cập đến vấn đề tự do báo
chí và khi kết thúc, tôi ngạc nhiên thấy rằng có mấy người đứng dậy hỏi: tôi
có nghĩ rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm tờ Daily Worker có phải là sai lầm hay
không? Khi tôi hỏi tại sao thì họ bảo rằng tờ báo này không có tinh thần ái
quốc và không được cho xuất bản trong thời gian chiến tranh. Tôi phát hiện ra
là mình phải bảo vệ tờ Daily Worker, tờ báo đã từng phỉ báng tôi không biết
bao nhiêu lần. Nhưng những người này học ở đâu được quan điểm thực chất là
toàn trị như thế? Không nghi ngờ gì là họ đã học được từ chính những người
cộng sản!
|
Tolerance and decency are deeply rooted in England, but
they are not indestructible, and they have to be kept alive partly by
conscious effort. The result of preaching totalitarian doctrines is to weaken
the instinct by means of which free peoples know what is or is not dangerous.
The case of Mosley illustrates this. In 1940 it was perfectly right to intern
Mosley, whether or not he had committed any technical crime. We were fighting
for our lives and could not allow a possible quisling to go free. To keep him
shut up, without trial, in 1943 was an outrage. The general failure to see
this was a bad symptom, though it is true that the agitation against Mosley’s
release was partly factitious and partly a rationalisation of other
discontents. But how much of the present slide towards Fascist ways of
thought is traceable to the ‘anti-Fascism’ of the past ten years and the
unscrupulousness it has entailed?
|
Lòng khoan dung và sự tử tế đã ăn sâu bén rễ ở nước Anh,
nhưng đấy không phải là nhất thành bất biến, đôi khi những tình cảm đó phải
được nuôi dưỡng bằng những cố gắng mang tính tự giác. Kết quả của việc tuyên
truyền những học thuyết toàn trị là nó làm suy yếu cái bản năng, mà nhờ nó
những người tự do biết được cái gì nguy hiểm, còn cái gì thì không. Vụ Mosley
thể hiện rõ điều này. Năm 1940 bắt giam Mosley là hoàn toàn đúng, dù từ quan
điểm pháp lí ông ta có phạm tội hay là không. Lúc đó chúng ta đang chiến đấu
để giành lấy quyền sống, chúng ta không thể để một kẻ phản bội tiềm tàng tự
do đi lại được. Nhưng giam trong tù trong năm 1943 mà không đưa ra tòa thì
lại là một sự vi phạm trắng trợn. Việc không ai nhận ra điều này là một triệu
chứng chẳng hay ho gì, mặc dù đúng là những vụ phản đối chống lại việc phóng
thích Mosley một phần là giả tạo và một phần là để thể hiện những sự bất bình
khác. Mười năm “chống phát xít” vừa qua đã đóng góp gì vào quá trình trượt
dài sang cách thức tuy duy theo kiểu phát xít và nó đã kéo theo những sự bất
cẩn [trong việc lựa chọn phương tiện - ND] như thế nào?
|
It is important to realise that the current Russomania is
only a symptom of the general weakening of the western liberal tradition. Had
the MOI chipped in and definitely vetoed the publication of this book, the
bulk of the English intelligentsia would have seen nothing disquieting in
this. Uncritical loyalty to the USSR happens to be the current orthodoxy, and
where the supposed interests of the USSR are involved they are willing to
tolerate not only censorship but the deliberate falsification of history. To
name one instance. At the death of John Reed, the author of Ten Days that
Shook the World — first-hand account of the early days of the Russian
Revolution — the copyright of the book passed into the hands of the British
Communist Party, to whom I believe Reed had bequeathed it. Some years later
the British Communists, having destroyed the original edition of the book as
completely as they could, issued a garbled version from which they had
eliminated mentions of Trotsky and also omitted the introduction written by
Lenin. If a radical intelligentsia had still existed in Britain, this act of
forgery would have been exposed and denounced in every literary paper in the
country. As it was there was little or no protest. To many English
intellectuals it seemed quite a natural thing to do. And this tolerance or
[sic = of?] plain dishonesty means much more than that admiration for Russia
happens to be fashionable at this moment. Quite possibly that particular
fashion will not last. For all I know, by the time this book is published my
view of the Soviet régime may be the generally-accepted one. But what use
would that be in itself? To exchange one orthodoxy for another is not
necessarily an advance. The enemy is the gramophone mind, whether or not one
agrees with the record that is being played at the moment.
|
Quan trọng là cần phải nhận thức được rằng sự sùng bái Nga
hiện chỉ là triệu chứng của sự suy nhược của truyền thống tự do của phương
Tây mà thôi. Nếu Bộ Thông tin can thiệp và dứt khoát cấm xuất bản cuốn sách
này thì phần lớn giới trí thức Anh cũng sẽ chẳng thấy có điều gì làm họ phải
bận tâm hết. Lòng trung thành một cách mù quáng đối với Liên Xô đang là quan
điểm chính thống hiện nay, và khi nói đến quyền lợi được cho là của Liên Xô
thì người ta sẵn sàng chấp nhận không chỉ kiểm duyệt mà còn cố tình xuyên tạc
cả lịch sử nữa. Xin dẫn ra một ví dụ. Khi John Reed chết, ông chính là tác
giả cuốn Ten Days that Shook the World(Mười ngày rung chuyển thế giới) — câu
chuyện của người đã từng chứng kiến những ngày đầu tiên của cuộc Cách mạng
Nga – bản quyền tác phẩm được trao cho Đảng Cộng sản Anh, tôi tin là Reed đã
di chúc như thế. Mấy năm sau cộng sản Anh tìm mọi cách nhằm tiêu hủy những
cuốn sách đã phát hành trong lần xuất bản đầu tiên, sau đó cho in bản đã bị
cắt xén, xóa tất cả những đoạn có nhắc tới Trotsky và thậm chí bỏ cả lời giới
thiệu do Lenin viết nữa. Nếu ở Anh vẫn còn giới trí thức cấp tiến thì hành
động giả mạo này đã bị tất cả các nhà xuất bản chuyên về lĩnh vực văn học
trong nước vạch trần và lên án rồi. Nhưng có rất ít hoặc không có lời phản
đối nào. Đối với nhiều trí thức Anh, dường như đây là việc làm tự nhiên vậy.
Và thái độ chấp nhận như vậy hay là sự thiếu tử tế một cách trắng trợn như
thế chứng tỏ một cái gì đó lớn hơn là sự thán phục nước Nga đang là trào lưu
hiện nay. Hoàn toàn có khả năng là trào lưu này sẽ không kéo dài được lâu.
Theo tôi biết, có khả năng là khi cuốn sách này được xuất bản thì quan điểm
của tôi về chế độ Xô-viết sẽ được mọi người chấp nhận. Nhưng như thế thì có
ích gì? Thay một quan điểm chính thống này bằng quan điểm chính thống khác
không chắc đã phải là tiến bộ. Kẻ thù là bộ óc hoạt động như thể cái máy hát,
đồng ý hay không đồng ý với cái đĩa hát được đặt lên đó không phải là vấn đề.
|
I am well acquainted with all the arguments against
freedom of thought and speech — the arguments which claim that it cannot
exist, and the arguments which claim that it ought not to. I answer simply
that they don’t convince me and that our civilisation over a period of four
hundred years has been founded on the opposite notice. For quite a decade
past I have believed that the existing Russian régime is a mainly evil thing,
and I claim the right to say so, in spite of the fact that we are allies with
the USSR in a war which I want to see won. If I had to choose a text to
justify myself, I should choose the line from Milton:
By the known
rules of ancient liberty.
|
Tôi biết rõ tất cả các luận cứ chống lại tự do tư tưởng và
tự do ngôn luận – có những luận cứ khẳng định rằng không thể có tự do và
những luận cứ khẳng định rằng không nên để cho tự do. Tôi trả lời đơn giản là
những luận cứ đó không thuyết phục được tôi và nền văn minh trong hơn 400 năm
qua của chúng ta được xây dựng trên những nguyên tắc ngược lại. Trong suốt
thập niên qua, tôi tin chắc rằng chế độ ở Liên Xô chủ yếu là tồi dở, và tôi
đòi quyền được nói như thế, mặc dù chúng ta là đồng minh của Liên Xô trong
cuộc chiến tranh mà tôi muốn là chúng ta chiến thắng. Nếu tôi phải chọn một
câu để biện hộ cho mình thì tôi xin chọn câu sau đây của Milton:
Theo những quy luật đã biết của quyền tự do cổ xưa.
|
The word ancient emphasises the fact that intellectual
freedom is a deep-rooted tradition without which our characteristic western
culture could only doubtfully exist. From that tradition many of our intellectuals
arc visibly turning away. They have accepted the principle that a book should
be published or suppressed, praised or damned, not on its merits but
according to political expediency. And others who do not actually hold this
view assent to it from sheer cowardice. An example of this is the failure of
the numerous and vocal English pacifists to raise their voices against the
prevalent worship of Russian militarism. According to those pacifists, all
violence is evil, and they have urged us at every stage of the war to give in
or at least to make a compromise peace. But how many of them have ever
suggested that war is also evil when it is waged by the Red Army? Apparently
the Russians have a right to defend themselves, whereas for us to do [so] is
a deadly sin. One can only explain this contradiction in one way: that is, by
a cowardly desire to keep in with the bulk of the intelligentsia, whose
patriotism is directed towards the USSR rather than towards Britain. I know
that the English intelligentsia have plenty of reason for their timidity and
dishonesty, indeed I know by heart the arguments by which they justify
themselves. But at least let us have no more nonsense about defending liberty
against Fascism. If liberty means anything at all it means the right to tell
people what they do not want to hear. The common people still vaguely
subscribe to that doctrine and act on it. In our country — it is not the same
in all countries: it was not so in republican France, and it is not so in the
USA today — it is the liberals who fear liberty and the intellectuals who
want to do dirt on the intellect: it is to draw attention to that fact that I
have written this preface.
|
Từ “cổ xưa” nhấn mạnh sự kiện: tự do tri thức là truyền
thống đã ăn sâu bén rễ vào quá khứ xa xưa, không có nó thì nền văn hóa đặc
trưng của phương Tây của chúng ta khó mà có thể tồn tại được. Nhiều nhà trí
thức của chúng ta đang công khai quay lưng lại với truyền thống đó. Họ theo
nguyên tắc là xuất bản hay cấm đoán, ca ngợi hay lên án cuốn sách không phải
vì giá trị tự thân của nó mà họ làm thế vì lợi ích chính trị. Còn những người
thực sự không chia sẻ những quan điểm như thế thì lại tán thành chỉ vì hèn
nhát. Thí dụ cụ thể là nhiều người ủng hộ hòa bình to mồm đã không dám lên
tiếng chống lại sự sùng bái chủ nghĩa quân phiệt Nga đang thịnh hành hiện
nay. Theo những người ủng hộ hòa bình này, mọi biểu hiện của bạo lực đều là
xấu xa, và tại mỗi giai đoạn của cuộc chiến họ đều kêu gọi đầu hàng hay chí
ít là kí hiệp ước hòa bình trên cơ sở thỏa hiệp. Nhưng có bao nhiêu người
trong số họ từng nói rằng chiến tranh là xấu ngay cả khi Hồng quân tham
chiến? Rõ ràng là người Nga có quyền tự vệ, trong khi đối với chúng ta thì
đấy là tội không thể nào tha thứ được. Chỉ có một cách giải thích: ước muốn
đê hèn nhằm đứng vào đám đông trí thức với lòng yêu nước dành cho Liên Xô chứ
không phải cho Anh quốc. Tôi biết rằng giới trí thức Anh có rất nhiều lí do
để giải thích tính nhút nhát và thiếu tử tế của họ; thực ra, tôi thuộc lòng
những luận cứ mà họ dùng để biện hộ cho mình. Nhưng như thế thì đừng nói đến
việc bảo vệ tự do khỏi chủ nghĩa phát xít nữa. Nếu tự do có một ý nghĩa nào
đó thì đấy chính là quyền nói cho người ta nghe những điều người ta không
muốn nghe. Cho đến nay những người bình thường vẫn tán thành một cách vô thức
nguyên tắc này và tuân theo nó. Nhưng ở nước ta – ở những nước khác không
thế: ở nước Cộng hòa Pháp không như thế, ở Mĩ hiện nay cũng không như thế –
những người tự do lại sợ tự do và những người trí thức muốn bôi bẩn trí tuệ.
Chính vì muốn làm người ta chú ý đến sự kiện đó mà tôi đã viết lời giới thiệu
này.
1945
|
For some reason in their 2000 edition,
Penguin decided to publish this preface (the only one) as Appendix with small
intro. But it is preface? Preface for Ukrainian edition of Animal Farm was
printed also as Appendix (II). (O. Dag)
____
By Penguin:
APPENDIX I
Orwell’s Proposed
Preface to Animal Farm.
Space was allowed in
the first edition of Animal Farm for a preface by Orwell, as the pagination
of the author’s proof indicates. This preface was not included and the
typescript was only found years later by Ian Angus. It was published, with an
introduction by Professor Bernard Crick entitled ‘How the essay came to be
written’, in The Times Literary Supplement, 15 September 1972.
|
Ghi chú: Lời giới
thiệu này không được đưa vào tác phẩm và mãi về sau bản thảo mới được Ian
Angus tìm ra. Lời giới thiệu này được công bố lần đầu trên tờ The Times
Literary Supplement, ra ngày 15 tháng 9
năm 1972 với lời giới thiệu do giáo sư Bernard Crick viết dưới nhan
đề:How the essay came to be written. Trong lần xuất bản tác phẩm này vào năm
2000, NXV Penguin đã xuất bản Lời nói đầu này như phụ lục (Phụ lục I), còn
lời giới thiệu cho bản dịch sang tiếng Ukraine thì được in kèm thành Phụ lục
II.
|
[1] Bộ Thông tin tồn
tại trong những năm Thế chiến I và Thế chiến II. Sau này chuyển thành Cục
Thông tin Trung ương, chuyên sản xuất và truyền bá tin tức về nước Anh – ND.
[2] Không rõ đây có
phải là ý của ông… hay nó là sản phẩm của Bộ Thông tin, nhưng dường như có
chỉ đạo của Bộ – ghi chú của chính Orwell.
[3] Mihalovich
(1893-1946) — viên tướng người Serb, lãnh đạo phong trào du kích trong những
năm 1941-1945. Bị kết án cộng tác với Đức và bị toàn án Cộng hòa Nhân dân
Liên bang Nam Tư tuyên án tử hình – ND.
[4] Daily Worker
– Cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản
Anh, ra hàng ngày từ năm 1930 đến năm 1966 – ND.
[5] Câu lạc bộ được
thành lập vào năm 1936 với mục đích xuất bản và truyền bá những tác phẩm giá
rẻ theo xu hướng của các phong trào dân chủ-xã hội và lao động – ND.
[6] Habeas corpus
- Luật bảo đảm cho người bị bắt tạm
giam quyền được đưa ra xét xử trong thời hạn quy định để xác định tính hợp
pháp của việc bắt giam. Được thông qua vào năm 1679 – ND.
[7] Mosley
(1896-1980) — lãnh tụ của Đảng Phát xít Anh, kẻ tổ chức những cuộc tuần hành
và đánh đập người Do Thái ở London. Hồi đầu cuộc chiến với Đức, bị tạm giam,
nhưng được tha vào năm 1943 – ND.
|
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
|
http://www.orwell.ru/library/novels/Animal_Farm/english/efp_go
|
|
Animal Farm reviewed
by Christopher Hitchens
|
Christopher Hitchens
- Đọc lại “Trại súc vật”
|
The Guardian
Saturday 17 April 2010
|
The Guardian
17/4/2010
|
Christopher Hitchens
re-reads Animal Farm
|
Christopher Hitchens
- Đọc lại “Trại súc vật”
|
Still outlawed by regimes around the world, Animal Farm
has always been political dynamite – so much so, it was nearly never
published. Christopher Hitchens on George Orwell’s timeless, transcendent
‘fairy story’
|
Vẫn bị nhiều chế độ trên thế giới cấm đoán, Trại súc vật
(Animal Farm) luôn là khối thuốc nổ chính trị – đến nỗi suýt chút nữa tác
phẩm này đã không bao giờ được xuất bản. Christopher Hitchens bàn về “truyện
cổ tích”vượt thời gian, siêu việt của George Orwell.
|
Animal Farm, as its author later wrote, “was the first
book in which I tried, with full consciousness of what I was doing, to fuse
political purpose and artistic purpose into one whole”. And indeed, its pages
contain a synthesis of many of the themes that we have come to think of as
“Orwellian”. Among these are a hatred of tyranny, a love for animals and the
English countryside, and a deep admiration for the satirical fables of
Jonathan Swift. To this one might add Orwell’s keen desire to see things from
the viewpoint of childhood and innocence: he had long wished for fatherhood
and, fearing that he was sterile, had adopted a small boy not long before the
death of his first wife. The partly ironic subtitle of the novel is “A Fairy
Story”, and Orwell was pleased when he heard from friends such as Malcolm
Muggeridge and Sir Herbert Read that their own offspring had enjoyed reading
the book.
|
Trại súc vật, theo lời của chính tác giả, “là cuốn sách
đầu tiên mà trong đó tôi đã cố hòa quyện mục đích chính trị và mục đích nghệ
thuật thành một, và tôi hoàn toàn ý thức rõ mình đang làm gì”. Và quả thực
những trang sách của tác phẩm này tổng hợp nhiều chủ đề trong số những chủ đề
mà xưa nay chúng ta đã đúc kết là “mang tính Orwell”[1]. Trong số những chủ
đề này có nỗi căm ghét bạo chúa, tình yêu thương loài vật và miền đồng quê
nước Anh, và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với những truyện ngụ ngôn trào phúng
của Jonathan Swift. Ta có thể lồng thêm vào danh sách này ước nguyện thiết
tha của Orwell muốn nhìn đời từ góc độ của tuổi thơ ấu trong trắng: ông vẫn
hằng mong được làm cha và, do sợ mình bị vô sinh, ông đã nhận một cậu bé làm
con nuôi trước khi người vợ đầu của ông qua đời rất lâu. Cái tiểu đề có phần
châm biếm của cuốn tiểu thuyết này là “Truyện cổ tích”, và Orwell rất vui khi
nghe những người bạn như Malcolm Muggeridge và Sir Herbert Read kể con họ rất
thích đọc cuốn sách này.
|
Like much of his later work – most conspicuously the much
grimmer Nineteen Eighty-Four – Animal Farm was the product of Orwell’s
engagement in the Spanish civil war. During the course of that conflict, in
which he had fought on the anti-fascist side and been wounded and then chased
out of Spain by supporters of Joseph Stalin, his experiences had persuaded
him that the majority of “left” opinion was wrong, and that the Soviet Union
was a new form of hell and not an emerging utopia. He described the genesis of
the idea in one of his two introductions to the book:
|
Giống như phần lớn những tác phẩm về sau của ông – đáng
chú ý nhất là cuốn Một chín tám tư (Nineteen Eighty-Four) cay nghiệt hơn –
Trại súc vật là sản phẩm của việc Orwell tham gia cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Trong cuộc xung đột đó, ông chiến đấu trong hàng ngũ phe chống phát xít và bị
thương rồi bị phe ủng hộ Stalin rượt đuổi khỏi Tây Ban Nha. Những kinh nghiệm
từ cuộc chiến đó đã khiến ông tin rằng đa số quan điểm “phái tả” là sai lầm,
và Liên Xô là một dạng địa ngục mới, chứ không phải một thiên đường utopia
sắp mở ra. Ông mô tả căn nguyên của ý tưởng này trong một trong hai lời giới
thiệu cuốn sách này:
|
. . . for the past ten years I have been convinced that
the destruction of the Soviet myth was essential if we wanted a revival of
the socialist movement. On my return from Spain I thought of exposing the
Soviet myth in a story that could be easily understood by almost anyone . . .
However, the actual details of the story did not come to me for some time
until one day (I was then living in a small village) I saw a little boy,
perhaps ten years old, driving a huge carthorse along a narrow path, whipping
it whenever it tried to turn. It struck me that if only such animals became
aware of their strength we should have no power over them, and that men
exploit animals in much the same way as the rich exploit the proletariat.
I proceeded to analyse Marx’s theory from the animals’
point of view.
|
… trong mười năm qua, tôi đã tin rằng rất cần phá bỏ huyền
thoại Xô viết nếu chúng ta muốn hồi sinh phong trào xã hội chủ nghĩa. Lúc hồi
hương từ Tây Ban Nha, tôi đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô viết bằng
một câu chuyện mà gần như bất cứ ai cũng dễ dàng hiểu được… Tuy nhiên, những
tình tiết thật sự của câu chuyện này mãi về sau mới nảy ra trong đầu tôi. Một
hôm (lúc đó tôi đang sống ở một làng nhỏ), tôi thấy một cậu bé, chừng mười
tuổi, đánh chiếc xe ngựa lớn trên con đường chật hẹp, thẳng tay quật roi mỗi
khi con ngựa cố rẽ ngang. Tôi chợt nghĩ rằng chẳng may mà những con vật đó
biết rõ sức mạnh của chúng, chúng ta đừng hòng chế ngự được chúng, và nhận ra
rằng con người bóc lột loài vật hệt như kiểu người giàu bóc lột giai cấp vô
sản.
Tôi bắt tay vào phân tích học thuyết của Marx từ góc độ
của loài vật.
|
The simplicity of this notion is in many ways deceptive.
By undertaking such a task, Orwell was choosing to involve himself in a
complex and bitter argument about the Bolshevik revolution in Russia: then a
far more controversial issue than it is today. Animal Farm can be better
understood if it is approached under three different headings: its historical
context; the struggle over its publication and its subsequent adoption as an
important cultural weapon in the cold war; and its enduring relevance today.
|
Tính đơn giản của khái niệm này dễ bị hiểu lầm theo nhiều
cách. Khi dấn thân vào một việc như vậy, Orwell chọn con đường can dự vào một
cuộc tranh luận phức tạp và quyết liệt về cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga:
thời đó là một vấn đề gây tranh cãi nhiều hơn hiện nay. Trại súc vật có thể
được hiểu rõ hơn nếu được tiếp cận theo ba đề mục khác nhau: bối cảnh lịch sử
của tác phẩm; cuộc đấu tranh xung quanh việc xuất bản tác phẩm và chuyện về
sau tác phẩm được dùng như một vũ khí văn hóa trong Chiến tranh Lạnh; và việc
đến tận ngày nay tác phẩm vẫn hợp thời.
|
The book was written at the height of the second world
war, and at a time when the pact between Stalin and Hitler had been replaced
abruptly by an alliance between Stalin and the British empire. London was
under Nazi bombardment, and the manuscript of the novel had to be rescued
from the wreckage of Orwell’s blitzed home in north London.
|
Cuốn sách được viết ở thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Thế
giới thứ hai, và ở thời điểm hiệp ước giữa Stalin và Hitler đã bị thay thế
đột ngột bằng một liên minh giữa Stalin và đế chế Anh. London đang bị Đức
Quốc xã ném bom, và bản thảo cuốn tiểu thuyết này phải được cứu ra khỏi đống
hoang tàn sau khi căn nhà của Orwell ở phía bắc London bị san bằng.
|
The cynical way in which Stalin had switched sides had
come as no surprise to Orwell, who was by then accustomed to the dishonesty
and cruelty of the Soviet regime. This put him in a fairly small minority,
both within official Britain and among the British left.
|
Lối hành xử tráo trở khi Stalin chuyển từ phe này sang phe
kia chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với Orwell; lúc đó ông đã quen với sự bất
lương và tính tàn bạo của chế độ Xô viết. Điều đó khiến ông nằm trong một
nhóm nhỏ thiểu số, cả ở nước Anh chính thống lẫn trong phái tả ở Anh.
|
With a few slight alterations to the sequence of events,
the action approximates to the fate of the 1917 generation in Russia. Thus
the grand revolutionary scheme of the veteran boar Old Major (Karl Marx) is
at first enthusiastically adopted by almost all creatures, leading to the
overthrow of Farmer Jones (the Tsar), the defeat of the other farmers who
come to his aid (the now-forgotten western invasions of Russia in 1918–19)
and the setting up of a new model state. In a short time, the more ruthless
and intelligent creatures – naturally enough the pigs – have the other animals
under their dictatorship and are living like aristocrats.
|
Với một vài thay đổi nhỏ về trình tự của các sự kiện, diễn
biến câu chuyện gần giống với số phận của thế hệ 1917 ở Nga. Như vậy kế hoạch
cách mạng vĩ đại của con lợn kỳ cựu Thủ Lĩnh [Old Major][2] (Karl Marx) thoạt
đầu được gần như tất cả các loài vật nhiệt tình áp dụng, dẫn đến việc lật đổ
Nông Dân Jones (Nga hoàng), việc đánh bại những người nông dân khác đến chi
viện cho ông Jones (những cuộc xâm lấn Nga của phương Tây trong hai năm
1918–1919 mà hiện nay người ta đã quên) và việc thành lập một nhà nước kiểu
mẫu mới. Trong một thời gian ngắn, những con vật mới thông minh hơn và tàn ác
hơn – đương nhiên chính là lũ lợn – đặt những con vật khác dưới sự cai trị
độc tài của chúng và sống thụ hưởng như quý tộc.
|
Inevitably, the pigs argue among themselves. The social
forces represented by different animals are easily recognisable – Boxer the
noble horse as the embodiment of the working class, Moses the raven as the
Russian Orthodox church – as are the identifiable individuals played by
different pigs. The rivalry between Napoleon (Stalin) and Snowball (Trotsky)
ends with Snowball’s exile and the subsequent attempt to erase him from the
memory of the farm. Stalin had the exiled Trotsky murdered in Mexico less
than three years before Orwell began work on the book.
|
Lũ lợn tất yếu sẽ đến lúc có bất đồng nội bộ. Có thể dễ
dàng nhận ra những lực lượng xã hội được đại diện bằng những con vật khác
nhau – con tuấn mã Chiến Sĩ [Boxer] là hiện thân của giai cấp lao động, con
quạ Moses là Giáo hội Chính thống Nga– cũng như những nhân vật dễ nhận diện
do những con lợn khác nhau đóng vai. Sự kình địch giữa Napoleon (Stalin) và
Tuyết Tròn [Snowball] (Trotsky) kết thúc bằng việc lưu đày của Tuyết Tròn, và
sau đó là nỗ lực xóa sổ Tuyết Tròn khỏi ký ức của trại súc vật. Stalin đã cho
người sát hại Trotsky đang lưu vong ở
Mexico chưa đầy ba năm trước khi Orwell bắt tay vào viết cuốn sách
này.
|
Some of the smaller details are meticulously exact. Due to
the exigencies of the war, Stalin had made various opportunistic compromises.
He had recruited the Russian Orthodox church to his side, the better to cloak
himself in patriotic garb, and he was to abolish the old socialist anthem
“The Internationale” for being too provocative to his new capitalist allies
in London and Washington. In Animal Farm, Moses the raven is allowed to come
croaking back as the crisis deepens, and the poor exploited goats and horses
and hens are told that their beloved song “Beasts of England” is no longer to
be sung.
|
Một số chi tiết nhỏ hơn chính xác đến tỉ mỉ. Do tình thế
cấp bách của chiến tranh, Stalin đã có nhiều nhượng bộ mang tính cơ hội. Ông
đã thu phục Giáo hội Chính thống Nga
về phe với mình, để càng dễ khoác lên mình cái áo yêu nước, và ông sẽ từ bỏ
“Quốc tế ca” vì bài hát chính thức từ xưa của phong trào xã hội chủ nghĩa có
vẻ quá khiêu khích đối với những đồng minh tư bản chủ nghĩa mới của ông ở
London và Washington. Trong Trại súc vật, con quạ Moses được phép lên tiếng
trở lại khi khủng hoảng càng trở nên trầm trọng, và đám dê cùng lũ ngựa cùng
đàn gà nghèo khổ bị bóc lột được bảo là bài ca chúng hằng yêu quý “Súc sinh
Anh quốc” [Beasts of England] sẽ không còn được phép hát nữa.
|
There is, however, one very salient omission. There is a
Stalin pig and a Trotsky pig, but no Lenin pig. Similarly, in Nineteen
Eighty-Four we find only a Big Brother Stalin and an Emmanuel Goldstein
Trotsky. Nobody appears to have pointed this out at the time (and if I may
say so, nobody but myself has done so since; it took me years to notice what
was staring me in the face).
|
Tuy nhiên có một sự bỏ sót rất đáng chú ý. Có lợn Stalin
và lợn Trotsky, nhưng không có lợn Lenin. Tương tự, trong Một chín tám tư, ta
chỉ bắt gặp Anh Cả Stalin và một Emmanuel Goldstein Trotsky. Dường như lúc đó
chẳng ai chỉ ra điều này (và có thể nói, kể từ đó đến nay, chẳng có ai ngoài
tôi chỉ ra điều đó; tôi mất nhiều năm mới nhận ra điều rành rành trước mắt
như thế).
|
It is sobering to consider how close this novel came to
remaining unpublished. Having survived Hitler’s bombing, the rather battered
manuscript was sent to the office of TS Eliot, then an important editor at
Faber & Faber. Eliot, a friendly acquaintance of Orwell’s, was a
political and cultural conservative, not to say reactionary. But, perhaps
influenced by Britain’s alliance with Moscow, he rejected the book on the
grounds that it seemed too “Trotskyite”. He also told Orwell that his choice
of pigs as rulers was an unfortunate one, and that readers might draw the
conclusion that what was needed was “more public-spirited pigs”. This was not
perhaps as fatuous as the turn-down that Orwell received from the Dial Press
in New York, which solemnly informed him that stories about animals found no
market in the US. And this in the land of Disney . . .
|
Việc cuốn tiểu thuyết này suýt bị xếp xó không được xuất
bản thật đáng suy gẫm. Sau khi thoát được trận oanh tạc của Hitler, bản thảo
tơi tả được gởi đến văn phòng của TS Eliot, lúc đó là một biên tập viên quan
trọng của nhà xuất bản Faber & Faber. Eliot, một người quen khá thân
thiện của Orwell, là người bảo thủ về chính trị và văn hóa, nếu không muốn
nói là phản động. Song, có lẽ chịu ảnh hưởng của liên minh giữa nước Anh và
Moskva, ông đã từ chối cho in sách với lý do là sách quá nặng “tính Trotsky”.
Ông cũng bảo Orwell rằng việc Orwell chọn lũ lợn làm kẻ cầm quyền là lựa chọn
đáng tiếc, và độc giả có thể kết luận rằng cần phải có “thêm những con lợn có
tinh thần phục vụ công chúng”. Nhận xét này có lẽ không ngu xuẩn bằng lời từ
chối mà Orwell nhận được từ nhà Dial Press ở in New York; họ trịnh trọng
thông báo với ông là truyện về súc vật không có thị trường ở Mỹ. Mà đó lại là
nhận xét từ xứ sở của Disney…
|
The wartime solidarity between British Tories and Soviet
Communists found another counterpart in the work of Peter Smollett, a senior
official in the Ministry of Information who was later exposed as a Soviet
agent. Smollett made it his business to warn off certain publishers, as a
consequence of which Animal Farm was further denied a home at the reputable
firms of Victor Gollancz and Jonathan Cape. For a time Orwell considered
producing the book privately with the help of his radical Canadian poet
friend, Paul Potts, in what would have been a pioneering instance of
anti-Soviet samizdat or self-publishing. He even wrote an angry essay,
entitled “The Freedom of the Press”, to be included as an introduction: an
essay which was not unearthed and printed until 1972. Eventually the honour
of the publishing business was saved by the small company Secker &
Warburg, which in 1945 brought out an edition with a very limited print-run
and paid Orwell £45 for it.
|
Tình đoàn kết thời chiến giữa Đảng Bảo thủ Anh và Đảng
Cộng sản Liên Xô cũng nhận được sự bảo vệ tích cực của Peter Smollett, một
quan chức cao cấp trong Bộ Thông tin, và người sau này bị vạch trần là gián
điệp cho Liên Xô. Smollett tự thân khuyến cáo một số nhà xuất bản từ chối bản
thảo, vì thế Trại súc vật không được chấp nhận ở những hãng xuất bản danh
tiếng của Victor Gollancz và Jonathan Cape. Có lúc Orwell đã nghĩ đến việc tự
in sách với sự giúp đỡ của người bạn Paul Potts, nhà thơ cấp tiến người
Canada; nếu vậy, đó có lẽ là một trường hợp tiên phong của trào lưu tự xuất
bản hay samizdat (in và phát hành lén lút) chống Liên Xô. Ông thậm chí còn
viết một tiểu luận đầy phẫn nộ với tựa đề “Tự do Báo chí” (The Freedom of the
Press), dự kiến đưa vào làm lời giới thiệu: tiểu luận này mãi đến năm 1972
mới được phát hiện và in. Rốt cuộc, danh dự của ngành xuất bản được cứu vãn
bởi công ty xuất bản nhỏ Secker & Warburg: năm 1945, công ty này ấn hành
một số lượng rất hạn chế và trả cho Orwell 45 bảng Anh.
|
It is thinkable that the story might have ended in this
damp-squib way, but two later developments were to give the novel its place
in history. A group of Ukrainian and Polish socialists, living in refugee
camps in post-war Europe, discovered a copy of the book in English and found
it to be a near-perfect allegory of their own recent experience. Their
self-taught English-speaking leader and translator, Ihor Sevcenko, found an
address for Orwell and wrote to him asking permission to translate Animal
Farm into Ukrainian. He told him that many of Stalin’s victims nonetheless
still considered themselves to be socialists, and did not trust an intellectual
of the right to voice their feelings. “They were profoundly affected by such
scenes as that of animals singing ‘Beasts of England’ on the hill . . . They
very vividly reacted to the ‘absolute’ values of the book.” Orwell agreed to
grant publication rights for free (he did this for subsequent editions in
several other eastern European languages). It is affecting to imagine
battle-hardened ex-soldiers and prisoners of war, having survived all the
privations of the eastern front, becoming stirred by the image of British
farm animals singing their own version of the discarded “Internationale”, but
this was an early instance of the hold the book was to take on its
readership. The emotions of the American military authorities in Europe were
not so easily touched: they rounded up all the copies of Animal Farm that
they could find and turned them over to the Red Army to be burnt. The
alliance between the farmers and the pigs, so hauntingly described in the
final pages of the novel, was still in force.
|
Rất có thể câu chuyện này đã có kết cuộc đáng thất vọng
như vậy, nhưng hai diễn biến về sau đã giúp cho tiểu thuyết này có vị trí
trong lịch sử. Một nhóm những nhà xã hội chủ nghĩa Ukraina và Ba Lan, lúc đó
đang sống trong các trại tị nạn ở Châu Âu hậu chiến, tìm thấy một bản tiếng
Anh và thấy cuốn sách là một truyện ngụ ngôn thể hiện gần như hoàn hảo kinh
nghiệm của chính họ không lâu trước đó. Ihor Sevcenko, thủ lĩnh biết tiếng
Anh nhờ tự học và dịch giả của nhóm này, tìm được địa chỉ của Orwell và viết
thư xin phép ông cho dịch Trại súc vật sang tiếng Ukraina. Ông nói với Orwell
rằng nhiều nạn nhân của Stalin vẫn tự xem mình là người của phe xã hội chủ
nghĩa, và không tin tưởng một trí thức của phái hữu nói lên cảm xúc của họ.
“Họ vô cùng xúc động trước những cảnh như cảnh những con vật hát vang bài
‘Súc sinh Anh Quốc’ trên đồi… Họ rất cảm kích trước những giá trị ‘tuyệt đối’
của cuốn sách”. Orwell đồng ý cấp bản quyền xuất bản miễn phí (ông cũng làm
vậy đối với những ấn bản về sau bằng nhiều ngôn ngữ Đông Âu). Thật cảm động
khi hình dung những cựu quân nhân và cựu tù nhân đã chai lì qua trận mạc, sau
khi vượt qua được bao thiếu thốn của mặt trận phía đông, nay lại mủi lòng
trước hình ảnh những con vật ở nông trại nước Anh cất tiếng ca bài hát được
xem là phiên bản của bài “Quốc tế ca” đã bị bãi bỏ, nhưng đây chỉ mới là một
ví dụ ban đầu của tầm ảnh hưởng mà cuốn sách sẽ có đối với độc giả. Giới chức
quân sự Mỹ ở Châu Âu thì không dễ mủi lòng đến thế: tìm được bản in nào của
cuốn Trại súc vật là họ gom hết rồi giao cho Hồng quân để đốt. Liên minh giữa
những người nông dân và lũ lợn, được mô tả đậm nét đến mức ám ảnh ở những
trang cuối sách, vẫn còn hiệu lực.
|
But in the part-acrimonious closing scene, usually
best-remembered for the way in which men and pigs have become
indistinguishable, Orwell predicted, as on other occasions, that the
ostensible friendship between east and west would not long outlast the defeat
of nazism. The cold war, a phrase that Orwell himself was the first to use in
print, soon created a very different ideological atmosphere. This in turn
conditioned the reception of Animal Farm in the US. At first rejected at
Random House by the communist sympathiser Angus Cameron, it was rescued from
oblivion by Frank Morley of Harcourt, Brace, who while visiting England had
been impressed by a chance encounter with the novel in a bookshop in
Cambridge. Publication was attended by two strokes of good fortune: Edmund
Wilson wrote a highly favourable review for the New Yorker, comparing
Orwell’s satirical talent to the work of Swift and Voltaire, and the
Book-of-the-Month Club made it a main selection, which led to a printing of
almost half a million copies. The stupidity of the Dial Press
notwithstanding, the Walt Disney company came up with a proposal for a film
version. This was never made, though the CIA did later produce and distribute
an Animal Farm cartoon for propaganda purposes. By the time Orwell died in
January 1950, having just finished Nineteen Eighty-Four, he had at last
achieved an international reputation and was having to issue repeated
disclaimers of the use made of his work by the American right wing.
|
Nhưng ở cảnh kết thúc có phần chua cay, thường được người
ta nhớ nhất về chuyện không thể phân biệt được đâu là người đâu là lợn,
Orwell đã tiên đoán, cũng nhưng trong những dịp khác, rằng tình bạn giả tạo
bề ngoài giữa Đông và Tây sẽ không tồn tại được lâu sau khi chủ nghĩa phát
xít bị đánh bại. Chiến tranh Lạnh, cụm từ mà chính Orwell là người đầu tiên
dùng trong sách in, nhanh chóng tạo ra một bầu không khí ý thức hệ khác hẳn.
Điều này lại quyết định cách tiếp nhận Trại súc vật ở Mỹ. Ban đầu bị Angus
Cameron, người có cảm tình với cộng sản ở nhà xuất bản Random House, từ chối,
tác phẩm tưởng đã chìm vào quên lãng được Frank Morley của nhà Harcourt,
Brace, cứu vớt. Khi thăm nước Anh, Frank Morley tình cờ bắt gặp cuốn tiểu
thuyết này trong một hiệu sách ở Cambridge, và ông rất mê. Việc xuất bản [ở Mỹ]
lại gặp hai cái phúc: Edmund Wilson viết một bài điểm sách đầy thiện cảm cho
tạp chíThe New Yorker, so sánh tài năng trào phúng của Orwell với tác phẩm
của Swift và Voltaire, và Câu lạc bộ Sách tiêu biểu trong tháng đã chọnTrại
súc vật là đầu sách chính, nhờ đó sách được in tới gần nửa triệu bản. Bất
chấp sự ngu xuẩn của nhà xuất bản Dial Press, công ty Walt Disney đề xuất
chuyển thể sách thành phim. Phim này đã không được dựng, dù về sau CIA có sản
xuất và phát hành một bộ phim hoạt hìnhTrại súc vật dùng để tuyên truyền. Đến
lúc Orwell mất vào tháng Giêng năm 1950, sau khi vừa mới viết xong Một chín
tám tư, ông rốt cuộc đã có danh tiếng quốc tế và nhiều lần phải viết lời phủ
nhận trách nhiệm về việc phái hữu ở Mỹ sử dụng tác phẩm của ông.
|
Probably the best-known sentence from the novel is the
negation by the pigs of the original slogan that “All Animals Are Equal” by
the addition of the afterthought that “Some Animals Are More Equal than
Others”. As communism in Russia and eastern Europe took on more and more of
the appearance of a “new class” system, with grotesque privileges for the
ruling elite and a grinding mediocrity of existence for the majority, the
moral effect of Orwell’s work – so simple to understand and to translate,
precisely as he had hoped – became one of the many unquantifiable forces that
eroded communism both as a system and as an ideology. Gradually, the same
effect spread to Asia. I remember a communist friend of mine telephoning me
from China when Deng Xiaoping announced the “reforms” that were to inaugurate
what we now know as Chinese capitalism. “The peasants must get rich,” the
leader of the party announced, “and some will get richer than others.” My
comrade was calling to say that perhaps Orwell had had a point after all.
Thus far, Animal Farm has not been legally published in China, Burma or the
moral wilderness of North Korea, but one day will see its appearance in all
three societies, where it is sure to be greeted with the shock of recognition
that it is still capable of inspiring.
|
Có lẽ câu nổi tiếng nhất từ tiểu thuyết này là việc lũ lợn
phủ nhận khẩu hiệu ban đầu “Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng” bằng cách thêm
ý mới “Nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác”. Khi chủ nghĩa cộng
sản ở Nga và Đông Âu càng ngày càng lộ rõ bộ mặt của một hệ thống “giai cấp
mới”, với những đặc quyền phi lý đến lố bịch dành cho giới chóp bu cầm quyền
trong khi đa số thường dân cắn răng sống lê sống lết cho hết một kiếp tầm
thường, ảnh hưởng đạo đức của tác phẩm Orwell – đơn giản đến mức rất dễ hiểu
và dễ dịch, đúng y như ông đã hy vọng – trở thành một trong nhiều động lực
không thể định lượng được làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cả về mặt hệ thống
lẫn về mặt ý thức hệ. Ảnh hưởng này dần dần lan sang Châu Á. Tôi nhớ một
người bạn cộng sản của tôi gọi điện cho tôi từ Trung Quốc khi Đặng Tiểu Bình
công bố “những cải cách” mà sau này đã khơi mào cái mà bây giờ chúng ta gọi
là chủ nghĩa tư bản Trung Quốc. “Nông dân phải giàu lên”, vị lãnh tụ Đảng
tuyên bố, “và một số người sẽ giàu hơn những người khác”. Đồng chí của tôi
gọi điện nói rằng có lẽ Orwell suy cho cùng cũng có lý. Đến nay, Trại súc vật
vẫn chưa được xuất bản hợp pháp ở Trung Quốc, Miến Điện hay vùng hoang tàn về
đạo đức Bắc Triều Tiên, nhưng rồi sẽ đến ngày tác phẩm này xuất hiện ở cả ba
xã hội này, nơi mà nó chắc chắn sẽ được chào đón với cảm giác sửng sốt khi
người ta nhận thấy nó vẫn còn có khả năng tạo cảm hứng.
|
In Zimbabwe, as the rule of Robert Mugabe’s kleptocratic
clique became ever more exorbitant, an opposition newspaper took the
opportunity to reprint Animal Farm in serial form. It did so without comment,
except that one of the accompanying illustrations showed Napoleon the
dictator wearing the trademark black horn-rimmed spectacles of Zimbabwe’s own
leader. The offices of the newspaper were soon afterwards blown up by a
weapons-grade bomb, but before too long Zimbabwean children, also, will be
able to appreciate the book in its own right.
|
Ở Zimbabwe, khi ách cai trị của bè lũ tham nhũng thối nát
của Robert Mugabe ngày càng trở nên quá sức chịu đựng, một tờ báo đối lập nắm
lấy cơ hội in lại Trại súc vật dưới dạng truyện nhiều kỳ. Tờ báo đăng truyện
mà không bình phẩm gì, ngoại trừ trường hợp một trong những hình minh họa kèm
theo vẽ tên độc tài Napoleon mang cặp kính có gọng sừng đen đặc trưng của
chính nhà lãnh đạo Zimbabwe. Tòa soạn tờ báo này ít lâu sau đó bị đánh bom,
nhưng chẳng bao lâu nữa trẻ em Zimbabwe cũng sẽ có thể thưởng thức cuốn sách
này đúng như bản chất của nó.
|
In the Islamic world, many countries continue to ban
Animal Farm, ostensibly because of its emphasis on pigs. Clearly this can not
be the whole reason – if only because the porcine faction is rendered in such
an unfavourable light – and under the theocratic despotism of Iran it is
forbidden for reasons having to do with its message of “revolution betrayed”.
|
Ở thế giới Hồi giáo, nhiều nước tiếp tục cấm Trại súc vật,
với lý do bề ngoài là sách nhấn mạnh đến lợn. Rõ ràng đây không thể là toàn
bộ lý do – nếu chỉ vì bè lũ lợn được khắc họa với một sắc màu rất thiếu thiện
cảm – và dưới chế độ chuyên chế thần quyền của Iran, sách bị cấm vì những lý
do liên quan đến thông điệp “cách mạng bị phản bội” trong sách.
|
There is a timeless, even transcendent, quality to this
little story. It is caught when Old Major tells his quiet, sad audience of
overworked beasts about a time long ago, when creatures knew of the
possibility of a world without masters, and when he recalls in a dream the
words and the tune of a half-forgotten freedom song. Orwell had a liking for
the tradition of the English Protestant revolution, and his favourite line of
justification was taken from John Milton, who made his stand “By the known
rules of ancient liberty”. In all minds – perhaps especially in those of children
– there is a feeling that life need not always be this way, and those
malnourished Ukrainian survivors, responding to the authenticity of the
verses and to something “absolute” in the integrity of the book, were hearing
the mighty line of Milton whether they fully understood it or not.
|
Câu chuyện nhỏ này có một tính chất vượt thời gian, thậm
chí siêu việt. Tính chất này được thể hiện khi Thủ Lĩnh [Old Major] kể cho
đám thính giả trầm lặng và buồn bã gồm những súc vật đã làm việc quá sức về
một thời xa xưa, khi loài vật biết đến khả năng có một thế giới không có các
ông chủ, và khi trong một giấc mơ nó nhớ lại lời và điệu nhạc của một bài hát
tự do gần như đã bị lãng quên. Orwell có cảm tình với truyền thống cách mạng
Tin Lành ở Anh, và lời biện minh ưa thích của ông được trích từ John Milton,
người đã bày tỏ quan điểm “Theo những quy luật đã biết của quyền tự do cổ
xưa”[3]. Trong tâm trí tất cả mọi người – có lẽ đặc biệt là trong tâm trí trẻ
em – có một cảm nhận là cuộc sống không nhất thiết phải luôn luôn như thế, và
những người Ukraina thiếu ăn sống sót qua chiến tranh, khi phản ứng trước
tính xác thực của những vần thơ đó và trước điều gì đó ‘tuyệt đối” về tính
chính trực của cuốn sách này, đang nghe câu thơ hùng hồn của Milton bất luận
họ có hiểu trọn vẹn câu thơ đó hay không.
|
“Christopher
Hitchens re-reads Animal Farm”, The Guardian, 17/4/2010
|
Translated by Phạm Vũ Lửa Hạ
|
[1] Cũng như nhiều
tính từ phát sinh từ tên riêng của tác giả/học giả/nhân vật lịch sử, ví dụ
như “Machiavellian” và “Freudian”, từ
“Orwellian” mang nhiều nội hàm ngữ nghĩa và không thể dịch bằng một từ duy
nhất trong tiếng Việt. Do ảnh hưởng lớn từ các tác phẩm của George Orwell,
đặc biệt là Một chín tám tư và Trại súc vật, từ “Orwellian” thường dùng để mô
tả một chế độ/nhà nước toàn trị và những nỗi kinh hoàng, và những tính chất
hủy hoại cuộc sống an lành của một xã hội mở và tự do. (N.D.)
[2] Tên các nhân vật
lấy theo bản dịch Trại súc vật của Phạm Minh Ngọc (ở đây). Để tiện theo dõi,
tên tiếng Anh được để trong dấu [].(N.D.)
[3] Câu thơ này (By
the known rules of ancient liberty) là câu thứ hai trong bài Sonnet XII của nhà
thơ Anh John Milton (1608-1674). George Orwell trích lại câu này trong tiểu
luận “Tự do Báo chí”. (N.D.)
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, March 23, 2013
Animal Farm Trại súc vật
Labels:
BOOKS-SONG NGỮ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn