|
|
Russia’s crony
capitalism: the swing of the pendulum
|
Chủ nghĩa tư bản
thân hữu Nga: Chuyển động con lắc
|
Vladimir Gelman,
14 November 2011
|
Vladimir Gelman,
14/11/2011
|
Cronyism has always played a significant part in Russian
political and economic life, so the arrival on the scene 20 years ago of
crony capitalism was no surprise.
|
Chủ nghĩa thân hữu luôn đóng một vai trò quan trọng trong
đời sống chính trị và kinh tế Nga, vì thế, sự xuất của chủ nghĩa tư bản thân
hữu ở đây 20 năm trước không phải là điều quá bất ngờ.
|
It has been through various stages over that period,
ending up with the ‘predatory state’ that exists in Russia today. Vladimir
Gelman wonders if it can move on or is the pendulum stuck?
|
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong 20 năm ấy đã hình
thành "nhà nước thao túng" ở Nga như ngày nay. Vladimir Gelman đặt
câu hỏi liệu nước này sẽ đi về phía trước hay sẽ mãi dao động như một con lắc
đơn?
|
In their assessments of the Russian political and economic
system over the past few years, analysts have highlighted the significance of
crony capitalism, where success in business depends first and foremost on
informal links between interest groups and government officials, and
resources and privileges are distributed according to the whim of those in
power. While this is on the whole a fair description of the situation, it
allows for no analysis of the dynamics of change in Russia over the last 20
years.
|
Trong đánh giá về hệ thống chính trị và kinh tế của Nga
những năm vừa qua, các nhà phân tích đã chỉ rõ tầm quan trọng của chủ nghĩa
tư bản thân hữu, ở đó thành công trong trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc
đầu tiên và trước nhất vào các mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm lợi ích
và quan chức chính phủ, các nguồn lực và đặc quyền được phân phối theo tùy
tiện theo muốn của người cầm quyền. Mặc dù nhìn chung đây là miêu tả xác đáng
về những gì đã diễn ra, nhưng nó không cho phép phân tích sâu hơn về những biến
chuyển tại Nga trong suốt 20 năm qua.
|
David Kang has made a considerable contribution to
understanding the special features of crony capitalism in various countries.
His theory is that the nature of the interaction between officialdom on the
one hand and Big Business on the other depends on the degree of internal
consolidation of each of the players. Are they united and organised as a
group or sub-divided into a multiplicity of cliques in competition with each
other?
|
David Kang đã từng có đóng góp rất to lớn vào việc tìm
hiểu những nét đặc trưng trong chủ nghĩa tư bản thân hữu ở nhiều quốc gia
khác nhau. Ông lý luận, bản chất các tương tác giữa một bên là chế độ quan liêu
hành chính và một bên là Doanh nghiệp lớn phụ thuộc thuộc vào mức độ thống
nhất nội bộ của từng bên tham gia. Các bên thống nhất và được tổ chức như một
nhóm hay bị chia nhỏ thành đa dạng các tiểu nhóm cạnh tranh với nhau?
|
'Over the last 20 years that Russia has been in transition
from state socialism to crony capitalism, the trajectory of the shifts
between the state and Big Business in the oil and gas sector has been very
tortuous and much like the swing of a pendulum.'
|
“Trong 20 năm Nga tiến hành quá trình chuyển đổi từ chủ
nghĩa xã hội nhà nước sang chủ nghĩa tư bản thân hữu, quỹ đạo của sự chuyển
đổi giữa nhà nước và đại gia trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt đã được rất
quanh co và rất giuống với dao động của một con lắc."
|
Kang uses these criteria to identify the following
situations:
|
Kang sử dụng những tiêu chuẩn sau trong đánh giá của mình:
|
- Rent seeking and state capture – Big Business is united
and controls a weak and disjointed state apparatus;
|
- Tìm kiếm đặc quyền và và chi phối nhà nước - Doanh
nghiệp lớn liên minh thống nhất và chi phối bộ máy nhà nước yếu kém và thiếu
gắn kết;
|
- The predatory state - Business is divided into competing
groups and a united state apparatus effects business capture;
|
- Nhà nước thao túng - Doanh nghiệp bị chia thành các nhóm
nhỏ cạnh tranh với nhau và nhà nước thống nhất thao túng doanh nghiệp;
|
- Mutual hostages - civil servants and businessmen are
united and organised in such a way that they balance out each other’s influence
in politics and economics.
|
- Khống chế lẫn nhau - các công chức và chủ doanh nghiệp
thống nhất và được tổ chức theo cách đảm bảo cân bằng ảnh hưởng của nhau về
chính trị và kinh tế.
|
Big Oil and the
growth of Big Business
|
Đại gia dầu lửa và
sự lớn mạnh của doanh nghiệp khủng
|
The Soviet model for the relationship between the state
and Big Business in the raw materials sector was the ‘point of departure’ for
the establishment of crony capitalism in Russia and remains to this day the
ideal standard for a significant section of Russian politicians and civil
servants.
|
Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn trong
lĩnh vực nguyên liệu thô thời Liên Xô là xuất phát điểm hình thành chủ nghĩa
tư bản thân hữu ở Nga và vẫn tồn tại cho tới ngày nay như một chuẩn mực lý
tưởng đối với bộ phận không nhỏ các chính trị gia và quan chức Nga.
|
Russian oil giant
Lukoil mini-refineries in Kogalym, western Siberia. Russia produces 12% of
total world output. Under Putin the 'predatory state' has strengthened its
control of the energy sector. Businessmen and civil servants with the right
connections have been the biggest beneficiaries.
|
Nhà máy lọc dầu mini
của công ty dầu khổng lồ Lukoil tại Kogalym, phía tây Siberia. Nga sản xuất
12% tổng sản lượng dầu thế giới. Dưới thời Putin nhà nước thao túng đã tăng
cường kiểm soát ngành năng lượng. Các doanh nhân và viên chức thông đồng đã
được hưởng lợi lớn nhất.
|
The ruling elites treat the sector, and the economy as a
whole, in many ways very much as they did in the Soviet period. The Soviet
government invested significant resources in developing the oil and gas industries
and ran its enterprises through the sectoral ministries, but those working in
the industries had considerable opportunities for lobbying their interests.
|
Cách giới cầm quyền đối xử với ngành này, và với nền kinh
tế nói chung, xét trên nhiều mặt, rất giống với thời Liên Xô. Chính phủ Liên
Xô đầu tư nguồn lực đáng kể vào tài nguyên để phát triển ngành công nghiệp
dầu khí và điều hành các công ty của mình thông qua các bộ ngành, nhưng những
người làm việc trong các ngành này cũng có cơ hội rất lớn để vận động hành
lang bảo vệ lợi ích của mình.
|
During the 1970s oil boom period the Soviet economy was
increasingly compelled to use revenues from oil and gas exports to provide
for the country’s consumer needs, which meant the government had to meet the
interests of the oil sector half way. Alexei Kosygin ↑ even had to make a
personal appeal to the industry managers to increase oil production and
exports so that the necessary quantities of grain could be purchased and
imported. During this period the relationship between the state and the oil
and gas sector fell into the ‘mutual hostages’ category: the political
leadership relaxed its centralised control and the Soviet economy
deteriorated.
|
Thời kỳ dầu lửa bủng nổ những năm 1970, nền kinh tế Liên
Xô càng cần nhiều doanh thu từ xuất khẩu xầu khí để mua sắm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước, nghĩa là chính phủ càng phải thỏa hiệp và đáp ứng các
lợi ích của ngành dầu mỏ. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Alexei Kosygin thậm chí
đã đích thân kêu gọi các nhà quản lý trong ngành tăng cường sản xuất và xuất
khẩu dầu để tạo nguồn tài chính mua và nhập khẩu đủ nhu cầu ngũ cốc của cả
nước. Trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa nhà nước và lĩnh vực dầu khí rơi
vào trạng thái "khống chế lẫn nhau": lãnh đạo chính trị nới lỏng
kiểm soát tập trung và nền kinh tế Liên Xô bắt đầu sa sút.
|
The huge economic crisis at the end of the 1980s, which
finally brought the system down, resulted in the collapse of the system for
managing the various sectors of the economy.
The spontaneous development of the market changed the balance of power
between the state and Big Business, which was left to its own devices and
given almost unlimited opportunities for ‘rent seeking’: the ‘mutual
hostages’ model collapsed and the industry’s enterprises came under the
control of the managers.
|
Kết quả, cuộc khủng hoảng kinh tế cuối những năm 1980 đã
đánh sập cả hệ thống, dẫn đến sự sụp đổ cơ chế quản lý đa ngành của nền kinh
tế. Diễn biến bất ngờ của thị trường làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Nhà
nước và Doanh nghiệp lớn theo hướng "cởi trói" cho Doanh nghiệp lớn
và mang lại vô số cơ hội cho những kẻ "tìm kiếm đặc quyền": mô hình
"khống chế lẫn nhau" đổ vỡ và các doanh nghiệp trong ngành rơi vào
tay các nhà quản lý.
|
The formal preservation of state property at the beginning
of the 1990s was only a façade: the managers of many of the enterprises
belonging to the state were interested in seizing and stripping their assets
and the state was in no condition to even levy taxes from them, much less
provide them with any kind of effective management. For a long time Gazprom
was a state within a state, paying taxes only after informal negotiations
between the top managers and the leadership of the country. Given this
situation, changes in the relationship between the state and Big Business
were inevitable.
|
Việc duy trì các tài sản nhà nước thời kỳ đầu những năm
1990 chỉ còn mang tính hình thức: các nhà quản lý của nhiều doanh nghiệp
thuộc nhà nước muốn thâu tóm và chiếm lấy các tài sản đó và nhà nước thậm chí
còn rơi vào tình thế mất luôn cả tiền thuế từ chúng, và cũng không thể đảm
bảo một sự quản lý hiệu quả. Trong thời gian dài, Gazprom là nhà nước trong
nhà nước, chỉ đóng thuế sau những cuộc thương thảo không chính thức giữa các
nhà quản lý cấp cao với giới lãnh đạo nhà nước. Căn cứ tình hình này, mối
quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn sẽ khó tránh khỏi thay đổi.
|
The waxing and
waning of the oligarchs
In essence the Russian government of the 1990s was faced
with the choice between supporting the oil and gas sector’s previous default
‘rent seeking’ position or transferring part of its assets into private
ownership. The economy was in free fall, there was a high level of political
instability, a bitter struggle for power and an acute fiscal crisis so the
Russian government used privatisation to gain the support of Russian
business.
|
Thăng trầm của các
đầu sỏ
Về cơ bản, chính phủ Nga những năm 1990 phải đối diện với
lựa chọn giữa ủng hộ vị trí "đặc quyền" mặc định của ngành dầu khí
hay chuyển nhượng bớt một phần tài sản sang sở hữu tư nhân. Nền kinh tế rơi
tự do, bất ổn chính trị leo thang, đấu tranh quyền lực gay gắt và khủng hoảng
tài chính trầm trọng buộc chính phủ Nga phải tư nhân hóa để tranh thủ sự ủng
hộ của giới doanh nghiệp.
|
The 1995 loans for shares auctions ↑ saw the government
pledging its controlling stake in the largest oil, metals and other
enterprises to the Russian banks in exchange for money to be used as the
government saw fit. What actually happened was that the authorities
transferred control over various assets (including oil) to arbitrarily
selected representatives of Russian business with whom they had close links,
who in their turn guaranteed the government their political support in the
run up to the presidential election scheduled for the summer of 1996. In this
way the Tyumen Oil Company (TNK) passed into the hands of Alfa Bank headed by
Mikhail Fridman; the YUKOS oil company became the property of Menatep Bank,
headed by Mikhail Khodorkovsky and Sibneft was transferred to a holding
company controlled by Boris Berezovsky.
|
Cuộc đấu giá "cho vay lấy cổ phần" năm 1995
chứng kiến việc chính phủ chuyển giao quyền kiểm soát trong các công ty dầu,
kim loại và một số công ty nhất khác cho các ngân hàng Nga để đổi lấy tiền
phục vụ hoạt động của của mình. Thực tế, chính phủ đã trao quyền kiểm soát
đối với rất nhiều tài sản (trong đó có dầu mỏ) sang cho các đại diện doanh nghiệp
Nga được lựa chọn một cách tùy tiện trong số những người có quan hệ thân
thiết, để đổi lấy sự ủng hộ chính trị của họ trong cuộc chạy đua tranh cử
tổng thống diễn ra vào mùa hè năm 1996. Như thế, Tyumen Oil Company (TNK) rơi
vào tay Ngân hàng Alfa do Mikhail Fridman là người đứng đầu; Công ty dầu mỏ
YUKOS trở thành tài sản của Ngân hàng Menatep của Mikhail Khodorkovsky và
Sibneft được giao cho một công ty chủ quan do Boris Berezovsky kiểm soát.
|
'This 'state
capture' period in Russia was quite short. After the 1998 financial crisis,
Big Business influence on government decision taking was sapped, while the
strengthening of the state's coercive capacity and Vladimir Putin coming to
power dealt the oligarchs a crippling blow.'
|
Giai đoạn thao túng
chính quyền này ở Nga diễn ra rong thời gian khá ngắn. Sau cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1998, ảnh hưởng của Doanh nghiệp lớn lên các quyết sách của
chính phủ giảm xuống, khi mà công cuộc chấn hưng quyền lực của nhà nước cùng
với việc Vladimir Putin lên cầm quyền đã giáng một cú đấm tê người vào các
trùm đầu sỏ.
|
Once the government had granted big business such
significant privileges in the privatisation process, it found that it was
very dependent politically on the big businessmen (the 'oligarchs'). This
state of dependency became even more marked after the 1996 elections, when
the spoils granted to various 'oligarchs' and their henchmen came in the form
of high-up government posts which opened up new opportunities for further
rent seeking. Several members of the Russian government attempted to place
obstacles in their way, but these attempts were none too successful: by the
end of 1997 they had lost the battle with the 'oligarchs.' These developments
resulted in 'state capture' by Russian big business, which started to
exercise crucial influence on significant political and economic decisions.
|
Sau khi trao cho các Doanh nghiệp lớn những đặc quyền lớn
như vậy trong quá trình tư nhân hóa, chính phủ nhận thấy một sự phụ thuộc
chính trị ghê gớm vào các ông chủ lớn (tức các trùm đầu sỏ). Tình trạng lệ
thuộc này trở nên rõ rệt hơn sau cuộc bầu cử năm 1996, khi các đặc quyền được
trao cho các trùm đầu sỏ và tay sai dưới hình hính là các vị trí cấp cao
trong chính phủ, điều này lại mở ra những cơ hội mới cho cuộc "tìm kiếm
đặc lợi". Một số thành viên trong chính phủ Nga muốn ngăn cản, nhưng
những nỗ lực này đều không mấy thành công: đến cuối năm 1997, họ "thất
trận" trước các trùm đầu sỏ. Những diễn biến này dẫn tới sự "thao
túng chính quyền" của các doanh nghiệp lớn ở Nga, và họ bắt đầu thực thi
ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trong các quyết sách chính trị và kinh tế quan
trọng.
|
In the summer of 2000, at a meeting with the oligarchs,
Putin made Big Business an informal offer it couldn't refuse, which
subsequently came to be called the 'barbecue agreement.' Essentially, the
state would not revisit the question of property rights and would maintain an
equal distance from the oligarchs, while Big Business would have to remain
loyal to the authorities and not interfere in the most important political
decisions. Those few oligarchs who didn't agree with the conditions of this
informal agreement soon lost their assets and/or had to leave Russia. The
remaining representatives of Big Business simply had no choice.
|
Mùa hè năm 2000, tại cuộc gặp với các trùm đầu sỏ, Putin
đã đưa ra một đề nghị không chính thức và không thể từ chối đối các Doanh
nghiệp lớn, mà sau đó được gọi là "thỏa thuận barbecue". Về cơ bản,
nhà nước sẽ không xét lại vấn đề quyền tài sản và sẽ duy trì một khoảng cách
cân bằng với các trùm đầu sỏ, trong khi Doanh nghiệp lớn phải trung thành với
chính quyền và không can thiệp vào những quyết sách quan trọng nhất của chính
phủ. Số ít các trùm đầu sỏ không đồng tình với điều kiện của thỏa thuận không
chính thức này nhanh chóng mất dần tài sản và/hoặc phải rời khỏi Nga. Các đại
diện còn lại của Doanh nghiệp lớn đơn giản không còn lựa chọn nào khác.
|
President Putin with
Mikhail Fridman and Mikhail Khodorkovsky at the 2000 Kremlin meeting. He
promised not to review the results of the Yeltsin privatisation if they would
stay clear of politics. 3 years later Khodorkovsky was arrested and his oil
empire, Yukos, dismantled, reinforcing state control of the energy sector.
|
Tổng thống Putin với
Mikhail Fridman và Mikhail Khodorkovsky tại cuộc họp Kremlin 2000. Ông hứa sẽ
không xem xét kết quả của tư nhân hóa thời Yeltsin nếu họ sẽ không nhúng tay
vào chính trị. 3 năm sau đó, Khodorkovsky đã bị bắt và đế chế dầu của mình,
Yukos, tan rã, làm vững thêm sự kiểm soát của nhà nước đối với ngành năng
lượng.
|
The 'barbecue agreement' comes quite close to the 'mutual
hostage' model. On the one hand the Russian government took a step towards
the oligarchs by creating favourable conditions for the development of their
business: in the course of tax reforms the government agreed rates and
payment procedures with the oil company representatives, including the
mineral production tax. In its turn Big Business gave its active support to
the policy of re-centralising the state, which removed the barriers to
business development and was aimed at creating a single all-Russian market.
The authorities appeared to recognise the largest associations of Russian
businessmen as their official junior partners. This balance of power between
the state and Big Business had a beneficial effect on the direction of the
economic reforms too, and on preserving political pluralism in Russia.
|
"Thỏa thuận barbecue" dẫn đến một mô hình gần
giống mô hình "khống chế lẫn nhau". Một mặt chính phủ Nga bước gần
hơn đến các trùm đầu sỏ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của các doanh nghiệp này: trong quá trình cải cách thuế, chính phủ đồng ý các
mức thuế và thủ tục thanh toán với các đại điện của các công ty dầu, trong đó
có thuế sản xuất khoáng sản. Về phần mình, Doanh nghiệp lớn tích cực ủng hộ
chính sách tái tập quyền hóa nhà nước, xóa bỏ các rào cản đối với phát triển
kinh doanh và hướng tới xây dựng một thị trường thống nhất cho toàn nước Nga.
Chính quyền có vẻ thừa nhận các hiệp hội lớn nhất những doanh nhân Nga là đối
tác cơ sở chính thức. Cán cân quyền lực này giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn
có ảnh hưởng tốt tới việc chỉ đạo các cải cách kinh tế và duy trì đa nguyên
chính trị ở Nga.
|
But the conditions of the 'barbecue agreement' could
easily be reviewed unlaterally if the political or economic climate were to
change. In the 00s world oil prices increased, as did the revenue from
exports, and the Russian government became considerably stronger, which
encouraged the authorities to reconsider the formal and informal rules of the
game in their relationship with Big Business (especially in the oil and gas
sector). This period saw Russia turning towards authoritarian government,
restrictions on political competition and the strengthening of the Kremlin
monopoly, so the extension of these tendencies to the economic sphere was the
authorities' logical next step.
|
Nhưng những điều kiện của "Thỏa thuận barbecue"
có thể được đơn phương xem xét lại nếu môi trường chính trị hay kinh tế thay
đổi. Trong những năm 2000, giá dầu thế giới tăng, doanh thu từ xuất khẩu cũng
vậy, và chính phủ Nga càng trở nên mạnh hơn, điều này khuyến khích chính
quyền xem xét lại các quy định chính thức và không chính thức trong mối quan
hệ với Doanh nghiệp lớn (đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí). Giai đoạn này
chứng kiến quyền lực của Kremlin nổi trội hơn rất nhiều, vì thế việc mở rộng
xu hướng này ra toàn bộ nền kinh tế chính là bước đi dễ hiểu tiếp theo của
chính quyền.
|
In October 2003 Mikhail Khordorkovsky, chief owner and
head of the largest private Russian oil company Yukos, was arrested on
charges of tax evasion. Later he was given a lengthy prison sentence. His
arrest brought the company down very soon: its main assets were sold to pay
for its debts at a price considerably below its market value. In addition the
Russian authorities, employing non-transparent methods and acting through
dummy third companies, ensured the transfer of the companies belonging to
Yukos to the state oil company Rosneft.
|
Tháng 10/2003, Mikhail Khordorkovsky, ông chủ kiêm chủ
tịch công ty dầu khí tư nhân lớn nhất của Nga Yukos, bị bắt với cáo buộc trốn
thuế. Sau đó, ông bị kết án tù giam. Vụ việc này khiến công ty đi xuống nhanh
chóng: các tài sản chính bị đem bán với mức giá thấp hơn giá trị thị trường
để thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó, chính quyền Nga cũng sử dụng một số
biện pháp không minh bạch và hành động thông qua các công ty bù nhìn thứ ba
để đảm bảo cuộc chuyển giao các công ty con của Yukos vào công ty dầu khí
quốc gia Rosneft.
|
The return of the
predatory state.
|
Sự quay trở lại của
nhà nước thao túng
|
The Yukos affair was a turning point in relations between
the Russian government and Big Business: it marked the transition from a
situation of 'mutual hostages' to a policy of 'business capture' and to the
eventual establishment of the 'predatory state' in Russia. This event opened up the way to a
large-scale revision of property rights in the oil industry. Following on the
effective nationalisation of Yukos, the Russian government began attacking
other assets belonging to private Russian capital, or to foreign businesses.
Essentially it was a move towards expropriating property in the oil industry and
the transfer of assets to the control of state companies or private business
connected to the authorities. This was 'business capture' by the 'predatory
state'.
|
Vụ Yukos là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa chính phủ
Nga với Doanh nghiệp lớn: nó đánh dấu sự biến chuyển từ thế "khống chế
lẫn nhau" sang chính sách "thao túng doanh nghiệp" và cuối
cùng dẫn đến hình thành Nhà nước thao túng ở Nga. Sự kiện này mở đường cho
việc xét lại trên quy mô lớn các quyền tài sản trong ngành dầu mỏ. Sau cuộc
quốc hữu hóa Yukos thành công, chính phủ Nga bắt đầu tấn công các tài sản
khác thuộc về vốn tư nhân của Nga hay của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cơ
bản là động thái hướng đến chiếm hữu các tài sản trong ngành dầu mỏ và trao
quyền kiểm soát cho các công ty nhà nước hoặc các công ty tư nhân có quan hệ
với chính quyền. Đó chính là cuộc "chiếm đoạt doanh nghiệp" của
"Nhà nước thao túng".
|
At the same time non-transparent management in the oil and
gas sector became ever more entrenched, facilitating the growth of corruption
and increasingly non-cost effective expenditure. In the middle of the 00s a previously
unknown company called Gunvor, headed up by Gennadii Timchenko, a former
colleague of Putin's, suddenly appeared among the ranks of the world's
largest oil traders. Up to 40% of the oil exported from Russia, mainly by
state companies, was supplied to the world market by this company, but the
activities of the company itself and its ownership structure remained opaque.
|
Trong khi đó, sự quản lý thiếu minh bạch trong ngành dầu
khí trở nên khó lay chuyển hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho tham nhũng phát
triển và các khoản chi tiêu ngoài quy định ngày càng nhiều. Giữa những năm
2000, một công ty trước đó không ai biết đến có tên Gunvor, do Gennadii
Timchenko, một đồng nghiệp của Putin, đứng đầu, bất ngờ xuất hiện trong nhóm
những doanh nghiệp kinh doanh dầu mỏ lớn nhất thế giới. Có tới 40% dầu xuất
khẩu của Nga, chủ yếu của các doanh nghiệp nhà nước, đượng cung cấp ra thị
trường thế giới thông qua công ty này, nhưng bản thân hoạt động cũng như cấu
trúc sở hữu nó vẫn là điều thiếu minh bạch.
|
During this period the performance of the Russian gas
monopoly Gazprom deteriorated sharply: its operating costs increased rapidly
and its debts even more rapidly, while gas production and deliveries to the
domestic market remained virtually unchanged. The outcome of this large-scale
increase in the presence of the Russian 'predatory state' in the oil and gas
industry was a reduction in the efficiency of Big Business, turning it into a
cash cow for the businessmen and civil servants with connections in the
government.
|
Trong giai đoạn này, hoạt động của công ty độc quyền về
khí gas của nga Gazprom xấu đi nghiêm trọng: chi phí hoạt động tăng vợt, nợ
cũng phình to nhanh hơn, trong khi sản xuất và vận chuyển khí tới thị trường
trong nước vẫn gần như không thay đổi. Kết quả của sự tăng cường hiện diện
quy mô lớn của "Nhà nước thao túng" ở Nga trong ngành dầu khí làm giảm
hiệu quả của Doanh nghiệp lớn, biến nó thành một "con bò sữa" cho
các ông chủ và quan chức trong chính phủ.
|
All in all the relationship between the Russian state and
Big Business during the last 20 years has been very like the swing of a
pendulum. At the end of the 80s-early 90s (the end of the Soviet period), the
pendulum started its swing from the 'mutual hostages' situation towards 'rent
seeking', completing the swing at the extreme limit of 'state capture' in 1996-1998.
|
Tóm lại, toàn bộ mối quan hệ giữa Nhà nước Nga với Doanh
nghiệp lớn trong 20 năm qua rất giống với sự chuyển động của con lắc. Cuối
những năm 1980 đầu những năm 1990 (cuối thời kỳ Xô-Viết), con lắc bắt đầu đu
đưa từ trạng thái "khống chế lẫn nhau" sang "tìm kiếm đặc
quyền" và kết thúc quá trình với một "Nhà nước thao túng" vào
năm 1996-1998.
|
In the 00s the pendulum started swinging back towards
strengthening government positions. It passed the equilibrium point ('mutual
hostages') and in 2003-4 (after the Yukos affair) started moving fast in the
direction of the 'predatory state'. Where it remains to this day. The
pendulum can today be described as in a state of ineffectual equilibrium. The
longer it remains in this state, the more jerky and painful will be its
movements in the future.
|
Đầu những năm 2000, con lắc bắt đầu quay trở lại củng cố
vị trí của chính phủ. Nó đi qua điểm cân bằng (khống chế lẫn nhau) và năm
2003-2004 (sau vụ Yukos) bắt đầu chuyển động nhanh hơn theo hướng "Nhà
nước thao túng" và duy trì cho tới hôm nay. Con lắc hôm nay được miêu tả
là trong tình trạng cân bằng không hiệu quả. Tình trạng này càng kéo dài,
chuyển động của nó càng dữ dội và ghê gớm hơn trong tương lai.
|
Vladimir Gelman, Professor
of political science at the European University in St. Petersburg, Russia. He
is the author of 17 books and more than 120 articles on Russian and post
Soviet politics.
|
Vladimir Gelman, Giáo
sư khoa học chính trị tại Đại học châu Âu ở St Petersburg, Nga. Ông là tác
giả của 17 quyển sách và hơn 120 bài viết về chính trị của Nga và hậu Liên Xô.
|
http://www.opendemocracy.net/od-russia/vladimir-gelman/russia%E2%80%99s-crony-capitalism-swing-of-pendulum
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, May 13, 2012
Russia’s crony capitalism: the swing of the pendulum Chủ nghĩa tư bản thân hữu Nga: Chuyển động con lắc
Labels:
RUSSIA-NGA
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn