|
|
Beijing Shrugs at
Shangri-La
|
Bắc Kinh tránh né
Đối thoại Shangri-La
|
Skipping a regional
defense summit only created an opening for the U.S.
|
Việc Trung Quốc
không tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng trong khu vực chỉ tạo một
khe hở có lợi cho Mỹ
|
By JOHN LEE
|
JOHN LEE
|
The biggest news out of this weekend's Shangri-La
Dialogue—an annual Asian defense ministers' conference here—was U.S.
Secretary of Defense Leon Panetta's announcement that Washington will shift
its naval power to a 60%-40% balance between the Pacific and Atlantic Oceans,
respectively. But to understand why this made such an impact on attendees,
one needs to consider a related piece of news: China's minister didn't attend
the conference at all.
|
Tin quan trọng nhất phát đi từ Đối thoại Shangri-La – một
hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước châu Á hằng năm tại nơi đây – vào cuối
tuần này là lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, rằng
Washington sẽ chuyển dịch lực lượng hải quân Mỹ để tạo sự quân bình theo tỉ
lệ 60% và 40% giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhưng để hiểu lý do tại
sao điều này đã gây tác động lên các thành viên tham dự, người ta cần phải
xét đến một thông tin liên quan: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (TQ) dứt khoát
không tham dự hội nghị.
|
Last year's Shangri-La Dialogue was notable for the
attendance and speech of Chinese Defense Minister Liang Guanglie. That was
the first time Beijing sent a ministerial delegate to the Dialogue, one of
the most important events on the Asian defense calendar. Any senior-level
regional security conference without appropriate Chinese representation
leaves an enormous hole in the program. China is at once the most formidable
and distrusted Asian great power.
|
Đối thoại Shangri-La năm ngoái được nhiều người chú ý là
nhờ sự hiện diện và bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang
Liệt. Đó là lần đầu tiên Bắc Kinh gửi một đại diện cấp bộ trưởng đến tham dự
Đối thoại, một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong năm trên thời biểu quốc
phòng châu Á. Bất cứ một hội nghị an ninh khu vực cấp cao nào mà TQ không có
đại diện thích đáng cũng sẽ để lại một lổ hổng to tướng trong chương trình
nghị sự.
|
It had looked as though Beijing was finally ready to
commit to this conference as befits its growing role in the region. Beijing's
2011 defense white paper cited participation in multilateral forums such as
this one as a way China would build trust in the region.
|
Một năm trước đây hình như Bắc Kinh đã sẵn sàng tham gia
hội nghị này vì nó phù hợp với vai trò đang lớn mạnh của mình ở trong khu
vực. Bạch thư quốc phòng TQ năm 2011 lý giải rằng sự tham gia của Bắc Kinh
trong các diễn đàn đa phương như diễn đàn này là một phương cách TQ xây dựng
niềm tin trong khu vực.
|
Not this year. Despite earlier indications that he was
eager to again participate General Liang was conspicuously absent in
Singapore this weekend. Beijing is pulling back before its participation can
even become a trend. And it's doing so in a way that only draws attention to
its own domestic frailties while making the rest of the region increasingly
uneasy about China's intentions.
|
Nhưng năm nay thì khác. Mặc dù có những dấu hiệu lúc đầu
là Tướng Lương Quang Liệt muốn tham dự Đối thoại một lần nữa, nhưng sự vắng
mặt của ông ta đã nổi bật tại Singapore vào cuối tuần này. Như vậy là, Bắc
Kinh đang rút ra khỏi diễn đàn trước khi sự tham dự của mình có khả năng trở
thành một xu thế. Và cách hành xử này chỉ lôi kéo sự chú ý của thế giới vào
những yếu kém nội bộ của TQ đồng thời làm cho các nước khác trong khu vực
ngày càng lo lắng về những ý định của TQ.
|
One theory for China's nonparticipation was that Beijing
wanted to avoid public questioning of or challenges to its assertiveness over
claims in the South China Sea. This isn't convincing. General Liang calmly
fielded questions about Chinese policies and behavior in the disputed region
from several questioners a year ago. Beijing has consistently used forums
such as the Dialogue to reiterate its belief that these disputes should be
handled between the disputants themselves, without involvement of outside
powers (read: America). Beijing could have used the podium to further advance
its line of argument, however self-serving, that American involvement will
only exacerbate instability in the South China Sea and between Asian
countries.
|
Một lý thuyết được đưa ra để giải thích việc TQ không tham
dự Đối thoại là, Bắc Kinh muốn tránh bị công khai chất vấn và thách đố về
thái độ quyết đoán của mình trong các tuyên bố chủ quyền tại Biển Nam Trung
Hoa [Biển Đông]. Nhưng lý giải này không có khả năng thuyết phục. Chỉ mới một
năm trước đây thôi, họ Lương đã bình thản trả lời một số người chất vấn ông
về các chính sách và hành vi của TQ trong vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh
thường xuyên sử dụng các diễn đàn như Đối thoại Shangri-La để lặp đi lặp lại
quan điểm cho rằng các cuộc tranh chấp này phải được giải quyết giữa chính
các quốc gia tranh chấp, mà không cần đến sự xâm lo của cường quốc bên ngoài
(phải đọc là: Mỹ). Đáng lẽ TQ có thể sử dụng diễn đàn này để đẩy mạnh lập
luận cho rằng việc can thiệp của Mỹ sẽ chỉ làm xấu thêm tình trạng bất ổn tại
Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và giữa các nước châu Á, cho dù lập luận này
có tỏ ra vì tự lợi (self-serving) đến đâu đi nữa.
|
The official explanation, given to the Dialogue organizers
and relayed to the audience, that General Liang was preoccupied with
"domestic priorities" is probably closer to the truth. But this
still leaves a lot unexplained. Chinese leaders openly admit to the many
domestic economic and social challenges they face. Indeed, admission of these
challenges is often offered as evidence that the Chinese Communist Party
(CCP) remains an inward looking rather than externally focused regime. This
is hardly reason for a minister to break a previous commitment.
|
Lời giải thích chính thức, được Bắc Kinh đưa ra với ban tổ
chức Đối thoại và được chuyển đến hội nghị, rằng tướng Lương Quang Liệt đang
bận rộn với “nhiều ưu tiên trong nước” (domestic priorities) có lẽ là gần với
sự thật hơn cả. Nhưng điều này vẫn không giải thích được gì. Các lãnh đạo TQ
công khai thú nhận nhiều thách đố kinh tế và xã hội mà họ phải đối phó ở
trong nước. Thật vậy, việc thú nhận những thách đố này thường được đưa ra để
chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản TQ (ĐCSTQ) vẫn còn là một cơ chế hướng nội hơn là
hướng ngoại. Nhưng đây không phải là lý do để một vị bộ trưởng phải hủy bỏ
một cam kết đã đưa ra từ trước.
|
More likely, an impending leadership transition that is
clearly not proceeding smoothly—brought into focus by the Bo Xilai drama
which has seen a popular Communist Party chief toppled—has spooked the Party.
The appearance of unity is important enough at home, where it is supposed to
deter acts such as the 1989 Tiananmen protests that sought to capitalize on
apparent internal divisions. But unity is also an important foreign-policy
tool.
|
Rất có thể là, việc chuyển giao quyền lãnh đạo sắp tới rõ
ràng không tiến hành tốt đẹp -- một sự kiện được phơi bày do vụ Bạc Hy Lai,
một lãnh đạo Đảng nổi tiếng, bị thanh trừng -- đã gây hoảng sợ trong Đảng.
Chứng tỏ được sự đoàn kết nội bộ là một điều quan trọng trong việc chặn đứng
những hành vi như các cuộc biểu tình phản kháng tại Thiên An Môn năm 1989;
những cuộc biểu tình này đã lợi dụng những dấu hiệu chia rẽ trong nội bộ
Đảng. Nhưng sự đoàn kết nội bộ cũng là một công cụ quan trọng trong chính
sách ngoại giao.
|
The appearance of Politburo harmony is used to convince
regional democratic capitals that China is ruled by a unified, competent,
responsive, and therefore legitimate, regime despite the absence of
democratic elections. Chinese state-backed media commentators frequently
contrast the divisive and distracted atmosphere of multi-Party polities with
the apparently cohesive and focused one-Party policy environment.
|
Vẻ hài hòa bên ngoài của Bộ Chính trị được sử dụng để
thuyết phục các thủ đô dân chủ trong khu vực rằng TQ đang được cai trị bởi
một chế độ đoàn kết, có sức mạnh, đáp ứng được nguyện vọng của dân, và do đó
có tính chính đáng, mặc dù thiếu các cuộc bầu cử dân chủ. Các nhà bình luận
trên báo đài nhà nước TQ thường so sánh sự tương phản giữa không khí chia rẽ
và thiếu tập trung của các tổ chức nhà nước đa đảng và môi trường có vẻ đoàn
kết và tập trung của chính sách độc đảng.
|
It is more than likely that a question would have been put
to General Liang about the leadership transition in full view of the region's
defense ministers, strategic elites and media. If so, the no-show might have
been an attempt to dodge a bullet. Since the Bo Xilai drama became public,
Chinese leaders have been extremely reluctant to take any questions on the
issue of Party disunity.
|
[Nếu tướng Lương Quang Liệt đến tham dự Đối thoại], rất có
thể ông sẽ bị chất vấn về tình trạng chuyển giao quyền lực tại TQ trước mắt
các vị bộ trưởng quốc phòng, các nhà chiến lược hàng đầu và báo giới trong
khu vực. Nếu đúng vậy, việc họ Lương vắng mặt có thể là để tránh né một viên
đạn. Kể từ khi vụ Bạc Hy Lai được mọi người biết đến, các lãnh đạo TQ cực kỳ
e ngại phải trả lời những câu hỏi về vấn đề thiếu đoàn kết trong Đảng.
|
|
|
Yet this particular bullet can't be dodged so easily.
Whether directly linked or not, General Liang's absence is only fuelling
speculation that intraparty rivalry is more serious and destabilizing than
outsiders might believe. The failure to attend, or to provide an adequate
explanation for not doing so, has reinforced the view that when the heat is
on, Beijing's political culture and instincts are inherently secretive and
paranoid, and not transparent or cooperative.
|
Nhưng viên đạn đặc biệt này không dễ tránh né. Dù có trực
tiếp liên quan hay không, sự vắng mặt của tướng Lương Quang Liệt chỉ thổi
phồng những đồn đoán cho rằng tình trạng tranh chấp trong nội bộ Đảng còn
nghiêm trọng và gây bất ổn hơn thế giới bên ngoài có thể biết được. Việc họ
Lương không đến tham dự, hay không cung cấp đầy đủ lý do cho sự vắng mặt, đã
củng cố quan niệm cho rằng trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, văn hóa chính
trị và bản năng cố hữu của Bắc Kinh luôn luôn là vừa bí mật vừa đa nghi, chứ
không minh bạch hay có tinh thần hợp tác.
|
The contrast between the U.S. and China in this regard
helps explain why Mr. Panetta in turn scored such a diplomatic win at the
conference. In his opening keynote, the secretary spoke about America
enhancing its role in underwriting peace, prosperity, and a rules-based and
open order in "the sea, air and cyberspace" domains. This will be
done by "deepening and broadening" Washington's regional presence
and relationships with security allies and partners. The naval rebalancing is
part of a strategy of "enhancing and adapting" the U.S. military
presence in East and Southeast Asia, and the Indian Ocean.
|
Sự tương phản giữa Mỹ và TQ trong khía cạnh này có thể
giải thích lý do tại sao, về phần mình, Ông Panetta đã giành được thắng lợi
ngoại giao tại hội nghị Shangri-La. Trong diễn từ khai mạc, vị Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ đã nói về việc Hoa Kỳ đang gia tăng vai trò của mình trong nỗ lực
đảm bảo hòa bình, thịnh vượng, và một trật tự cởi mở đặt cơ sở trên luật lệ
(a rules-based and open order) trong các khu vực “trên biển, trên không và
trên Internet”. Việc này sẽ được thực
hiện bằng cách “làm sâu sắc thêm và mở rộng” sự hiện diện của Washington và
các mối quan hệ với các đồng minh và đối tác an ninh trong khu vực. Việc tái
phối trí [tái quân bình] lực lượng hải quân Mỹ là một phần của chiến lược
“gia tăng và tạo thích nghi” cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Đông và Đông
Nam Á, và trong Ấn Độ Dương.
|
Beijing must realize that Asian defense leaders will have
drawn some conclusions from all this. America, despite a sluggish economy and
a vigorous presidential election campaign now underway, is committed to
engaging with Asia and has not abandoned its principles of transparency and
responsible stakeholding.
|
Bắc Kinh phải thấy rằng các lãnh đạo quốc phòng châu Á sẽ
rút tỉa một vài kết luận từ tất cả sự việc này. Hoa Kỳ, mặc dù đang kinh qua
một nền kinh tế trì trệ và một cuộc tranh cử tổng thống ở trong thời kỳ ráo
riết, đã cam kết dấn thân với châu Á và không từ bỏ các nguyên tắc về tính
minh bạch và hợp tác có trách nhiệm.
|
China, facing its own economic woes and leadership
transition, has resorted to a mix of secretiveness and mounting aggression in
the South China Sea. In staying away from Singapore, Beijing has managed to
give its American rival a considerable diplomatic free-kick.
|
Trung Quốc, trong khi đối diện với các khó khăn kinh tế
trong nước và ở vào giai đoạn chuyển giao quyền lãnh đạo, đã vận dụng kết hợp cùng một lúc tính bảo mật và thái
độ ngày càng hung hăng trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Trong việc tránh
né cuộc Đối thoại tại Singapore, Bắc Kinh đã để cho địch thủ của mình là Hoa
Kỳ đấm đá tự do về mặt ngoại giao.
|
Mr. Lee is the
Michael Hintze Fellow and an associate professor at the Centre for
International Security Studies, Sydney University, and a scholar at the
Hudson Institute in Washington, D.C. He was a member of the Australian
non-governmental delegation at the Shangri-La Dialogue.
|
John Lee là một nhà
nghiên cứu trong chương trình Michael Hintze và phó giáo sư tại Trung tâm
Nghiên cứu An ninh Quốc tế, Đại học Sydney, và cũng là một học giả tại Viện
Hudson ở Washington, D.C. Ông Lee là thành viên của phái đoàn phi-chính phủ
của Australia tại cuộc Đối thoại Shangri-La.
|
|
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
http://online.wsj.com/article/SB10001424052702303552104577443443999084960.html?mod=googlenews_wsj
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, June 5, 2012
Beijing Shrugs at Shangri-La Bắc Kinh tránh né Đối thoại Shangri-La
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á,
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn