|
|
|
|
The Key To Asia’s
Future
|
Chìa khóa mở cửa
tương lai châu Á
|
By Véronique Salze-Lozac’h, Nina Merchant-Vega, Katherine
Loh, and Sarah Alexander
The Diplomat
January 18, 2013
|
Véronique Salze-Lozac’h, Nina Merchant-Vega, Katherine
Loh, and Sarah Alexander
The Diplomat
Ngày 18 tháng một năm 2013
|
With Western
economies facing serious challenges, regional cooperation, greater intra-Asia
trade and development will define the region's future.
|
Trong lúc nền kinh
tế phương Tây phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, hợp tác khu
vực, thương mại và phát triển bên trong Châu Á mạnh mẽ hơn sẽ xác định tương
lai của khu vực này.
|
Over the last several decades, Asia has become
increasingly integrated with the rest of the world, its rapid development
driven largely by exports to the United States and European Union (EU). Yet,
as the world’s main economic arteries shift eastward, intra-regional
integration within Asia still lags behind. The recent global financial crisis
and economic fall-out is quickly changing that dynamic, however. Indeed, as
strong, stable economic growth in the West, particularly in the U.S. and EU,
remains elusive, regional markets are becoming more attractive among Asian
countries, highlighting the importance for enhanced integration. Despite
challenges, this trend toward regional integration should continue in 2013.
|
Trong nhiều thập kỷ qua, châu Á đã trở nên ngày càng hội
nhập với phần còn lại của thế giới, sự phát triển nhanh chóng của châu Á chủ
yếu do xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, khi huyết
mạch kinh tế chính của thế giới hướng về phía đông, hội nhập nội-khu vực tại châu
Á vẫn còn tụt hậu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và suy
thoái kinh tế đang nhanh chóng thay đổi động lực đó. Thật vậy, khi tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ và EU, vẫn
còn khó lường, thị trường khu vực đang trở nên hấp dẫn hơn giữa các nước châu
Á, làm bật lên tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập. Mặc dù có những
thách thức, xu hướng hội nhập khu vực này sẽ tiếp tục trong năm 2013.
|
Currently, over half of world trade takes place between
members of regional trade agreements, and Asia is no exception. However, in
Asia, as in other parts of the world, regional integration is uneven. While
Southeast Asia is shoring up its economic integration efforts through the
Association of Southeast Asian Nations
(ASEAN) Economic Community Blueprint for 2015, with plans to continue
attracting foreign direct investment, capitalize on the growth of its
neighbors (mainly China and India), and accelerate the pace of its trade
facilitation measures through a single market strategy, South Asia remains
weakly integrated through the South Asian Association for Regional
Cooperation (SAARC) both economically and politically.
|
Hiện nay, hơn một nửa thương mại thế giới diễn ra giữa các
thành viên của các hiệp định thương mại khu vực, và châu Á cũng không phải là
ngoại lệ. Tuy nhiên, ở châu Á, cũng như ở các nơi khác trên thế giới, hội
nhập khu vực thường không đồng đều. Trong khi khu vực Đông Nam Á đang củng cố
các nỗ lực hội nhập kinh tế của mình thông qua Dự thảo Cộng đồng Kinh tế của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho năm 2015, với các kế hoạch tiếp tục
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tận dụng sự phát triển của các nước láng
giềng (chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ), và tăng tốc các biện pháp tạo thuận
lợi thương mại thông qua một chiến lược thị trường duy nhất, Nam Á vẫn còn
yếu ớt trong hội nhập thông qua Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) cả về
kinh tế và chính trị.
|
Regionalism, not Protectionism, Can Help Mitigate Global
Uncertainty
|
Chủ nghĩa khu vực, chứ không phải là chủ nghĩa bảo hộ, có
thể giúp giảm nhẹ sự bất ổn toàn cầu.
|
In fact, Asia has reason for optimism about the capacity
of regional trade to compensate for weak markets in the U.S. and the EU and
to reduce vulnerability to external shocks. In 2012, opinion leaders in
Southeast Asia said that they were most positive about the ASEAN Economic
Community compared to all other regional trade agreements in Asia. Indeed,
while East Asian economic cooperation has mostly been driven by market
forces, Southeast Asia has taken significant strides in formalizing its
region as a single market and production base through ASEAN. Intra-regional
trade and trade with China now accounts for more than 37 percent of ASEAN’s
total trade, up from around 26 percent in 2000. At the same time, trade with
the U.S. has fallen from 20 percent in 2000 to 10 percent in 2011, and trade
with the EU from 15 percent to 11 percent in the same period.
|
Trong thực tế, châu Á có lý do để lạc quan về năng lực của
thương mại khu vực nhằm bù đắp cho thị trường yếu ở Mỹ và Liên minh châu Âu
và giảm tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Trong năm 2012, các nhà lãnh
đạo có viễn kiến trong khu
vực Đông Nam Á nói rằng họ hết sức lạc quan về Cộng đồng Kinh tế ASEAN so với
tất cả các hiệp định thương mại khu vực khác ở châu Á. Thật vậy, trong khi
hợp tác kinh tế Đông Á hầu như vừa mới được thúc đẩy bởi các lực lượng thị
trường, thì khu vực Đông Nam Á thông qua ASEAN đã có những bước tiến đáng kể
trong việc chính thức hóa khu vực này như là một thị trường và cơ sở sản
xuất. Thương mại nội-khu vực và thương mại với Trung Quốc hiện nay chiếm hơn
37% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, tăng từ khoảng 26% vào năm 2000.
Đồng thời, thương mại với Mỹ đã giảm từ 20% năm 2000 xuống còn 10% năm 2011,
và thương mại với EU từ 15% xuống 11% cùng kỳ.
|
On the other hand, progress on SAARC’s goal of a South
Asian Economic Union by 2020 remains relatively slow. Though intra-regional
trade in South Asia recently surpassed $2 billion following the full
implementation of the South Asia Free Trade Agreement, it represents only 5
percent of the region’s total trade volume, compared to ASEAN’s 22 percent
and the EU’s 55 percent. However, South Asia has made strides integrating
with the rest of Asia. For example, while only 1.3 percent of South Asia’s
parts and components are traded within the sub-region, 56.3 percent go to
East Asia. This represents the enormous potential that exists for South
Asia’s future trade among its own region.
|
Mặt khác, tiến bộ đối với mục tiêu của Hiệp hội Hợp tác
khu vực Nam Á (SAARC) tới năm 2020 thuộc Liên minh kinh tế Nam Á vẫn còn
tương đối chậm. Mặc dù thương mại nội-khu vực ở Nam Á gần đây đã vượt qua con
số 2 tỷ đô-la sau khi thực hiện đầy đủ các Hiệp định Tự do Thương mại Nam Á,
nó chỉ chiếm có 5% tổng khối lượng thương mại của khu vực, so với 22% của ASEAN và 55% của EU. Tuy nhiên, Nam
Á đã có những bước tiến nhằm hội nhập với phần còn lại của châu Á. Ví dụ,
trong khi chỉ có 1,3% các vùng miền của Nam Á giao dịch trong tiểu khu vực
này, thì có đến 56,3% đi tới Đông Á. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn còn tồn
tại đối với thương mại trong tương lai của Nam Á giữa các vùng miền của nó.
|
Such economic integration in the region is becoming
increasingly important to help stave off and overcome global economic shocks.
Prior to the last-minute resolution that saved the U.S. from falling off the
“fiscal cliff,” the UN Social Commission on Asia and the Pacific warned that
if the U.S. were to fall, it would have dire consequences for Asia,
decreasing growth by as much as 2.2 percent in some countries. To reduce
their dependency on developed countries’ economies, Asian countries need to
diversify their export markets and take advantage of the efficiencies and
growing demand that regional trade offers.
|
Khi hội nhập kinh tế trong khu vực đang ngày càng trở nên
quan trọng để giúp ngăn chặn và vượt qua những cú sốc kinh tế toàn cầu. Trước
khi có giải pháp vào phút chót để cứu nước Mỹ khỏi rơi xuống "vách đá
tài chính, Ủy ban xã hội Liên Hiệp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương đã cảnh
báo rằng nếu Mỹ sụp đổ, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực châu
Á, giảm tăng trưởng xuống còn 2,2% ở một số nước. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào
các nền kinh tế của các nước phát triển, các nước châu Á cần phải đa dạng hóa
thị trường xuất khẩu của họ và tận dụng tính hiệu quả và nhu cầu ngày càng
tăng mà thương mại khu vực mang lại.
|
Avoiding the Middle
Income Trap
While trade is an important part of regional economic
integration, it remains only one piece of the puzzle. To avoid the dreaded
“middle-income trap” (where countries attain a certain level of income but
remain stuck there), Asian nations must prioritize other aspects of regional
integration, including:
|
Tránh bẫy thu nhập
trung bình
Trong khi thương mại là một phần quan trọng của hội nhập
kinh tế khu vực, nó vẫn chỉ là một phần của thách đố. Để tránh "bẫy thu
nhập trung bình" đáng sợ khi mà các quốc gia đạt được mức thu nhập nhất
định nhưng vẫn còn mắc kẹt ở đó), thì các quốc gia châu Á phải ưu tiên các khía
cạnh khác của hội nhập khu vực, bao gồm:
|
- Investment in infrastructure. Infrastructure development
is essential to Asia’s economic and political development. In order to
address this issue, ASEAN has recently set up the ASEAN Infrastructure Fund,
financed by member nations as well as the Asian Development Bank and private
equity, to mobilize resources for critical infrastructure development.
|
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết
cho phát triển kinh tế và chính trị của châu Á. Để giải quyết vấn đề này,
ASEAN gần đây đã thành lập Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN, được tài trợ bởi các quốc
gia thành viên cũng như Ngân hàng Phát triển châu Á và cổ phần tư nhân, huy
động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng.
|
- Increased cooperation in education and skill
development. A recent publication by the Asian Development Bank stated that
“a deeper level of economic integration, which is required for sustainable
development, calls for regional cooperation in skills development.” Such
cooperation could take the form of regional and sub-regional “technical and
vocational education and training” (TVET) strategies, such as creating
regional and national qualifying frameworks and encouraging national
commitments to invest in critical areas like high-skilled manufacturing.
|
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển
kỹ năng. Một công bố gần đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói rằng "mức
độ hội nhập kinh tế sâu hơn cần thiết cho sự phát triển bền vững đang kêu gọi
hợp tác khu vực về phát triển kỹ năng." Hợp tác đó có thể mang hình thức
của chiến lược “giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề" (TVET) trong khu
vực và tiểu khu vực, chẳng hạn như việc tạo ra khuôn khổ xác định chất lượng
khu vực và quốc gia và khuyến khích các cam kết quốc gia đầu tư vào các lĩnh
vực quan trọng như sản xuất có tay nghề cao.
|
- Cooperation in technological innovation and research.
ASEAN member nations have taken steps toward such cooperation through the
Krabi Initiative, which encourages collaboration across the region on a host
of science and technology issues, from green technology and food security, to
exploiting new technologies such as digital media and social networking for
development and innovation.
|
- Hợp tác trong đổi mới công nghệ và nghiên cứu. Các quốc
gia thành viên ASEAN đã có những bước hướng tới sự hợp tác này thông qua Sáng
kiến Krabi, khuyến khích sự hợp tác
trong khu vực về nhiều vấn đề khoa học và công nghệ, từ công nghệ xanh và an
ninh lương thực, đến khai thác các công nghệ mới như truyền thông kỹ thuật số
và mạng xã hội để phát triển và đổi mới.
|
Addressing
Socioeconomic and Environmental Challenges
|
Giải quyết các thách
thức kinh tế xã hội và môi trường
|
Regional cooperation in Asia should not be considered
solely as a means to accelerate economic growth, but also as an effective way
to address broader socioeconomic and environmental issues facing the region.
It will, for instance, play a key role in women’s economic empowerment in the
region. Women business owners and managers in Asia often do not have the same
access to business opportunities as men. However, through groups such as the
ASEAN Committee on Women and the South Asia Women’s Entrepreneurship
Symposium (SAWES), they are able to form regional networks that provide a
platform for them to access information and contacts essential to running a
business and advocate for change in areas that are stifling their potential.
(Read about The Asia Foundation’s support for these networks.)
|
Không nên xem hợp tác trong khu vực châu Á chỉ như một
phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà đó còn là một cách giải quyết
có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường rộng lớn hơn mà khu vực này
đang phải đối mặt. Ví dụ, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng
cao quyền lực kinh tế cho phụ nữ trong khu vực. Các nữ chủ doanh nghiệp và
các nhà quản lý nữ ở châu Á thường không có quyền tiếp cận các cơ hội kinh
doanh ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên, thông qua các nhóm như Ủy ban về
Phụ nữ của ASEAN và Hội nghị chuyên đề Doanh nghiệp của Nữ giới Nam Á (SAWES),
thì họ có thể hình thành mạng lưới khu vực mà tạo cơ sở để họ tiếp cận thông
tin và có các tiếp xúc cần thiết để điều hành một doanh nghiệp và bênh vực những
thay đổi trong các lãnh vực mà tiềm năng của họ còn bị kiềm chế. (Đọc thêm về
sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á cho các mạng lưới này.)
|
Regional cooperation will also be integral to managing the
impact of environmental issues, such as water scarcity, energy production and
distribution, urbanization, climate change, and disaster recovery and management.
Establishing and implementing fair and practical water-sharing and
conservation arrangements is critical, with river systems like the Mekong,
Indus, and Ganges all crossing national borders and essential to local
livelihoods. Over the last couple of years, the Asia-Pacific has experienced
70 percent of the world’s natural disasters. This has led to a stronger push
toward regional forums and programs to prepare for and manage disasters
through information-sharing, as well as collaborative disaster-management
planning efforts. Data management and sharing and the use of innovative ICT
tools to provide more timely and accurate predictions, communications, and
responses are also being explored regionally to minimize the impact of such
disasters.
|
Hợp tác khu vực cũng sẽ được tích hợp với việc quản lý tác
động của các vấn đề môi trường, chẳng hạn như sự khan hiếm nước, sản xuất và
phân phối, năng lượng, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và
phục hồi. Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận công bằng và thực tế về chia
sẻ và bảo tồn nguồn nước là rất quan trọng, với các hệ thống sông như sông
Mekong, sông Indus, và sông Hằng, mà tất cả đều chảy băng qua các biên giới
quốc gia và vô cùng cần thiết cho sinh kế của người dân địa phương. Trong mấy
năm qua, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nếm trải 70% các thảm họa thiên
nhiên của thế giới. Điều này đã dẫn đến một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với
các diễn đàn và các chương trình khu vực nhằm đối phó và quản lý thiên tai
thông qua việc chia sẻ thông tin, cũng như những nỗ lực lập kế hoạch hợp tác
quản lý thiên tai. Quản lý và chia sẻ dữ liệu và sử dụng các công cụ công
nghệ thông tin tiên tiến để cung cấp dự báo kịp thời và chính xác hơn, thông
tin liên lạc, và phản ứng đối phó cũng được khảo sát trên quy mô khu vực để
giảm thiểu tác động của các thiên tai đó.
|
|
|
While greater intra-regional trade and investment
represent a logical “next door” opportunity for Asian economies, this shift
doesn’t come without challenges. To lessen reliance on U.S. and EU markets,
Asia will need to modify the structure of its regional trade from a focus on
raw materials or semi-finished products to those higher up the value chain.
Another challenge will be to ensure that smaller, poorer Asian countries also
benefit from increased regional interaction. Finally, intra-regionalism can
only be successful if the regional entities nurture their links and
cooperation with other regions.
|
Mặc dù thương mại và đầu tư nội-khu vực lớn hơn cho thấy
một cơ hội hợp lý về "cánh cửa tiếp theo" cho các nền kinh tế châu
Á, thì sự chuyển biến này luôn xuất hiện kèm những thách thức. Để giảm bớt sự
phụ thuộc vào thị trường Mỹ và EU, Châu Á sẽ cần phải thay đổi cấu trúc của
thương mại khu vực này từ chỗ tập trung vào nguyên liệu, hay bán thành phẩm chuyển
sang nâng cao chuỗi giá trị. Một thách thức khác sẽ là đảm bảo cho các nước
châu Á nhỏ hơn, nghèo hơn cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng tương tác khu
vực. Cuối cùng, chủ nghĩa nội-khu vực chỉ có thể thành công nếu các thực thể
trong khu vực nuôi dưỡng liên kết và hợp tác với các khu vực khác.
|
But, the most important challenge of all remains making
regional cooperation work for the people of Asia. The political will and
institutional commitments to regional integration relies on the capacity and
interest of individuals, civil society, and businesses to take the lead and
give life to the concept.
|
Tuy nhiên, thách thức quan trọng hơn hết vẫn là làm sao cho
hợp tác khu vực có lợi cho người dân châu Á. Ý chí chính trị và các cam kết
thể chế đối với hội nhập khu vực dựa trên năng lực và lợi ích của cá nhân, xã
hội dân sự, và các doanh nghiệp sẽ đi đầu và tạo sức sống cho khái niệm này.
|
Véronique
Salze-Lozac’h is The Asia Foundation’s director for Economic Development
Programs based in Bangkok, Nina Merchant-Vega is assistant director,
Katherine Loh is a senior program officer, and Sarah Alexander is a program
fellow for the Economic Development Programs. This article initially appeared
on The Asia Foundation’s “In Asia” Blog.
|
Véronique
Salze-Lozac'h là giám đốc của Quỹ Châu Á về các chương trình phát triển kinh
tế có trụ sở tại Bangkok, Nina Merchant-Vega là trợ lý giám đốc, Katherine
Loh là cán bộ chương trình cao cấp, và Sarah Alexander là thành viên chương
trình của Các chương trình phát triển kinh tế. Bài viết này ban đầu xuất hiện
trên Blog "Tại châu Á" của Quỹ Châu Á.
|
|
Translated by Nguyễn Quang
|
http://thediplomat.com/2013/01/18/integration-is-key-to-asias-future/?all=true
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, February 14, 2013
The Key To Asia’s Future Chìa khóa mở cửa tương lai châu Á
Labels:
ASIA-CHÂU Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn