Market Makers or Parasites?
| Người Tạo ra Thị trường hay Kẻ Ăn bám Xã hội?
|
Michael Munger
| Michael Munger |
"The mancgere freely admits he does nothing to change or improve the product. All he does is transport it and then sell it at the highest price he can get for it. We'd be better off without him, wouldn't we?" A "middleman" buys cheap, sells dear, and does nothing to improve the product in the meantime. Middlemen are everywhere and probably have been since the very first exchanges started to improve the lives of primitive humans. Marco Polo and his family were middlemen. So is Ebay. Between them, in time and complexity, lie millions of highly specialized, highly profitable actions and transactions. But are middlemen good for market systems? Or are they just parasites?
| Người "trung gian" mua rẻ, bán mắc, và trong khoảng thời gian này y chẳng làm gì cả để cải thiện sản phẩm. Những người trung gian ở khắp mọi nơi và có lẽ đã có mặt từ cái thuở đầu tiên con người sơ khai trao đổi hàng hóa với nhau để cải thiện đời sống. Marco Polo[1] và gia đình của ông là những người trung gian. eBay cũng vậy.[2] Kể từ thời của Marco Polo tới eBay là một khoảng thời gian dài đầy dẫy những rắc rối và phức tạp của xã hội, trong khoảng thời gian này đã có hàng triệu triệu những hoạt động kinh tế và giao dịch vừa có tính chuyên môn vừa mang lại lợi nhuận cao độ. Nhưng những người "trung gian" này có giúp ích cho hệ thống thị trường hay không, hay họ chỉ là những kẻ ăn bám xã hội?
|
| [1] Marco Polo (1254-1324), thương nhân người Ý, người mở Con đường Tơ lụa (Silk Road) từ Âu sang Á châu, cuộc hành trình vừa đi vừa về mất 24 năm.
[2] eBay, một công ty trung gian bán hàng qua mạng Internet. Đặc điểm là eBay không bán hàng hóa gì hết mà chỉ làm trung gian giữa kẻ mua, người bán (trên toàn thế giới) mà thôi.
|
My Own Good Name
It's all there, in my name. "Munger" comes from "monger," a dealer or trader, often in illicit or smuggled goods. The name has very old roots: in the Saxon writings of the 11th century, we find it as "mancgere." According to the Etymology Dictionary, the Latin noun was "mangonis," a trader or merchant (often, sadly, in slaves). And mangonis, in turn, has its roots in a Greek word manganon, a war machine or contrivance for deceiving an enemy. The Trojan Horse was a manganon. Given that origin, it is not surprising that traders were seen as deceivers, thieves, and parasites. So, there is little to place on the positive side of etymological ledger, at least until 1000 A.D. or so.
| Tìm đâu cho xa
Chẳng cần tìm đâu xa, thương nhân chính là cái họ của tôi. "Munger" xuất phát từ chữ "monger," có nghĩa là lái buôn, thường ám chỉ những người buôn đồ lậu. Cái tên này có nguồn gốc rất xưa từ mãi thế kỷ thứ 11: trong những văn tự dùng tiếng Saxon,[3] từ ngữ này được viết là "mancgere." Theo Bộ Từ điển Từ nguyên, danh từ Latinh của từ này là "Mangonis," có nghĩa là người hành nghề trao đổi hàng hóa hay thương nhân (thường được dùng, buồn thay, trong việc buôn bán nô lệ). Và từ "mangonis," lại có gốc từ tiếng Hy lạp là "manganon," nghĩa là bộ máy chiến tranh hay mưu mẹo dùng để lừa kẻ thù. Con ngựa thành Troia là một "manganon." Với những cái nghĩa có gốc tích như vậy, chẳng trách gì người thương nhân vẫn bị xem là những kẻ lừa đảo, trộm cắp, hay ăn bám xã hội. Thành ra, xét về ngữ nghĩa thì, cái từ thương nhân này chẳng có tí ý nghĩa tích cực nào cả mãi cho đến có lẽ năm 1100 sau Công nguyên.
|
| [3] Saxon là một liên hiệp những bộ tộc thuộc gốc Đức. Ngày nay một phần dân Anh, Mỹ có gốc pha trộn giữa dòng Anglo và Saxon.
|
By that time, the river of meaning had forked: There were war machines (such as the medieval "mangonel," or catapult), and traders in the market (the mancgere). Sharon Turner's remarkable three-volume History of the Anglo-Saxons (1836), quoting an old source from the 11th century, states:
| Đến khoảng năm 1100, con sông từ ngữ đã bắt đầu chia nhánh: Đã có những máy móc dùng trong chiến tranh (như máy bắn đá, còn gọi là "mangonel"), và những thương nhân trong thị trường (còn được gọi là "mancgere"). Trong kiệt tác Lịch sử Dân Anglo-Saxons (1836), một bộ sử dày ba cuốn, tác giả Sharon Turner đã trích một chứng cớ có từ thế kỷ 11 như sau:
|
In the Saxon dialogues, the merchant (mancgere) is introduced: "I say that I am useful to the king, and to ealdormen, and to the rich, and to all people. I ascend my ship with my merchandise, and sail over the sea-like places, and sell my things, and buy dear things which are not produced in this land, and I bring them to you here with great danger over the sea; and sometimes I suffer shipwreck, with the loss of all my things, scarcely escaping myself."
| Trong cách nói chuyện của người Saxon, thương nhân được giới thiệu như sau: "Tôi nói rằng tôi là người giúp ích cho nhà vua, nhà quý tộc, và những người giàu có, và cho tất cả mọi người. Tôi chất hàng hóa lên đầy chiếc tàu của tôi, rồi giong buồm đi khắp bốn bể năm châu để bán những sản vật của tôi, rồi mua những thứ quý giá mà ở đây không có, rồi đem chúng về đây vừa trải qua không biết bao nhiêu nguy hiểm trên biển cả, có khi tàu bị đắm mất sạch hết tài sản, còn xuýt nữa mất mạng."
|
"What things do you bring to us?" "Skins, silks, costly gems, and gold; various garments, pigment, wine, oil, ivory, and orichalcus*, copper, and tin, silver, glass, and suchlike." "Will you sell your things here as you brought them here?" "I will not, because what would my labour benefit me? I will sell them dearer here than I bought them there, that I may get some profit, to feed me, my wife, and children." (pp. 115-6; original in MS. Tib. A 3; * brass)
| "Thế anh mang được những gì về cho chúng tôi đây?" "Da thú, lụa là, châu báu, vàng bạc, vải vóc đủ loại, bột màu, rượu, dầu, ngà voi, đồng, thau, kẽm, bạc, pha lê, và những thứ như thế." "Thế anh có bán những thứ này ở đây bằng giá anh mua về không?" "Chắc chắn là không rồi. Vì như thế ai trả công cho tôi đây? Tôi phải bán với giá mắc hơn khi tôi mua, để còn có chút lời nuôi vợ nuôi con chứ." (trang. 115-6) |
Quite a drama: risk, greed, profit. But the "mancgere" of 1050 AD was no parasite, at least not in his own eyes. In fact, he claims he is "useful." Can that be right? The mancgere freely admits he does nothing to change or improve the product. All he does is transport it and then sell it at the highest price he can get for it. We'd be better off without him, wouldn't we? Isn't the trader simply preying on people's needs for goods and providing nothing of real value himself?
| Thiệt là ngoạn mục đầy kịch tính: mạo hiểm, rủi ro, lòng tham, lợi lộc. Nhưng người thương nhân của năm 1050 không phải là kẻ ăn bám, ít ra thì anh ta cũng không nghĩ về chính mình như vậy. Thực ra, anh ta còn cho là mình "có ích" cho người khác nữa mà. Hãy xem anh ta lập luận có đúng không. Người thương nhân công nhận là anh ta chẳng làm gi hết để thay đổi hay cải tiến cái sản vật mà anh ta bán. Anh ta chỉ làm có mỗi việc là chuyên chở những sản vật này và bán lại những sản vật này với cái giá cao nhất mà anh có thể đòi được. Nếu thế thì chẳng phải là dẹp quách anh ta đi còn tốt hơn không? Chẳng phải thương nhân chỉ là kẻ rình xem người khác cần những gì rồi bán cho họ những món hàng đó, còn chính anh ta thì chẳng đem lại được chút giá trị thực tế nào cả hay sao?
|
No. Not even close. Without middlemen, we couldn't have modern markets. And the story about why that's true is one of the most important, and most misunderstood, in all of economics. I am going to consider two classic accounts of middlemen, from R.A. Radford and F. Bastiat, to illustrate how markets work through middlemen.
| Không. Không hoàn toàn như vậy. Không có những người trung gian, ta sẽ không có được thị trường tối tân như ngày hôm nay. Và lý do tại sao đây là một điều quan trọng bậc nhất mà cũng bị hiểu lầm bậc nhất, trong môn kinh tế học? Tôi sẽ dùng hai thí dụ cổ điển về người trung gian, một của R.A. Radford, và một của F. Bastiat, để minh họa sự vận hành của thị trường qua những thương nhân.
|
Middlemen in Action I: WWII Prison Camp
| Màn I: Hoạt động của Thương nhân trong trại tù binh Đệ nhị Thế chiến |
|
|
From R.A. Radford's "The Economic Organisation of a P.O.W. Camp"
One trader in food and cigarettes, operating in a period of dearth, enjoyed a high reputation. His capital, carefully saved, was originally about 50 cigarettes, with which he bought rations on issue days and held them until the price rose just before the next issue. He also picked up a little by arbitrage; several times a day he visited every Exchange or Mart notice board and took advantage of every discrepancy between prices of goods offered and wanted. His knowledge of prices, markets and names of those who had received cigarette parcels was phenomenal. By these means he kept himself smoking steadily—his profits—while his capital remained intact.
| Trích từ "Tổ chức Kinh tế của một Trại Tù Binh" của R.A. Radford.
Một người làm công việc trao đổi thực phẩm và thuốc lá, trong tình trạng khan hiếm của trại giam, được nhiều bạn tù biết đến tiếng tăm. Vốn liếng của anh ta, sau khi đã dè sẻn dành dụm, có được 50 điếu thuốc. Anh ta dùng số vốn này để mua những khẩu phần trong ngày phân phối thực phẩm và giữ lại đó cho đến khi giá tăng lên trước ngày phát khẩu phần lần sau. Anh ta cũng kiếm thêm một số lợi qua giao dịch; mỗi ngày anh ta đi xem những bản thông báo "Mậu Dịch" do những tù nhân tự niêm yết trong trại và thủ lợi qua sự khác biệt giá cả giữa những người có nhu cầu. Kiến thức của anh ta về giá cả, thị trường và tên của những người nhận được những gói thuốc lá thì thật là đáng nể. Nhờ đó mà anh ta có thuốc lá hút đều đều--tiền lời của anh ta--trong khi vẫn giữ được nguyên vẹn số vốn.
|
Sugar was issued on Saturday. About Tuesday two of us used to visit Sam and make a deal; as old customers he would advance as much of the price as he could spare us, and entered the transaction in a book. On Saturday morning he left cocoa tins on our beds for the ration, and picked them up on Saturday afternoon. We were hoping for a calendar at Christmas, but Sam failed too. He was left holding a big black treacle issue when the price fell, and in this weakened state was unable to withstand an unexpected arrival of parcels and the consequent price fluctuations. He paid in full, but from his capital. The next Tuesday, when I paid my usual visit he was out of business.
| Đường được phân phối vào ngày thứ Bảy. Khoảng thứ Ba hai đứa chúng tôi đến gặp Sam và thương lượng; vì là khách quen cũ, anh ta ứng trước cho chúng tôi với cái giá phải chăng nhất của anh, và ghi sự giao dịch này vào sổ. Sáng ngày thứ Bảy, anh ta để hộp ca-cao trên giường chúng tôi để đổi lấy khẩu phần đường mà đến chiều anh sẽ ghé lại lấy. Chúng tôi hy vọng là sẽ có một cuốn lịch vào dịp Giáng Sinh, nhưng Sam không làm được việc này. Khi giá bị sụt, Sam bị ôm một số đường mật khá lớn, và trong tình trạng "kinh tế" bị suy yếu như vậy thì tù nhân lại được nhận thêm nhiều phần quà khiến cho giá cả thay đổi thất thường. Sam đã phải mua hàng trả tiền ngay bằng chính từ trong số vốn của mình. Ngày thứ Ba tuần sau khi tôi đến thăm anh như thường lệ, thì anh đã bị phá sản.
|
Credit entered into many, perhaps into most, transactions, in one form or another. Sam paid in advance as a rule for his purchases of future deliveries of sugar, but many buyers asked for credit, whether the commodity was sold spot or future. Naturally prices varied according to the terms of sale. A treacle ration might be advertised for four cigarettes now or five next week. And in the future market "bread now" was a vastly different thing from "bread Thursday." Bread was issued on Thursday and Monday, four and three days' rations respectively, and by Wednesday and Sunday night it had risen at least one cigarette per ration, from seven to eight, by supper time. One man always saved a ration to sell then at the peak price: his offer of "bread now" stood out on the board among a number of "bread Monday's" fetching one or two less, or not selling at all—and he always smoked on Sunday night.
| Tín dụng đã được sử dụng trong nhiều trường hợp, nếu không muốn nói là hầu hết các trường hợp. Sam trả tiền trước cho những khầu phần đường sẽ được giao trong tương lai, nhưng có nhiều người muốn mua chịu, dù đó là món đồ mua ngay bây giờ hay sẽ lấy trong tương lai. Dĩ nhiên, giá sẽ thay đổi theo điều kiện của từng giao dịch. Một khẩu phần đường mật được rao giá là 4 điếu thuốc lá bây giờ hay là 5 điếu vào tuần sau. Trong thị trường tương lai, thì món hàng "bánh mì bây giờ" là điều hoàn toàn khác với "bánh mì ngày thứ Năm." Bánh mì được phát vào ngày thứ Năm và thứ Hai, theo chu kỳ 4 và 3 ngày, và cho đến ngày thứ Tư và tối Chủ Nhật thì cái giá bánh mì đã tăng lên tối thiểu một điếu thuốc một khẩu phần, cho đến khi ăn tối thì giá này đã tăng lên từ bảy tới tám điếu. Có một người luôn luôn để dành khầu phần của mình để bán khi giá lên cao nhất: món hàng "bánh mì bây giờ" của anh ta nổi bật trên bảng rao hàng so sánh với với một số món hàng "bánh mì ngày thứ Hai" có giá rẻ hơn một hay hai điếu, hoặc là chẳng có ai thèm mua nếu phải đợi đến thứ Hai--và anh ta luôn luôn hút thuốc vào tối Chủ Nhật.
|
During World War II, British economist R.A. Radford was captured and placed in a German P.O.W. camp. Radford noticed the universality of exchange in the various camps in which he was imprisoned. Being an economist, he knew that exchange, in the presence of full information and in the absence of coercion or fraud, always makes both parties to the exchange better off. The interesting thing about the prison camp setting is that each prisoner had precisely the same endowment or total wealth. Each prisoner received (a) daily rations from what Radford delicately calls "the detaining power;" and (b) sporadically, the contents of a Red Cross packet: tinned milk, jam, butter, biscuits, tinned beef, tinned carrots, chocolate, sugar, treacle (molasses), and cigarettes.
| Trong Đệ nhị Thế chiến, nhà kinh tế người Anh tên là R.A. Radford bị bắt làm tù binh trong trại giam của quân Đức. Radford ghi nhận một điều rất phổ biến trong những trại tù ông bị giam giữ là sự trao đổi hàng hóa giữa những tù nhân với nhau. Là một kinh tế gia, Radford biết rằng sự trao đổi, khi cả hai bên có đầy đủ thông tin về mặt hàng và không bị cưỡng ép hay lừa đảo, luôn luôn giúp cho hai bên cùng trở nên khấm khá hơn. Điều thú vị ở trong bối cảnh của trại tù là mỗi một tù nhân đều có cùng một số lượng "tài sản" như nhau. Mỗi tù nhân nhận được (a) khẩu phần hàng ngày; cái mà Radford đã tế nhị gọi là "sinh tử phù;" và (b) thỉnh thoảng nhận được gói quà từ Hồng Thập tự, gồm có: sữa hộp, hộp mứt trái cây, bơ, bánh quy, thịt bò đóng hộp, cà-rốt đóng hộp, kẹo xô-cô-la, đường, mật, và thuốc lá.
|
What I mean by "makes both parties better off" is this: If I like two carrots more than, say, one milk, and you like one milk more than two carrots, we can trade. This is actually quite important: There is no increase in the total amount of food in the area, but the total welfare of the group is improved. It seems like magic, because it has such a big impact, but we never give it a second thought. Whenever you have different preferences, but similar endowments of resources, then voluntary exchange can make everyone better off. In this case, because the main source of trade goods was the Red Cross packages, endowments were identical. So, barter and exchange made everybody happier.
| Câu nói "Cả hai bên đều khấm khá hơn" có nghĩa là: Nếu tôi thích hai củ cà-rốt hơn một hộp sữa, thí dụ như vậy, và bạn thích một hộp sữa hơn hai củ cà-rốt, thì chúng ta có thể trao đổi với nhau. Đây là điểm đặc biệt quan trọng: Không có sự gia tăng số lượng thực phẩm nào hết, nhưng phúc lợi của cả nhóm được cải thiện. Điều này giống như một phép thần thông, bởi vì nó tạo ra một ảnh hưởng lớn, nhưng hình như ta chẳng bao giờ để ý đến. Khi ta có những ý thích khác nhau, nhưng lại chỉ có cùng một nguồn tài nguyên, thì sự tình nguyện trao đổi có thể giúp cho tình trạng kinh tế của mọi người khá hơn. Trong trường hợp này, vì những gói quà của Hồng Thập tự là nguồn hàng trao đổi chính yếu, nên những món hàng hoàn toàn giống nhau. Cho nên, đổi chác hàng hóa làm cho mọi người đều vui vẻ và sung sướng hơn.
|
|
|
And people don't have to be told this. They recognize it quickly. As Radford puts it, "Very soon after capture people realized that it was both undesirable and unnecessary, in view of the limited size and the equality of supplies, to give away or to accept gifts.... 'Goodwill' developed into trading as a more equitable means of maximizing individual satisfaction." There's the first point I want to make: Trade is more equitable than relying on gifts or charity because voluntary trades always leave both parties better off.
| Người ta cũng chẳng cần nhờ đến ai chỉ cho điều này. Họ biết ngay lập tức. Như Radford nói: "Ngay sau khi bị bắt, người ta đã nhận ngay ra rằng với điều kiện vật chất hạn hẹp, ai cũng như ai, thì việc biếu quà cho nhau hay cho không là chuyện không ai muốn làm mà cũng chẳng cần thiết nữa...'Lòng từ thiện' tự nhiên biến thành sự trao đổi hàng hóa vì đó là phương cách vô tư và công bằng hơn nhằm gia tăng tối đa sự thỏa mãn của mỗi cá nhân." Đó là điều đầu tiên tôi muốn nói: Mậu dịch thì luôn luôn công bằng hơn là chỉ dựa vào lòng từ thiện hay quà cáp người khác cho mình, vì sự trao đổi tự nguyện luôn luôn giúp cho cả hai bên cải thiện đời sống tốt hơn.
|
So, let's accept that trade and exchange are good. But what about middlemen? Aren't they a problem? The prisoners in the camp thought so. Radford mentions a (possibly apocryphal) story of a priest with a sharp eye for exchanges. "Stories circulated of a padre who started off round the camp with a tin of cheese and five cigarettes and returned to his bed with a complete (Red Cross) parcel in addition to his original cheese and cigarettes."
| Cho nên, hãy chấp nhận rằng mậu dịch và trao đổi hàng hóa là điều tốt. Nhưng thế còn người trung gian thì sao? Chẳng phải chính họ là vấn nạn đấy ư? Những tù nhân nghĩ như vậy. Radford nhắc đến một ông Cha có một đôi mắt tinh đời trong sự trao đổi sản vật (có lẽ đây là chuyện Radford hư cấu). "Người ta đồn rằng có một linh mục đi một vòng quanh trại, lúc đi chỉ có một hộp phó-mát và năm điếu thuốc lá, nhưng khi về lại lán của ổng thì đã có được cả một gói quà của Hồng Thập tự cộng thêm những vật ông có từ ban đầu."
|
There is the second, more important point, a truly fundamental paradox: middlemen profit by making other people better off. The padre never made a fraudulent claim or misrepresented what he was offering to trade. The commodities were standardized and interchangeable (one tin of cheese is just like any other; cigarettes are machine-made, and indistinguishable; a tin of jam is always the same). At each and every step, in every transaction, the exchange with the padre made the other party better off. And yet, the padre accumulated "profit" of a full Red Cross parcel, a small fortune in the setting of the camp.
| Còn có điểm thứ hai, còn quan trọng hơn, và thực sự được xem như một nghịch lý cơ bản: người trung gian (thương nhân) kiếm được lời vì làm cho người khác khá giả hơn. Vị linh mục chưa bao giờ nói sai hay trình bày sai về những món hàng mà ông đem trao đổi. Mọi món hàng đều được tiêu chuẩn hóa và giống hệt như nhau (một hộp phó-mát thì cũng giống y như những hộp phó-mát khác; thuốc lá do máy sản xuất và điếu nào cũng giống như điếu nấy; một hộp mứt trái cây cũng vậy). Tại mỗi một nơi, sự trao đổi với ông cha đều giúp cho đối tác khấm khá hơn. Thế nhưng, ông cha lại "có lời" bằng cả một gói quà của Hồng Thập tự, lớn bằng cả một gia tài trong trại tù binh.
|
It might seem that the wandering padre only took value, buying cheap, selling dear, and changing or improving none of the products he exchanged. But just like the Saxon "mancgere" in 1050, the padre created value at every step in the process. He did this by finding A, who would pay six (or fewer) cigarettes for a tin of beef, and then finding another man B, who would sell a tin of beef for three (or more) cigarettes. Of course, if these two traders had happened to meet each other, they would have exchanged directly. But finding just the right person to trade with is time-consuming and may take a little luck. The mancgere/padre, by searching across trades, arbitraged the difference: He could sell the beef to A for five cigarettes after buying it from B for four cigarettes. Thus, both A and B are better off by at least one cigarette and the padre "profits" one cigarette by finding the exchange opportunity.
| Dường như cái ông cha đi lang thang này chỉ biết thu lấy giá trị, mua rẻ, bán đắt, và trong quá trình đó chẳng làm thay đổi hay cải thiện giá trị của những món hàng ông đem trao đổi. Nhưng cũng giống như những thương nhân "mancgere" người Saxon trong năm 1050, vị linh mục sáng tạo ra giá trị trong mỗi bước của tiến trình trao đổi. Ông làm được việc này bằng cách tìm một anh A, người sẵn sàng đổi sáu điếu thuốc lá (hay ít hơn) để lấy một hộp thịt bò, và tìm một anh B, người sẵn sàng bán hộp thịt bò với giá là ba hay bốn điếu thuốc lá. Dĩ nhiên, nếu hai anh A và B gặp nhau, thì họ sẽ trao đổi trực tiếp với nhau. Nhưng tìm được đúng người vào đúng lúc để giao dịch với nhau thì mất rất nhiều thì giờ và còn đòi hỏi có chút may mắn nữa. Vị linh mục/thương nhân, nhờ đã mất thì giờ tìm kiếm khắp "thương trường," đã giải quyết được sự khác biệt. Ông bán hộp thịt bò cho A với giá năm điếu thuốc sau khi đã mua hộp thịt này của B với giá là 4 điếu. Thành thử cả A và B đều khấm khá hơn vì dư được một điếu thuốc và ông cha thì "kiếm lời" được một điếu thuốc nhờ vào tìm được cơ hội mậu dịch cho A và B.
|
Although I don't want to overstate the importance of one example, the positive role of the middleman is universal. And the parable of the itinerant padre is the starkest form of the argument that I have ever found. Remember, the question is this: If every exchange makes both parties better, how can the padre have produced any profit? Shouldn't profit always be a sign of exploitation, especially in a setting in which nothing new is produced, as here?
| Dù tôi không muốn cường điệu hóa tầm quan trọng của một thí dụ, vai trò tích cực của thương nhân là điều ai cũng chấp nhận. Câu chuyện ngụ ngôn về vị linh mục lang thang là một minh chứng rõ rệt nhất, từ trước cho đến giờ, cho lập luận này. Xin nhớ rằng, vấn đề nằm ở chỗ này: Nếu mọi giao dịch đều khiến cho những đối tác khá hơn, thì làm thế nào mà ông cha lại có lời được? Chẳng phải lợi nhuận luôn luôn là dấu hiệu của sự bóc lột, nhất là trong tình huống không có một điều gì mới được sản xuất ra hết, như ở trong tù?
|
Middlemen in Action II: Bastiat and the Stomach that is Hungry
| Màn II: Thương nhân, Bastiat và cái bụng đói
|
From Bastiat, "What is Seen and What is Not Seen," Section 6: The Middlemen:
While the exaggerated development of public services, with the waste of energies that it entails, tends to create a disastrous parasitism in society, it is rather strange that many modern schools of economic thought, attributing this characteristic to voluntary, private services, seek to transform the functions performed by the various occupations. | Trích từ Những Điều Trông Thấy và Không Trông Thấy, phần 6: Thương Nhân của Bastiat.
Mặc dù sự phát triển của những dịch vụ công (do nhà nước quản lý) cộng với những phí phạm về năng lực do những dịch vụ này gây ra có khuynh hướng tạo nên những con ký sinh trùng tai hại cho xã hội, lạ lùng thay có nhiều trường phái kinh tế hiện đại lại gán những sự ký sinh này cho những dịch vụ tự nguyện của tư nhân, và tìm cách thay đổi những chức năng của những ngành nghề khác nhau.
|
These schools of thought are vehement in their attack on those they call middlemen. They would willingly eliminate the capitalist, the banker, the speculator, the entrepreneur, the businessman, and the merchant, accusing them of interposing themselves between producer and consumer in order to fleece them both, without giving them anything of value. Or rather, the reformers would like to transfer to the state the work of the middlemen, for this work cannot be eliminated.
| Những trường phái này hung hãn tấn công cái mà họ gọi là những người trung gian. Họ sẵn sàng triệt tiêu những nhà tư bản, nhà băng, kẻ đầu cơ, doanh gia, thương gia, và những nhà buôn lẻ, đồng thời cáo buộc thành phần này là tự xen vào giữa người sản xuất và người tiêu thụ để thủ lợi từ cả hai bên mà không đem lại cho ai giá trị gì hết. Hơn thế nữa, những nhà cải cách còn muốn chuyển hết cho nhà nước những việc mà người trung gian làm, vì những việc này thật ra không thể loại bỏ được.
|
[Regarding the famine of 1847,] "Why," they said, "leave to merchants the task of getting foodstuffs from the United States and the Crimea? Why cannot the state, the departments, and the municipalities organize a provisioning service and set up warehouses for stockpiling? They would sell at net cost, and the people, the poor people, would be relieved of the tribute that they pay to free, i.e., selfish, individualistic, anarchical trade." | [Nói về nạn đói năm 1847,] những người này than: "Tại sao lại để cho thương gia làm cái việc mua thực phẩm từ Mỹ và Crimea mà không để cho nhà nước, những bộ, ngành, và ban thành lập những dịch vụ tạm thời và xây dựng những nhà kho để chứa thực phẩm? Sau đó nhà nước bán lại cho dân bằng đúng giá mua, và nhân dân, người nghèo khổ sẽ không phải "cống" thêm lợi nhuận cho bọn thương gia ích kỷ chỉ biết đến cá nhân họ mà thôi.
|
... When the stomach that is hungry is in Paris and the wheat that can satisfy it is in Odessa, the suffering will not cease until the wheat reaches the stomach. There are three ways to accomplish this: the hungry men can go themselves to find the wheat; they can put their trust in those who engage in this kind of business; or they can levy an assessment on themselves and charge public officials with the task.
| ...Khi cái bụng đang đói ở Paris còn lúa gạo thì ở mãi tận Odessa, thì cơn đói không thể nào nguôi ngoai được cho đến khi có cơm trong bụng. Có ba cách đem gạo đến với bao tử: những người đang đói tự mình đi kiếm gạo, hay là nhờ những người làm nghề đi buôn mua cho họ, hay là để nhà nước làm giùm cho việc này.
|
To resolve the paradox, let us turn to the other example, from the work of Frédéric Bastiat, first published in 1850. The entire essay, "What Is Seen and What Is Not Seen," is full of insight, but I want to focus on just Section 6, "The Middlemen."
| Để giải quyết sự nghịch lý này, hãy xem một thí dụ nữa trong tác phẩm của Frederic Bastiat, được xuất bản lần đầu năm 1850. Bài luận văn mang tựa đề "Những điều trông thấy và Những điều không trông thấy" có rất nhiều điều sâu sắc, nhưng tôi chỉ muốn tập trung vào Phần 6, nói về Thương nhân.
|
While this quote is rather lengthy, the gist of Bastiat's argument is easy to state: There are three ways of getting food from farm to market. First, every consumer goes off on his own, with a cart. This is inefficient and too slow to answer the needs of the hungry (as David R. Henderson illustrates in his discussion of price controls in the aftermath of World War II, German Economic Miracle). Second, middlemen can buy, transport, and resell the products. Third, the state can buy, transport, and resell the products, or give the products away for free.
| Dù đoạn trích dẫn này khá dài dòng, ta cũng nắm bắt được ý chính trong lập luận của Bastiat khá dễ dàng: Có ba cách đưa lương thực từ nông thôn tới thị trường. Cách thứ nhất là mỗi người tiêu thụ tự mình đẩy xe đi xuống nông thôn mua lương thực. Cách này thực là quá thiếu hiệu quả mà lại chậm nữa không đối phó được với cơn đói (như David R. Henderson trình bày trong phần thảo luận về kiểm soát giá cả sau Đệ nhị Thế chiến trong tác phẩm Kỳ tích Kinh tế của Đức quốc). Cách thứ hai là thương nhân có thể đi mua, vận chuyển, và bán lại sản phẩm. Cách thứ ba là nhà nước mua, vận chuyển và bán lại sản phẩm, hoặc đem cho không người dân.
|
Bastiat notes that many claim that the state can always perform the function of middlemen more efficiently because the officers of the state are motivated by public service, not by profit. But this is disastrously wrong. First, agents of the state are not, in fact, motivated by the public interest. They are no better than anyone else and act to benefit themselves. Second, without the signals of price and profit provided by middlemen, no one knows what products should be shipped where, or when. In short, without middlemen, the state would act more slowly, less accurately, and at the wrong times.
| Bastiat cũng ghi nhận là có nhiều người cho rằng nhà nước luôn luôn làm nhiệm vụ cùa thương nhân một cách hữu hiệu hơn vì viên chức nhà nước được tinh thần phục vụ công ích thúc đẩy làm việc, chứ không vì lợi nhuận. Nhưng điều này sai lầm một cách khủng khiếp. Bởi vì trước hết, những nhân viên nhà nước, trong thực tế, không được khích lệ làm việc vì quyền lợi chung. Họ cũng chẳng khác gì chúng ta và hoạt động để kiếm lợi cho chính họ. Thứ hai, không có những dấu hiệu của giá cả và lợi nhuận do thương nhân cung cấp, thì không có ai biết được là món hàng nào nên được chở đi bán ở đâu và vào lúc nào. Nói tóm lại, không có thương nhân, nhà nước sẽ phải làm việc chậm hơn, kém chính xác hơn, và trật lất về thời gian [Chế độ kinh tế bao cấp và trung ương hoạch định là một thí dụ điển hình].
|
Once again, the point seems paradoxical. It is because of profit that middlemen create value. And the seeking of profit by middlemen, buying cheap and selling dear, ensures that, as Bastiat put it, the "wheat will reach the stomach" faster, more cheaply, and more reliably than any service the state could possibly create. The system of middlemen performs what seems like, to Bastiat and to me, a miracle: "Directed by the comparison of prices, it distributes food over the whole surface of the country, beginning always at the highest price, that is, where the demand is the greatest. It is impossible to imagine an organization more completely calculated to meet the needs of those who are in want..."
| Một lần nữa, điểm này có vẻ mâu thuẫn. Chính nhờ vào lợi nhuận mà thương nhân tạo ra giá trị. Và chuyện kiếm lời của thương nhân, mua rẻ bán mắc, bảo đảm rằng, như Bastiat đã nói, "lúa gạo đến được bao tử người tiêu thụ" nhanh hơn, rẻ hơn, và chắc ăn hơn bất cứ dịch vụ nào do nhà nước cung cấp. Hệ thống thương nhân đã thực hiện được điều mà Bastiat và cả tôi nữa, cho là kỳ tích: "Được chỉ đạo bằng sự so sánh giá cả, hệ thống này đã phân phối thực phẩm đi khắp nước, khởi đầu luôn luôn là giá cao nhất, nghĩa là nơi nào có nhu cầu cao nhất. Thật khó lòng để có thể nghĩ ra được một tổ chức nào mà lại có thể tính toán đầy đủ chi li hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của những người đang cần..."
|
Final Thoughts
The merchant, the middleman, the mancgere. Many people tend to think of him as a necessary evil, raising prices and exploiting nearly everyone. But this is quite wrong, and is wrong in a way so fundamental that it makes one wonder why most people seem to have no conception of how real economics works.
| Vài Suy nghĩ cuối
Thương nhân, người trung gian. Nhiều người có khuynh hướng nghĩ về họ như là một điều xấu xa nhưng cần thiết, tăng giá lên và lợi dụng hầu như tất cả mọi người. Nhưng điều này thật hết sức sai lầm, và lại là điều sai lầm cơ bản khiến cho ta phải tự hỏi tại sao đa số người ta dường như chẳng có tí khái niệm gì về sự vận hành thực tế của nền kinh tế hết cả.
|
The fact is that middlemen are the means by which markets become "perfect" or, at least, approach perfection, where perfection means a single price and reliable quality. Arbitrage is the discipline that reduces differences in price, providing accurate signals on relative scarcity and engendering enormous flows of resources and labor towards their highest-valued use.
| Sự thật là những thương nhân là phương tiện giúp cho thị trường trở nên "hoàn hảo," hay ít ra là cũng tiến gần đến chỗ hoàn hảo; sự hoàn hảo ở đây có nghĩa là chỉ có một giá cho một món hàng và chất lượng của món hàng được bảo đảm. Sự thương lượng giá cả của thương nhân làm giảm đi sự khác biệt về giá cả, cung cấp những tín hiệu chính xác về sự kham hiếm của hàng hóa và tạo ra những dòng chuyển tài nguyên và nhân lực đến những nơi mà giá trị của chúng được sử dụng cao nhất.
|
In fact, now that I think of it, I'm proud to be a Mancgere!
| Bây giờ, khi nghĩ lại về những vấn đề này, tôi phải nói là tôi hãnh diện về cái họ của tôi. Tôi hãnh diện là một Thương Nhân!
|
References
Bastiat, Frédéric. 1850, Paris: France. "What Is Seen and What Is Not Seen." Available online at Selected Essays on Political Economy, Library of Economics and Liberty.
Dictionary.com, "monger," in Online Etymology Dictionary. Douglas Harper, 2001. Accessed: January 19, 2009.
Henderson, David. "German Economic Miracle."Concise Encyclopedia of Economics, Library of Economics and Liberty, Liberty Fund, Inc.
MS. Tib. A 3, or Manuscript Cotton Tiberius A, part 3 is a reference to a fragment of an 11th century psalter, probably produced at Christchurch, Canterbury. Radford, R.A. 1945. "The Economic Organisation of a P.O.W. Camp." Economica. V. 12.
Turner, Sharon. 1836 (Sixth Edition). The History of the Anglo-Saxons. London, England: Longman, Rees, Orme, Brown, Green, and Longman. * Michael Munger is Chair of Political Science at Duke University. | Tài liệu tham khảo
Bastiat, Frédéric. 1850, Paris: France. "What Is Seen and What Is Not Seen." Available online at Selected Essays on Political Economy, Library of Economics and Liberty.
Dictionary.com, "monger," in Online Etymology Dictionary. Douglas Harper, 2001. Accessed: January 19, 2009.
Henderson, David. "German Economic Miracle."Concise Encyclopedia of Economics, Library of Economics and Liberty, Liberty Fund, Inc.
MS. Tib. A 3, or Manuscript Cotton Tiberius A, part 3 is a reference to a fragment of an 11th century psalter, probably produced at Christchurch, Canterbury. Radford, R.A. 1945. "The Economic Organisation of a P.O.W. Camp." Economica. V. 12.
Turner, Sharon. 1836 (Sixth Edition). The History of the Anglo-Saxons. London, England: Longman, Rees, Orme, Brown, Green, and Longman.
* Michael Munger là Giáo sư Trưởng Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Duke.
|
|
|
http://www.econlib.org/library/Columns/y2009/Mungermiddlemen.html |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, January 14, 2012
Market Makers or Parasites? Người Tạo ra Thị trường hay Kẻ Ăn bám Xã hội?
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn