MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 4, 2012

The Energy Wars Heat Up CÁC CUỘC CHIẾN NĂNG LƯỢNG NÓNG LÊN



The Energy Wars Heat Up

CÁC CUỘC CHIẾN NĂNG LƯỢNG NÓNG LÊN


Michael Klare

Michael Klare
Six Recent Clashes and Conflicts on a Planet Heading Into Energy Overdrive

Sáu khu vực xung đột gần đây trên Hành tinh đều liên quan đến động cơ dầu lửa
Conflict and intrigue over valuable energy supplies have been features of the international landscape for a long time.  Major wars over oil have been fought every decade or so since World War I, and smaller engagements have erupted every few years; a flare-up or two in 2012, then, would be part of the normal scheme of things.  Instead, what we are now seeing is a whole cluster of oil-related clashes stretching across the globe, involving a dozen or so countries, with more popping up all the time.  Consider these flash-points as signals that we are entering an era of intensified conflict over energy.


Xung đột và toan tính đối với các nguồn cung năng lượng quý giá đã trở thành những đặc điểm của bức tranh quốc tế lâu nay. Các cuộc chiến tranh lớn xung quanh dầu lửa đã diễn ra ở mọi thập kỷ kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, và các cuộc đụng độ nhỏ hơn cũng xảy ra cứ vài năm một lần. Vì thế, một vài đợt bùng phát của năm 2012 sẽ chỉ là một phần bình thường của bức tranh chung. Thay vào đó, điều mà chúng ta đang chứng kiến là cả một chùm các cuộc xung đột liên quan đến dầu lửa trên khắp toàn cầu, với sự tham gia của khoảng mười quốc gia. Hãy coi những điểm bùng phát này là tín hiệu cho thấy chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên xung đột căng thẳng vì năng lượng.


From the Atlantic to the Pacific, Argentina to the Philippines, here are the six areas of conflict -- all tied to energy supplies -- that have made news in just the first few months of 2012:

Từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, Áchentina đến Philippin, có sáu khu vực xung đột – tất cả đều liên quan đến các nguồn dầu lửa – đã trở thành tin tức trong những tháng đầu của năm 2012:

1 A brewing war between Sudan and South Sudan: On April 10th, forces from the newly independent state of South Sudan occupied the oil center of Heglig, a town granted to Sudan as part of a peace settlement that allowed the southerners to secede in 2011.  The northerners, based in Khartoum, then mobilized their own forces and drove the South Sudanese out of Heglig.  Fighting has since erupted all along the contested border between the two countries, accompanied by air strikes on towns in South Sudan.  Although the fighting has not yet reached the level of a full-scale war, international efforts to negotiate a cease-fire and a peaceful resolution to the dispute have yet to meet with success.

1. Một cuộc chiến đang âm ỉ hình thành giữa Xuđăng và Nam Xuđăng: Ngày 10/4, các lực lượng từ nhà nước mới độc lập Nam Xuđăng chiếm trung tâm dầu lửa Heglig, một thị trấn được trao cho Xuđăng theo thỏa thuận hòa bình đã cho phép những người miền Nam ly khai năm 2011. Những người miền Bắc có căn cứ tại Khartoum đã huy động lực lượng riêng của mình và đẩy người Nam Xuđăng khỏi Heglig. Từ đó, giao tranh đã nổ ra dọc theo biên giới tranh chấp giữa hai nước, kéo theo các cuộc không kích vào các thị trấn tại Nam Xuđăng. Mặc dù giao tranh chưa đến mức độ chiến tranh tổng lực, nhưng các nỗ lực quốc tế để thương lượng một lệnh ngừng bắn và giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp vẫn chưa thành công.


This conflict is being fueled by many factors, including economic disparities between the two Sudans and an abiding animosity between the southerners (who are mostly black Africans and Christians or animists) and the northerners (mostly Arabs and Muslims).  But oil -- and the revenues produced by oil -- remains at the heart of the matter.  When Sudan was divided in 2011, the most prolific oil fields wound up in the south, while the only pipeline capable of transporting the south’s oil to international markets (and thus generating revenue) remained in the hands of the northerners.  They have been demanding exceptionally high “transit fees” -- $32-$36 per barrel compared to the common rate of $1 per barrel -- for the privilege of bringing the South’s oil to market.  When the southerners refused to accept such rates, the northerners confiscated money they had already collected from the south’s oil exports, its only significant source of funds.  In response, the southerners stopped producing oil altogether and, it appears, launched their military action against the north.  The situation remains explosive.


Cuộc xung đột này bị kích thích bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự chênh lệch về kinh tế giữa hai nước Xuđăng và sự thù địch dai dẳng giữa người miền Nam (hầu hết là người châu Phi da đen và người Kitô giáo) và người miền Bắc (chủ yếu là người Arập và Hồi giáo). Nhưng dầu lửa – và thu nhập mà dầu mang lại – là tâm điểm của vấn đề. Khi Xuđăng bị chia cắt năm 2011, các mỏ dầu tốt nhất nằm ở phía Nam, trong khi đường ống dẫn dâu có khả năng vận chuyển dầu từ miền Nam tới các thị trường quốc tế (và vì thế mang lại nguồn thu) lại nằm trong tay người miền Bắc. Họ đã đòi hỏi “chi phí quá cảnh” đặc biệt cao – 32 đến 36 USD/thùng dầu so với giá thông thường là 1 USD/thùng – cho việc đưa dầu từ miền Nam tới thị trường. Khi những người miền Nam từ chối chấp nhận giá này, người miền Bắc tịch thu số tiền mà họ đã thu được từ xuất khẩu dầu của miền Nam nguồn thu quan trọng duy nhất của họ. Đáp lại, người miền Nam ngưng sản xuất dầu và có hành động quân sự chống phía Bắc. Tình hình hiện vẫn đầy khả năng bùng nổ.

2 Naval clash in the South China Sea: On April 7th, a Philippine naval warship, the 378-foot Gregorio del Pilar, arrived at Scarborough Shoal, a small island in the South China Sea, and detained eight Chinese fishing boats anchored there, accusing them of illegal fishing activities in Filipino sovereign waters.  China promptly sent two naval vessels of its own to the area, claiming that the Gregorio del Pilar was harassing Chinese ships in Chinese, not Filipino waters.  The fishing boats were eventually allowed to depart without further incident and tensions have eased somewhat.  However, neither side has displayed any inclination to surrender its claim to the island, and both sides continue to deploy warships in the contested area.

2. Va chạm hải quân ở Biển Đông: Ngày 7/4, một tàu chiến của hải quân Philíppin, chiếc Gregorio del Pillar dài 378 fit đến bãi đá ngầm Scarborough ở Biên Đông, và bắt giữ tám tàu đánh cá Trung Quốc đang hạ neo ở đó, buộc tội các tàu này có hoạt động đánh bắt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Philíppin. Trung Quốc ngay lập tức cử hai tàu hải quân đến khu vực, tuyên bố rằng tàu Gregorio del Pillar đã sách nhiễu các tàu Trung Quốc ở các vùng biển của Trung Quốc chứ không phải của Philippin. Các tàu đánh cá cuối cùng được phép đi khỏi mà không xảy ra sự cố nào thêm, và căng thẳng đã phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, cả hai bên đều không có biểu hiện nào sẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền với bãi đá ngầm này, và cả hai tiếp tục triển khai tàu chiến ra khu vực tranh chấp.


As in Sudan, multiple factors are driving this clash, but energy is the dominant motive.  The South China Sea is thought to harbor large deposits of oil and natural gas, and all the countries that encircle it, including China and the Philippines, want to exploit these reserves.  Manila claims a 200-nautical mile “exclusive economic zone” stretching into the South China Sea from its western shores, an area it calls the West Philippine Sea; Filipino companies say they have found large natural gas reserves in this area and have announced plans to begin exploiting them.  Claiming the many small islands that dot the South China Sea (including Scarborough Shoal) as its own, Beijing has asserted sovereignty over the entire region, including the waters claimed by Manila; it, too, has announced plans to drill in the area.  Despite years of talks, no solution has yet been found to the dispute and further clashes are likely.

Giống như ở Xuđăng, có nhiều nguyên nhân cho cuộc va chạm này, nhưng năng lượng là động cơ chủ đạo. Biển Đông được cho là nơi có trữ lượng lớn dầu và khí đốt, và tất cả các quốc gia xung quanh, trong đó có Trung Quốc và Philíppin, muốn khai thác các mỏ dầu này. Manila tuyên bố 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Đông tính từ bờ biển phía Tây cua mình, nơi mà Philíppin gọi là Biển Tây Philíppin. Các công ty Philíppin nói rằng họ đã tìm thấy các vùng có trữ lượng khí đốt lớn tại khu vực này và đã thông báo kế hoạch bắt đầu khai thác. Với tuyên bố rằng nhiều hòn đảo nhỏ nằm rải rác trên Biển Đông (trong đó có bãi đá ngầm Scarborough) là của mình, Bắc Kinh đã khẳng định chủ quyền với toàn bộ khu vực, trong đó có các vùng biển mà Manila có tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng thông báo kế hoạch khoan dầu ở khu vực này. Sau nhiều năm thương lượng, chưa có một giải pháp nào được đưa ra giúp giải quyết cuộc tranh chấp và nhiều khả năng sẽ có đụng độ tiếp.

3 Egypt cuts off the natural gas flow to Israel: On April 22nd, the Egyptian General Petroleum Corporation and Egyptian Natural Gas Holding Company informed Israeli energy officials that they were “terminating the gas and purchase agreement” under which Egypt had been supplying gas to Israel.  This followed months of demonstrations in Cairo by the youthful protestors who succeeded in deposing autocrat Hosni Mubarak and are now seeking a more independent Egyptian foreign policy -- one less beholden to the United States and Israel.  It also followed scores of attacks on the pipelines carrying the gas across the Negev Desert to Israel, which the Egyptian military has seemed powerless to prevent.

3. Ai Cập cắt dòng khí tự nhiên tới Ixraen: Ngày 22/4, Tổng công ty dầu lửa Ai Cập và Công ty khí đốt Ai Cập thông báo cho các quan chức năng lượng của Ixraen rằng họ sẽ “chấm dứt các hợp đồng khí đốt” theo đó Ai Cập cung cấp khí đốt cho Ixraen. Việc này xảy ra sau nhiều tháng biểu tình của thanh niên ở Cairô đã thành công trong việc lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak và hiện đang tìm kiếm một chính sách đối ngoại độc lập hơn cho Ai Cập nghĩa là ít chịu ảnh hưởng của Mỹ và Ixraen hơn. Điều này cũng diễn ra sau khi có hàng loạt cuộc tấn công vào các đường ống dẫn khí qua Sa mạc Negev tới Ixraen, điều mà quân đội Ai Cập dường như bất lực, không thể ngăn chặn.

Ostensibly, the decision was taken in response to a dispute over Israeli payments for Egyptian gas, but all parties involved have interpreted it as part of a drive by Egypt’s new government to demonstrate greater distance from the ousted Mubarak regime and his (U.S.-encouraged) policy of cooperation with Israel.  The Egyptian-Israeli gas link was one of the most significant outcomes of the 1979 peace treaty between the two countries, and its annulment clearly signals a period of greater discord; it may also cause energy shortages in Israel, especially during peak summer demand periods.  On a larger scale, the cutoff suggests a new inclination to use energy (or its denial) as a form of political warfare and coercion.

Bề ngoài, có vẻ như quyết định này được đưa ra nhằm phản ứng trước tranh chấp liên quan đến việc thanh toán khí đốt mà Ixraen trả cho Ai Cập, nhưng tất cả các bên liên quan đều hiểu rằng đây một phần có động cơ từ việc chính phủ mới của Ai Cập muốn thể hiện sự thoát ly khỏi chế độ Mubarak đã bị lật đổ và chính sách hợp tác với Ixraen của ông ta. Mối quan hệ khí đốt giữa Ai Cập và Ixraen là một trong những kết quả quan trọng nhất của hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa hai nước, và sự chấm dứt nó là tín hiệu rõ ràng về một thời kỳ bất hòa hơn; nó có thể gây ra thiếu hụt năng lượng tại Ixraen, đặc biệt là trong thời kỳ đỉnh điểm về nhu cầu của mùa Hè. Ở phạm vi lớn hơn, nó phản ánh xu hướng sử dụng năng lượng như một con bài chính trị.


4 Argentina seizes YPF: On April 16th, Argentina’s president, Cristina Fernández de Kirchner, announced that her government would seize a majority stake in YPF, the nation’s largest oil company.  Under President Kirchner’s plans, which she detailed on national television, the government would take a 51% controlling stake in YPF, which is now majority-owned by Spain’s largest corporation, the energy firm Repsol YPF.  The seizure of its Argentinean subsidiary is seen in Madrid (and other European capitals) as a major threat that must now be combated.  Spain’s foreign minister, José Manuel García Margallo, said that Kirchner’s move “broke the climate of cordiality and friendship that presided over relations between Spain and Argentina.”  Several days later, in what is reported to be only the first of several retaliatory steps, Spain announced that it would stop importing biofuels from Argentina, its principal supplier -- a trade worth nearly $1 billion a year to the Argentineans.

4. Áchentina chiếm đoạt công ty dầu mỏ YPF: Ngày 16/4, Tổng thống Áchentina Cristina Fernández de Kirchner thông báo rằng chính phủ của bà sẽ tịch thu phần lớn cổ phần trong YPF, công ty dầu lửa lớn nhất của nước này. Theo kế hoạch của tổng thống, chính phủ sẽ chiếm 51% cổ phần kiểm soát trong YPF, hiện do công ty năng lượng lớn nhất của Tây Ban Nha Repsol YPF nắm giữ. Việc này được Mađrít và các nước châu Âu khác coi như một mối đe dọa lớn phải đối phó. Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo cho rằng hành động của Kirchner “phá vỡ bầu không khí đầm ấm và thân thiện từng có trong quan hệ giữa Tây Ban Nha và Áchentina”. Nhiều ngày sau, trong hành động được cho là bước đi trả đũa đầu tiên, Tây Ban Nha thông báo sẽ ngửng nhập khẩu nhiên liệu sinh học từ Áchentina, nước cung cấp chính của mình – khoản thương mại trị giá 1 tỉ USD mỗi năm cho người Áchentina.

As in the other conflicts, this clash is driven by many urges, including a powerful strain of nationalism stretching back to the Peronist era, along with Kirchner’s apparent desire to boost her standing in the polls.  Just as important, however, is Argentina’s urge to derive greater economic and political benefit from its energy reserves, which include the world’s third-largest deposits of shale gas.  While long-term rival Brazil is gaining immense power and prestige from the development of its offshore “pre-salt” petroleum reserves, Argentina has seen its energy production languish.  Repsol may not be to blame for this, but many Argentineans evidently believe that, with YPF under government control, it will now be possible to accelerate development of the country’s energy endowment, possibly in collaboration with a more aggressive foreign partner like BP or ExxonMobil.


Giống như trong các cuộc xung đột khác, vụ va chạm này có nhiều nguyên nhân, trong đó có chủ nghĩa dân tộc bắt nguồn từ thời Peron, cùng với ý muốn của Kirchner muốn tăng cường vị trí của mình trong bầu cử. Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là việc Áchentina muốn có lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn từ các nguồn năng lượng của mình, trong đó có trữ lượng khí hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Trong khi đối thủ lâu dài là Braxin đang giành được quyền lực và uy tín lớn từ việc khai thác các mỏ dầu ngoài khơi, Áchentina lại chứng kiến sản lượng dầu của mình giảm đi. Repsol có thể không bị đổ lỗi về điều này, nhưng nhiều người Áchentina tin chắc rằng với việc YPF đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ, nay sẽ có thể thúc đẩy việc khai thác nguồn năng lượng của đất nước, có thể có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài năng nổ hơn như BP hay ExxonMobil.


5 Argentina re-ignites the Falklands crisis: At an April 15th-16th Summit of the Americas in Cartagena, Colombia -- the one at which U.S. Secret Service agents were caught fraternizing with prostitutes -- Argentina sought fresh hemispheric condemnation of Britain’s continued occupation of the Falkland Islands (called Las Malvinas by the Argentineans).  It won strong support from every country present save (predictably) Canada and the United States.  Argentina, which says the islands are part of its sovereign territory, has been raising this issue ever since it lost a war over the Falklands in 1982, but has recently stepped up its campaign on several fronts -- denouncing London in numerous international venues and preventing British cruise ships that visit the Falklands from docking in Argentinean harbors.  The British have responded by beefing up their military forces in the region and warning the Argentineans to avoid any rash moves.

5. Áchentina tái châm ngòi cuộc khủng hoảng Falklands: Tại cuộc họp thượng đỉnh các nước châu Mỹ ngày 15, 16/4 vừa qua tại Cartagena, Côlômbia, Áchentina tìm kiếm một lời lên án mới của các nước cùng bán cầu đối với việc Anh tiếp tục chiếm đóng đảo Falkland (còn gọi là Malvinas). Áchentina có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ tất cả các nước từ Canada và Mỹ. Với tuyên bố chủ quyền trên đảo, Áchentina đã liên tục đưa vấn đề ra kể từ khi thất bại trong cuộc chiến tranh giành đảo Falkland năm 1982, nhưng gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch trên nhiều mặt trận – lên án Luân Đôn ở nhiều diễn đàn quốc tế và ngăn cản các du thuyền của Anh thăm đảo Falkland neo đậu tại các hải cảng của Áchentina. Anh đã phản ứng bằng việc gia tăng lực lượng quân sự của mình tại khu vực và cảnh báo Áchentina không nên có bất cứ manh động nào.


When Argentina and the U.K. fought their war over the Falklands, little was at stake save national pride, the stature of the country’s respective leaders (Prime Minister Margaret Thatcher vs. an unpopular military junta), and a few sparsely populated islands.  Since then, the stakes have risen immeasurably as a result of recent seismic surveys of the waters surrounding the islands that indicated the existence of massive deposits of oil and natural gas.  Several UK-based energy firms, including Desire Petroleum and Rockhopper Exploration, have begun off-shore drilling in the area and have reported promising discoveries.  Desperate to duplicate Brazil’s success in the development of offshore oil and gas, Argentina claims the discoveries lie in its sovereign territory and that the drilling there is illegal; the British, of course, insist that it’s their territory.  No one knows how this simmering potential crisis will unfold, but a replay of the 1982 war -- this time over energy -- is hardly out of the question.


Khi Áchentina và Anh đánh nhau tranh giành quần đảo Falkland, không có gì nhiều để tranh chấp ngoài thể diện quốc gia và thể diện của các nhà lãnh đạo hai bên (Thủ tướng Margaret Thatcher với một nhà độc tài quân sự) và một vài hòn đảo dân cư thưa thớt. Kể từ đó, giá trị của quần đảo đã tăng đáng kể do các cuộc thăm dò địa chấn gần đây ở các vùng biển xung quanh hòn đảo cho thấy có trữ lượng lớn dầu lửa và khí đốt. Nhiều công ty năng lượng có trụ sở ở Anh, trong đó có Desire Petroleum và Rockhốpper Exploration, đã bắt đầu khoan thăm dò tại khu vực và báo cáo là phát hiện trữ lượng hứa hẹn. Khao khát có được thành công như Braxin trong việc khai thác dầu khí ngoài khơi, Áchentina tuyên bố rằng các khu vực mới phát hiện nằm trong lãnh thổ của mình và việc nước khác đên thăm dò tại đó là bất hợp pháp. Tất nhiên, Anh khẳng định đây là lãnh thổ của mình. Không ai biết liệu cuộc khủng hoảng tiềm tàng âm ỉ này sẽ nổ ra như thế nào, nhưng việc lặp lại cuộc chiến năm 1982 – lần này là vì năng lượng – khó có thể không bị đặt ra.

6 U.S. forces mobilize for war with Iran: Throughout the winter and early spring, it appeared that an armed clash of some sort pitting Iran against Israel and/or the United States was almost inevitable.  Neither side seemed prepared to back down on key demands, especially on Iran’s nuclear program, and any talk of a compromise solution was deemed unrealistic.  Today, however, the risk of war has diminished somewhat -- at least through this election year in the U.S. -- as talks have finally gotten under way between the major powers and Iran, and as both have adopted (slightly) more accommodating stances.  In addition, U.S. officials have been tamping down war talk and figures in the Israeli military and intelligence communities have spoken out against rash military actions.  However, the Iranians continue to enrich uranium, and leaders on all sides say they are fully prepared to employ force if the peace talks fail.


6. Các lực lượng Mỹ huy động chiến tranh với Iran: Suốt mùa Đông và đầu mùa Xuân vừa rồi, dường như một cuộc xung đột vũ trang giữa Iran với Ixraen và hoặc Mỹ gần như không thể tránh khỏi. Không bên nào sẵn sàng lùi bước trước các yêu cầu then chốt, đặc biệt là về chương trình hạt nhân của Iran, và bất cứ ý kiến nào về một giải pháp nhượng bộ đều được cho là không thực tế. Tuy nhiên, hiện khả năng xảy ra chiến tranh đã giảm đi phần nào – ít nhất cho đến hết năm bầu cử ở Mỹ – khi mà các cuộc thương lượng cuối cùng đã diễn ra giữa hai cường quốc với Iran, và cả hai bên đã có lập trường thỏa hiệp hơn. Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ đã giảm bớt lời lẽ chiến tranh và các nhân vật trong cộng đồng quân sự và tình báo Ixraen đã có tuyên bố loại bỏ khả năng hành động quân sự vội vàng. Tuy nhiên, Iran tiếp tục làm giàu urani, và các nhà lãnh đạo tất cả các bên nói rằng họ chuẩn bị đầy đủ để sử dụng vũ lực nếu đàm phán đổ vỡ.


For the Iranians, this means blocking the Strait of Hormuz, the narrow channel through which one-third of the world’s tradable oil passes every day.  The U.S., for its part, has insisted that it will keep the Strait open and, if necessary, eliminate Iranian nuclear capabilities.  Whether to intimidate Iran, prepare for the real thing, or possibly both, the U.S. has been building up its military capabilities in the Persian Gulf area, deploying two aircraft carrier battle groups in the neighborhood along with an assortment of air and amphibious-assault capabilities.


Đối với người Iran, điều này có nghĩa là chặn Eo biển Hormuz, eo biển hẹp nơi một phần ba lượng dầu buôn bán của thế giới đi qua mỗi ngày, về phần mình, Mỹ khẳng định sẽ giữ cho eo biển này thông suốt và nếu cần thiết sẽ loại bỏ khả năng hạt nhân của Iran. Cho dù là để dọa Iran, chuẩn bị cho hành động thực, hay có thể là cả hai, Mỹ đã và đang tăng cường lực lượng quân sự ở Vịnh Pécxích, triển khai hai tổ hợp chiến đấu tàu sân bay ở khu vực lân cận đồng thời với việc phối hợp các lực lượng trên không và lực lượng tấn công đổ bộ.

One can debate the extent to which Washington’s long-running feud with Iran is driven by oil, but there is no question that the current crisis bears heavily on global oil supply prospects, both through Iran’s threats to close the Strait of Hormuz in retaliation for forthcoming sanctions on Iranian oil exports, and the likelihood that any air strikes on Iranian nuclear facilities will lead to the same thing.  Either way, the U.S. military would undoubtedly assume the lead role in destroying Iranian military capabilities and restoring oil traffic through the Strait of Hormuz. This is the energy-driven crisis that just won’t go away.

Ai đó có thể tranh cãi về mức độ tác động của dầu lửa trong mối căng thẳng giữa Mỹ với Iran, nhưng không nghi ngờ gì việc cuộc khủng hoảng hiện nay có can hệ rất lớn đến triển vọng nguồn cung dầu toàn cầu, thông qua các mối đe dọa của Iran sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz để trả đũa các lệnh cấm vận xuất khẩu dầu của Iran, và khả năng bất cứ cuộc không kích nào nhằm vào các căn cứ hạt nhân của Iran sẽ dẫn đến kết quả tương tự. Dù là cách nào, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ đóng vai trò đi đầu trong việc hủy diệt lực lượng quân sự của Iran và tái lập sự thông suốt cho Eo biển Hormuz. Đây là cuộc khủng hoảng do năng lượng gây ra.

How Energy Drives the World

All of these disputes have one thing in common: the conviction of ruling elites around the world that the possession of energy assets -- especially oil and gas deposits -- is essential to prop up national wealth, power, and prestige.

Năng lượng vận hành thế giới

Tất cả những tranh chấp này có một điểm chung: niềm tin của giới tinh hoa cầm quyền trên thế giới cho rằng sở hữu tài nguyên năng lượng - đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt là điều cần thiết để giữ vững sự giàu có, quyền lực, và uy tín quốc gia.
This is hardly a new phenomenon.  Early in the last century, Winston Churchill was perhaps the first prominent leader to appreciate the strategic importance of oil.  As First Lord of the Admiralty, he converted British warships from coal to oil and then persuaded the cabinet to nationalize the Anglo-Persian Oil Company, the forerunner of British Petroleum (now BP).  The pursuit of energy supplies for both industry and war-fighting played a major role in the diplomacy of the period between the World Wars, as well as in the strategic planning of the Axis powers during World War II.  It also explains America’s long-term drive to remain the dominant power in the Persian Gulf that culminated in the first Gulf War of 1990-91 and its inevitable sequel, the 2003 invasion of Iraq.


Điều này hầu như chẳng phải hiện tượng mới. Đầu thế kỷ trước, Winston Churchill có lẽ là nhà lãnh đạo nổi bật đầu tiên đánh giá cao tầm quan trọng chiến lược của dầu mỏ. Là Đô đốc Hải quân, ông chuyển đổi các tàu chiến của Anh từ chạy than sang dầu và sau đó thuyết phục nội các quốc hữu hóa Công ty dầu khí Anh-Ba Tư, tiền thân của British Petroleum (BP). Việc theo đuổi các nguồn cung cấp năng lượng cho cả ngành công nghiệp và chiến tranh, đóng một vai trò quan trọng trong ngoại giao của thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cũng như trong quy hoạch chiến lược của phe Trục trong Thế chiến II. Nó cũng giải thích động cơ dài hạn của Mỹ vẫn là quyền lực thống trị trong vùng Vịnh Ba Tư, lên đến đỉnh điểm trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất 1990-1991 và phần tiếp theo không thể tránh khỏi của nó là cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
The years since World War II have seen a variety of changes in the energy industry, including a shift in many areas from private to state ownership of oil and natural gas reserves.  By and large, however, the industry has been able to deliver ever-increasing quantities of fuel to satisfy the ever-growing needs of a globalizing economy and an expanding, rapidly urbanizing world population.  So long as supplies were abundant and prices remained relatively affordable, energy consumers around the world, including most governments, were largely content with the existing system of collaboration among private and state-owned energy leviathans.


Nhiều năm kể từ Thế chiến II đã chứng kiến một loạt các thay đổi trong ngành công nghiệp năng lượng, bao gồm cả một sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực từ sở hữu tư nhân đến sở hữu nhà nước đôia với dầu và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp đã có thể cung cấp số lượng nhiên liệu ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền kinh tế toàn cầu hóa, một dân số thế giới mở rộng  và đô thị hóa nhanh chóng. Chừng nào nguồn cung cấp dồi dào và giá cả vẫn tương đối phải chăng, người tiêu dùng năng lượng trên thế giới, bao gồm hầu hết các chính phủ, phần lớn còn hài lòng với hệ thống hợp tác hiện thời giữa các đại gia năng lượng tư nhân và nhà nước.
But that energy equation is changing ominously as the challenge of fueling the planet grows more difficult.  Many of the giant oil and gas fields that quenched the world’s energy thirst in years past are being depleted at a rapid pace.  The new fields being brought on line to take their place are, on average, smaller and harder to exploit.  Many of the most promising new sources of energy -- like Brazil’s “pre-salt” petroleum reserves deep beneath the Atlantic Ocean, Canadian tar sands, and American shale gas -- require the utilization of sophisticated and costly technologies.  Though global energy supplies are continuing to grow, they are doing so at a slower pace than in the past and are continually falling short of demand.  All this adds to the upward pressure on prices, causing anxiety among countries lacking adequate domestic reserves (and joy among those with an abundance).

Nhưng phương trình năng lượng đó thay đổi đáng sợ khi thách thức trong việc cung cấp năng lượng cho hành tinh này trở nên khó khăn hơn. Nhiều mỏ dầu khí khổng lồ từng thỏa mãn cơn khát năng lượng của thế giới trong những năm qua đang bị cạn kiệt với tốc độ nhanh chóng. Các mỏ mới được đưa vào thế chỗ chúng, tính trung bình, là nhỏ hơn và khó khai thác hơn. Những nguồn năng lượng mới hứa hẹn nhất như dự trữ dầu "tiền-muối" của Brazil nằm sâu bên dưới Đại Tây Dương, dầu cát hắc ín của Canada, và khí đá phiến sét của Mỹ, đều đòi hỏi sử dụng của công nghệ tinh vi và tốn kém. Mặc dù nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu tiếp tục phát triển, nhưng với một tốc độ chậm hơn so với trong quá khứ và vẫn tiếp tục không đáp ứng nhu cầu. Tất cả điều này làm tăng thêm áp lực lên giá dầu, gây lo lắng trong số các nước không có dự trữ đầy đủ trong nước (và niềm vui cho những nước có trữ lượng phong phú).

The world has long been bifurcated between energy-surplus and energy-deficit states, with the former deriving enormous political and economic advantages from their privileged condition and the latter struggling mightily to escape their subordinate position.  Now, that bifurcation is looking more like a chasm.  In such a global environment, friction and conflict over oil and gas reserves -- leading to energy conflicts of all sorts -- is only likely to increase.

Thế giới đã từ lâu phân cực giữa các quốc gia dư thừa năng lượng và các quốc gia thiếu hụt năng lượng, với lợi thế to lớn về chính trị và kinh tế thuộc nhóm nước thứ nhất do tình trạng đặc quyền đặc lợi của họ và nhóm kia đấu tranh mãnh liệt để thoát khỏi vị trí phụ thuộc. Bây giờ, sự phân chia đó đã sâu như vực thẳm. Trong một môi trường toàn cầu, va chạm và xung đột về dự trữ dầu và khí đốt – dẫn tới các cuộc xung đột năng lượng các loại - chỉ có khả năng tăng lên mà thôi.

Looking, again, at April’s six energy disputes, one can see clear evidence of these underlying forces in every case.  South Sudan is desperate to sell its oil in order to acquire the income needed to kick-start its economy; Sudan, on the other hand, resents the loss of oil revenues it controlled when the nation was still united, and appears no less determined to keep as much of the South’s oil money as it can for itself.  China and the Philippines both want the right to develop oil and gas reserves in the South China Sea, and even if the deposits around Scarborough Shoal prove meager, China is unwilling to back down in any localized dispute that might undermine its claim to sovereignty over the entire region.

Xem xét, một lần nữa, sáu khu vực tranh chấp năng lượng trong tháng Tư, người ta có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng về các lực lượng cơ bản trong mọi trường hợp. Nam Sudan mong mỏi bán dầu của nó để có được thu nhập cần thiết nhằm khởi động nền kinh tế; Sudan, ngược lại, bực tức vì mất doanh thu dầu mà nó kiểm soát khi quốc gia này vẫn còn thống nhất, và dường như không kém quyết tâm giữ càng nhiều tiền dầu của miền Nam càng tố cho chính nó. Trung Quốc và Philippines đều muốn có quyền để phát triển dầu và khí đốt ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và thậm chí nếu trữ lượng dầu xung quanh bãi Scarborough tỏ ra ít ỏi, Trung Quốc vẫn không muốn lùi bước trong bất kỳ tranh chấp cục bộ nào mà có thể phương hại tuyên bố chủ quyền đối của nó đối với toàn bộ khu vực.

Egypt, although not a major energy producer, clearly seeks to employ its oil and gas supplies for maximum political and economic advantage -- an approach sure to be copied by other small and mid-sized suppliers.  Israel, heavily dependent on imports for its energy, must now turn elsewhere for vital supplies or accelerate the development of disputed, newly discovered offshore gas fields, a move that could provoke fresh conflict with Lebanon, which says they lie in its own territorial waters.  And Argentina, jealous of Brazil’s growing clout, appears determined to extract greater advantage from its own energy resources, even if this means inflaming tensions with Spain and Great Britain.

Ai Cập, mặc dù không phải là một nhà sản xuất năng lượng lớn, rõ ràng cũng tìm cách sử dụng cung cấp dầu và khí đốt tạo lợi thế tối đa về chính trị và kinh tế - một cách tiếp cận chắc chắn sẽ được sao chép bởi các nhà cung cấp nhỏ và vừa khác. Israel, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để có năng lượng, bây giờ phải chuyển sang nơi khác để có nguồn cung quan trọng hoặc thúc đẩy sự phát triển các mỏ khí đốt mới được phát hiện ngoài khơi, đang có tranh chấp - một động thái có thể kích động cuộc xung đột mới với Lebanon, vốn cho rằng các mỏ dầu nằm trong vùng biển thuộc lãnh hải của nó. Và Argentina, vốn ghen tị với ảnh hưởng ngày càng tăng của Brazil, dường như quyết tâm sử dụng lợi thế từ các nguồn tài nguyên năng lượng của riêng mình, ngay cả nếu điều này có nghĩa là căng thẳng ngấm ngầm với Tây Ban Nha và Anh.


And these are just some of the countries involved in significant disputes over energy.  Any clash with Iran -- whatever the motivation -- is bound to jeopardize the petroleum supply of every oil-importing country, sparking a major international crisis with unforeseeable consequences.  China’s determination to control its offshore hydrocarbon reserves has pushed it into conflict with other countries with offshore claims in the South China Sea, and into a similar dispute with Japan in the East China Sea.  Energy-related disputes of this sort can also be found in the Caspian Sea and in globally warming, increasingly ice-free Arctic regions.

Và đây chỉ là một số trong các quốc gia có liên quan đến các xung đột về năng lượng. Bất cứ cuộc xung đột nào với Iran – bất kể với động cơ nào – đều chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn cung dầu lửa của tất cả các nước nhập khẩu dầu, gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn với những hậu quả khó lường. Quyết tâm của Trung Quốc muốn kiểm soát các nguồn dầu lửa ngoài khơi đã đẩy nước này vào xung đột với các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, và vào một tranh chấp tương tự với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Các tranh chấp liên quan đến năng lượng kiểu này có thể thấy ơ Biển Caxpi và tại các khu vực Bắc Cực ngày càng ít băng.

The seeds of energy conflicts and war sprouting in so many places simultaneously suggest that we are entering a new period in which key state actors will be more inclined to employ force -- or the threat of force -- to gain control over valuable deposits of oil and natural gas.  In other words, we’re now on a planet heading into energy overdrive.

Mầm mống xung đột và chiến tranh năng lượng xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi như vậy cho thấy chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới trong đó các nhân tố nhà nước chính yếu sẽ có xu hướng dựa vào sử dụng vũ lực – hoặc đe dọa dùng vũ lực – để giành quyền kiểm soát các nguồn, dầu khí quý giá. Nói cách khác, chúng ta hiện đang sống trên một hành tinh sắp tăng tốc vì năng lượng.

Michael Klare is a TomDispatch regular, professor of peace and world security studies at Hampshire College, and the author, most recently, of The Race for What’s Left: The Global Scramble for the World’s Last Resources.
Michael Klare giáo sư thường trú của TomDispatch về hòa bình và an ninh thế giới tại đại học Hampshire College và gần đây nhất, là tác giả, của Cuộc đua giành những gì còn lại: Giành giật toàn cầu về Tài nguyên cuối cùng của Thế giới.



http://www.huffingtonpost.com/michael-t-klare/the-energy-wars-heat-up_b_1505934.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn