MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, February 4, 2013

How Obama’s India Policy Has Made America Stronger Vì sao chính sách Ấn Độ của Tổng thống Obama đã làm cho Mỹ mạnh hơn




Obama and Singh
Tổng thống Obama và Thủ tướng Singh


How Obama’s India Policy Has Made America Stronger

Vì sao chính sách Ấn Độ của Tổng thống Obama đã làm cho Mỹ mạnh hơn

By Manik Suri
Manik Suri
The diplomat
October 11, 2012
The diplomat
11 Tháng 10 năm 2012


Part of President Obama's impressive foreign policy record has been his persistent courting of India.

Một phần thành tích trong chính sách đối ngoại ấn tượng của Tổng thống Obama là bền bỉ ve vãn Ấn Độ.

The Obama administration has proven its mettle time and again in a series of major foreign policy wins, including the elimination of Osama bin Laden, decimation of Al Qaeda’s leadership, withdrawal from Iraq, and winding down of the war in Afghanistan.


Chính quyền Obama đã chứng minh dũng khí của mình nhiều lần trong một loạt các thắng lợi về chính sách ngoại giao quan trọng, bao gồm việc loại bỏ Osama bin Laden, tiêu diệt phần lớn lãnh đạo Al Qaeda, rút ​​quân khỏi Iraq, và chuần bị kết thúc cuộc chiến tranh ở Afghanistan.

Building on these successes, President Obama has stepped boldly into the 21st century by advancing a forward-looking strategy of “Asian rebalancing” that capitalizes on new opportunities and recognizes emerging challenges – unlike his Republican opponent, who remains hopelessly mired in the distant Cold War past. As we enter what Secretary of State Hillary Clinton has called America’s “Pacific Century,” the Obama administration has taken far-sighted measures to permanently station U.S. Marines on Australia’s northern coast, redeploy American naval power with a predominantly Pacific posture, and explore new deep-water harbors in countries like Vietnam.

Tạo dựng trên những thành công này, Tổng thống Obama đã mạnh dạn bước vào thế kỷ 21 bằng cách thúc đẩy một chiến lược hướng tới tương lai "tái cân bằng châu Á" tận dụng những cơ hội mới và nhận diện các thách thức đang nổi lên - không giống như đối thủ của đảng Cộng hòa của ông, người vẫn vô vọng bị sa lầy trong cuộc chiến tranh lạnh xa xôi đã qua. Khi chúng ta bước vào cái mà Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi là “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ", chính quyền Obama đã thực hiện các biện pháp có tầm nhìn xa, đóng quân lâu dài Thủy quân lục chiến Mỹ trên bờ biển phía Bắc nước Úc, tái triene khai sức mạnh hải quân Mỹ với vị thế chủ yếu là Thái Bình Dương, và thăm dò các cảng nước sâu mới ở các quốc gia như Việt Nam.

Partly anchoring this reorientation has been an expansion of the United States’ strategic partnership with India. Since taking office, President Obama has made significant strides in deepening ties with the world’s largest democracy, holding his first state dinner in honor of Prime Minister Singh, visiting the country himself, sending countless members of his Cabinet to India, and declaring American support for a permanent Indian seat on the U.N. Security Council. Obama’s “India policy” reflects a principled approach rooted in liberal values, for both democracies share deeply held commitments to universal franchise, secular government, and the rule of law. Equally important, it demonstrates the Obama administration’s recognition that India’s strategic interests are converging America's.

Một phần chủ đạo trong định hướng lại này là mở rộng quan hệ đối tác chiến lược của Hoa Kỳ với Ấn Độ. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã thực hiện các bước tiến đáng kể trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ với nền dân chủ lớn nhất thế giới, tổ chức bữa quốc tiệc đầu tiên của mình để vinh danh Thủ tướng Singh, khách quý đến thăm quốc gia này, phái đến Ấn Độ vô số thành viên của nội các, và tuyên bố hỗ trợ của Mỹ dành cho Ấn Độ chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Ấn Độ chính sách" của Obama phản ánh một cách tiếp cận rất nguyên tắc bắt nguồn từ các giá trị tự do, vì cả hai nền dân chủ đều cùng chia sẻ cam kết sâu sắc về quyền thương mại phổ quát, chính phủ thế tục, và các nhà nước pháp quyền. Quan trọng không kém,  chính quyền Obama thể hiện sự công nhận rằng các lợi ích chiến lược của Ấn Độ đang hội tụ với lợi ích chiến lược của Mỹ.

President Obama’s success in strengthening the U.S.-India partnership partially rests upon deepening commercial ties. Under his leadership, these have never been stronger: bilateral trade and investment is expected to surpass $100 billion for the first time this year. Particularly important from a strategic standpoint is the fact that American defense sales to India, one of the world’s fastest growing defense markets, are growing rapidly. Building on this foundation, the Obama administration has expanded cooperation with New Delhi on a range of issues vital to U.S. national security. In June 2010, President Obama launched an annual U.S.-India Strategic Dialogue for both countries’ senior leaders to engage directly on topics ranging from counterterrorism cooperation and nuclear nonproliferation to cybersecurity and climate change. These high-level talks are more than just a symbolic milestone: they underscore the substantive depth of the two nations’ expanding security partnership, reflected, for instance, in the fact that the United States and India jointly participated in 56 separate military exercises across all services last year, which was more than India held with any other country during that time.

Thành công trong việc tăng cường quan hệ đối tác Mỹ-Ấn của Tổng thống Obama một phần dựa trên việc làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của ông, những quan hệ thương mại này đã trở nên mạnh mẽ hơn hơn bao giờ hết:  thương mại song phương và đầu tư dự kiến ​​sẽ vượt 100 tỷ USD lần đầu tiên trong năm nay. Điều đặc biệt quan trọng xét từ quan điểm chiến lược là có một thực tế cho thấy rằng doanh số bán hàng quốc phòng của Mỹ cho Ấn Độ, một trong những thị trường quốc phòng phát triển nhanh nhất thế giới, đang gia tăng nhanh chóng. Xây dựng trên nền tảng này, chính quyền Obama đã mở rộng hợp tác với New Delhi về một loạt các vấn đề quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trong tháng 6 năm 2010, Tổng thống Obama đã phát động cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn hàng năm để các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước tham gia trực tiếp về các chủ đề khác nhau, từ hợp tác chống khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới an ninh mạng và biến đổi khí hậu. Những cuộc đàm phán cấp cao này không chỉ là một mốc quan trọng có tính biểu tượng: đàm phán đã nhấn mạnh chiều sâu thực chất của quan hệ đối tác an ninh mở rộng giữa hai quốc gia, ví dụ, đã phản ánh trong thực tế rằng năm ngoái Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng phối hợp tham gia 56 cuộc tập trận chung về tất cả các nhiệm vụ, nhiều hơn các cuộc tập trận khác mà Ấn Độ tiến hành với bất kỳ quốc gia nào khác trong cùng thời gian đó.


In West Asia, the Obama administration has partnered with India to promote regional stability and combat terrorism engendered by religious fundamentalism. As the last U.S. troops prepare to pull out of Afghanistan, American policymakers realize that India could act as a stabilizing influence in the war-torn country. New Delhi’s record on development assistance in Afghanistan over the past decade is solid, and its willingness to commit additional capital and know-how is promising. In recent months, Obama administration officials have been working more closely than ever before with their Indian counterparts to train Afghan security forces, civil servants, engineers, and others to bolster the Afghans’ capacity on-the-ground and increase the prospects for a lasting peace.

Ở Tây Á, chính quyền Obama đã hợp tác với Ấn Độ để thúc đẩy sự ổn định khu vực và chống lại chủ nghĩa khủng bố nảy sinh bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Khi những lính Mỹ cuối cùng chuẩn bị rút khỏi Afghanistan, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhận ra rằng Ấn Độ có thể hành động như là một nước có ảnh hưởng tạo ổn định ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Thành tích của New Delhi về hỗ trợ phát triển ở Afghanistan trong thập kỷ qua là chắc chắn, và việc Ấn Độ sẵn sàng cam kết bổ sung và vốn và công nghệ là đầy hứa hẹn. Trong những tháng gần đây, các quan chức trong chính quyền Obama đã làm việc chặt chẽ hơn bao giờ hết với các đối tác Ấn Độ để đào tạo lực lượng an ninh, công chức, viên chức, kỹ sư, và những ngành khác cho Afghanistan để tăng cường khả năng tại chỗ của Afghanistan và tăng cường triển vọng cho một nền hòa bình lâu dài.


Meanwhile, in East Asia, an increasingly assertive China presents both Washington and New Delhi with arguably their most complex bilateral relationship. The two democracies’ dynamics with Beijing share important parallels: most notably, each seeks to deepen economic ties with China while managing an uncertain security future. In response to China’s expanding presence in the Indian Ocean, development of its first aircraft carrier, acquisition of several new nuclear-powered attack submarines, and commercial port construction in Burma, Sri Lanka, and Pakistan, the Obama administration has increased maritime cooperation with the fast-growing Indian Navy to safeguard this naval “crossroads” of the global economy.

Trong khi đó, ở Đông Á, một Trung Quốc ngày càng quyết đoán thể hiện cả với Washington và New Delhi một mối quan hệ song phương phức tạp nhất. SỰ năng động của hai nền dân chủ này với Bắc Kinh chia sẻ những tương đồng quan trọng mà đáng chú ý nhất là, mỗi nước tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc trong khi phải đối phó với một tương lai an ninh không chắc chắn. Để đối phó với sự hiện diện mở rộng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, phát triển tàu sân bay đầu tiên, sở hữu nhiều tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân mới, và xây dựng cảng thương mại ở Miến Điện, Sri Lanka, và Pakistan, chính quyền Obama đã tăng cường hợp tác hàng hải với Hải quân Ấn Độ đang trên đà phát triển nhanh chóng để bảo vệ "ngã ba" hàng hải này của nền kinh tế toàn cầu.

The Obama administration’s steps to deepen America’s partnership with New Delhi represent a major success for U.S. foreign policy. Halfway around the world, India is situated in a region crucial to the United States. Both liberal democracies face common challenges across Asia – from combating fundamentalist violence in the west to preventing authoritarian power plays in the east. And with Washington facing impending defense budget cuts, struggling allies in Europe, and an increasingly unreliable partner in Pakistan, India could become a “linchpin” of America’s strategic reorientation toward Asia.

Các bước đi của chính quyền Obama để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữ Mỹ và New Delhi thể hiện một thành công lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ. Nằm trên nửa đường của thế giới, Ấn Độ đang ở trong một khu vực rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Cả hai nền dân chủ tự do phải đối mặt với những thách thức chung trên toàn châu Á - chống bạo lực cực đoan tại phía tây cho đến ngăn chặn hành động của chính quyền độc đoán ở phía đông. Và với việc Washington phải đối mặt với cắt giảm ngân sách quốc phòng sắp tới, với các đồng minh đâng vật lộn vất vả ở châu Âu, và với một đối tác ngày càng không đáng tin cậy ở Pakistan, Ấn Độ có thể trở thành một "thành phần cốt lõi" của sự định hướng lại chiến lược của Mỹ đối với châu Á.

President Obama’s engagement with India rests on the twin pillars of common values and converging interests. His foresighted bridge building has advanced democracy, boosted our economy, and left America stronger. Governor Romney, meanwhile, has hardly mentioned India, reflecting a deeper failure to formulate a strategic vision for U.S. foreign policy in the 21st century – yet another sign that he is dangerously out-of-touch with present day realities. Voters would do well to remember this when they go to the polls in November, for U.S. national security hangs in the balance.

Tổng thống Obama cam kết với Ấn Độ dựa trên hai cột trụ của các giá trị chung và lợi ích hội tụ. Việc xây dựng nhịp cầu viễn kiến của ông đã thúc đẩy dân chủ, thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, và khiến nước Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn. Thống đốc Romney, trong khi đó, hầu như không đề cập đến Ấn Độ, phản ánh một sự thất bại sâu sắc trong việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 21 - một dấu hiệu cho thấy rằng ông là lạc hậu một cách nguy hiểm với thực tế ngày nay. Cử tri sẽ ghi nhớ rõ điều này khi họ đi bỏ phiếu vào tháng mười một, bởi vì an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang được cân bằng.

Manik Suri is a Visiting Fellow at the University of Pennsylvania’s Center for the Advanced Study of India, a Truman Security Fellow, and a J.D. Candidate at Harvard Law School. He has held positions at global investment firm D. E. Shaw & Company and the White House National Economic Council.
Manik Suri là một nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu tiên tiến thuộc trường Đại học Pennsylvania, chuyên nghiên cứu về Ấn Độ, một nghiên cứu viên của Truman Security, và một ứng cử viên tại Trường Luật Harvard. Ông đã giữ nhiều chức vụ tại công ty đầu tư toàn cầu DE Shaw & Company và Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng.





http://thediplomat.com/2012/10/11/how-obamas-india-poicy-has-made-america-stronger/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn