MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, May 2, 2012

This Week at War: NIMBYs in the South China Sea Làn sóng phản ứng các căn cứ Mỹ trên biển Đông




This Week at War: NIMBYs in the South China Sea

Làn sóng phản ứng các căn cứ Mỹ trên biển Đông

Where will the Pentagon put its Pacific marines?

Đâu sẽ là nơi Lầu Năm Góc đặt căn cứ thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương?

BY ROBERT HADDICK | APRIL 27, 2012

BY ROBERT HADDICK | 27/4/2012

With this week's news that the United States has finally reached an agreement to cut the number of Marines stationed on the Japanese island of Okinawa, an ongoing standoff in the South China Sea between a Philippine Coast Guard cutter and a Chinese ocean surveillance ship, which is now in its third week, has taken on added significance.

Tin tức tuần này cho hay, cuối cùng Mỹ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm quân số lực lượng thủy quân lục chiến trú đóng tại đảo Okinawa (Nhật), và cuộc giằng co vẫn tiếp diễn trên biển Đông giữa tàu tuần duyên Philippines và tàu hải giám Trung Quốc, nay bước sang tuần thứ ba, đã làm cho tình hình thêm nóng.

The incident began in early April when the crew of a small Philippines warship attempted to arrest some Chinese men for illegal fishing near the disputed Scarborough Shoal, 124 miles northwest of Luzon. China quickly dispatched two surveillance ships and blocked the arrest of the men, who slipped away. China later recalled one its ships and Manila replaced its warship with the cutter, which defused the crisis a bit. In Beijing, the Philippine charge d'affaires has twice been summoned to the foreign ministry to receive lectures on why the rocks under dispute fall within China's "inherent territory."

Sự cố phát sinh từ đầu tháng 4 khi lực lượng trên một tàu chiến nhỏ của Philippines cố chặn bắt một số ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt thủy sản trái phép gần bãi cạn Scarborough trong vòng tranh chấp, cách đảo Luzon của Philippines 124 dặm về phía tây bắc. Trung Quốc nhanh chóng điều hai tàu hải giám đến hiện trường, ngăn cản việc bắt giữ, và giải thoát thành công ngư dân của mình. Sau đó, Trung Quốc đã rút bớt một tàu và Manila thay tàu chiến bằng một tàu tuần duyên, cuộc khủng hoảng lắng dịu được đôi chút. Tại Bắc Kinh, đại biện Philippines hai lần bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc để nghe giải thích vì sao bãi đá ngầm đang tranh chấp này lại hoàn toàn thuộc về “lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc.

With this as a backdrop, "Balikatan 2012," a 10-day U.S.-Philippine military training exercise, began on April 16. The 28th annual iteration of the exercise this year included a variety of maneuvers, including a simulated capture of an island by Philippine and U.S. Marines, staged in daylight for a large media contingent on Palawan Island, facing the South China Sea. Besides U.S. and Philippine military forces, Balikatan 2012 also included a command post exercise conducted with representatives from the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).

Trong bối cảnh đó, cuộc tập trận quân sự mang tên “Balikatan 2012″ của Mỹ-Philippines kéo dài 10 ngày đã bắt đầu từ ngày 16 tháng 4. Cuộc tập trận định kỳ hàng năm lần thứ 28 này gồm nhiều nội dung diễn tập khác nhau, trong đó có cuộc tiến công giả định tái chiếm một hòn đảo bởi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines, được tiến hành vào ban ngày cho đông đảo phóng viên tường thuật trên đảo Palawan, nhìn ra biển Đông. Bên cạnh các lực lượng quân sự Mỹ và Philippines, tập trận Balikatan 2012 còn có nội dung diễn tập bộ chỉ huy, tiến hành cùng với các đại diện từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Philippine President Benigno Aquino used the flurry created by these events to warn his country's neighbors over China's aggressiveness in the South China Sea. "They claim this entire body of water practically. Look at what is excluded and what they are claiming," Aquino told reporters as he pointed to a map of the area. "So how can the others not be fearful of what is transpiring?" After the military exercises wrap up, Aquino's foreign minister will be off to Washington for consultations with U.S. officials.

Nhân dịp những sự kiện nói trên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cảnh báo các nước láng giềng về sự gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông. “Trên thực tế, họ (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Hãy nhìn những gì họ đang yêu sách chủ quyền và những gì còn lại”, ông Aquino nói với các phóng viên khi ông chỉ vào một bản đồ khu vực. “Thế thì làm sao các nước khác không khỏi lo ngại về những gì đang xảy ra”. Sau khi cuộc tập trận quân sự kết thúc, vị ngoại trưởng của chính phủ Aquino sẽ bay đi Washington để tham vấn với các quan chức Mỹ.


If Aquino and his ASEAN colleagues are to have the confidence to stand up to China, few would dispute that they will require diplomatic support from the United States. Indeed, in 2010, when several members openly pushed back against Beijing at two ASEAN Regional Forum meetings in Hanoi, U.S. Secretary of State Hillary Clinton and then Secretary of Defense Robert Gates were there to back them up. Since then, Southeast Asian leaders who are attempting to handle China's assertions seem to have warmed up to the idea of a more visible U.S. military presence in the area. For the South China Sea, that would mean a U.S. Navy and Marine presence to support Washington's partners in ASEAN. The challenge for all of these players is how to arrange this supporting presence so that it is credible yet also politically sustainable.

Nếu ông Aquino và các vị đồng nhiệm trong ASEAN có đủ tự tin đương đầu với Trung Quốc, những ai phản đối yêu cầu có thêm sự ủng hộ về mặt ngoại giao của Mỹ chỉ là con số nhỏ. Thực vậy, hồi năm 2010, khi một vài thành viên ASEAN công khai chỉ trích Bắc Kinh ở hai phiên họp Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) tổ chức tại Hà Nội, ngoại trưởng Hillary Clinton và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates có mặt tại đây đã lần lượt lên tiếng ủng hộ lập trường của các nước này. Kể từ đó, lãnh đạo các nước Đông Nam Á, vốn đang nỗ lực đối phó với những đòi hỏi chủ quyền từ phía Trung Quốc, dường như đã hâm nóng ý tưởng về việc cần sự hiện diện quân sự rõ ràng hơn của Mỹ trong khu vực. Đối với biển Đông, điều này có nghĩa cần sự hiện diện của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ nhằm hỗ trợ các đối tác của Washington trong khối ASEAN. Thách thức đối với các các nước trong cuộc là, làm thế nào để bố trí sự hiện diện quân sự hỗ trợ này, không những đáng tin cậy mà phải bền vững về mặt chính trị.

Unfortunately, the Pentagon has still not figured out where it will base its Marine Corps units in the Pacific. A work-in-progress since the 1990s, version after version of Marine basing plans have gone down in flames, including a 2010 debacle that took down the prime minister of Japan. U.S. partners around the South China Sea want a stabilizing U.S. presence, something Washington wants to provide. But the Pentagon won't be able to show exactly how it will support that mission until it finally determines where it is going to actually put its Marines.

Đáng tiếc, Lầu Năm Góc vẫn chưa xác định nơi sẽ đặt căn cứ cho các đơn vị thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương. Một công việc vẫn đang tiến hành từ thập niên 1990 là kế hoạch lập căn cứ lâu dài cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, hết bản kế hoạch này đến bản kế hoạch khác bị hủy bỏ, trong đó phải kể đến sự thất bại khi không di dời được căn cứ Mỹ ra khỏi Okinawa hồi năm 2010, khiến thủ tướng Nhật lúc đó [ông Yukio Hatoyama] phải từ chức. Các đối tác của Mỹ xung quanh khu vực biển Đông muốn có một sự hiện diện ổn định của Mỹ trong khu vực, đó cũng là điều Mỹ muốn thực hiện. Thế nhưng, Lầu Năm Góc không thể cho biết chính xác làm thế nào Mỹ có thể đảm đương sứ mệnh này cho đến khi Mỹ xác định rốt ráo nơi sẽ là địa điểm thực sự cho lực lượng thủy quân lục chiến lập căn cứ.


Planners now agree that the Marine presence on Okinawa will shrink. The 2006 version of the plan would have transferred 8,600 Marines and 9,000 dependents about 1,500 miles southeast to Guam, a move that would have required $21.1 billion in construction costs to complete. The Marine Corps presence on Okinawa has become too politically toxic for the Japanese government. In addition, some military analysts fear that in a shooting war with China, missile strikes could close U.S. air bases and ports on the island, preventing the Marine infantrymen there from getting to where they might be needed. Meanwhile, the bill for the huge buildup on Guam came in much too high and would have concentrated too many assets on one spot. Last year, Senators Carl Levin, John McCain, and James Webb objected to the Guam plan and demanded a rewrite.

Hiện nay, các nhà hoạch định đồng ý rằng sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa nên được thu hẹp. Bản kế hoạch năm 2006 đề xuất chuyển 8.600 lính thủy quân lục chiến và 9.000 thân nhân theo cùng đến đảo Guam, cách Okinawa 1.500 dặm về phía đông nam, với khoản chi phí xây dựng hoàn tất lên đến 21,1 tỷ USD. Sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa đã trở thành vấn đề quá đau đầu về phương diện chính trị đối với chính phủ Nhật. Thêm vào đó, một số nhà phân tích quân sự lo ngại trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, các cuộc tấn công bằng tên lửa sẽ khóa chặt các hải cảng và căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Okinawa, ngăn chặn lực lượng trên bộ của thủy quân lục chiến Mỹ triển khai quân đến những nơi cần thiết. Trong khi đó, phí tổn để xây căn cứ quy mô lớn tại Guam đã vượt quá cao, sẽ gây nên tình trạng tập trung quá nhiều nguồn lực vào một địa điểm. Năm ngoái, các thượng nghị sĩ Carl Levin, John McCain và James Webb đã phản đối kế hoạch Guam, và yêu cầu soạn lại một kế hoạch khác.

The latest plan scales back the Guam move to 4,700 Marines with 2,700 more moving to existing bases in Hawaii. That will reduce the Pentagon's Guam construction bill. However, Levin, McCain, and Webb still want to know how the latest basing proposal, "relates to the broader strategic concept of operations in the region."


Kế hoạch mới nhất giảm bớt quân số thủy quân lục chiến chuyển đến Guam xuống còn 4.700 lính, và 2.700 lính còn lại sẽ chuyển đến các căn cứ hiện có tại Hawaii. Kế hoạch này sẽ giúp giảm bớt chi phí xây dựng tại Guam cho Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ Levin, McCain và Webb vẫn muốn biết đề xuất lập căn cứ mới đây “có liên quan thế nào đến quan điểm chiến lược mở rộng hơn các hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực”.

Providing a forward presence in places like the South China Sea and reacting to military and humanitarian crises will be the major missions for the Marine Corps in the Pacific. How best to position Marine units to accomplish these tasks remains unsettled.

Triển khai sự hiện diện tích cực tại những nơi như biển Đông, ứng phó với các cuộc khủng hoảng quân sự và nhân đạo sẽ là sứ mệnh chủ yếu của thủy quân lục chiến Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Làm thế nào có được căn cứ tốt nhất cho các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ để họ hoàn thành nhiệm vụ vẫn là vấn đề chưa giải quyết được. 

Aquino seems to welcome a stepped-up U.S. military profile in his neighborhood. But that doesn't mean he wants a return to the large and politically overbearing bases the United States operated in the Philippines until 1992, when a political consensus in the country threw the U.S. forces out. It is likely that a majority on Okinawa would follow suit, if they had the authority to do so.

Tổng thống Aquino có vẻ hoan nghênh sự tăng cường binh lực Mỹ chung quanh Philippines. Nhưng điều đó không có nghĩa ông ấy muốn có sự hiện diện trở lại những căn cứ khổng lồ mang tính áp đặt chính trị của Mỹ từng hoạt động trên lãnh thổ Philippines cho đến năm 1992, thời điểm mà sự đồng thuận chính trị của quốc gia này buộc các lực lượng Mỹ phải ra đi. Có khả năng đa số cộng đồng dân cư trên đảo Okinawa sẽ theo đuổi việc kiện ra tòa nếu họ có thẩm quyền làm điều đó.

The political path of least resistance will be to relocate overseas units back to bases in the United States (something almost all congressmen will welcome) and then fly or sail these units back out on relatively short-term deployments and training exercises in partner countries. Darwin, Australia, is already preparing to eventually host up to 2,500 Marines on six-month rotational deployments. The Philippines may soon roll out a similar welcome mat. Other countries in the region may follow.

Con đường chính trị ít vấp phải sự chống đối nhất sẽ là tái bố trí các đơn vị hoạt động ở nước ngoài trở về các căn cứ trên đất Mỹ (là điều hầu hết các nghị sĩ quốc hội sẽ hoan nghênh), sau đó các đơn vị này sẽ được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không đến các địa điểm triển khai quân tương đối ngắn hạn và tập trận tại các quốc gia đối tác. Darwin (Úc) là nơi đã và đang chuẩn bị đón nhận một lực lượng lên tới 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến triển khai luân phiên 6 tháng mỗi lần. Philippines có thể sớm trải thảm chào đón các lực lượng Mỹ với cách thức tương tự. Tiếp theo có thể là các nước khác trong khu vực.

In addition to reducing the corrosiveness of large foreign bases such as those in Okinawa and formerly in the Philippines, the rotational deployment method has other benefits. It will condition U.S. military forces and planners to an expeditionary mind-set. Logisticians will further improve their already formidable skills at moving military units around the world, skills that will always be handy during crises. Military units will learn to become more nimble, adaptable, and flexible, increasing their usefulness during crises. With deployments as the standard model, U.S. military personnel will become acquainted with a wider variety of foreign partners than they would under a static basing scheme. And when units are not deployed, they will be back at bases in the United States, which will have better training facilities and better family accommodations than those overseas.

Bên cạnh giảm bớt tác động tiêu cực của những căn cứ lớn ở nước ngoài như Okinawa và Philippines trước đây, cách triển khai quân luân phiên còn có một số lợi ích khác: Nó tạo điều kiện cho các nhà hoạch định và lực lượng quân sự Mỹ quen với tư duy viễn chinh. Giới chuyên gia hậu cần sẽ phải cải thiện hơn nữa những kỹ năng hết sức phức tạp trong công tác vận chuyển các đơn vị quân đội đi khắp thế giới, những kỹ năng này luôn hữu ích trong những cuộc khủng hoảng. Các đơn vị quân đội Mỹ sẽ phải học cách trở nên linh hoạt hơn, thích nghi tốt hơn và nhanh nhẹn hơn, nâng cao năng lực ứng phó với những cuộc khủng hoảng. Với cách triển khai quân theo mô hình chuẩn nói trên, quân nhân Mỹ sẽ trở nên quen thuộc với các đối tác nước ngoài khác nhau nhiều hơn so với lúc đóng căn cứ cố định. Khi không triển khai quân, các đơn vị này sẽ trở về căn cứ tại Mỹ, nơi có những cơ sở huấn luyện tốt hơn, gần gũi với gia đình hơn khi đóng quân ở nước ngoài. 

The deployment approach has its risks. U.S. naval and air forces face increasing challenges from long-range, anti-ship, and anti-aircraft missiles. The ability of some adversaries to use these missiles to impose "anti-access, area denial" measures against the movement of U.S. reinforcements into crisis areas would be especially troubling for the deployment model. From a diplomatic perspective, some will question whether a U.S. strategy that relies more on distant deployments and less on a permanent forward troop presence will be sufficiently reassuring to partners who might be under stress from a strong nearby neighbor like China.


Cách triển khai quân này cũng có những rủi ro. Lực lượng không quân và hải quân Mỹ sẽ đối mặt với những thách thức gia tăng từ các loại tên lửa tầm xa, đối không và đối hạm. Khả năng một số lực lượng thù địch sử dụng tên lửa để áp đặt chiến thuật “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”, chống lại sự chuyển quân của các lực lượng Mỹ đến tăng cường tại khu vực khủng hoảng, sẽ đặc biệt gây khó khăn cho mô hình triển khai này. Xét từ viễn cảnh ngoại giao, một số nước sẽ đặt câu hỏi liệu chiến lược của Mỹ, dựa trên mô hình triển khai quân từ xa, giảm bớt sự hiện diện quân sự thường trực, có đủ trấn an các quốc gia đối tác đang trong tình trạng căng thẳng bởi một nước láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc.

Under a growing missile threat, field commanders will likely prefer the flexibility afforded by an expeditionary approach compared to the vulnerability of fixed bases -- such as Okinawa -- located within easy range of Chinese missiles. The new slimmed-down relocation plan to Guam will still cost an estimated $8.6 billion, spent on elaborate barracks, family housing, and training ranges. Instead of building up another increasing vulnerable fixed base, the Pentagon should consider using that money to acquire additional Marine amphibious ships and anti-missile destroyers to protect them. That would boost forward presence and flexibility, which should be reassuring to both alliance partners and U.S. commanders in the region.

Trước nguy cơ bị tên lửa tấn công ngày một tăng, các tư lệnh chiến trường Mỹ có thể thích sự linh hoạt theo mô hình viễn chinh hơn là đặc điểm dễ bị tấn công của các căn cứ cố định – chẳng hạn như căn cứ tại Okinawa – hoàn toàn nằm trong tầm bắn dễ dàng của các tên lửa Trung Quốc. Kế hoạch tái bố trí mới chuyển quân đến Guam với quy mô tinh gọn hơn, ước tính sẽ vẫn tiêu tốn đến 8,6 tỷ USD, sẽ chi dùng vào việc xây doanh trại, nhà ở cho gia đình binh sĩ, thao trường tập bắn. Thay vì xây thêm căn cứ cố định khác đang ngày càng dễ bị tấn công, Lầu Năm Góc nên xem xét dùng số tiền này trang bị thêm các loại tàu đổ bộ dành cho thủy quân lục chiến và các tàu khu trục chống tên lửa nhằm bảo vệ lực lượng này. Điều đó sẽ tăng cường tính linh hoạt và sự hiện diện tích cực của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, giúp củng cố niềm tin của các đối tác đồng minh và cả những tư lệnh quân đội Mỹ trong khu vực.  



http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/27/this_week_at_war_nimbys_in_the_south_china_sea?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn