MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, March 1, 2013

5 Ways to Build a Stable U.S.-China Strategic Relationship 5 cách để xây dựng một mối quan hệ chiến lược Mỹ-Trung ổn định





5 Ways to Build a Stable U.S.-China Strategic Relationship

5 cách để xây dựng mối quan hệ chiến lược Mỹ-Trung ổn định
By Lewis A. Dunn, Ralph Cossa, and Li Hong
The Diplomat
March 1, 2013

Lewis A. Dunn, Ralph Cossa, và Li Hong
The Diplomat
01 tháng 3/2013
The relationship between the United States and China, one country an established power, the other a rising power, will decisively shape the 21st century world. Of the many aspects of this relationship, one of the most important is the strategic relationship, with “strategic” meaning the many ways that the two countries’ plans, doctrines, capabilities, postures, and actions interact across the nuclear offensive and defensive, outer space, and cyber realms.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một quốc gia với sức mạnh đã được khẳng định từ lâu và quốc gia kia với sức mạnh đang gia tăng, dứt khoát sẽ định hình thế giới thế kỷ 21. Trong số nhiều khía cạnh của mối quan hệ này, một khía cạnh có tầm quan trọng bậc nhất là mối quan hệ chiến lược, với "chiến lược" có nghĩa là nhiều cách thức mà theo đó các kế hoạch, học thuyết, năng lực, tư thế, và các hành động của hai nước này tương tác với nhau thông qua các tấn công và phòng thủ hạt nhân, không gian vũ trụ, và không gian mạng.

 

Building a stable and cooperative “win-win” strategic relationship serves the interests of both the United States and China. It would contribute to both countries’ security interests, not least by avoiding dangerous military competition, confrontation, or even conflict between our two countries in the years ahead. A cooperative strategic relationship would also provide a foundation for action to address global political, security, and economic challenges. It would allow scarce leadership attention, political capital, and economic resources in both countries to be used to address pressing domestic, economic, social, and other priorities.

Việc xây dựng một mối quan hệ chiến lược ổn định và hợp tác "cùng thắng" phục vụ cho lợi ích của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nó sẽ đóng góp cho lợi ích an ninh của cả hai nước, ít ra thì cũng giúp cách tránh cạnh tranh quân sự nguy hiểm, đối đầu, hoặc xung đột giữa hai nước trong những năm sắp tới. Một mối quan hệ hợp tác chiến lược cũng sẽ tạo nền tảng cho hành động để giải quyết các thách thức chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu. Nó sẽ cho phép dành sự quan tâm của lãnh đạo, nguồn vốn chính trị, và các nguồn lực kinh tế khan hiếm ở cả hai nước để sử dụng vào việc giải quyết các bức xúc về đối nội, kinh tế, xã hội, và các ưu tiên khác.

The tough challenges that our countries’ leaders need to address in pursuing greater strategic cooperation are well known. They range from the long-standing political disagreements over Taiwan to mutual uncertainties about each other’s military intentions, plans, programs, and activities – both at the strategic level and in Asia. But there are also important foundations for building greater cooperation, including the economic interdependence between the two countries and the recognition by both countries’ leaderships of the importance of this relationship.

Những thách thức khó khăn mà lãnh đạo hai nước chúng ta cần phải giải quyết để theo đuổi hợp tác chiến lược lớn hơn cũng được biết đến. Bao gồm bất đồng chính trị từ lâu về vấn đề Đài Loan cho tới nghi kỵ lẫn nhau về ý định, kế hoạch, chương trình và các hoạt động quân sự của đôi bên - cả ở cấp độ chiến lược và ở châu Á. Nhưng cũng có những nền tảng quan trọng để xây dựng sự hợp tác lớn hơn, bao gồm cả sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước và sự công nhận của lãnh đạo hai nước về tầm quan trọng của mối quan hệ này.


Regarding more specific next steps, five areas stand out for possible future dialogue and action:

First, a top priority in the dialogue process between China and the United States should be to put in place a robust and continuing set of exchanges and other types of official interaction between our two militaries and defense establishments. To the greatest extent possible, such exchanges need to be insulated from the ups and downs of the overall relationship.

Về các bước tiếp theo cụ thể hơn, năm lĩnh vực nổi bật cho đối thoại và hành động có thể trong tương lai:

Trước hết, ưu tiên hàng đầu trong quá trình đối thoại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phải là tiến hành một loạt các trao đổi mạnh mẽ và liên tục cũng như các kiểu tương tác chính thức giữa giới quân sự và quốc phòng của hai nước. Tới cấp lớn nhất có thể được, những trao đổi như vậy cần phải được tách ra khỏi những thăng trầm trong mối quan hệ tổng thể.




Second, a process of mutual strategic reassurance to reduce misunderstandings and lessen mutual uncertainties is needed between our countries. As a start, experts and officials should have a frank discussion of the “why” of mutual reassurance – what issues concern China? What issues concern the United States? Agreement at the official level could next be sought on principles or guidelines to govern a process of US-China mutual strategic reassurance. At the same time, possible confidence-building initiatives for mutual reassurance should be explored at the Track 1.5 and official levels, including strengthened dialogue, joint analysis, table-top exercises, reciprocal visits, and joint military operations.  Plus we should not forget that top leaders doing the right thing at the right moment is also a critical part of mutual reassurance.

Thứ hai, một quá trình bảo đảm chiến lược có qua qua lại nhằm giảm bớt những hiểu lầm và giảm bớt sự nghi kỵ lẫn nhau là cần thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Để bắt đầu, các chuyên gia và các quan chức cần phải có một cuộc thảo luận thẳng thắn "tại sao" phải có sự bảo đảm tương hỗ - Những vấn đề nào khiến Trung Quốc quan ngại? Những vấn đề nào khiến Hoa Kỳ quan ngại? Tiếp  theo, thỏa thuận ở cấp chính thức có thể được tìm kiếm theo các nguyên tắc hoặc hướng dẫn để quản trị một quá trình bảo đảm chiến lược tương hỗ Mỹ-Trung. Đồng thời, những sáng kiến xây dựng lòng tin khả dĩ nhằm tạo dựng bảo đảm tương hỗ nên được khám phá ở Kênh 1.5 và các cấp chính thức, bao gồm tăng cường đối thoại, phân tích chung, các bài tập về phản ứng tình huống, thăm viếng qua lại, và các hoạt động quân sự chung. Ngoài ra chúng ta không nên quên rằng việc các nhà lãnh đạo hàng đầu làm đúng điều phải làm vào đúng thời điểm phải làm cũng là một phần quan trọng của sự đảm bảo tương hỗ.



Third, despite differences between the United States and China on the subject of transparency, the time appears ripe for new efforts in this area. A first step could be a sustained dialogue among experts on each country’s perspectives on the benefits and risks, possibilities and limits of transparency. We still do not understand each other’s thinking on this issue very well. Improved understanding could be followed by an evolutionary approach to greater transparency that would recognize the mutually reinforcing relationship between greater trust and greater transparency. Chinese experts’ suggestions to focus initially on transparency of intentions rather than transparency of capabilities is another building block. We also need to rethink reciprocity, moving from matching reciprocity of one-for-one activities to a new approach. We suggest “asymmetric reciprocity” that would accept possible differences in the amount, type, timing, and detail of information released by China and the United States.

Thứ ba, mặc dù có sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về chủ đề minh bạch, thời gian dường như đã chín muồi để có những nỗ lực mới trong lĩnh vực này. Bước đầu tiên có thể là một cuộc đối thoại được duy trì liên tục giữa các chuyên gia về quan điểm của mỗi nước đối với những lợi ích và rủi ro, khả năng và giới hạn của sự minh bạch. Chúng ta vẫn không hiểu rõ lắm suy nghĩ của nhau về vấn đề này. Tiếp theo sau nâng cao hiểu biết có thể là một cách tiếp cận tiến hóa hướng tới minh bạch lớn mà sẽ công nhận mối quan hệ thực thi tương hỗ giữa lòng tin lớn hơn và và minh bạch nhiều hơn. Đề nghị của chuyên gia Trung Quốc ban đầu tập trung vào sự minh bạch về ý định hơn là minh bạch về năng lực là một ý kiến có tính xây dựng khác. Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ lại về nhân nhượng lẫn nhau, chuyển từ nhân nhượng kiểu hoạt động một-đổi-một sang một một cách tiếp cận mới. Chúng tôi đề nghị "nhân nhượng không đối xứng" mà có thể chấp nhận sự khác biệt có thể có về số lượng, chủng loại, thời gian, và chi tiết của các thông tin mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đưa ra.




Fourth, traditional treaty-based arms control between the United States and China remains premature. Even so, the two countries could begin a dialogue between their experts on arms control verification technology, practice, and experience as part of their overall commitment to the Nuclear Non-Proliferation Treaty (NPT). Again at the expert level, it also may serve both countries’ strategic interests to begin a low-key discussion of the concept of less formal mutual strategic restraint across the offenses-defenses, space, and cyber areas.  What would mutual restraint entail, what principles might guide that process, when should it be pursued, and how might each country signal its restraint? Mutual strategic restraint would build on the unilateral restraint that both countries already often show in their strategic postures. The goal would be to lessen mutual uncertainties and build habits of strategic cooperation.

Thứ tư, kiểm soát vũ khí truyền thống dựa trên hiệp ước giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn quá sớm. Mặc dù vậy, hai nước có thể bắt đầu một cuộc đối thoại giữa các chuyên gia của mình về công nghệ, thực hành và kinh nghiệm xác minh kiểm soát vũ khí, như là một phần của cam kết tổng thể của họ về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Một lần nữa ở cấp chuyên gia, nó cũng có thể phục vụ lợi ích chiến lược của cả hai nước nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận cởi mở hơn về các khái niệm kiềm chế chiến lược ít chính thức hơn qua các lãnh vực tấn công, phòng thủ, không gian, không gian mạng. Kiềm chế lẫn nhau sẽ dẫn đến điều gì những nguyên tắc có thể hướng dẫn quá trình đó, khi cần phải theo đuổi nó và băng cách nào mà mỗi quốc gia có thể báo hiệu sự kiềm chế của mình? Kiềm chế chiến lược tương hỗ sẽ xây dựng dựa trên kiềm chế đơn phương mà cả hai nước vẫn thường thể hiện trong vị thế chiến lược của tình. Mục tiêu chính là để làm giảm bớt sự không tin tưởng lẫn nhau và xây dựng thói quen hợp tác chiến lược.



Finally, despite important areas of non-proliferation cooperation, the two countries’ assessments of non-proliferation challenges, as well as their basic approaches to meet those challenges, often differ. More focused dialogue is needed to better understand these differences – and more importantly, to identify areas of complementarily as well as ways to bridge or reduce those differences. Here, both countries have an important stake in enhanced cooperation to strengthen nuclear safety and security in Northeast Asia, as well as globally. Plus, China’s oft-described role as an intermediary between nuclear-weapon states and non-nuclear weapon states (especially in developing countries) could offer opportunities to strengthen global non-proliferation efforts, e.g., in gaining universal adherence to the Additional Protocol, in encouraging implementation of Security Council Resolution 1540, and in achieving success at the upcoming 2015 NPT Review Conference.


Cuối cùng, bất chấp các khu vực quan trọng nhất của hợp tác không phổ biến vũ khí hạt nhân, đánh giá của cả hai nước về những thách thức không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng nhằm đáp ứng những thách thức này, thường khác nhau. Cần có đối thoại tập trung hơn để hiểu rõ hơn những khác biệt này - và điều quan trọng hơn là để xác định các lĩnh vực bổ sung cũng như cách để thu hẹp hoặc giảm bớt những khác biệt. Ở đây, cả hai nước đều có đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hợp tác để tăng cường an toàn hạt nhân và an ninh ở Đông Bắc Á, cũng như toàn cầu. Thêm vào đó, vai trò của Trung Quốc mà thường được mô tả như là một trung gian giữa các nước có vũ khí hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân (đặc biệt là các nước đang phát triển) có thể tạo ra các cơ hội để tăng cường các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, ví dụ như, trong việc đạt được sự tuân thủ phổ quát Nghị định thư bổ sung, khuyến khích thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo an 1540, và tạo được thành công tại Hội nghị đánh giá không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT vào năm 2015 sắp tới.

These ideas, among others, are spelled out in a new report – “Building toward a Stable and Cooperative US-China Strategic Relationship” – available in both English and Chinese on the Pacific Forum website . Over the past year, our three organizations cooperated to bring together a small group of American and Chinese experts to carry out a Track 2 joint study of the challenges, but especially the opportunities for building habits of strategic cooperation between China and the United States. Participants included former senior officials, retired military, and think tank experts. In this Joint Study, one American and one Chinese expert each set out his or her thinking on a given aspect of building strategic cooperation, from visions of a long-term goal for the relationship to new options for strategic engagement.

Những ý tưởng này, cùng với những ý tưởng khác, đã được nêu lên trong một báo cáo mới - "Xây dựng hướng tới một quan hệ chiến lược Mỹ-Trung ổn định và hợp tác" - có sẵn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc trên trang web Diễn đàn Thái Bình Dương. Trong năm qua, cả ba tổ chức của chúng ta đã hợp tác cùng nhau để đưa các nhóm nhỏ các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc tới chỗ thực hiện một nghiên cứu chung trên Kênh 2 về những thách thức, nhưng đặc biệt là các cơ hội nhằm xây dựng thói quen hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những người tham gia bao gồm các cựu quan chức cao cấp, giới quân sự đã nghỉ hưu, và các chuyên gia trí khố. Trong nghiên cứu chung này, một chuyên gia người Mỹ và một chuyên gia Trung Quốc mỗi người đưa ra một suy nghĩ về một khía cạnh nhất định nhằm xây dựng hợp tác chiến lược, từ tầm nhìn về một mục tiêu dài hạn cho mối quan hệ với các tùy chọn mới đối với việc hợp tác chiến lược.

Lewis A. Dunn (lewis.a.dunn@saic.com) is a senior vice president at Science Applications International Corporation, Ralph Cossa (ralph@pacforum.org) is president of the Pacific Forum CSIS, and Li Hong (lihong.cacda@yahoo.com) is the secretary general of the China Arms Control and Disarmament Association. This article was originally published by Pacific Forum CSIS PacNet here, and represents the views of the respective authors.
Lewis A. Dunn (lewis.a.dunn @ saic.com) là một phó chủ tịch cao cấp tại Công ty Quốc tế về Ứng dụng Khoa học, Ralph Cossa (ralph@pacforum.org) là chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS, và Li Hong (lihong.cacda @ yahoo.com) là tổng thư ký của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc. Bài viết này đã được xuất bản bởi Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS Pacnet ở đây, và thể hiện quan điểm của các tác giả nói trên..

http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2013/03/01/5-ways-to-build-a-stable-u-s-china-strategic-relationship/6/?all=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn