MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, April 17, 2012

China's Military Posture and the New Economic Geopolitics Tình hình Quân đội Trung Quốc và Tân Địa chính trị Kinh tế

China's Military Posture and the New Economic Geopolitics

Tình hình Quân đội Trung Quốc và Tân Địa chính trị Kinh tế

Dr. Evan A. Feigenbaum

Dr. Evan A. Feigenbaum

Belfer Center for Science and International Affairs

John F. Kennedy School of Government

Harvard University

Belfer Center for Science and International Affairs

John F. Kennedy School of Government

Harvard University

For much of the past two decades, China has recorded nearly unprecedented rates of economic growth. These increases -both flow from and contribute to a parallel- rise in rates of domestic energy consumption.(1) As a result of this rise, the analysis of Chinese energy issues has become closely linked to several important points of debate about China's military posture and long-range strategic intentions:

Hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã ghi được mức tăng trưởng kinh tế gần như chưa từng có trước đây. Gây ra sự tăng lên về lượng cả hai mặt song song, cả lượng ra lẫn lượng vào mức tiêu thụ năng lượng trong nước. Kết quả của việc gia tăng nầy, việc phân tích vấn đề năng lượng của Trung Quốc liên hệ mật thiết đến một số điểm quan trọng cần bàn bạc về tình hình quân đội Trung Quốc và các ý đồ chiến lược lâu dài của họ:

- How will China guarantee its most vital sources of energy supply, especially those that depend on the free flow of goods through international shipping routes?

-Trung Quốc làm sao đảm bảo được việc cung cấp các nguồn năng lượng sống còn nhất cho mình, đặc biệt là các loại lệ thuộc vào nguồn hàng lưu thông tự do qua các tuyến đường biển quốc tế?

- Does China possess the naval capability to secure sea-lanes of communications (SLOCs)?

- Liệu Trung Quốc có đủ năng lực hải quân để đảm bảo giao thông cho các tuyến biển (SLOCs) không?

- Is such a capability at the center of its future naval planning?

- Năng lực cho việc đó có phải là trung tâm của kế hoạch phát triển hải quân trong tương lai không?

- Can China's missile capabilities--shown off to dramatic effect during exercises in the Taiwan Strait in the spring of 1996--be used to intimidate or damage international shipping, including oil and gas shipments?

- Khả năng tên lửa của Trung Quốc -đã trình diễn gây ấn tượng mạnh mẽ khi tập trận ở eo biển Đài Loan mùa xuân 1996- có thể được dùng để hăm dọa hoặc gây hại đến việc chuyên chở trên biển quốc tế, kể cả vận tải dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên?

- This debate has emerged, in part, because of a broad shift in the relationship between China's economic development strategy and its projected strategic goals.

- Cuộc tranh luận đã nảy sinh, chủ yếu chung quanh sự chuyển hướng quan trọng trong quan hệ giữa chiến lược phát triển kinh tế và các mục tiêu chiến lược đã hiện rõ ra của Trung quốc.

- From the 1950s-70s, a crude national security calculus dominated much of the Chinese policy agenda, and external insecurity was one of the few political themes that remained pervasive across the entire three decades before Deng Xiaoping's reform program was announced in 1978.

- Từ thập kỷ 50 đến 70, một tích lũy thô về an ninh quốc gia ngự trị hầu hết lịch trình chính sách của Trung Quốc, và sự bấp bênh đối ngoại là một trong vài chủ đề chính trị tồn tại chế ngự suốt ba thập kỷ trước khi chương trình đổi mới của Đặng Tiểu Bình được công bố vào năm 1978.

- High levels of external insecurity not only drove China's military posture and force structure choice during the Mao era (1949-76). Periodic national security crises that repeatedly exposed China's relative weakness also perverted a large chunk of the People's Republic's (PRC) overall economic development strategy during the period.

- Mức độ cao về bất ổn đối ngoại chẳng những đặt quân đội Trung Quốc luôn sẵn sàng và chọn cấu trúc mạnh mẽ trong kỷ nguyên Mao (1949-76). Những cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia xảy ra thường xuyên làm lộ ra lần này đến lần khác các mặt tương đối yếu kém của Trung Quốc và cũng làm lệch hướng một đại bộ phận trong chiến lược phát triển tổng thể kinh tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa(PRC) vào thời kỳ đó.

- As such, Chinese high technology and industrial planning became heavily skewed toward large-scale, nationally-coordinated strategic weapons programs, while available military resources were used in the service of traditional national security goals: border defense; enforcement of outstanding territorial claims; and the protection of the Chinese homeland from external attack.

Thế là nền kỹ thuật cao và kế hoạch công nghiệp của Trung Quốc bị lệch hướng nặng nề sang chương trình vũ khí chiến lược đại quy mô trên tầm quốc gia, trong lúc các nguồn lực quân đội có sẵn đều được đưa vào những mục tiêu truyền thống về an ninh quốc gia như: phòng vệ biên giới; đẩy mạnh những yêu sách về vấn đề lãnh thổ; và sự bảo vệ nội địa khỏi ngoại kích.

-Today, it is widely acknowledged by scholars and policymakers alike that economic growth lies at the center of China's national policy agenda. As a result of this shift, Chinese industrial and technology planning has shifted away from the weapons-focused goals of the 1950s-70s toward a much more comprehensive effort, including demilitarization and an investment shift from heavy to light and high-tech industry.

- Ngày nay, các học giả và các nhà hoạch định chiến lược đồng chấp nhận là tăng trưởng kinh tế là trọng tâm của lịch trình chính sách quốc gia của Trung Quốc. Kết quả của sự chuyển dịch này là hoạch định công nghiệp và kỹ thuật của Trung Quốc đã chuyển dịch ra khỏi các mục tiêu nhằm vào vũ khí ở thập niên 50 - 70 mà hướng đến một nỗ lực thông minh hơn nhiều, bao gồm phi quân sự hóa và chuyển dịch đầu tư từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ và kỹ thuật cao.

- Not surprisingly, these shifts have also been accompanied by a subtle change in the way some policy analysts predict that China is likely to deploy available military resources. With its borders secure and many outstanding territorial claims now overlapping economic and resource issues, the debate about Chinaís defense policy increasingly centers on two themes: (1) long-range balance of power considerations in the Asian-Pacific region, especially vis-a-vis the likely future role of the United States; and (2) the possibility that China might deploy its military forces to secure resources required for long-range economic growth.

- Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chuyển dịch đó đi kèm với một sự thay đổi tế nhị là Trung Quốc có ý định khai triển tiềm năng về quân sự, như nhiều nhà phân tích tiên đoán. Với các vùng biên giới vững chắc và nhiều yêu sách về lãnh thổ còn dở dang giờ đây còn chồng chéo thêm về kinh tế và vấn đề tài nguyên, cuộc tranh luận về chính sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng tập trung vào hai đề tài: (1) những quan tâm về cân bằng sức mạnh lâu dài trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là đối mặt với khả năng vai trò của Mỹ trong tương lai; và (2) khả năng Trung Quốc sẽ khai triển lực lượng quân sự để đảm bảo các tài nguyên cần thiết cho tăng trưởng kinh tế lâu dài.

- These two debates are obviously closely intertwined, but the second is especially interesting and subtle, in part because resource and balance of power considerations overlap so closely. To become both self-sufficient in energy and a dominant force in the region's macroeconomy, China must be able to guarantee sea borne access to resource supply and routes of trade. Naval modernization, in particular, has therefore taken on special resonance because of China's growing demand for energy.

- Hiển nhiên là cả hai hướng tranh luận này đan xen chặt vào nhau, nhưng ở hướng thứ nhì thì đặc biệt tế nhị và đáng quan tâm, một phần vì sự cân nhắc giữa tài nguyên và sự cân bằng sức mạnh chồng chéo nhau rất sát sao. Để được cả sự tự cân đối năng lượng và làm một thế lực thống trị trong nền kinh tế vĩ mô khu vực, Trung Quốc phải có khả năng đảm bảo tuyến đường thủy vãng lai đến nơi cung cấp tài nguyên và các tuyến đường thương mại. Do đó việc hiện đại hóa hải quân, đặc biệt ở đây, đã tiến hành đặc biệt gây tiếng vang lớn vì nhu cầu năng lượng đang tăng lên ở Trung Quốc.

Debate about precisely how resource and territorial claims overlap has been particularly pronounced, for example, in discussion of China's goals in the Biển Đông, where balance of power considerations clearly matter a great deal but where China's "step-by-step" advance to the Spratly Islands also raises questions about how a hedge against resource dependence may fit into Chinese strategic calculations.

Tranh luận chủ yếu về vấn đề làm sao các yêu sách về tài nguyên và lãnh thổ chồng chéo nhau đã được tuyên bố chi tiết, thí dụ như, trong cuộc tranh luận về các mục tiêu của Trung Quốc tại vùng biển Đông là nơi mà mối tương quan lực lượng là một vấn đề lớn trong khi Trung Quốc đang lấn dần từng bước ở vùng quần đảo Trường Sa(Spratly), nổi lên những thắc mắc rằng liệu sự lệ thuộc tài nguyên là rào cản phải đặt trong bài toán chiến lược của Trung Quốc như thế nào.

- Most major sea-lanes of communication for East Asian energy shipments lie in these waters. This, then, begs an important new question about China's strategic goals and force posture: If China's military served straightforwardly to attain "traditional" security goals, such as border defense, when these were paramount on the Chinese agenda from the 1950s-70s, might we now not expect Chinese leaders to use a future power projection capability to serve dominant goals of the present -- namely economic security, resource security, and the expansion of China's strategic and political influence in the Asian-Pacific writ large?

- Hầu hết các tuyến đường biển chủ yếu thông thương vận chuyển năng lượng miền Đông Á nằm ở vùng biển này. Vậy thì, xin phép có một câu hỏi mới , rất quan trọng về các mục tiêu chiến lược và tình thế sức mạnh của Trung Quốc: Nói thẳng ra nếu quân đội Trung Quốc phục vụ cho các mục tiêu an ninh "truyền thống", như phòng vệ biên giới, khi những điều này là tối thượng trong kế hoạch hành động của người Trung Quốc từ những năm 50 -70, thì bây giờ chúng ta có thể nào không loại trừ việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng một khả năng hiện thực sức mạnh tương lai để phục vụ mục tiêu thống trị trong hiện tại - ấy là an ninh kinh tế, an ninh tài nguyên, và sự bành trướng thoải mái về chiến lược và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

This essay offers some initial thoughts about this issue via four main arguments.

Bài tiểu luận này đưa ra vài ý tưởng ban đầu về vấn đề trên qua 4 lý lẽ chính.

First, although the history of China's militarized interstate dispute behavior suggests a proneness to rely on force, a link between China's use of force and resource and economic considerations is tenuous at best on both historical and empirical merits.

Thứ nhất, mặc dù Trung Quốc có lịch sử luôn là thái độ bất hòa giữa các nước quân phiệt dẫn đến thiên hướng dựa vào vũ lực, mối liên hệ giữa việc sử dụng vũ lực và tài nguyên và kinh tế của Trung Quốc nếu có kết nối thì cũng mong manh xét về mặt giá trị lịch sử lẫn kinh nghiệm.

Second, this is particularly salient in the case of the Biển Đông, which has been inflated by many analysts into a much larger case study of Chinese strategic behavior than it probably should be in practice.

Thứ hai, đây là mặt nổi cộm trong trường hợp vùng biển Nam Trung Hoa, nhiều nhà phân tích khi nghiên cứu động thái chiến lược của người Trung Quốc về vùng biển này đã thổi phồng lên quá mức có thể có được trong thực tiễn.

Indeed, perceived Chinese "aggressiveness" in the area may be driven more by an inflexible definition of sovereignty than by resource and economic considerations, or even by balance of power considerations.

Thực vậy, chấp nhận rằng Trung Quốc "hung hăng" trong khu vực có thể do bị tác động nhiều bởi một định nghĩa cứng nhắc về chủ quyền hơn là do suy xét đến tài nguyên và kinh tế, hoặc ngay cả do suy xét đến sự cân bằng sức mạnh.

The sea may have strategic value but the islands themselves hold virtually none. And not only is U.S. naval dominance likely to remain unchallenged for decades to come but, as I will try to show below, many of China's goals in the region can probably be met simply by "free-riding" off the U.S.-dominated status quo.

Vùng biển có thể có giá trị chiến lược nhưng bản thân các hòn đảo thì chẳng có gì. Và không chỉ thế, sự thống trị của hải quân Mỹ có khả năng sẽ không bị ai khiêu khích trong nhiều thập kỷ tới nhưng, như tôi sẽ cố nêu rõ ở phần dưới, rất nhiều mục tiêu của Trung Quốc trong khu vực chắc sẽ đạt được đơn giản bằng cách cho "chồm lên" vượt qua hiện trạng thống trị của Mỹ.

On the sovereignty front, at least, this finding holds out no great hope for stability in the Biển Đông per se as the People's Republic of China (PRC) will almost certainly seek to enforce its claim.

Ít nhất trên mặt trận chủ quyền, điều phát hiện này càng đẩy lùi kỳ vọng về một sự ổn định trong vùng biển Đông như vốn có, vì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) hầu như chắc chắn tìm cách thúc ép thỏa mãn yêu sách của họ.

But it does suggest that the Biển Đông case should not serve as an indicator either of China's broader strategic behavior or of China's position on cooperative solutions to energy needs. Indeed, this essay takes the view that the prospects for cooperative solutions are in fact quite positive.

Nhưng điều này gợi ý ra là không nên xem trường hợp biển Đông như là một dấu hiệu chỉ ra hành vi chiến lược mở rộng lãnh thổ củaTrung Quốc hoặc cho thấy vị thế của Trung Quốc trong các giải pháp hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng. Thực vậy, tiểu luận này đứng trên quan điểm tích cực cho rằng viễn cảnh về những giải pháp hợp tác trong thực tế hoàn toàn xác thực hơn.

Third, since the present status quo--American protection of open sea-lanes--serves core Chinese strategic interests, Chinese decision-makers seem far - more likely to hitch a free ride on American hegemony than- to challenge the status quo. This argues for stability over the medium term.

Thứ ba, từ hiện trạng ngày nay người Mỹ che chở các tuyến đường biển ngoài khơi phục vụ cốt lõi các lợi ích về chiến lược của Trung Quốc, giới vạch ra chính sách cho Trung Quốc dường như rất muốn làm một cú lồng lên vượt qua quyền bá chủ của người Mỹ hơn là khiêu khích hiện trạng trên. Việc tranh cải cho sự ổn định này vượt khỏi giới hạn trung bình.

Fourth, Chinese defense technology modernization is thirty to fifty years away from providing the People's Liberation Army (PLA) with a comprehensive capability to challenge U.S. dominance, especially on the open seas.

Thứ tư, việc hiện đại hóa kỹ thuật quốc phòng của Trung Quốc phải mất 30 đến 50 năm nhằm cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) một khả năng bao quát thách thức sự thống trị của Mỹ, đặc biệt trên vùng biển khơi.

When coupled with the fact that Chinese resource interests, at least, are more cheaply and efficiently served by free riding off American hegemony than via a full-frontal challenge to that hegemony, this suggests that the burden for regional stability is actually on the U.S., not China.

Khi liên kết với mối quan tâm thực tế về quyền lợi về tài nguyên của Trung Quốc , ít ra cũng làm được việc một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất là lách qua mặt quyền bá chủ của Mỹ, hơn là qua kiểu khiêu khích đối đầu trực diện với quyền bá chủ đó, điều này gợi ra một ý là gánh nặng ổn định khu vực thực ra nằm trên vai Mỹ chứ không phải Trung Quốc.

For all the talk about Chinese "aggressiveness" in garrisoning reefs and shoals, an American drawdown in the Pacific seems a far greater threat to the stability of Asia's sea-lanes and energy markets than does any potential Chinese challenge to the status quo.Below, I consider each of these arguments in greater detail.

Đối với mọi lời bàn về "sự hung hăng" của Trung Quốc trong việc đồn trú tại những dãy đá ngầm và vùng biển nông quanh đó, ta thấy việc người Mỹ đổ dồn xuống vùng biển Thái Bình Dương còn tạo ra mối hăm dọa lớn hơn nhiều đến sự ổn định của các tuyến đường biển và thị trường năng lượng, vượt qua mọi tiềm năng thách thức của người Trung Quốc đối với tình trạng hiện nay. Dưới đây, tôi sẽ nghiên cứu từng vấn đề một đi sâu vào chi tiết.

The Chinese Use of Force: Security Practice and Resource Constraints

Trung Quốc dùng vũ lực: Rèn luyện sự bảo vệ và các thúc ép về tài nguyên.

If analysts are to assert that a future Chinese capability to use force on the open sea might be a threat to the stability of Asian energy markets, then it is imperative to begin any analysis with an understanding of how Chinese strategists think and act with regard to the use of force.

Nếu các nhà phân tích khẳng định rằng việc người Trung Quốc trong tương lai, với khả năng sử dụng vũ lực trên vùng biển khơi sẽ là mối đe dọa đến sự ổn định cho thị trường năng lượng châu Á, buộc ta phải phân tích lại từ đầu với sự tìm hiểu là các nhà chiến lược Trung Quốc suy nghĩ và hành động ra sao trong việc sử dụng vũ lực.

In recent years, a growing body of scholarship on Chinese security thought and practice has lent both historical and empirical support to the notion that Chinese foreign policy is anchored in security concerns and prone to rely on force.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều học giả nghiên cứu về nền quốc phòng của Trung Quốc đều có suy nghĩ và thực hành vay mượn từ lịch sử và kinh nghiệm nên dẫn đến ý niệm chinh sách đối ngoại của Trung Quốc bị neo giữ trong những mối bận tâm về an ninh và thiên về dùng vũ lực.

However, there is little or no convincing evidence to suggest that Chinese leaders regard the use of military force as a tool for achieving explicitly--and primarily--economic or resource interests.

Tuy nhiên, rất ít hoặc hầu như không có bằng chứng thuyết phục cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc xem việc dùng vũ lực là một công cụ để đạt được một cách dứt khoát - và ưu tiên - cho các mối quan tâm về kinh tế và tài nguyên.

At first glance, this may seem common-sensical. Yet, the case of Japan in the 1940s certainly suggests that resource considerations can drive states to the use of force. Much more importantly, this finding is important because resource and balance of power considerations actually blur together in many of the important regions to which China has laid claim.

Nhìn sơ qua thoạt tiên chúng ta thấy điều này có vẻ hợp lẽ thường. Như trường hợp đã qua là Nhật Bản trong thập kỷ 40 đã cho thấy những mối quan tâm về tài nguyên có thể dẫn quốc gia đến chỗ dùng vũ lực. Càng quan trọng hơn nữa, phát hiện này rất quan trọng vỉ những suy xét về tài nguyên và cán cân sức mạnh thực sự hòa quyện vào nhau trên nhiều vùng trọng yếu mà Trung Quốc đã đặt yêu sách.

This makes it difficult to sort through Chinaís strategic motivations. It also makes apparent why analysts must not be too quick to connect the resource potential of various regions, including the Biển Đông, to the PRC's increasingly muscular military and its leader’s historical willingness to use force.

Điều này gây khó khăn trong việc truy tìm động thái chiến lược của Trung Quốc. Đồng thời cũng cho thấy rõ tại sao các nhà phân tích không nên quá vội vàng liên kết tiềm năng tài nguyên ở nhiều vùng khác nhau, gồm cả vùng biển Đông, vào sự gia tăng sức mạnh quân sự của nước CHNDTH và sự ưa chuộng dùng vũ lực cơ bắp của các vua chúa họ trong lịch sử.

Although there can be little question that the Chinese leadership has been consistent over fifty years in its willingness to use force to secure its interests, virtually all empirical and historical evidence suggests that three rationales totally unrelated to economic or resource-based motivations have underlain China's post-1949 use of force.

Mặc dù có thể có ít câu hỏi rằng lãnh đạo Trung Quốc đã nhất quán hơn 50 năm nay trong việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo đảm lợi ích của mình, hầu như tất cả các bằng chứng thực nghiệm và lịch sử cho thấy rằng 3 lý do cơ bản hoàn toàn không liên quan đến động lực kinh tế hoặc dựa vào tài nguyên khiến Trung Quốc hậu 1949 sử dụng vũ lực.

Significantly, these have grown progressively less important over time as China has successfully dealt with many of the most important of these. Certainly, with the exception of the Taiwan problem, it is true of the first two:

- sovereignty claims over major territories;

- order disputes;

- or strategic considerations connected to the East Asian balance of power.

Đáng lưu ý là, những nhân tố này ngày càng kém quan trọng theo thời gian khi Trung Quốc đã xử trí rất thành công nhiều mặt quan trọng nhất của chúng. Hẵn thế, ngoại trừ vấn đề Đài Loan, điều đó rất đúng ở hai nhân tố đầu tiên:

- Đòi hỏi chủ quyền trên vùng lãnh thổ chủ yếu;

- Đấu tranh giai cấp;

- Hoặc các mối quan tâm chiến lược dính líu tới cân bằng lực lượng ở Đông Á.

China's national policy agenda has changed markedly over the past two decades and economic/resource issues now overlap with many other strategic considerations. On balance, however, all arguments that posit a causal connection between economic needs and resource dependence, on the one hand, and China's proneness to use force, on the other, amount mostly to speculation.

Lịch trình chính sách quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể hơn hai thập kỷ qua và các vấn đề kinh tế / tài nguyên giờ đây cũng chồng chéo với nhiều mối quan tâm chiến lược khác. Tuy nhiên, suy xét hầu hết các khía cạnh để cân đối giữa các yếu tố liên quan thì mọi lý lẽ thừa nhận một sự liên kết qua lại giữa nhu cầu về kinh tế và phụ thuộc vào tài nguyên nằm ở một vế, còn việc Trung Quốc thiên về dùng vũ lực thì ở vế còn lại.

To understand why, we must know something about Chinese strategic behavior and China's historical use of force over the period of the PRC (1949-present).

Để hiểu tại sao, chúng ta phải biết điều gì đó về động thái chiến lược của Trung Quốc và lịch sử sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong thời kỳ ra đời của Nước CHNDTH (từ 1949 đến nay)

Chinese Strategic Behavior.

ĐỘNG THÁI CHIẾN LƯỢC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

The thrust of nearly all recent scholarship on Chinese security practice suggests strongly that China hews to a largely real politik approach to diplomacy and the use of force.

Hầu hết học thuyết gần đây về việc thực hành chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc đều khoét sâu vào giả thuyết vững chắc cho rằng Trung Quốc trở sang tiếp cận hầu hết cực kỳ xảo quyệt về mặt ngoại giao và sử dụng vũ lực.

Whether anchored in strategic culture, the structure of the international system, or the security concepts of leading Chinese elites, traditional power and prestige considerations underpin nearly all analyses of contemporary Chinese strategic behavior.

Một khi đã cột chặt bởi chiến lược văn hóa, cấu trúc của hệ thống quốc tế, hoặc các khái niệm về an ninh của giới lãnh đạo tinh hoa Trung Quốc, truyền thống sức mạnh và cách suy nghĩ tự tôn sẽ là nền tảng cho mọi phân tích của hành vi chiến lược ngày nay của Trung Quốc.

(6)This is important, first, because it has tended to bias Chinese statesmen toward the view that military force can be an exceedingly useful tool of external diplomacy and statecraft. Above all, Chinese strategic decision-makers clearly act in what they have defined quite narrowly as China's "national interest."

Trước nhất việc này quan trọng vì nó hướng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quay về quan điểm cho rằng sức mạnh quân sự là một công cụ cực kỳ hữu dụng cho đối ngoại lẫn đối nội. Trên tất cả, các nhà quyết định chính sách Trung Quốc hành động rõ ràng theo định nghĩa hạn hẹp của họ về "lợi ích dân tộc" của Trung Quốc.

The Chinese definition of the national interest has often left little room for global (as opposed to parochial, national) norms, or for international cooperation on anything more than a temporary, largely instrumental basis. However, as we shall see below, this may be changing, providing a number of reasons for optimism about China's role in guaranteeing regional stability over time.

Định nghĩa về lợi ích dân tộc của người Trung Quốc thường hay choán hết chỗ dành cho quy phạm toàn cầu (tức là ngược lại với cục bộ, địa phương, quốc gia), hoặc dành cho việc hợp tác quốc tế những thứ chẳng qua là tạm bợ, hầu hết là những nền tảng mang tính công cụ. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, điều này có thể thay đổi, đưa đến một số lý do giúp lạc quan về nhiệm vụ đảm bảo ổn định khu vực vượt thời gian của Trung Quốc.

These sorts of coarse realpolitik strategic calculations have been particularly relevant to Chinese territorial claims, including those in the Biển Đông. Indeed, on nearly all such matters, Chinese leaders have anchored their security and diplomatic practice in what the political scientist Alastair Iain Johnston has termed "hyper-sovereignty values."

Các kiểu tính toán vụng về trong chiến lược xảo quyệt này đặc biệt liên hệ đến các yêu sách đòi lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có vùng biển Đông. Thực vậy, trong gần toàn bộ các vấn đề như trên, giới lãnh đạo Trung Quốc đều ghim chặt nền an ninh và thủ pháp ngoại giao vào cái mà nhà khoa học chính trị Alastair Iain Johnston đã đặt tên là "những giá trị chủ quyền cường điệu".

China's stance on its outstanding territorial claims has been rhetorically rigid and, in practice, nearly always inflexible. In fact, there is only one major case of territorial compromise in China's post-1949 diplomatic record -- recognition of Outer Mongolian independence in 1950 and compromise in that case involved much larger strategic trade-offs internal to the Sino-Soviet alliance relationship.

Lập trường của Trung Quốc trong các yêu sách tồn tại về đất đai rất ư cứng nhắc và trong thực hiện gần như luôn bất di bất dịch. Thực tế, chỉ có một trường hợp lớn về thỏa hiệp đất đai có văn kiện chính thức từ trước 1949 ở Trung Quốc - ghi nhận nền độc lập vùng Ngoại Mông vào năm 1950 và sự thỏa hiệp này dính dáng sâu đến mưu đồ bán đứt nội thổ cho mối liên hệ đồng minh Trung-Sô.

Although Chinese leaders ultimately compromised on Mongolian sovereignty in exchange for a broader strategic partnership with the Soviet Union, it was not at all easy. Mao Zedong himself came under tremendous political pressure, and even rhetorical attack, for having agreed to the deal.

Mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc sau cùng đã dàn xếp dùng chủ quyền Mông Cổ đổi lấy một sự cộng tác chiến lược sâu rộng hơn với Liên Bang Xô Viết, điều đó cũng chẳng dễ chút nào. Bản thân Mao Trạch Đông cũng đã chịu một áp lực chính trị khủng khiếp, ngay cả cóthể nói là bị công kích, khi phải đồng ý cho sự trao đổi này.

In short, Chinese strategic behavior has seemed to many analysts to leave little room for cooperative approaches to problems on anything more than the most instrumental basis. On the surface, this hardly seems to provide a much hope for long-range regional stability, and it creates special problems for observers of Asian energy futures since sea borne lines of oil and gas supply overlap a variety of outstanding Chinese sovereignty claims.

Nói tóm lại, nhiều nhà phân tích thấy động thái chiến lược của Trung Quốc dường như chừa rất ít chỗ cho việc hợp tác giải quyết các vấn đề bằng cách nào khác ngoài những nền tảng mang tính công cụ nhất. Ngoài mặt mà nói, điều này khó mà mang đến nhiều hy vọng cho ổn định lâu dài khu vực, và nó tạo ra những khó khăn đặc biệt những nhà quan sát tương lai năng lượng châu Á vì rằng tuyến hàng hải cung cấp dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên phải đi chồng chéo lên nhiều vùng Trung Quốc đang yêu sách chủ quyền chưa giải quyết.

Notes:

1 For detailed discussion of Chinese energy issues, see other working papers in this Baker Institute series.

Chú thích:

1 Về thảo luận chi tiết các vấn đề năng lượng của Trung Quốc, xem các bài khác trong loạt bài của Viện Baker.

2 It is worth noting here that the bulk of China's projected energy needs will come from coal (which is abundant domestically), hydropower, or nuclear power. As other reports in this series make clear, however, China will in fact require imported oil to satisfy some of its key industrial energy requirements.

2 Đáng phải ghi nhận ở đây là tính gộp các nhu cầu năng lượng hình thành của Trung Quốc là lấy từ than đá (có dư dật trong nước), thủy điện và nguyên tử lực. Như các báo cáo khác cùng chuyên đề đã làm rõ, tuy nhiên, Trung Quốc trong thực tế cần phải nhập khẩu dầu mỏ để thỏa mãn các nhu cầu năng lượng cho nền công nghiệp chủ chốt của mình.

3 See, for instance, Evan A. Feigenbaum, "Soldiers, Weapons, and Chinese Development Strategy: The Mao Era Military in Chinaís Economic and Institutional Debate," The China Quarterly (No. 158, June, 1999, forthcoming).

3 Xem thêm, thí dụ như, Evan A. Feigenbaum, "Soldiers, Weapons, and Chinese Development Strategy: The Mao Era Military in Chinaís Economic and Institutional Debate," The China Quarterly (Số. 158, tháng 6, 1999, sớm ra mắt).

4 On the high-tech component of this shift, see Evan A. Feigenbaum, "Who's Behind China's High-Technology 'Revolution'? How Bomb-Makers Remade Beijing's Priorities, Policies, and Institutions," International Security (Vol. 24, No. 1, Summer, 1999, forthcoming).

4 Về thành phần kỹ thuật cao của sự chuyển đổi này, xem Evan A. Feigenbaum, "Who's Behind China's High-Technology 'Revolution'? How Bomb-Makers Remade Beijing's Priorities, Policies, and Institutions," International Security (Vol. 24, No. 1, Summer, 1999, forthcoming).

5 Anecdotes are not always helpful, but at least one piece of anecdotal evidence suggests that this is a growing analytical trend among younger scholars. In the past few months alone, I have reviewed several manuscripts for leading policy and academic journals that explicitly assert a growing Chinese willingness to use force to deal with economic and resource dependencies. And this flow of analyses is increasing.

5 Những giai thoại thường không giúp được gì nhiều, nhưng ít ra một mẫu giai thoại chứng minh cho thấy đây là một xu hướng phát triển trong phân tích giữa những học giả trẻ tuổi. Chỉ vỏn vẹn trong vòng vài tháng qua, tôi đã xem lại vài bản thảo viết về chính sách lãnh đạo và một số tạp chí học thuật đều dứt khoát khẳng định một Trung Quốc lớn mạnh rất sẵn lòng dùng sức mạnh để đối phó với các lệ thuộc về kinh tế và tài nguyên. Và các kiểu phân tích theo hướng này đang dâng cao.

6 Representative scholarship of this type can be found in the work of Sergei Goncharov, John Wilson Lewis, and Xue Litai; Alastair Iain Johnston; Thomas Christensen; Robert Ross; Chen Jian; and many others. For a strategic culture approach, see the work of Johnston, particularly his Cultural Realism: Strategic Culture and Grand Strategy in Chinese History (Princeton: Princeton University Press, 1995). For a more structural account, see the work of Robert Ross, including his Negotiating Cooperation: U.S.-China Relations, 1969-1989 (Stanford: Stanford University Press, 1995). For an approach that anchors realpolitik behavior in leadership and security concepts, see Goncharov, Lewis, and Xue, Uncertain Partners: Stalin, Mao, and the Korean War (Stanford: Stanford University Press, 1993). Christensen provides an interesting structural/domestic linked approach in his Useful Adversaries: Grand Strategy, Domestic Mobilization, and Sino-American Conflict, 1948-1956 (Princeton: Princeton University Press, 1996) and Chen Jian, China's Road to the Korean War (New York: Columbia University Press, 1994)

6 Đại diện học giả theo loại này có thể tìm thấy trong tác phẩm của Sergei Goncharov, John Wilson Lewis, và Xue Litai; Alastair Iain Johnston; Thomas Christensen; Robert Ross; Chen Jian; and many others. Về chiến lược tiếp cận văn hóa, đọc tác phẩm của Johnston, đặc biệt là quyển Cultural Realism: Strategic Culture and Grand Strategy in Chinese History (Princeton: Princeton University Press, 1995). Thêm nữa về chi tiết cấu trúc, đọc tác phẩm của Robert Ross, luôn cả quyển Negotiating Cooperation: U.S.-China Relations, 1969-1989 (Stanford: Stanford University Press, 1995) của ông ấy. Về tiếp cận thái độ ngoại giao mềm mỏng bén rể trong nghệ thuật lãnh đạo và các khái niệm an ninh, đọc Goncharov, Lewis, and Xue, Uncertain Partners: Stalin, Mao, and the Korean War (Stanford: Stanford University Press, 1993). Christensen cho ta tiếp cận liên kết thú vị cấu trúc / nội địa trong sách của ông là quyển Useful Adversaries: Grand Strategy, Domestic Mobilization, and Sino-American Conflict, 1948-1956 (Princeton: Princeton University Press, 1996) and Chen Jian, China's Road to the Korean War (New York: Columbia University Press, 1994).

7 On this history, see Goncharov, Lewis, and Xue, Uncertain Partners (chapter 1).

7 Về câu chuyện này, đọc Goncharov, Lewis, and Xue, Uncertain Partners (chapter 1).

http://www.docstoc.com/docs/56663815/AsianEnergySecurity_ChinaMilitaryPosture

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn