MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 29, 2012

Why China’s rise really is bad for America -- and other dark forces at work. Tại sao Trung Quốc trổi dậy bất lợi cho Mỹ - và các thế lược đen t

Why China’s rise really is bad for America -- and other dark forces at work.

Tại sao Trung Quốc trổi dậy bất lợi cho Mỹ - và các thế lược đen tối khác đang thắng thế

BY GIDEON RACHMAN | JANUARY 24, 2012

GIDEON RACHMAN

I have spent my working life writing about international politics from the vantage points of the Economist and now the Financial Times. Surrounded by people who tracked markets and business, it has always felt natural for me to see international economics and international politics as deeply intertwined.

Tôi đã trải qua quãng đời làm việc lâu dài để viết về chủ đề chính trị quốc tế theo quan điểm của tạp chí Economist, và nay là tờ Financial Times. Chung quanh tôi toàn những người chuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình kinh doanh, nên lẽ tất nhiên tôi luôn cảm nhận, quan sát tình hình kinh tế, chính trị quốc tế như những vấn đề có liên quan sâu sắc với nhau.

In my book Zero-Sum Future, written in 2009, I attempted to predict how the global economic crisis would change international politics. As the rather bleak title implied, I argued that relations between the major powers were likely to become increasingly tense and conflict-ridden. In a worsening economic climate, it would be harder for the big economies to see their relationships as mutually beneficial -- as a win-win. Instead, they would increasingly judge their relationships in zero-sum terms. What was good for China would be seen as bad for America. What was good for Germany would be bad for Italy, Spain, and Greece.

Trong cuốn sách tựa đề Zero-Sum Future (Tương lai với tổng-bằng-không) do tôi viết năm 2009, tôi đã cố gắng tiên đoán cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ làm thay đổi tình hình chính trị quốc tế như thế nào. Với tiêu đề sách mang hàm ý khá ảm đạm, tôi lập luận rằng quan hệ giữa các cường quốc chủ yếu có khả năng trở nên ngày càng căng thẳng, mang nặng tính xung đột. Trong bối cảnh kinh tế đang mỗi lúc tồi tệ hơn, các nền kinh tế lớn sẽ rất khó nhìn nhận mối quan hệ của họ với nhau mang tính chất cùng có lợi – hay còn gọi là các bên cùng thắng. Thay vào đó, họ sẽ tăng cường xem xét những mối quan hệ này theo khía cạnh tổng-bằng-không. Những gì tốt cho Trung Quốc sẽ bị xem là nguy hiểm đối với Mỹ. Những gì có lợi cho Đức sẽ có hại cho Ý, Tây Ban Nha và Hy lạp.

Now, as the paperback edition of my book comes out, the prediction is being borne out -- which is gratifying as an author, although slightly worrying as a member of the human race. The rise of zero-sum logic is the common thread, tying together seemingly disparate strands in international politics: the crisis inside the European Union, deteriorating U.S.-Chinese relations, and the deadlock in global governance.

Giờ đây, khi ấn bản bìa mềm của cuốn sách này được xuất bản, những dự đoán của tôi đã được xác nhận – với tư cách là tác giả cuốn sách, đó là điều phấn khởi, mặc dù tôi cảm thấy hơi lo lắng với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Sự trỗi dậy của lôgic tổng-bằng-không đã trở thành dòng mạch phổ biến, liên kết các diễn biến có vẻ khác nhau trong nền chính trị quốc tế: cuộc khủng hoảng trong lòng Liên minh Châu Âu, mối quan hệ đang xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự bế tắc trong vấn đề quản trị trên phạm vi toàn cầu.

This new, more troubled mood is reflected at this year's World Economic Forum. In the 20 years before the financial crisis, Davos was almost a festival of globalization -- as political leaders from all over the world bought into the same ideas about the mutual benefits of trade and investment and wooed the same investment bankers and multinational executives. At Davos, this year, the mood is more questioning -- with numerous sessions on rethinking capitalism and on the crisis in the eurozone. The European Union is an organization built around a win-win economic logic. Europe's founding fathers believed that the nations of Europe could put centuries of conflict behind them by concentrating on mutually beneficial economic cooperation. By building a common market and tearing down barriers to trade and investment, they would all become richer -- and, eventually, would get used to working together. Good economics would make good politics. The nations of Europe would grow together.

Tâm trạng mới nhưng đầy bất an này đã được phản ánh tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay. Trong 20 năm qua, trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, Davos lúc ấy gần như là lễ hội của toàn cầu hóa, khi các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp thế giới đến chia sẻ những ý tưởng tâm đầu ý hợp về lợi ích chung của thương mại và đầu tư, và tương tự như vậy, họ cũng như tranh thủ giới chủ những ngân hàng đầu tư và giới điều hành các tập đoàn đa quốc gia. Năm nay, tâm trạng tại Davos chất chứa nhiều hoài nghi hơn, với nhiều phiên thảo luận với chủ đề nhìn nhận lại chủ nghĩa tư bản và cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro. Liên minh Châu Âu là một tổ chức được xây dựng trong khuôn khổ lôgic kinh tế các bên cùng thắng. Những nhà sáng lập [Liên minh] Châu Âu tin rằng, các nước Châu Âu có thể gác lại đằng sau những thế kỷ xung đột bằng việc tập trung vào công cuộc hợp tác kinh tế cùng có lợi. Bằng cách xây dựng một thị trường chung, san phẳng mọi rào cản đối với thương mại và đầu tư, toàn bộ các nước Châu Âu sẽ trở nên giàu có hơn và, sau cùng, sẽ làm quen với việc kề vai sát cánh làm việc với nhau. Kinh tế sung túc sẽ làm chính trị vững mạnh. Khi ấy, các nước Châu Âu sẽ cùng nhau phát triển.

For decades, this logic worked beautifully. But, faced with a grave economic crisis, this positive win-win logic has gone into reverse. Rather than building each other up, European nations fear that they are dragging each other down. The countries of southern Europe -- Greece, Portugal, Italy, and Spain -- increasingly feel that they are locked into a currency union with Germany that has made their economies disastrously uncompetitive. For them, European unity is no longer associated with rising prosperity. Instead, it has become a route to crippling debt and mass unemployment. As for the countries of northern Europe -- Germany, Finland, and the Netherlands -- they are increasingly resentful of having to lend billions of euros to bail out their struggling southern neighbors. They fear that they will never get the money back, and their own prosperous economies will be dragged down. Now that France has lost its AAA credit-rating, Germany is left as the only large AAA-rated country in the eurozone. Many Germans feel that they have worked hard and played by the rules -- and are now being asked to save countries where people routinely cheat on their taxes and retire in their fifties.

Trong hàng thập niên, lôgic này vận hành rất tốt. Thế nhưng, khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế trầm trọng, lôgic tích cực mang tính chất cùng thắng này lại gây hiệu ứng ngược lại. Thay vì cùng nhau vực dậy, các nước Châu Âu lại sợ rằng, họ đang kéo nhau cùng đi xuống. Các nước Nam Âu: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha ngày càng cảm thấy việc họ bị mắc kẹt vào liên minh tiền tệ với Đức đã khiến nền kinh tế của họ trở nên mất khả năng cạnh tranh một cách thảm hại. Với họ, Châu Âu thống nhất không còn đồng hành với phát triển, thịnh vượng. Thay vào đó, nó trở thành con đường dẫn đến nợ nần khủng khiếp và thất nghiệp tràn lan. Đối với các nước Bắc Âu như Đức, Phần Lan và Hà Lan – họ ngày càng bực bội khi phải cho vay hàng tỷ euro để giải cứu những nước láng giềng phương Nam đang vật lộn trong khó khăn. Họ lo ngại sẽ chẳng bao giờ thu hồi được số tiền này, và các nền kinh tế thịnh vượng của họ sẽ bị kéo xuống dốc. Hiện giờ, Pháp đã mất mức tín nhiệm AAA, khu vực đồng euro chỉ còn Đức là nước lớn duy nhất duy trì được mức tín nhiệm AAA. Nhiều người Đức cảm thấy họ đã phải làm việc cật lực và tuân thủ luật lệ, nhưng giờ đây lại bị yêu cầu phải cứu lấy những quốc gia, nơi người dân thường xuyên gian lận thuế và về hưu ở độ tuổi 50.

From the beginning of the crisis, Europe's politicians have argued that the solution to a severe crisis within the EU was "more Europe" -- deeper integration. Unfortunately, their interpretation of what this means is rather different and dictated by the singular nature of their national debates. For the southern Europeans, "more Europe" means Eurobonds -- common debt issuance by the whole European Union that would lower their interest rates and make it easier to fund their governments.. But the Germans regard this as a dangerous pledge simply to underwrite their neighbors' debts, long into the future. For them, "more Europe" means stricter enforcement of budgetary austerity from the center -- German rules for everybody.

Từ lúc khởi đầu cuộc khủng hoảng, giới chính trị gia Châu Âu cho rằng giải pháp đối với cuộc khủng hoảng tàn khốc này là “củng cố Châu Âu hơn nữa”, hợp nhất sâu rộng hơn. Thật đáng tiếc, sự diễn giải của họ về điều này lại khá khác nhau và bị ảnh hưởng bởi những cuộc tranh luận của từng quốc gia riêng lẻ. Đối với người dân Nam Âu, “củng cố Châu Âu hơn nữa” có nghĩa là chấp nhận trái phiếu Châu Âu – công cụ vay nợ được phát hành chung bởi toàn khối Liên minh Châu Âu, sẽ giúp các nước thành viên vay vốn với lãi suất thấp hơn, và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc tạo nguồn cho ngân sách chính phủ. Nhưng người Đức xem đây là một cam kết nguy hiểm, chỉ để bảo lãnh các khoản nợ cho những nước láng giềng, dây dưa kéo dài trong tương lai. Với họ, “củng cố Châu Âu hơn nữa” có nghĩa phải áp dụng kỷ luật bắt buộc thực hiện ngân sách khắc khe hơn từ trung tâm [Châu Âu] – áp đặt luật lệ của Đức cho mọi nước thành viên.

Over the next year, this inherent contradiction is likely to cause increasing discord and rivalry within the EU as the political argument plays out against a deteriorating economic climate. Britain's refusal to go along with a new European treaty at the December 2011 Brussels summit led to screaming headlines about a continental divorce. But it is likely to be just a foretaste of things to come. The development to watch for in European politics will be the rise of political parties that are more nationalist in tone and that take a much more skeptical attitude to the European Union -- not to mention the single currency. Marine Le Pen and the National Front will do well in the upcoming French presidential election. Other rising Euroskeptic parties include the Freedom Parties in the Netherlands and Austria, the Northern League in Italy, the True Finns in Finland, and a motley collection of far-right and far-left parties in Greece.

Trong năm tới, mâu thuẫn cố hữu này có khả năng gây thêm bất hòa và kình địch ngay trong nội bộ EU, khi lập luận chính trị này cất lên nhằm đối phó với tình hình kinh tế đang xấu đi. Việc nước Anh khước từ tham gia hiệp ước Châu Âu mới tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng 12 năm 2011 đã dẫn đến những dòng tít kêu gào trên báo chí về một sự “ly hôn” của lục địa [Châu Âu]. Nhưng đây có thể chỉ là một sự nếm trải trước những gì sắp đến. Diễn biến tình hình chính trị Châu Âu cần quan sát sẽ chính là sự trỗi dậy của các đảng phái chính trị sặc mùi chủ nghĩa dân tộc, tỏ thái độ hoài nghi hơn đối với Liên minh Châu Âu – chưa kể đến vấn đề sử dụng đồng tiền chung. Bà Marine Le Pen và Mặt trận Dân tộc sẽ tích cực hoạt động trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp đến. Những đảng phái khác đang nổi lên, vốn theo khuynh hướng hoài nghi đồng tiền chung euro, gồm các đảng Tự do tại Hà Lan và Áo, Liên đoàn phương Bắc ở Ý, đảng Người Phần Lan đích thực tại Phần Lan, và một tập hợp pha tạp gồm các đảng cực hữu và cực tả tại Hy Lạp.

Ironically, this intensifying crisis in Europe comes just at the time that the United States has decided to readjust its foreign policy to concentrate much more on Asia and Pacific. Although the "pivot to Asia" is being presented as a far-sighted reaction to long-term economic trends, it also represents an adjustment to a shift in the global balance-of-power in the aftermath of the global economic crisis.

Thật trớ trêu, cơn khủng hoảng đang dâng cao tại Châu Âu đúng lúc Mỹ quyết định tái điều chỉnh chính sách đối ngoại để tập trung nhiều hơn vào Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Tuy sách lược “chuyển trọng tâm hướng về Châu Á” đang được trình bày như một cách ứng phó nhìn xa trông rộng đối với những xu hướng kinh tế dài hạn, nó cũng đại diện cho sự điều chỉnh nhằm tạo ra thay đổi trong cán cân quyền lực thế giới, hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Put bluntly, the United States is taking the rise of China much more seriously. American preeminence, long into the future, can no longer be taken for granted. Nor can it be assumed that a stronger, richer China is good news for America -- as successive U.S. presidents argued all the way back to 1978. On the contrary, both as individuals and as a nation, Americans are getting the queasy feeling that a richer, more powerful China might just mean a relatively poorer, relatively weaker America. In other words, the rise of China is not a win-win for both nations. It is a zero-sum game. That belief is now feeding through into the presidential election -- and is reflected both in the protectionist rhetoric of Mitt Romney and in the soft containment of China of the Obama administration.

Nói một cách thẳng thắn, Mỹ đang phản ứng với sự vươn lên của Trung Quốc hết sức nghiêm túc. Ưu thế vượt trội của Mỹ, xét về tương lai lâu dài, có thể không còn được xem là điều hiển nhiên. Không thể nào cho rằng một Trung Quốc giàu hơn, mạnh hơn là tin tốt lành cho Mỹ, khi lần lượt các vị tổng thống Mỹ từng lập luận theo cách nhìn về thời điểm quá khứ 1978. Ngược lại, đứng trên cả hai góc độ cá nhân và quốc gia, người Mỹ đang cảm thấy khó chịu trước sự việc một khi Trung Quốc giàu mạnh hơn có thể đồng nghĩa rằng nước Mỹ khi ấy sẽ tương đối nghèo yếu đi. Nói cách khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc không đem lại ý nghĩa cùng thắng cho cả hai quốc gia. Đó là một cuộc chơi có tổng-bằng-không [được ăn cả, ngã về không]. Niềm tin này hiện đang lan tỏa vào cuộc bầu cử tổng thống và được phản ánh qua hai nơi: sự hùng biện chủ trương đường lối bảo hộ của ứng cử viên Mitt Romney và chính sách “kiềm chế mềm” đối với Trung Quốc của chính quyền Obama.

Romney has promised to designate China a "currency manipulator" and to slap tariffs on Chinese goods. These kinds of arguments have surfaced before, particularly during presidential elections -- but they are not normally made by pro-business Republicans. However, with America beset by worries about high unemployment and a spiraling national debt, old nostrums about free trade are easier to jettison. Missed in all the excitement of a presidential election is the extent to which protectionism is being intellectually rehabilitated in the United States. Respected economists like Paul Krugman and Fred Bergsten have argued that imposing tariffs would be a legitimate U.S. response to Chinese currency policies.

Ông Romney hứa sẽ xác định Trung Quốc chính là “quốc gia thao túng thị trường tiền tệ” và đánh thuế mạnh vào hàng hóa Trung Quốc. Những loại lập luận này từng xuất hiện trước đây, đặc biệt trong suốt các kỳ bầu cử tổng thống – nhưng lần này, điều không bình thường là những lý lẽ đó xuất phát từ ứng viên đảng Cộng hòa theo quan điểm ủng hộ giới kinh doanh. Tuy nhiên, với nước Mỹ bị trĩu bặng bởi những lo âu về tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công đang tăng vọt, những ý tưởng giản đơn, cũ kỹ về tự do thương mại sẽ dễ dàng bị vứt bỏ. Tuy bị mất hút trong sự ồn ào của kỳ bầu cử tổng thống, nhưng trong chừng mực nào đó, chủ nghĩa bảo hộ hiện đang được giới trí thức khôi phục lại. Các kinh tế gia đáng kính như Paul Krugman và Fred Bergsten cho rằng áp thuế sẽ là biện pháp đáp trả hợp pháp của Mỹ đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc.


A similar shift is underway in America's military and strategic thinking. The Obama administration's much-ballyhooed Asian turn is essentially a response to the rise of China. According to the Economist, China is likely to be the world's largest economy (in real terms) by 2018. And Washington sees Beijing as already flexing its muscles, with increases in military spending and a harder-line in border disputes with a range of neighbors, including India, Japan, and Vietnam. As a result, the United States is seeking to make common cause with China's nervous neighbors -- bolstering alliances with its traditional Asian allies, while committing to strengthen its own military presence in the region. This move is all the more significant since it comes in the context of a plan to make deep cuts in overall U.S. military spending.

Một đổi thay tương tự đang được thực hiện trong tư duy chiến lược và quân sự của Mỹ. Chiến lược chuyển hướng về Châu Á vốn được quảng bá dồn dập, về cơ bản chính là sự đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo tờ Economist, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2018 (theo các điều kiện thực tế). Và Washington đang theo dõi các động thái của Bắc Kinh như phô trương sức mạnh, gia tăng chi tiêu quân sự, thể hiện đường lối cứng rắn hơn trong tranh chấp biên giới với một loạt các nước láng giềng, gồm Ấn Độ, Nhật và Việt Nam. Vì thế, Mỹ đang cố gắng đứng cùng phe với các nước láng giềng đang lo lắng của Trung Quốc, ủng hộ sự liên minh với các đồng minh truyền thống tại Châu Á, trong khi cam kết tăng cường sự hiện diện quân sự [của Mỹ] trong khu vực. Bước đi này mang ý nghĩa quan trọng vì nó được thực hiện trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch cắt giảm sâu chi tiêu quân sự một cách toàn diện.

The Chinese are not wrong to see this policy as essentially one of "soft containment." They are unlikely to respond passively. A new Chinese leadership -- under pressure from a nationalist public -- might push back hard.

Người Trung Quốc không sai khi xem chính sách này về thực chất là một hình thức “kiềm chế mềm”. Họ có thể sẽ không phản ứng thụ động. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc – dưới sức ép của dư luận trong nước theo chủ nghĩa dân tộc – có khả năng sẽ phản công mạnh.

American-Chinese relations have long contained elements of rivalry and co-operation. But, increasingly, the rival elements are coming to the fore. This is not yet a new cold war. However, the state of relations between the United States and China -- the sole superpower and its only plausible rival -- are likely to set the tone for international politics in the coming decade.

Quan hệ Mỹ-Trung từ lâu đã chứa đựng những yếu tố vừa đối đầu, vừa hợp tác. Thế nhưng, các yếu tố đối đầu ngày càng đóng vai trò hàng đầu. Đây chưa phải là một cuộc chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – siêu cường độc nhất và đối thủ xảo trá duy nhất – có khả năng sẽ thiết lập sắc thái cho vũ đài chính trị quốc tế trong thập niên sắp tới.

In fact, the increasing rivalry between Washington and Beijing is an important contributor to the third major manifestation of the spread of zero-sum logic through the international system -- the increasing deadlock in multilateral diplomacy, from the World Trade Organization (WTO) to climate-change negotiations to the G-20's stalled efforts at global financial regulation.

Thực ra, cuộc đối đầu đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh là một yếu tố quan trọng góp phần cho màn phô diễn chính lần thứ ba của hiện tượng phổ biến lôgic tổng-bằng-không qua hệ thống quốc tế — ngày càng thêm bế tắc trong ngoại giao đa phương, từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến các vòng đàm phán về biến đổi khí hậu, cho đến các nỗ lực bị trì hoãn liên quan đến việc điều chỉnh các quy định kiểm soát tài chính toàn cầu.

In the heyday of globalization over the past three decades, big trade agreements were both a symbol and a driver of the strengthening of common interests between the world's major powers. The creation of a European single market in 1992 and of a North American free-trade area in 1994, the setting-up of the WTO in 1995, and the admission of China to the WTO in 2001, were all landmarks in the creation of a truly globalized economy. But the days of heroic new trade accords are over. World leaders have stopped even calling for a completion of the Doha round of trade talks; the repeated empty exhortations have become embarrassing. There have been, however, some small victories: At the end of 2011, Congress finally passed a free-trade deal between the United States and South Korea, and Russia was admitted to the WTO around the same time. But the WTO is now largely playing defense, trying to prevent a major new outbreak of protectionism. Officials there dread the prospect of being asked to adjudicate a U.S.-Chinese dispute over currency -- fearing that any such case would be so politically charged that it could blow apart the world trading system.

Trong thời cực thịnh của toàn cầu hóa suốt ba thập niên qua, các hiệp định thương mại lớn là biểu tượng, đồng thời là nhân tố dẫn dắt sự tăng cường lợi ích chung giữa các cường quốc chủ chốt trên thế giới. Việc xây dựng thị trường chung Châu Âu năm 1992, thiết lập khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ năm 1994, thành lập WTO năm 1995, sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO năm 2001, tất cả đều là những bước ngoặc tạo nên nền kinh tế toàn cầu hóa thật sự. Nhưng ngày tháng của những bản hiệp định thương mại mới và hoành tráng đã qua. Giới lãnh đạo trên thế giới thậm chí ngừng kêu gọi hoàn tất các vòng đàm phán thương mại Doha; những lời hô hào lập đi lập lại đến sáo rỗng đã trở nên ngượng ngùng. Tuy vậy, vẫn có một vài chiến thắng nho nhỏ: Cuối năm 2011, quốc hội sau cùng đã thông qua hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Hàn Quốc, khoảng cùng thời gian đó Nga được gia nhập vào WTO. Nhưng giờ đây, WTO chủ yếu chơi phòng thủ, cố gắng ngăn chặn đợt bùng phát mới của chủ nghĩa bảo hộ ở quy mô lớn. Giới chức WTO sợ một ngày nào đó bị yêu cầu phải đứng ra phân xử vụ tranh chấp Mỹ – Trung liên quan đến định giá tiền tệ, họ lo ngại bất kỳ vụ xử nào như vậy sẽ có những phán quyết bị chi phối bởi tác động chính trị, điều này có thể thổi bay hệ thống thương mại thế giới.

It is a similar picture in other areas where there were once high hopes for multilateral cooperation. The world climate talks were saved from complete disaster in Durban, South Africa, at the end of 2011 -- but few believe that the vague and vestigial agreement reached there will have any real impact on the global problem. The G-20's efforts to push forward with new forms of global financial regulation have also disappointed. The crisis within the European Union -- which has so long seen itself as the champion of global governance -- has damaged the whole cause of multilateralism.

Một bức tranh tương tự tại các lĩnh vực khác, nơi đã có một thời đầy hy vọng về hợp tác đa phương. Các cuộc đàm phán về khí hậu thế giới đã được cứu khỏi thất bại hoàn toàn tại hội nghị Durban, Nam Phi vào cuối năm 2011 – nhưng ít người tin rằng thỏa thuận [về biến đổi khí hậu] mơ hồ, chỉ mang tính kế thừa đạt được tại Durban liệu có tác động thật sự nào đến vấn đề toàn cầu này. Nỗ lực của khối G-20 nhằm thúc đẩy những quy định mới về giám sát tài chính toàn cầu cũng không sáng sủa gì. Cuộc khủng hoảng ngay trong lòng Liên minh Châu Âu – vốn tự cho mình là nhà quán quân thế giới về quản trị, đã hủy hoại toàn bộ ý nghĩa của chủ nghĩa đa phương.

A few months ago, I found myself sitting next to a senior EU official who turned out to have read my book. "My job is to prove your zero-sum thesis wrong," he told me. I replied that, as an author I hoped to be proved right -- but as a European and a human being I was hoping to be proved wrong. My lunch companion laughed and said, "That is too dialectical for me."

Cách đây vài tháng, tôi chợt nhận ra mình đang ngồi cạnh một quan chức cao cấp của EU, người từng đọc cuốn sách của tôi. Ông ấy nói vui “Công việc của tôi là chứng minh luận điểm tổng-bằng-không của ông là sai”. Tôi liền đáp, là tác giả cuốn sách, tôi hy vọng được chứng minh là đúng – nhưng là con người và là người Châu Âu, tôi lại mong mình bị chứng minh là sai. Người cùng ăn trưa với tôi phá lên cười “Điều đó thật quá biện chứng với tôi”.

It is one of the nice things about the best EU officials that they are happy to talk to their critics, and comfortable using words like "dialectical." However, I fear that cultured technocrats will not do terribly well in the new era. A zero-sum world may summon up rather darker forces.

Đó là một trong những kỷ niệm đẹp về những quan chức EU giỏi nhất, họ sẵn lòng trò chuyện với những người chỉ trích họ và thoải mái dùng những từ như “biện chứng”. Tuy nhiên, tôi e rằng những nhà kỹ trị có văn hóa như vậy sẽ thật sự không làm được việc trong kỷ nguyên mới này. Một thế giới có tổng-bằng-không chỉ có thể quy tụ toàn những thế lực khá đen tối.


Translated by Nguyễn Tâm



http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/01/24/the_end_of_the_win_win_world?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn