MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, December 15, 2017

中国历史上的愚民政策 Chính sách ngu dân trong lịch sử Trung Quốc



中国历史上的愚民政策
Chính sách ngu dân trong lịch sử Trung Quốc

李忠琴
Li Zhongqin

2017 09 26

26/9/2017
有人曾总结出中国历史上的十大定律:象牙筷定律、兔死狗烹定律、包围定律、敌戒定律、朋党定律、黄宗羲定律、五世而斩定律、权大欺主定律、皮毛定律、枪杆子里面出政权定律。这些定律总结得都不错。不过,我觉得仍不全面,起码应该再加进一条:上下相愚定律

Từng có tổng kết cho rằng lịch sử Trung Quốc có “mười định luật lớn”, bao gồm: đũa ngà voi, thỏ chết chó hầm, bao vây xu nịnh, dè chừng kẻ thù, kéo kết bè đảng, Hoàng Tôn, xử trảm năm đời, quyền lớn hiếp chủ, da lông, chính quyền từ báng sung [1]; những định luật này không sai, nhưng tôi cảm thấy chưa đủ, ít nhất cần thêm vào một định luật: “Định luật trên dưới cùng ngu”.

上下相愚定律,即指在专制社会里,统治者必然实行愚民政策;愚民政策实施,又必然在朝野产生愚君对策。是谓之上下相愚上下相愚结果,是上有昏君、下有愚民,劣胜优汰、道德沉沦,社会黑暗、谎言纷纭,腐朽落后、积弱积贫。


Cái gọi là “Định luật trên dưới cùng ngu”, là chỉ trong xã hội chuyên chế, kẻ thống trị thực hành chính sách ngu dân; có “chính sách ngu dân” tất sẽ xuất hiện “đối sách ngu quân” trong triều đình và dân chúng. Đây gọi là “trên dưới cùng ngu”. Hệ quả của “trên dưới cùng ngu” là trên có hôn quân, dưới có ngu dân, xấu thắng tốt thua, luân lý hao mất, xã hội đen tối, giả dối lên ngôi, hủ bại lạc hậu, hèn hạ bạc nhược.


一,统治者自作聪明的愚民政策

“Chính sách ngu dân” của kẻ thống trị tự cho mình thông minh

历史上有个很奇怪的现象,就是某些在野的知识分子,并非专制核心层的一员,却热衷于殚精竭虑地为统治者出谋划策。较早为统治者无私贡献愚民政策这一高招专家,当推老子李聃。他说:古之善为道者,非以明民,将以愚之。民之难治,以其智多。”“是以圣人之智,虚其心,实其腹,弱其智,强其骨,常使民无知无欲。孔圣人也持这样的政见,他说:民可使由之,不可使知之。
后人为贤者讳认为老子和孔子的话可以作另外一种解释,如将老子所说的释为,将释为质朴;将孔子的话重新断句……实无非是在玩文字游戏而已。

Có hiện tượng kỳ quái trong lịch sử [TQ], đó là có một số phần tử trí thức không cầm quyền, không phải thành viên lớp hạt nhân chuyên chế, nhưng lại nhiệt thành bỏ hết tinh lực giúp kẻ thống trị bày vẽ mưu kế. Từ khá sớm, vị chuyên gia đã vô tư dâng hiến tuyệt chiêu “chính sách ngu dân” phải kể là Lão Tử Lý Đam. Ông ấy nói: “Ngày trước, kẻ khéo hành đạo thì không cho dân sáng suốt, phải làm cho họ ngu muội. Khó trị được dân khi họ có nhiều trí tuệ”[2], “Trí tuệ của thánh nhân [là làm cho dân]: Lòng rỗng, bụng no, chí hèn, xương cứng, làm cho dân không biết không ham”[3]. Khổng Tử thánh nhân cũng theo chủ trương này, ông ấy nói: “Muốn sai bảo dân, không để cho họ hiểu biết”[4]. Hậu thế “vì nể người hiền”, cho rằng lời của Lão Tử và Khổng Tử cần có cách giải thích khác, ví như giải thích “trí, ” mà Lão Tử nói có nghĩa là “xảo trá”, còn “ngu, ” là “chất phác”; làm mới lại lời của Khổng Tử… kỳ thực chỉ là trò chơi chữ nghĩa mà thôi.

在老子看来,人民难以管理,就在于他们有智慧。高明的政治家,不是使人民凡事都明明白白,而是要让人民变得愚蠢起来。如果人民都变成了没有智慧和欲望的傻子,那天下也就稳定了。

Theo quan điểm của Lão Tử, khó quản dân khi dân hiểu biết. Nhà chính trị cao minh không nên để cho dân có hiểu biết, cần làm cho dân ngu xuẩn. Nếu mọi người dân đều đần độn, nhận thức kém và không có dục vọng, như vậy thiên hạ sẽ ổn định.

论与实践相比往往是滞后的。其实早在老子还没出生时候,西周的国君们就知道搞愚民政策了。周厉王的故事人们耳熟能详——时,周厉王为了防止臣民议论朝政,大搞特务政治,人民没有任何言论自由,在路上相见连招呼都不敢打,只能用眼色示意。人们都不敢说话了,周厉王便认为天下稳定,还得意洋洋地向大臣召公炫耀此事。岂料不久便发生了国人暴,周厉王被流放。
而在中国历史上正式推行愚民政策的皇帝,还要首推那个焚百家之言以愚黔首的秦始皇。之后,每一个朝代、每一个皇帝,都将愚民政策视为加强统治的法宝。实行愚民政策办法主要有三个:

Lý luận thường lạc hậu so với thực tiễn. Thực tế, từ khi Lão Tử còn chưa ra đời, các vua nhà Tây Chu đã biết thực hiện “chính sách ngu dân”. Nhiều người quá quen câu chuyện Chu Lệ Vương (890 Tr.CN - 828 Tr.CN) “dẹp lời bài báng”. Khi đó, để ngăn chặn dân chúng tranh luận việc triều chính, Chu Lệ Vương thực hiện chính sách chính trị hà khắc, nhân dân không còn bất cứ tự do ngôn luận nào, đến cả việc chào hỏi khi gặp nhau trên đường cũng không dám, chỉ có thể dùng ánh mắt ra hiệu. Khi mọi người im lặng, Chu Lệ Vương tự cho rằng thiên hạ ổn định, dương dương tự đắc khoe khoang với đại thần Thiệu Công. Nhưng không bao lâu sau thì xảy ra bạo loạn khắp nước, Chu Lệ Vương bị lưu đày. Trong lịch sử Trung Quốc, vị hoàng đế chính thức đẩy mạnh chính sách ngu dân là Tần Thủy Hoàng (259 Tr.CN - 210 Tr.CN) với chính sách tàn bạo “diệt trăm nhà”. Về sau, các hoàng đế và triều đại đều xem chính sách ngu dân là phép màu của sức mạnh chính trị. Biện pháp thực hiện chính sách này chủ yếu có ba cách:

一是压制舆论,封锁信息,滥兴文祸,禁毁书籍。秦始皇、李斯们书坑儒,就是想封锁信息,钳制思想,让人们变成瞎子、聋子;他们还大搞KB政治,剥夺人民的言论自由(有敢偶语诗书者弃市,以古非今者族),让人们都变成哑巴。人民眼不得见、耳不能闻、口不敢说,成了瞎子、聋子、哑巴,这样,独裁者就可以肆无忌惮地作威作福了。中国历史上愈演愈烈的血腥文字狱,以及清朝的大规模查禁违碍书籍运动,即是愚民政策经典之作。

Một là áp chế dư luận, phong tỏa thông tin, đàn áp văn nhân, thiêu hủy sách vở. Như Tần Thủy Hoàng và Lý Tư “đốt sách chôn nho” chính là cách phong tỏa thông tin, kiềm chế tư tưởng, biến mọi người thành người điếc, người mù; chúng còn đẩy mạnh chính trị KB [5], tước đoạt quyền tự do ngôn luận của nhân dân, biến mọi người thành như người câm. Nhân dân có mắt không được thấy, có tai không được nghe, có miệng không dám nói, biến thành người mù, điếc, câm, như thế kẻ độc tài có thể tùy tiện tự tung tự tác. Tù ngục tắm máu chữ nghĩa trong lịch sử Trung Quốc càng ngày càng tàn khốc, như phong trào kiểm duyệt thư tịch phạm húy trên quy mô rộng của triều đình nhà Thanh là một dẫn chứng kinh điển của “chính sách ngu dân”.

二是罢黜百家,独尊儒术;禁锢思想,舆论一律。除了暴力恐吓,统治者还找出一种对专制统治有益无害的理论作为指导思想,借以驯化人民。出这一馊主意的是一名大师级专家,叫董仲舒。他主张将儒家学说作为官方思想,以此教化人民。他在给汉武帝的上疏中说:诸不在六艺之科孔子之术者,皆绝其道,勿使并进。由此导致了汉武帝罢黜百家独尊儒术这种将思想定于一尊的恶政,使中国人在科学、文化诸方面丧失了独立思维能力和创造力,此后中国社会再也没出现过百家争的盛况。

Hai là gạt bỏ trăm nhà, độc tôn Nho gia; cấm cản hết thảy tự do tư tưởng, ngôn luận. Ngoài bạo lực khủng bố, kẻ thống trị còn tìm đến thứ lý luận có lợi mà vô hại đối với kẻ thống trị chuyên chế, xem đó là tư tưởng chỉ đạo để thuần hóa nhân dân. Đề xuất chủ ý này là một bậc thầy và chuyên gia, gọi là Đổng Trọng Thư (179 Tr.CN - 104 Tr.CN). Ông ta chủ trương dùng học thuyết Nho gia làm tư tưởng cầm quyền nhằm “giáo hóa” nhân dân. Trong sớ dâng Hán Võ Đế (156 Tr.CN - 87 Tr.CN), ông ấy ghi: “Kẻ không học Lục nghệ (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân, Thu), tư tưởng của Khổng Tử, phải cắt đường thăng tiến, chớ nên tuyển chọn” (Chư bất tại lục nghệ chi khoa Khổng Tử chi thuật giả, tất tuyệt kỳ đạo, vật sử tính tiến). Từ đây, Hán Võ Đế “loại bỏ trăm nhà, độc tôn Nho gia”. Tư tưởng này gây ra nền chính trị tàn bạo, làm cho người Trung Quốc bị mất năng lực sáng tạo và tư duy độc lập về các phương diện văn hóa và khoa học, sau này xã hội Trung Quốc không còn xuất hiện trường hợp như “trăm nhà đua tiếng” nữa.

三是自我神化,欺世盗名;编造谎言,粉饰太平。独裁者们为了证明自己受命于天唯我独尊纵英明赋异秉总喜欢编造些神话、鬼话,什么太后怀孕时龙附梦日入怀;什么皇帝出生赤光照室紫气充庭”……总之皇帝不同于凡人,是天之子,超凡入圣,君权神授,官权君授,普天之下莫非王土,率土之滨莫非王臣。凡是皇帝说出的话,都是金口玉言,一句顶一万句;凡是皇帝做的事情,都是伟大英明,永远不会有错。同时,统治者们还要不停地制造些假典型、伪经验供全国臣民学习,用谎言惑众,以空话治国,粉饰太平,自欺欺人。

Ba là tự thần thánh hóa bản thân, mượn danh lừa đời, đặt chuyện hoang đường, tô vẽ cảnh thái bình. Những kẻ độc tài muốn chứng minh bản thân “phụng mệnh Trời”, “duy ngã độc tôn”, “Trời trao anh minh”, “Trời trao năng lực phi phàm”, tự tạo dựng thần thoại dối trá, nào là khi Thái hậu mang thai “giao long quấn lấy”, “mơ Mặt trời nhập thai”; nào là khi Hoàng đế chào đời “gian phòng tỏa hào quang”, “ngoài sân mây tía”… chứng minh Hoàng đế khác người phàm, là “con Trời”, là thánh nhân siêu phàm, được thần thánh trao ngôi báu, có quyền ban quan tước, “khắp gầm trời đâu cũng là đất của vua, người sống trên đó đều là thần dân của vua”. Phàm những lời vua nói đều là lời vàng ngọc, một câu trên cả vạn câu; phàm việc vua làm toàn là vĩ đại anh minh, mãi mãi không có sai lầm. Đồng thời, những kẻ thống trị còn không ngừng tạo dựng những tấm gương giả tạo, bài học giả tạo cho toàn dân học tập, dùng lời hoang đường mê hoặc dân chúng, dùng lời suông trị nước, tô vẽ cảnh thái bình, lừa mình lừa người.

总之,愚民政策的精髓,就是通过隐瞒、欺骗和恐吓,使人民变成蠢材和白痴。这样,统治者就显得英明而伟大,其专制统治便会得到不断强化。

Tóm lại, tinh túy của “chính sách ngu dân” là nhờ vào che giấu, lừa lọc và khủng bố, biến nhân dân thành khờ khạo và ngớ ngẩn. Như thế, kẻ thống trị được hiện thân như vị anh hùng vĩ đại, nhằm gia cố quyền thống trị chuyên chế.

二,使独裁者变蠢的愚君对策

“Đối sách ngu quân” làm kẻ độc tài thành đần độn

话说:上有政策,下有对策。上面搞愚民政策,下面自然就有愚君对策

Tục ngữ có câu: “Trên có chính sách, dưới có đối sách”. Ở trên thực hiện “chính sách ngu dân”, ở dưới tự nhiên có “đối sách ngu quân”.

鲁迅先生曾讲了一个红嘴绿鹦哥的故事,总结说:所以皇帝和大臣有愚民政策,百姓们也自有其愚君政策将百姓愚弄皇帝的办法说成是政策,似不太确切。红嘴绿鹦哥的故事,历史上不见得真发生过,却反映了老百姓愚弄、欺骗皇帝的智慧,非常典型。

Lỗ Tấn (1881 - 1936) tiên sinh từng kể câu chuyện “Vẹt xanh mỏ đỏ”, tổng kết rằng: “Vì hoàng đế và đại thần có ‘chính sách ngu dân’, bách tính cũng tự có ‘đối sách ngu quân’”. Nói phương pháp mà bách tính lừa hoàng đế là “chính sách” thì không chuẩn xác. Câu chuyện “Vẹt xanh mỏ đỏ” chưa hẳn có thật, nhưng lại phản ánh trí tuệ mà bách tính dùng để lừa gạt hoàng đế, một câu chuyện rất điển hình.

韩非子》里也记载了一个愚君故事。齐宣王酷爱射箭,能拉开三石之弓。齐宣王身边的马屁精们在试拉这张弓的时候,都装作使出吃奶的劲也拉不开的样子,说这弓足有九石。齐宣王于是沾沾自喜,以为自己是大力士,所用不过三石,而终身自以为用九石。

Trong sách “Hàn Phi Tử” cũng ghi chép lại câu chuyện ngu quân. Tề Tuyên Vương (trị vì 342 Tr.CN - 323 Tr.CN) rất thích bắn cung, có thể kéo được cây cung tam thạch. Những kẻ xu nịnh bên cạnh Tề Tuyên Vương khi kéo thử đều giả bộ gắng hết sức nhưng không thể kéo nổi, nói rằng cây cung này có đến cửu thạch. Tề Tuyên Vương nghe thế thì đắc ý, tưởng rằng bản thân là đại lực sĩ, “thứ chưa đến tam thạch, nhưng cả đời tưởng rằng mình có sức kéo cung cửu thạch”.[6]

这种类型的愚君为普遍。特别是上级在某领域有所爱好、有点特长,其下属一定会百般阿谀,吹牛拍马无所不至。于是,独裁者的自我感觉越来越好,逐渐失去正确的判断力和思维能力,变得越来越蠢。正如安徒生的童话《皇帝的新衣》中所讲的,皇帝明明在街上裸奔,却在大臣们的奉承下自以为穿着世界上最美的服装。甚至,独裁者说句屁话,下面也会煞有介事地当作金口玉言英明论断组织学习、全面贯彻。举国之人都在认认真真说空话,扎扎实实走过场。村骗乡,乡骗县,一级一级往上骗,一直骗到金銮殿。这类愚君,旨在讨上级的欢心,貌似无大害,其实如同慢性毒药,使上级慢慢变蠢,四处裸奔,至死而不悟。

Loại “ngu quân” tâng bốc này rất phổ biến. Đặc biệt là khi biết cấp trên có hứng thú, sở trường đối với một vấn đề nào đó, cấp dưới sẽ tìm mọi cách dùng nó vào mục đích nịnh hót. Vậy là cái tôi của kẻ độc tài càng lúc càng được bay bổng, dần dần không còn năng lực phán đoán và tư duy chính xác, càng ngày càng ngu muội. Như câu chuyện thiếu nhi “Áo mới của Hoàng đế” có kể, rõ ràng Hoàng đế đang cởi truồng, nhưng vì những lời xu nịnh của các đại thần mà tưởng rằng mình đang mặc bộ đồ đẹp nhất thế gian. Thậm chí, khi kẻ độc tài nói lời vô nghĩa, kẻ xu nịnh cũng nói rằng “lời vàng thước ngọc”, “nhận định sáng suốt”, cùng tổ chức học theo triệt để, toàn diện. Khắp cả nước đều nhất loạt lấy làm gương để học tập. Thôn lừa xã, xã lừa huyện, cứ thế bên dưới lừa bên trên, lừa lên đến cung điện. Loại hôn quân này chỉ thích được tâng bốc, tưởng đâu thế là vô hại, thực tế nó như thuốc độc mãn tính, làm cho cấp trên ngày càng ngu đần, cởi chuồng chạy khắp nơi đến chết vẫn không nhận ra.

还有一种愚君,是蒙蔽、欺骗上级以售其奸。乾隆在历代皇帝中算是聪明人了,有一次他问大学士汪由敦:你天不亮就来上朝,在家吃过点心了吗?汪由敦回答说:臣家里穷,早餐只吃了四个鸡蛋。乾隆大吃一惊,说:一个鸡蛋需十两银子,四个就是四十两。朕尚不敢如此奢侈,你怎么还说家里穷呢?吓得汪由敦只好含糊其词,敷衍过去。无独有偶。光绪皇帝每天吃四个鸡蛋,御膳房账上记的是花费三十四两银子,合一个鸡蛋值八两多白银。一次,他问师傅翁同龢:此种贵物,师傅可曾吃过?翁同龢知道是太监们搞鬼,但一想,如果说了实话,就会得罪太监们,便说:这么贵的东西,臣也就在祭祀大典的时候偶尔吃一点,平时也吃不起。 见,清朝的皇帝们可能都认为鸡蛋是贵重食品。



Một cách “ngu quân” nữa là che giấu, lừa dối. Hoàng đế Càn Long (1711 - 1799) có thể xem là vị vua thông minh trong các triều đại, một lần ông ấy hỏi đại học sĩ Uông Do Đội (1692 - 1758): “Trời chưa sáng mà ông đã thượng triều, đã dùng bữa ở nhà chưa?” Uông Do Đội đáp: “Nhà thần nghèo, bữa sáng chỉ dùng bốn trứng gà”. Càn Long giật mình, nói: “Một trứng gà giá 12 lượng bạc, bốn trứng là 40 lượng. Trẫm không dám xa xỉ như thế, sao khanh có thể nói nhà mình nghèo?” Uông Do Đội bị dọa chỉ biết nói úp mở, ậm ờ cho qua. Nhưng câu chuyện không phải duy nhất. Vốn là mỗi ngày Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) ăn bốn trứng gà, trong sổ ở ngự thiện phòng ghi lại chi phí là 34 lạng bạc, như vậy giá mỗi trứng gà hơn 8 lạng bạc. Một lần ông ta hỏi thầy dạy mình là Ông Đồng Hòa (翁同龢, 1830 - 1904): “Thứ quý giá này thầy đã dùng chưa?” Ông Đồng Hòa nghe hỏi thì biết thái giám giở trò, nhưng nghĩ nếu nói thật thì đắc tội với các thái giám, bèn đáp: “Thứ quý này, khi thờ cúng vào ngày lễ lớn thì thần thỉnh thoảng mới dùng một chút, bình thường không dùng đến”. Có lẽ các Hoàng đế triều Thanh đều cho rằng trứng gà là đồ ăn quý giá!


而更多的时候,是下级被迫欺骗上级,不敢将真实情况向上级反映。
爱听好话,是人的天性。特别是独裁者,天天被马屁精包围,往往就自以为聪明睿智,英明神武,明察秋毫,高瞻远瞩。听奉承话惯了,他们尤其听不得逆耳之言,谁若说了实话,无异于龙鳞,多无好下场。这样的例子在历史上不胜枚举。所以,大家就都学乖了,上司喜欢听什么,大家就说什么。此乃被迫愚君。如秦二世胡亥耽于淫乐,赵高便对他封锁消息。胡亥隐约听说义军蜂起,天下大乱,问赵高是怎么回事,赵高乃解释说:过是些小盗贼而已,成不了气候。让胡亥安心在宫中玩乐。直到赵高派女婿进宫去杀胡亥,胡亥才明白过来,埋怨身边的一个太监说:为什么不早告诉我真实情况?监说:我不敢说啊。我若说了实话,早就被你杀了,怎么能够活到今天?炀帝的例子也很典型。他喜欢听好话,群臣就报喜不报忧。有个宫女向他反映说,外面有人造反。隋炀帝反而认为她在惑乱人心,当即杀之。于是谁也不敢在他面说实话。在天下乱成一锅粥、事实上他已被困在扬州行宫寸步难行之时,仍无人对他说实话。令人称奇的是,宫外,御林军将领们公然开大会商量叛乱事宜,根本不怕有人进宫告密;宫内,连宫女们都知道外面的局势已经不可收拾,但无一人敢跟隋炀帝说出实情。普天之下,只有他一个人还被蒙在鼓里。

Trường hợp nhiều hơn là cấp dưới buộc phải lừa cấp trên, không dám nói sự thật cho cấp trên. Thích nghe lời ngọt là thiên tính của con người. Đặc biệt là kẻ độc tài, ngày ngày bị bọn xu nịnh vây quanh, luôn tưởng rằng mình thông minh biết nhiều, anh minh uy phong. Quen nghe lời xu nịnh, họ không còn nghe được lời không vừa ý nhưng chân thật. Dẫn chứng có vô số trong lịch sử. Vì mọi người đều học cách ngoan ngoãn nghe lời, cấp trên thích nghe gì thì nói vậy. Đây gọi là “bị ép ngu quân”. Như Tần Nhị Thế (229 Tr.CN - 207 Tr.CN) rơi vào nghiện ngập trụy lạc, bị Thừa tướng Triệu Cao (258 Tr.CN - 207 Tr.CN) giấu giếm thông tin. Tần Nhị Thế lờ mờ biết nghĩa quân nổi dậy nhiều như ong, thiên hạ đại loạn, nhưng khi hỏi Triệu Cao, Triệu Cao chỉ thưa: “Chẳng qua là vài tên giặc cỏ, không làm nên trò trống gì”. Bỏ mặc Tần Nhị Thế an tâm hưởng lạc trong cung điện. Cho đến khi Triệu Cao phái con rể vào cung giết Tần Nhị Thế, lúc này Tần Nhị Thế mới vỡ ra, liền trách mắng tên thái giám bên cạnh: “Tại sao ngươi không sớm nói cho ta sự thật?” Thái giám nói: “Tiện nhân không dám nói. Nếu nói sự thật thì sớm đã bị ngài giết chết rồi, sao có thể sống đến giờ?” Câu chuyện về Tùy Dạng Đế cũng có thể xem là điển hình. Ông ta thích nghe lời ngon ngọt, vì thế quần thần chỉ dám báo chuyện vui không dám báo chuyện buồn. Có cung nữ báo lại rằng, bên ngoài có người tạo phản. Tùy Dạng Đế lại cho rằng cô cung nữ có mưu đồ mê hoặc làm loạn, bèn mang giết đi. Vậy là không còn ai dám nói lời thật trước mặt ông ta. Khi thiên hạ đại loạn, ông ta bị khốn trong cung Dương Châu, nhưng vẫn không ai dám nói thật cho ông ta. Điều lạ là, bên ngoài cung, các tướng lĩnh ngự lâm quân cứ điềm nhiên mở hội bàn việc phản loạn mà không phải lo lắng có ai vào cung mật báo; trong cung, các cung nữ đều biết tình thế bên ngoài đã đến nước không thể dẹp nổi, nhưng không một ai dám nói sự thật cho Tùy Dạng Đế. Vậy là chỉ còn mình ông ta chìm trong u mê.

三,上下相愚导致上下皆愚

Trên dưới cùng khiến nhau ngu

论是愚民政策还是愚君对策,在历史上都取得了相当程度上的成功。而这种成功实是国家的悲哀、民族的悲哀。

Trong lịch sử, bất kể “chính sách ngu dân” hay “đối sách ngu quân” đều có được “thành công” nhất định. Loại “thành công” này quả là nỗi đau xót của nước, nỗi xót xa của dân.

鲁迅先生曾说:愚民的发生,是愚民政策的结果。”“愚民政策培育了大量愚民,他们在真相被蒙蔽、信息不对称的情况下,天天被灌输着谎言,谎言重复一千遍也就被认作真理。愚民的大量出现,在一定程度上固然使统治者的极权政治更加稳固,但同时又使整个社会充斥着虚伪、野蛮、愚昧、暴力,极易造成全国性的灾难和浩劫。

Lỗ Tấn tiên sinh từng nói: “Xảy ra ngu dân là hệ quả của chính sách ngu dân”. “Chính sách ngu dân” sinh ra ra hàng loạt dân ngu, họ không thể biết được sự thật, trong tình trạng thông tin không có ứng đối, ngày ngày chỉ nghe được những lời dối trá, lời nói dối lặp đi lặp lại mãi được xem thành sự thật. Sự xuất hiện của vô số dân ngu, ở mức độ nhất định giúp gia cố quyền lực của kẻ thống trị độc tài, nhưng đồng thời lại làm cho toàn xã hội bao phủ trong không khí giả dối, bạo ngược, ngu muội, bạo lực, dễ tạo thành thảm họa mang tính toàn quốc.

清末,受清政府盲目排外政策的影响,愚民们成立了义和团,迷信中国功夫,号称刀枪不入,扬言扶清灭洋,抵制外来文明。这与当年伊拉克百姓誓言保卫萨达姆、与英美侵略者血战到底的场景可谓相映成趣。慈禧太后也被愚民们所愚弄,信以为真,悍然向世界上最强的十一个国家宣战,指望义和团灭掉洋人,除去她的心头大患。结果,这十一国中的八个国家组织了一支仅两万人的队伍,从天津登陆,所向披靡,不久便顺利攻进了北京城,慈禧太后和光绪皇帝仓惶西逃。这就是给中国带来奇耻大辱的庚子国。清军和数十万慷慨激昂的义和团如此不堪一击,与伊拉克战争时英美军队长驱直入巴格达的场景可谓如出一辙。

Cuối đời nhà Thanh, do ảnh hưởng của chính sách bài ngoại mù quáng của triều đình nhà Thanh, các dân ngu thành lập Nghĩa Hòa Đoàn, mê tín vào công phu Trung Quốc, cho là vũ khí [nước ngoài] không làm gì được, rêu rao giúp Thanh diệt ngoại bang, ngăn chặn văn minh bên ngoài. Điều này cũng tương tự cảnh người dân Iraq thề bảo vệ Saddam Hussein, quyết chiến đến cùng với quân Anh và Mỹ. Từ Hy Thái Hậu (1835 - 1908) cũng bị dân ngu lừa gạt, cứ thế tin theo, ngang tàng tuyên chiến với 11 nước mạnh nhất thế giới, mong ngóng Nghĩa Hòa Đoàn diệt ngoại bang, trừ đại nạn. Nhưng rồi chỉ cần tám nước liên kết tổ chức đội quân có 20.000 người, đổ bộ lên từ Thiên Tân, không bao lâu đã đánh đến Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự phải tháo chạy. Đây gọi là “quốc nạn Canh Tý” nhục nhã trong lịch sử Trung Quốc. Quân nhà Thanh cùng hàng trăm ngàn người của Nghĩa Hòa Đoàn đầy hào hùng oai khí nhưng hoàn toàn bất lực, câu chuyện không khác gì cảnh cuộc chiến ở Iraq khi liên quân Anh Mỹ tiến thẳng vào Baghdad.

慈禧太后在西逃途中才意识到,她被义和团们骗了;萨达姆在被美军从地窖里拖出来之时,或许才认识到,他的人民欺骗了他。

Từ Hy Thái Hậu chạy thoát thân sang phương Tây mới hiểu rằng đã bị Nghĩa Hòa Đoàn làm cho u mê; khi Saddam bị lính Mỹ lôi ra khỏi hầm, có lẽ mới nhận ra bản thân đã bị người dân của ông ta làm cho mụ mị.




Tượng điêu khắc của Từ Hy Thái Hậu trưng bày tại cuộc Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Bắc Kinh lần thứ ba, trong Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc năm 2008. Nguồn: Photo by Zhang Peng/LightRocket via Getty Images.

然而独裁者在大权在握之时,只会对自己成功地实行愚民政策而心中窃喜,不会认识到自己也在被人民愚弄,已经变成了一个傻瓜。上面喜欢粉饰太平,喜欢用假大空来凝聚人心,下面便投其所好,伪造祥瑞,虚报政绩,无所不用其极。上级每想出一个拙劣主意,下级便齐呼圣明,无不赞同。

Nhưng khi kẻ độc tài nắm đại quyền trong tay, chỉ vui thích khi hắn thực hiện “chính sách ngu dân” thành công, không nhận ra được rằng chính bản thân cũng bị nhân dân làm cho ngu muội. Trên chỉ thích ca ngợi thái bình, thích lời “khen ngợi” rỗng tuếch, “lòng người như một”, thế là bên dưới cứ thế mà theo, tạo cảnh bình an giả tạo, báo cáo thành tích giả dối. Cấp trên nghĩ ra một chủ ý vụng về, cấp dưới hoan hô sáng suốt như thần thánh, chuyện gì cũng chỉ biết tán đồng.

公元610年正月,好大喜功的隋炀帝为了显示国力强大,突发奇想,在洛阳举办了一次超大型国际盛会——大演百戏,自昏达旦,灯火光烛天地,终月而罢,所费巨万。西域各国的商人们奇怪地发现,他们在洛阳吃饭不用花钱,住宿免费。酒店的老板们都自豪地对外国客人说:中国丰饶,酒席例不取值。外国客人还发现,洛阳街上的大树都缠上了丝绸,而路边却是饥寒交迫的贫民,便问洛阳市民:中国亦有贫者,衣不盖形,何如以此物与之?缠树何为?”“市人惭不能答。炀帝本想搞个万国来朝的盛世形象工程,不料却被传为国际笑柄,而且贻笑后世。

Tháng Giêng năm 610, Tùy Dạng Đế (569 - 618) không màng đến hoàn cảnh, vì muốn chứng tỏ đất nước hùng cường nên bất ngờ đưa ra ý tưởng kỳ lạ, cho mở hội rầm rộ tại Lạc Dương: Biểu diễn tạp kỹ long trọng, “thâu đêm suốt sáng, khắp nơi đèn đuốc rực sáng đến tận cuối tháng, tốn kém kinh phí vô kể”. Nhiều nhà buôn các nước Tây Vực cảm thấy kỳ lạ, ở Lạc Dương họ dùng bữa không tốn tiền, nơi ở được miễn phí. Các ông chủ khách điếm thì tự hào nói với người nước ngoài: “Trung Quốc giàu có, tiệc rượu có gì đáng bàn”. Người nước ngoài khi thấy cảnh lụa là quấn quanh những cây đại thụ trên đường phố Lạc Dương, trong khi bên đường có nhiều dân nghèo khổ, họ bèn hỏi thị dân Lạc Dương: “Trung Quốc còn có người nghèo, áo mặc rách rưới, sao có thể dùng thứ này quấn cho cây?” Người được hỏi ngượng ngùng không thể trả lời. Tùy Dạng Đế vốn muốn làm công trình này để thể hiện hình ảnh thời đại rực rỡ, “khắp nơi hướng về”, không ngờ lại thành trò hề, để lại trò cười cho hậu thế.

作家、捷克前总统哈维尔在论及后极权主义时指出,意识形态的假面化、虚伪化、装饰化和表演化是后极权社会的一个主要特点。生活在后极权的时代,也就是生活在一个谎言的世界,每个人都只能在谎言中求生,必须承受与谎言为伍的生活。

Nhà văn Václav Havel, là cựu Tổng thống Cộng hòa Séc (Czech Republic - DCVOnline), khi bàn về thời hậu toàn trị[7] đã chỉ ra, trò ngụy trang, biểu diễn và trang trí màu mè, giả tạo là đặc điểm cốt lõi của xã hội toàn trị. Cuộc sống trong thời đại toàn trị là sống trong không khí giả dối, mọi người muốn sống phải giả dối, phải chấp nhận làm bạn với giả dối.

实何止是在后极权时代,只要实行专制制度,就一定是个上下相愚的社会,谎言成了维持专制社会运转的润滑剂。专制统治者离开了谎言,便无法维持统治;人民离开了谎言,便不能生存。上下相愚,使中国深深地陷入瞒和骗的大泽中鲁迅语)而无法自拔。

Thực tế, ở thời hậu toàn trị, chế độ chuyên chế làm toàn xã hội cùng ngu, từ trên xuống dưới, dối trá trở thành dầu bôi trơn duy trì hoạt động của xã hội toàn trị. Kẻ thống trị độc tài xa rời dối trá thì không thể duy trì được quyền lực; quốc dân không dối trá thì khó bề tồn tại. Trên dưới cùng ngu làm xã hội Trung Quốc chìm trong bể che giấu và lừa bịp, không thể tự thoát khỏi.

权时代与后极权时代的区别是,在极权时代,独裁者的愚民政策制造了大批愚民,而臣民们的愚君对策又使独裁者受到了蒙蔽,成了昏君。上下相愚,浑然不觉。而在后极权时代,人们大多看透了愚民政策的拙劣伎俩,但表面上都装作坚信不移,装聋作哑,乐见其败;独裁者对臣民们的愚君对策也心中有数,但假装相信。上下相愚,各取所需,习以为常。

Khác biệt giữa thời toàn trị và hậu toàn trị là, trong thời toàn trị, “chính sách ngu dân” của kẻ độc tài tạo ra hàng loạt dân ngu, còn “đối sách ngu quân” của các thần dân lại làm cho kẻ độc tài sống trong u tối, trở thành hôn quân. Trên dưới cùng ngu, không ai được thức tỉnh. Còn ở thời hậu toàn trị, đa số mọi người đã nhận thức rõ chiêu trò vụng về của “chính sách ngu dân”, nhưng bề ngoài vẫn giả dạng tin theo, giả điếc giả câm, lòng thì vui mừng khi thấy nó thất bại; trong lòng kẻ độc tài cũng hiểu rõ “đối sách ngu quân” của dân chúng, nhưng cũng giả bộ tin theo.

需要说明的是,上下相愚,并非仅仅皇帝愚弄臣民、臣民愚弄皇帝,而是一级愚弄一级,形成的无数根相互愚弄的链条。每个人都是这根链条上的一个环节,既是骗人者,也是被骗者。

Phải nhấn mạnh, trên dưới cùng ngu không chỉ là hoàng đế làm ngu dân, dân chúng làm ngu hoàng đế, mà là theo tầng bậc từng cấp mắt xích, hình thành sợi xích với vô số mắt cùng làm ngu nhau. Mỗi cá nhân đều là một mắt xích của sợi xích, tức kẻ lừa người cũng bị người lừa.

论如何,一个上下相愚的社会绝不是一个健康的社会,更不是一个和谐的社会。只要专制体制存在,上下相愚是不可避免的。只有建立起有效的权力制约机制,人民有充分的言论自由,才能从根本上打破上下相愚定律。

Dù sao, một xã hội mà trên dưới cùng ngu không phải một xã hội khỏe mạnh, càng không thể là xã hội hài hòa. Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật “trên dưới cùng ngu”.

http://hx.cnd.org/2017/09/26/李忠琴:中国史上的愚民政策/
Nguồn: “李忠琴:中国历史上的愚民政策”. hx.cnd.org
26.09.2017


Translated by Lâm Duyên
------------------------
[1] Định luật đũa ngà voi (Tượng nha khoái, 象牙筷): Chỉ kẻ lên cầm quyền bắt đầu sa đọa, phung phí, trác táng… Câu chuyện kinh điển: vua Trụ tại vị không bao lâu thì lệnh cho làm cho họ đôi đũa ngà voi. Hiền thần Cơ Tử thấy thế lo lắng nói, “đũa ngà voi không thể đi cùng đồ sành sứ, phải đi cùng chén tê giác, ly bạch ngọc. Ly ngọc không thể chứa lương thực rau dại, chỉ để dùng sơn hào hải vị. Dùng sơn hào hải vị không thể mặc đồ sơ sài, ở nhà tranh, phải mặc gấm vóc, đi kiệu hoa, ở nhà lầu. Trong nước không thỏa mãn được, phải ra ngoài tìm kiếm báu vật quý hiếm. Thần lo thay cho người”. (1). Định luật thỏ chết chó hầm (thỏ tử cẩu phanh, 兔死狗烹): Sau khi tận tâm cống hiến hết sức lực cho kẻ thống trị thì bị kẻ thống trị giết bỏ. Câu chuyện kinh điển: Việt Vương Câu Tiễn vì báo thù rửa hận, nằm gai nếm mật, tinh thần thật phi thường. Nhưng phẩm cách của Việt Vương Câu Tiễn rất tệ. Trong tình hình gian khổ tột cùng đã có hai công thần giúp ông ta, nhưng sau khi thành đại nghiệp thì một người bị giết chết, một người phải tháo chạy thoát thân (2). Định luật bao vây [xu nịnh] (bao vi, ): Một người đứng đầu (vua chúa…) luôn có vài người bao vây xung quanh nịnh hót, hệ quả là làm cho người này ngày càng ngu đần, có xu thế biến thành gần như con rối. Đây là định luật bao vây, diễn ra thường xuyên trong lịch sử Trung Quốc. Câu chuyện kinh điển: Trong “Xuất sư biểu”, Gia Cát Lượng đã luận về hưng vong của thiên hạ, “thân cận bề tôi tài đức, tránh xa tiểu nhân, thời Tiên Hán hưng thịnh nhờ thế; thân tiểu nhân, xa bề tôi tài đức, thời Hậu Hán bại suy vì vậy”. Tuy gian thần và tiểu nhân bị người người khinh bỉ, nhưng chúng lại chiếm giữ vị thế quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, quyết định hưng vong của một triều đại (3). Định luật dè chừng kẻ thù (thù giới, 敌戒): Nghĩa là bản thân chỉ mạnh mẽ hơn nhờ lòng cảnh giác, tranh đấu với kẻ thù (4). Định luật bè đảng (bằng đảng, 朋党): Tình trạng kéo kết bè phái làm sụp đổ triều đại (5). Định Luật Hoàng Tôn (黄宗): Dựa vào tổng kết của nhà tư tưởng triều Thanh là Hoàng Tông Hy (黄宗羲, 1610 - 1695), theo đó trong lịch sử Trung Quốc, vấn đề cải cách thuế khóa diễn ra liên miên, nhưng qua mỗi lần cải cách, sau khi người nông dân được hưởng mức thuế hạ thấp một thời gian thì lại chịu một mức khác cao hơn lúc trước cải cách (6). Định luật xử trảm năm đời (五世而): Công danh sự nghiệp của một người có ảnh hưởng đến nhiều đời sau (7). Định luật quyền lớn hiếp chủ: Lịch sử Trung Quốc hàng ngàn năm luôn có khởi đầu và kết thúc theo kiểu “quyền lớn hiếp chủ” làm suy sụp triều đại: con Sở Thành Vương (楚成王,? - 626 TCN) ép Sở Thành Vương tự sát; công tử Quang của nước Ngô phái thích khách Chuyên Chư (专诸,? - 515 Tr.CN) hành thích Ngô vương Liêu thành công và lên ngôi vương, tức Ngô vương Hạp Lư; thời Tây Hán có Vương Mãng soán ngôi, thời Tấn có loạt bát vương, do tám vị vương họ Tư Mã thuộc hoàng tộc nhà Tây Tấn gây ra từ năm 291 tới năm 306, làm nhà Tây Tấn suy yếu và khởi nguồn của loạn Ngũ Hồ Thập lục quốc của các tộc người tại Trung Nguyên dẫn đến sụp đổ nhà Tây Tấn; thời Tam Quốc có Tào Tháo… Triều Thanh (cuối thời Phong kiến Trung Quốc), Viên Thế Khải lộng quyền, đánh dấu hồi kết của vương triều này (8). Định luật da lông (皮毛): từ sau khi Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn nho”, giới trí thức Trung Quốc biến thành “lông”, chỉ còn làm phụ họa cho người chủ/lãnh đạo (da), họ không còn tư tưởng độc lập, đánh mất chính mình (9). Chính quyền từ báng súng: Chỉ Trung Quốc không có dân chủ, lịch sử Trung Quốc thường chỉ dựa vào đấu tranh vũ trang để giành chính quyền (10).
[2] Nguyên văn: Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa (古之善为道者,非以明民,将以愚之。民之难治,以其智多).
[3] Nguyên văn: Thị dĩ thánh nhân chi trí, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ trí, cường kỳ cốt, thường sử dân vô tri vô dục (是以圣人之智,虚其心,实其腹,弱其智,强其骨,常使民无知无欲).
[4] Nguyên văn: Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi (民可使由之,不可使知之).
[5] Mật vụ KGB của Liên Xô cũ?
[6] Thạch (): Cách tính độ nặng khi kéo cây cung của thời cổ đại Trung Quốc, một thạch cần sức kéo 60 cân.
[7] Hậu chủ nghĩa toàn trị là giai đoạn mà động lực ban đầu của chủ nghĩa toàn trị đã suy kiệt. Kẻ nắm quyền lực đã không còn tính tôn nghiêm và sức sáng tạo mà những thế hệ quyền lực trước từng có. Tuy vậy, về đại thể thì thể chế vẫn vận hành nguyên trạng, do quán tính hoặc tính trơ ỳ.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn