MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, January 12, 2012

The Danger Debt Poses to the Western World Nợ nguy hiểm ở thế giới phương Tây


The Danger Debt Poses to the Western World

Nợ nguy hiểm ở thế giới phương Tây

By Alexander Jung

Alexander Jung – spiegel

Countries around the world, particularly in the West, are hopelessly in the red, with debt rising every day. Even worse, politicians seem paralyzed, unable -- or unwilling -- to do anything about it. It is a global disaster that threatens the immediate future. But there might be a way out.

Các quốc gia trên khắp thế giới, đặc biệt ở phương Tây, đang vô vọng trong nợ nần, nợ tăng lên mỗi ngày. Thậm chí tệ hơn, các chính trị gia dường như bị tê liệt, không thể hoặc không muốn làm bất cứ điều gì về nợ. Nợ là một thảm họa toàn cầu đe dọa tương lai trước mắt. Nhưng có thể có một lối thoát.

When Carlo Ponzi, a dishwasher from Parma, Italy, immigrated to the United States in 1903, he had $2.50 in his pocket and a million-dollar dream in his head. He was able to fulfill that dream, at least temporarily.

Khi Carlo Ponzi, một người rửa chén từ Parma, Italy, di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1903, ông có 2,50 $ trong túi và một giấc mơ triệu đô la trong đầu của mình. Ông đã có thể thực hiện giấc mơ đó, ít nhất là tạm thời.

Ponzi promised people that he would multiply their money in a miraculous way: by 50 percent in six weeks. With his carefully parted hair and charming accent, Ponzi beguiled investors and fueled their avarice. The first investors raked in fantastic returns. What they didn't know was that Ponzi was simply using the next investors' money to pay them their profits.

Ponzi hứa hẹn rằng ông sẽ sinh sản tiền của họ một cách kỳ diệu: 50% trong sáu tuần. Với một mái tóc tách cẩn thận và giọng quyến rũ, Ponzi gạt các nhà đầu tư và thúc đẩy lòng tham của họ. Các nhà đầu tư đầu tiên thu tiền về một cách tuyệt vời. Nhưng họ không biết rằng Ponzi chỉ đơn giản sử dụng tiền của nhà đầu tư tiếp theo để trả tiền cho lợi nhuận của họ.

The scheme continued. Ten investors turned into 100, and 100 investors turned into 1,000, until the scam was discovered. Ponzi spent many years in prison, and he died a pauper in 1949. But his name remains important to every criminologist today -- and every economist.

Ý đồ tiếp tục. 10 nhà đầu tư chuyển thành 100, và 100 nhà đầu tư chuyển thành 1.000, cho đến khi lừa đảo được phát hiện. Ponzi ở tù nhiều năm, và đã chết như một người ăn xin vào năm 1949. Tuy nhiên, tên của ông vẫn còn tính quan trọng đối với các nhà tội phạm học đến ngày hôm nay – và tất cả các nhà kinh tế học.

Economists use the term "Ponzi scheme" to describe a disastrous mechanism in which someone pays off old debt by constantly taking on new debt. The repayment of the debt -- the most recent loans, plus interest -- is deferred into the distant future, fueling an eternal process of debt refinancing.

Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ “kế hoạch Ponzi” để mô tả một cơ chế thảm họa, trong đó một người nào đó trả hết nợ cũ bằng cách liên tục mượn nợ mới. Trả khoản vay gần đây nhất, cộng với lãi suất được trả chậm trong tương lai xa, đưa đến một quá trình vĩnh cửu của tái cấp vốn nợ.

It's the classic pyramid, or snowball scheme, practiced by thousands of con artists after Ponzi. The most spectacular case was that of New York financier Bernard Madoff, who was responsible for losses of about $20 billion by 2008. Snowballs are set into motion, becoming bigger and bigger as they roll along. In the worst case, they end in an avalanche that takes everything else with it.

Đó là kim tự tháp cổ điển, hay là chương trình quả cầu tuyết, được thực hiện bởi hàng ngàn kẽ lừa bịp sau Ponzi. Trường hợp ngoạn mục nhất là của nhà tài chính ở New York, Bernard Madoff, người chịu trách nhiệm về thiệt hại khoảng $ 20 tỷ vào năm 2008. Các quả cầu tuyết được đặt vào chuyển động, trở nên lớn hơn và lớn hơn khi chúng cuộn lại cùng nhau. Trong trường hợp xấu nhất, chúng kết thúc bằng một trận tuyết lở cuốn đi tất cả mọi thứ khác với nó.

Western economies have not acted much differently than the fraudster Madoff. In 2011, they were virtually inundated with bad news and old sins. Almost everyone -- in Europe and in the United States -- has been living beyond their means, from consumers to politicians to entire countries. Governments have become servants to the markets upon which they have become dependent.

Các nền kinh tế phương Tây đã không hành động khác biệt nhiều so với Madoff. Năm 2011, chúng đã hầu như tràn ngập với những tin xấu và tội lỗi cũ. Hầu như tất cả mọi người – ở châu Âu và ở Hoa Kỳ – đã sống vượt quá khả năng của họ, từ người tiêu dùng, đến các chính trị gia và toàn các nước. Các chính phủ đã trở thành người giúp việc cho các thị trường mà họ đã trở nên phụ thuộc.

Bigger Snowballs

On an almost weekly basis, the reports have become more worrisome and the sums of money involved more staggering. Many are now concerned that, as 2012 begins, the snowballs will only get bigger -- and roll faster:

Các trận cầu tuyết lớn hơn

Trên cơ sở hầu như hàng tuần, các báo cáo đã trở nên đáng lo ngại hơn và các khoản tiền liên quan kinh ngạc hơn. Nhiều người đang lo ngại rằng, bắt đầu năm 2012, các quả cầu tuyết sẽ lớn hơn – và cuộn nhanh hơn:

There are the banks in Europe, which will have to repay about €725 billion in combined debt in 2012, including €280 billion in the first quarter alone. With the private market largely off-limits to them, the banks have had to rely on the European Central Bank (ECB) to bail them out. The ECB is now lending them fresh money -- as much as they want -- at minimal interest rates.

1. Có những ngân hàng ở châu Âu, sẽ phải trả khoảng 725 tỷ euro trong khoản nợ vào năm 2012, trong đó có 280 tỷ euro trong quý đầu tiên. Với các thị trường tư nhân không cho họ mượn, các ngân hàng phải dựa vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để giải cứu họ. ECB hiện nay cho vay tiền tươi – nhiều như họ muốn – với mức lãi suất tối thiểu.

There is a country like Italy, which has an exorbitant amount of debt to service at the beginning of the year. About €160 billion in debt will mature between January and April; the total for the entire year is about €300 billion. The government in Rome is already having trouble finding buyers for its bonds.

2. Có một quốc gia như Ý, có một số tiền nợ cắt cổ phải trả vào đầu năm nay. Khoảng 160 tỷ euro tiền nợ nần sẽ phải trả giữa tháng 1 và tháng 4, tổng cộng trong cả năm là khoảng 300 tỷ euro. Chính phủ ở Rome đang gặp khó khăn tìm kiếm người mua trái phiếu của họ.

There is the ECB, which is creating billions essentially out of nothing. On an almost weekly basis, it is acquiring bonds that no one else would buy from Portugal, Spain and Italy and, in the process, it is turning into a reluctant financier of nations. This financial aid already amounts to €211 billion.

3. ECB đang tạo ra hàng tỷ euro chủ yếu từ hư không. Trên cơ sở hầu như hàng tuần, ECB mua lại trái phiếu mà không ai mua từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy, trong quá trình này, ECB đang trở thành một nhà tài chính miễn cưỡng của các quốc gia. Hỗ trợ tài chính này đã lên đến 211 tỷ euro.

There is the European Commission, whose president, José Manuel Barroso, supports the use of so-called euro bonds. These bonds, which would be issued jointly by the countries in the monetary union, would amount to an accumulation of collective debt on top of national debts.

4. Ủy ban châu Âu, với chủ tịch José Manuel Barroso, hỗ trợ việc sử dụng cái-gọi-là trái phiếu euro. Những trái phiếu này, được ban hành chung từ các nước trong liên minh tiền tệ này, sẽ tích lũy nợ tập thể lên trên các khoản nợ quốc gia.

There is the €440-billion euro bailout fund, of which €150 billion are already promised to Greece, Ireland and Portugal. But because this amount is still not enough, the finance ministers have decided to "leverage" the fund, a seemingly harmless term for bringing in additional lenders, thereby multiplying the volume of credit.

5. Có 440 tỷ euro trong quỹ cứu trợ, trong đó 150 tỷ đã hứa cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Nhưng vì số tiền này vẫn không đủ, các Bộ trưởng tài chính đã quyết định “tận dụng” quỹ, một thuật ngữ dường như vô hại để lôi cuốn thêm các nhà cho vay, do đó nhân lên khối lượng tín dụng.

And then there is the United States, which only remains solvent because the Congress in Washington keeps raising the debt ceiling. The American government already owes its creditors about $15 trillion. Stay tuned for the next installment.

6. Và kế đó có Hoa Kỳ, còn ngáp được vì Quốc hội ở Washington tiếp tục tăng trần nợ. Chính phủ Mỹ đã nợ khoảng 15 nghìn tỷ USD. Hãy chờ phần tiếp theo.

In other words, there are plenty of snowballs that have started rolling and getting larger with each rotation. Some aspects of the economic system in the industrialized countries resemble a gigantic Ponzi scheme. The difference is that this version is completely legal.

Nói cách khác, có rất nhiều các quả cầu tuyết đã bắt đầu lăn và lớn hơn với mỗi vòng quay. Một số khía cạnh của hệ thống kinh tế của các nước công nghiệp tương tự như một kế hoạch Ponzi khổng lồ. Sự khác biệt là phiên bản này là hoàn toàn hợp pháp.

Living on Credit

Old debts are paid with new ones, with borrowers giving not the slightest thought to repayment. This has been going on for a long time, far too long, in fact. It was only with the eruption of the financial crisis in 2007 and the outrageously expensive bailouts of banks and economies that many people realized that the entire world is living on credit.

Sống nhờ tín dụng

Các khoản nợ cũ được trả với những cái mới, với người đi vay không chút đắn đo chuyện trả nợ. Chuyện này trãi qua một thời gian dài, quá dài, trên thực tế. Chỉ với sự phun trào của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2007 và các cứu trợ khổng lồ cho các ngân hàng và các nền kinh tế mà nhiều người nhận ra rằng toàn bộ thế giới đang sống nhờ tín dụng.

"Debt is rising to points that are above anything we have seen, except during major wars," economists at the Bank for International Settlements (BIS) concluded in a recent study. "The debt problems facing advanced economies are even worse than we thought."

“Nợ tăng đến điểm cao hơn bất cứ điều gì chúng ta đã từng thấy, ngoại trừ trong các cuộc chiến tranh lớn”, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã kết luận trong một nghiên cứu gần đây. “Những vấn đề nợ đối mặt với các nền kinh tế phát triển thậm chí còn tồi tệ hơn chúng ta nghĩ.”

This is even true of seemingly rock-solid Germany. In the third quarter of 2011, German public debt amounted to €2.028 trillion, an increase of €10.8 billion over the debt level just three months earlier. Germany's public debt grew by about €120 million a day -- or more than €80,000 a minute -- between July and September.

Điều này thậm chí đúng với một nước Đức cứng cáp. Trong quý thứ ba năm 2011, nợ công của Đức lên tới 2,028 nghìn tỷ euro, tăng 10,8 tỷ euro so với mức nợ chỉ ba tháng trước đó. Nợ công của Đức tăng một ngày khoảng 120 triệu euro hoặc hơn 80.000 euro một phút – giữa tháng 7 và tháng 9.

To make matters worse, this increase occurred in a quarter marked by plentiful tax revenues and a significant decline in unemployment. But debts increase independently of whether times happen to be good or bad.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, sự gia tăng này xảy ra trong quí có các khoản thu thuế phong phú và giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể. Tuy nhiên, các khoản nợ gia tăng một cách độc lập cho dù thời gian xảy ra là tốt hay xấu.

The End of the System

The same thing is happening almost everywhere. In the first decade of this century, which was by no means a weak period economically, countries more than doubled the level of debt -- to an estimated grand total of $55 trillion by the end of 2011.

Sự kết thúc của hệ thống

Điều tương tự cũng đang xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi. Trong thập niên đầu của thế kỷ này, không là một giai đoạn kinh tế yếu, các nước tăng hơn gấp đôi mức độ nợ – tổng cộng ước tính khoảng 55 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2011.

The United States leads the pack with its national debt of $15 trillion, followed by Japan with about $13 trillion. Germany's €2 trillion looks almost paltry by comparison. Today, the three major rating agencies award their highest credit rating to only 14 countries in the world.

Hoa Kỳ dẫn đầu gói với nợ quốc gia 15 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Nhật với khoảng 13 nghìn tỷ USD. Đức, 2 nghìn tỷ euro, trông gần như không quan trọng. Hôm nay, ba cơ quan đánh giá kinh tế trao giải giá tín dụng cao nhất cho chỉ có 14 nước trên thế giới.

The fact that nations are continually spending more than they take in cannot turn out well in the long run. The word "credit" comes from the Latin "credere," which means "to believe." The system will only function as long as lenders believe in borrowers. Once the belief in the creditworthiness of borrowers is destroyed, hardly anyone will be willing to buy their securities.

Với thực tế là các quốc gia tiếp tục chi tiêu nhiều hơn những gì họ làm được không có thể hiện tốt trong thời gian dài. Từ “tín dụng” đến từ Latin “credere”, có nghĩa là “tin tưởng”. Hệ thống sẽ hoạt động nếu người cho vay tin người vay. Một khi niềm tin vào tín dụng của khách hàng vay bị phá hủy, hầu như không ai sẽ sẵn sàng mua chứng khoán của họ.

When that happens, the system is finished.

Khi điều đó xảy ra, hệ thống kết thúc.

This is precisely what happened with Carlo Ponzi's scheme. And now entire countries are suffering suspiciously similar fates. They are no longer being taken seriously.

Đây chính là những gì đã xảy ra với kế sách của Carlo Ponzi. Và bây giờ toàn bộ các nước đang phải chịu số phận tương tự. Họ không còn được tiếp đón một cách nghiêm túc.

Greece is effectively insolvent. Italy and Spain are forced to offer higher interest rates to find buyers for their government bonds. And France threatens to lose its impeccable credit rating. The debt crisis has arrived in the heart of Europe.

Hy Lạp không trả được nợ. Ý và Tây Ban Nha buộc phải nâng lãi suất cao hơn để tìm người mua trái phiếu chính phủ của họ. Và Pháp bị đe dọa xuống hạng tín dụng hoàn hảo của nó. Cuộc khủng hoảng nợ đã đến trung tâm của châu Âu.

Meanwhile, it is also flaring up in the United States once again, with Democrats and Republicans blaming each other for the nation's debts. Instead of taking responsibility and consolidating the budget, President Barack Obama prefers to rail against the Europeans' approach to crisis management. They, in turn, refuse to tolerate any interference, especially from the United States, which they blame for being the source of the financial crisis in the first place.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, một lần nữa, đảng Dân chủ và Cộng hòa đổ lỗi cho nhau về các khoản nợ của quốc gia. Thay vì chịu trách nhiệm và củng cố ngân sách, Tổng thống Barack Obama thích đi ngược lại phương pháp tiếp cận của châu Âu về quản lý khủng hoảng. Họ, lần lượt từ chối chấp nhận bất cứ sự can thiệp, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, mà họ đổ lỗi là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính.

In this fashion, the Old World and the New World are tossing the blame back and forth, while confidence in politics and its ability to avert collapse is dwindling on both sides of the Atlantic. Is there still a way to stop the avalanche, or at least to diminish is destructive force? Why do countries that collect taxes have to borrow money in the first place?

Trong thời trang này, Thế giới Cũ và Thế giới mới đổ lỗi qua lại, trong khi sự tự tin trong chính trị và khả năng của mình để ngăn chặn sự sụp đổ đang suy giảm trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Có cách nào ngăn chặn các trận tuyết lở, hoặc ít nhất là để giảm bớt lực phá hoại? Tại sao các nước thu thuế phải vay tiền lúc ban đầu?

Part 2: Of Good Debt and Bad Debt

Phần 2: nợ tốt và nợ xấu

Lutz Goebel is used to borrowing money. The 56-year-old businessman is the managing partner of the Henkelhausen Group, a German mid-sized company that specializes in motors in the western German city of Krefeld, with 240 employees and €65 million in annual sales. The debt Goebel incurs is of a completely different nature than the country's debt.

Lutz Goebel luôn vay tiền. Ông doanh nhân 56 tuổi này là một thành viên quản lý của Tập đoàn Henkelhausen, một công ty cỡ vừa của Đức chuyên làm động cơ tại thành phố Krefeld, phía tây nước Đức, với 240 nhân viên và 65 triệu euro doanh thu hàng năm. Nợ của Goebel có tính chất hoàn toàn khác so với nợ của đất nước.

Five years ago, Goebel had the opportunity to buy another company's gas-engine service division. Goebel was convinced that it was a worthwhile investment, and that the resulting net revenues would ultimately exceed the €1.5 million he had to borrow to pursue the deal. "It paid off," he says today.

Năm năm trước, Goebel có cơ hội để mua bộ phận dịch vụ của một công ty động cơ khí. Goebel được thuyết phục rằng đó là một đầu tư đáng giá, và kết quả doanh thu cuối cùng sẽ vượt quá 1.500.000 euro mà ông phải vay mượn để mua. “Nó đã được đền đáp,” ông nói ngày hôm nay.

As president of the German Association of Family-owned Businesses, Goebel represents the interests of 5,000 companies throughout the country. The owners of these businesses usually borrow funds only when they intend to make significant changes or build something new. For them, debt is a necessary part of developing their companies.

Là chủ tịch của Hiệp hội Các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình ở Đức, Goebel đại diện cho lợi ích của 5.000 công ty trong cả nước. Các chủ sở hữu của các doanh nghiệp này thường vay vốn chỉ khi nào họ có ý định thay đổi đáng kể hoặc làm một cái gì đó mới. Đối với họ, nợ là một phần cần thiết của việc phát triển công ty của họ.

There are undoubtedly good reasons to go into debt. Companies use debt to finance investments. Private citizens use it to pay for major acquisitions, like automobiles or real estate. Most are aware that they have to economize as long as they are using current revenues to pay off the principal and interest on their debt.

Có nhiều lý do chắc chắn là tốt để vay nợ. Các công ty sử dụng nợ để tài trợ cho đầu tư. Công dân sử dụng nó để trả tiền cho các vụ mua lớn, như xe ô tô hoặc bất động sản. Hầu hết mọi người nhận thức rằng họ phải tiết kiệm khi họ đang sử dụng thu nhập hiện tại để trả gốc và lãi nợ của họ.

It can also make perfectly good sense for governments to go into debt, such as when a government seeks to stabilize its economy with additional spending to ward off a recession. It particularly makes sense when governments borrow money to pay for real assets that will also benefit future generations, like a bridge or a kindergarten.

Nó cũng có thể có ý nghĩa hoàn toàn tốt cho các chính phủ vay nợ, chẳng hạn như khi chính phủ tìm cách ổn định nền kinh tế với chi tiêu lớn để tránh một cuộc suy thoái kinh tế. Nó đặc biệt có ý nghĩa khi các chính phủ vay tiền để trả tiền cho các tài sản thực, những tài sản mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai, như một cây cầu hay một trường mẫu giáo.

Everyone Benefits

Finance experts call this form of the solidarity principle "pay as you use," in which future generations are expected to pay for the rest. In addition to leaving the assets -- bridges, kindergartens and the like -- to its children and grandchildren, the current generation also leaves a portion of the financing up to future generations, and everyone benefits from it.

Mọi người đều có lợi

Các chuyên gia tài chính gọi hình thức nguyên tắc đoàn kết này là “trả tiền khi bạn sử dụng”, trong đó các thế hệ tương lai dự kiến ​​sẽ trả phần còn lại. Ngoài việc để lại tài sản – cây cầu, nhà trẻ và các loại tương tự – cho con và cháu của mình, thế hệ hiện tại cũng để lại một phần nợ cho các thế hệ tương lai, và mọi người đều hưởng lợi từ nó.

The only problem is that countries hardly ever use this instrument in such a productive and far-sighted manner. Nowadays, governments usually borrow money to finance their daily expenditures, like paying the salaries of government employees or servicing existing debt.

Vấn đề duy nhất mà các nước hầu như không bao giờ sử dụng công cụ này một cách hiệu quả và có tầm nhìn xa. Ngày nay, các chính phủ thường vay tiền để tài trợ cho các chi phí hàng ngày, như thanh toán tiền lương nhân viên chính phủ hoặc các khoản nợ hiện tại.

Of course, there are also people who live unrestrained financial lives. Readily available credit at every bank makes it more likely than ever that they will be tempted to abuse it. Living on credit used to be considered somewhat disreputable, but not anymore. In the third quarter of 2011, Americans had $700 billion in outstanding credit card debt. There are likewise undoubtedly many companies with lax payment policies. The number of major corporations with excellent credit ratings has been consistently declining for years.

Tất nhiên, cũng có những người sống cuộc sống không kiềm chế kinh tế. Tín dụng có sẵn tại ngân hàng làm cho họ, có nhiều khả năng hơn bao giờ hết, bị cám dỗ để lạm dụng tín dụng. Sống nhờ tín dụng từng được xem là bất hảo, nhưng không còn nữa. Trong quý thứ ba năm 2011, người Mỹ đã nợ thẻ tín dụng 700 tỷ $USD. Có những công ty tương tự với các chính sách thanh toán lỏng lẻo. Số lượng các tập đoàn lớn được xếp hạng tín dụng xuất sắc đã liên tục giảm trong nhiều năm.

Nevertheless, there is still a difference between private and public debt. Citizens and companies usually have real assets to serve as collateral against their debt. The value of a government, on the other hand, is -- with the exception of a few companies, properties and land -- primarily virtual, namely, that it enjoys the priceless privilege of being able to issue bonds. It borrows money from citizens who, in return, receive a bond that promises repayment of the principal plus interest.

Tuy nhiên, vẫn còn có một sự khác biệt giữa nợ tư và nợ công. Công dân và các công ty thường có tài sản thực để thế chấp nợ. Giá trị của một chính phủ, mặt khác – ngoại trừ một vài công ty, tài sản và đất – chủ yếu là ảo, cụ thể là nó được hưởng đặc quyền vô giá của việc phát hành trái phiếu. Nó vay mượn tiền của công dân, và công dân nhận được một trái phiếu hứa hẹn trả nợ gốc cộng với lãi.

In the 14th century, northern Italian rulers applied this principle for the first time. The British historian Niall Ferguson sees the invention of the government bond as "the second great revolution" in the economic world, following the introduction of credit by banks. It served as the foundation for the ascent of money, according to Ferguson.

Trong thế kỷ 14, nhà cầm quyền miền bắc Ý áp dụng nguyên tắc này lần đầu tiên. Nhà sử học người Anh Niall Ferguson thấy phát minh của trái phiếu chính phủ như “cuộc cách mạng lớn thứ hai” trong thế giới kinh tế, sau sự ra đời của tín dụng của các ngân hàng. Nó phục vụ như là nền tảng cho sự đi lên của tiền, theo Ferguson.

No Incentive for Responsibility

Since then, the state has been able to constantly print new securities, which it uses to replace the old ones. Debts are not repaid but "refinanced." In other words, they are passed on to future generations. This trick seduces governments into treating their finances with less solemnity, and it deprives them of any incentive to live within their means.

Không có động cơ trách nhiệm

Kể từ đó, nhà nước đã có thể liên tục in các chứng khoán mới, mà nó sử dụng để thay thế những cái cũ. Các khoản nợ không hoàn lại, nhưng “tái tài trợ.” Nói cách khác, nợ được truyền tới các thế hệ tương lai. Thủ thuật này quyến rũ các chính phủ xử lý tài chính của họ ít long trọng hơn, và nó cướp mọi động cơ để sống với những gì họ sở hữu.

They have also provided the securities with a special advantage: Banks, savings banks and insurance companies, the main purchasers of European sovereign bonds, are not required to back the bonds with equity capital, unlike with loans to private citizens or companies. The bonds have been treated as "especially safe" -- at least until now.

Họ cũng đã cung cấp các chứng khoán với một lợi thế đặc biệt: Ngân hàng, tiết kiệm ngân hàng và công ty bảo hiểm, là những người mua chính yếu trái phiếu châu Âu, không cần ủng hộ trái phiếu với vốn chủ sở hữu, không giống như với các khoản vay cho công dân hoặc công ty tư nhân. Các trái phiếu đã được xem như là “đặc biệt an toàn” – ít nhất là cho đến bây giờ.

Everyone benefits from this system. Through the bonds, the banks acquire from the issuing governments apparent security on their balance sheets, fictitious assets. And, for governments, the banks serve as constant new buyers for their securities.

Mọi người đều hưởng lợi từ hệ thống này. Thông qua các trái phiếu, các ngân hàng được các chính phủ bảo đảm bảng cân đối kế toán của họ, cáctài sản hư cấu. Và, đối với chính phủ, các ngân hàng là khách hàng mới liên tục cho chứng khoán.

The state creates the illusion of freedom from risk to satisfy its self-indulgence, at least until the Ponzi moment arrives: when the last shred of confidence has been gambled away and no one buys bonds anymore.

Nhà nước tạo ra ảo ​​giác về “tự do từ nguy cơ” để đáp ứng niềm đam mê của nó, ít nhất cho đến thời điểm Ponzi tới: khi niềm tin cuối cùng bị đánh mất và không ai mua trái phiếu nữa.

Were a business owner to run a business in the same way, he or she would soon be forced to declare bankruptcy. "Family business owners borrow money to invest it. Usually the government borrows money to consume today," says German business leader Goebel. And, he adds, "while a businessman takes on the risk and liability for his company, in the case of countries, it is almost always the next generation that suffers."

Nếu một chủ doanh nghiệp làm giống vậy, ông sẽ sớm bị buộc phải tuyên bố phá sản. “Các chủ doanh nghiệp gia đình vay tiền để đầu tư. Thông thường, chính phủ vay tiền để tiêu thụ,” nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức Goebel nói. Và, ông nói thêm, “trong khi một doanh nhân chịu rủi ro và trách nhiệm đối với công ty của ông, trong trường hợp của quốc gia, nó gần như luôn luôn là thế hệ kế tiếp phải chịu tổn thất.”

Debt is thus a double-edged sword. When used prudently and in moderation, it enhances prosperity. "But, when it is used imprudently and in excess, the result can be disaster," the BIS economists warn in their study. Today's world has become a Ponzi planet.

Nợ là một con dao hai lưỡi. Khi được sử dụng thận trọng và ở mức độ vừa phải, tăng cường sự thịnh vượng. “Tuy nhiên, khi nó được sử dụng 1 cách khinh suất và quá đà, kết quả là thảm họa”, các nhà kinh tế BIS cảnh báo trong nghiên cứu của họ. Hôm nay của thế giới đã trở thành một hành tinh Ponzi.

Part 3: Germany's True Liabilities

Just how much the German government struggles with financial planning is evident in its handling of pensions for the country's 1.7 million civil servants. The 16 German states already spend about 15 percent of their tax revenues to pay for the retirement benefits of government employees, a percentage that Bernd Raffelhüschen, an economist in the southwestern city of Freiburg, predicts will grow considerably. In fact, he sees a veritable wave of costs rolling toward Germany in the middle of the coming decade.

Phần 3: Nợ phải trả thật của Đức

Cuộc chiến đấu chính phủ Đức với kế hoạch tài chính hiện rõ trong việc giải quyết lương hưu cho 1,7 triệu công chức. 16 bang của Đức đã dành khoảng 15% các khoản thu thuế của họ để trả cho các phúc lợi hưu trí cho nhân viên chính phủ, một tỷ lệ phần trăm mà Bernd Raffelhüschen, một nhà kinh tế tại thành phố phía tây nam của Freiburg, dự đoán sẽ tăng lên đáng kể. Trên thực tế, ông thấy một làn sóng tảng thật sự của chi phí lăn về phía Đức vào giữa thập kỷ tới.

All of the civil servants who were hired in the 1970s and 80s will soon go into retirement. German federal, state and local governments hired so many people between 1970 and 1980 that personnel costs tripled to about €75 billion.

Tất cả các công chức, những người được thuê vào những năm 1970 và 80 sẽ sớm nghỉ hưu. Chính phủ liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương Đức đã thuê rất nhiều người từ năm 1970 và 1980, chi phí nhân sự tăng gấp ba lần tới khoảng 75 tỷ euro.

Raffelhüschen, working for the Market Economy Foundation, regularly investigates which financial obligations the government and the social insurance agencies enter into without establishing any reserves for the time when the benefits will come due. His conclusions represent Germany's true debt burden.

Raffelhüschen, làm việc cho các “Tổ chức kinh tế thị trường” (Market Economy Foundation), thường xuyên điều tra nghĩa vụ tài chính mà chính phủ và các cơ quan bảo hiểm xã hội lao vào mà không thành lập bất kỳ dự trữ nào cho đến lúc khi những lợi ích sẽ đáo hạn. Kết luận của ông đúc kết gánh nặng nợ nần thật sự của Đức.

In addition to the official national debt of roughly €2 trillion, there are €4.6 trillion in future benefit promises to retirees, the sick and people requiring nursing care -- commitments that are not documented anywhere. When these commitments are included, Germany's real debt is not 80 percent of GDP, as quoted officially, but 276 percent.

Ngoài món nợ chính thức của quốc gia, khoảng 2 nghìn tỷ euro, có 4,6 nghìn tỷ euro phải trả cho hưu trí trong tương lai, trả cho bệnh nhân và những người cần chăm sóc điều dưỡng – những cam kết mà không được chứng minh ở bất cứ nơi nào. Khi các cam kết này được bao gồm, nợ thực sự của Đức không phải là 80% GDP, theo trích dẫn chính thức, nhưng là 276%.

Simply Doesn't Concern Them

The social security coffers contain absolutely no reserves for members of the baby-boomer generation. "As a result of our government's generosity, we are creating substantial financial burdens for future generations," says economist Raffelhüschen. But no one really wants to hear this. Besides, all of this will happen so far in the future that many feel it simply doesn't concern them.

Đơn giản là nó không khiến họ lo lắng gì

Ngân quỹ an sinh xã hội hoàn toàn không có dự trữ cho các thành viên của thế hệ sinh đẻ nhiều. “Kết quả của sự hào phóng của chính phủ ta là chúng ta tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể cho các thế hệ tương lai”, nhà kinh tế Raffelhüschen nói. Nhưng không ai thực sự muốn nghe điều này. Bên cạnh đó, tất cả những điều này sẽ xảy ra trong tương lai xa mà nhiều người cảm thấy không đơn thuần liên quan đến họ.

Next to pensions, health insurance is the second-largest item on Raffelhüschen's list, accounting for a shortfall of €2 trillion. The inevitable aging of society will only exacerbate the problem. With age or, more precisely, with the number of old people, healthcare spending rises dramatically.

Bên cạnh lương hưu, bảo hiểm y tế là các chi tiêu lớn thứ hai trong danh sách của Raffelhüschen, một khoản thâm hụt khoảng 2 nghìn tỷ euro. Sự lão hóa không thể tránh khỏi của người dân sẽ chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng. Với tuổi tác, hay chính xác hơn, với số lượng người già, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kể.

In Germany, a gainfully employed person under 65 costs the government health-insurance system an average of €134 a month. The average for people older than 65 is €379, or almost three times as much.

Tại Đức, chi phí cho một nhân viên dưới 65 tuổi từ hệ thống bảo hiểm sức khỏe của chính phủ trung bình là 134 euro một tháng. Trung bình cho những người trên 65 tuổi là 379 euro, hay gấp gần ba lần.

As a result, an invisible mountain of social insurance debt rests on every German citizen's shoulders. According to Raffelhüschen, to pay off this debt, each citizen would have to pay the government €307 a month throughout his life -- all because the government makes financial promises it cannot keep. It even touts its promises as benefits, and yet citizens are the ones paying for them in the end. The method has been part of the system for generations.

Kết quả là, một ngọn núi nợ bảo hiểm xã hội vô hình đè nặng trên vai tất cả các công dân Đức. Theo Raffelhüschen, để trả hết món nợ này, mỗi công dân sẽ phải trả chính phủ 307 euro một tháng trong suốt cuộc đời của mình – tất cả vì chính phủ không thể giữ các lời hứa tài chính của họ. Họ thậm chí còn chào các hàng hứa hẹn của họ là lợi ích, và cuối cùng công dân là những người trả tiền cho các hứa hẹn này. Phương pháp này đã là một phần của hệ thống qua nhiều thế hệ.

A Short History of Debt

There was a time when the government had no trouble amassing reserves. In the 1950s, then-Finance Minister Fritz Schäffer took in so much revenue -- or spent so little -- that he was able to save. There was talk of the so-called "Schäfferturm," or Schäffer Tower, an allusion to the Julius Tower in Berlin, where the Germans stored the gold paid to them by the French in war reparations following the Franco-Prussian War in 1870-1871.

Sơ lược lịch sử nợ

Có một thời gian khi chính phủ đã không bị rắc rối để tích lũy dự trữ. Trong những năm 1950, Bộ trưởng Tài chính Fritz Schaffer thu quá nhiều doanh thu – hoặc tiêu rất ít – do đó ông đã có thể tiết kiệm. Có chuyện của cái gọi là “Schäfferturm”, hoặc Schaffer Tower, một ám chỉ Julius tháp ở Berlin, nơi người Đức lưu trữ vàng trả cho họ từ nước Pháp bồi thường chiến tranh sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 .

Of course, Schäffer benefited from the fact that the 1948 monetary reform provided West Germany with a new fiscal start. The old money was hardly worth anything anymore, with 100 Reich Mark being exchanged for 6.5 deutschmark. In addition, the country's liabilities were reduced -- by a factor of 10 to 1. In other words, the conditions were favorable for the pursuit of sound economic policy.

Tất nhiên, Schaffer được hưởng lợi từ thực tế rằng cải cách tiền tệ 1948 ở Tây Đức giúp Tây Đức khởi đầu nền tài chính mới. Tiền cũ hầu như không có giá trị nữa, với 100 Reich Mark được đổi ra 6,5 deutschmark. Ngoài ra, trách nhiệm của nước này đã giảm – từ 10 phần xuống 1. Nói cách khác, họ có các điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi một chính sách kinh tế lành mạnh.

Six finance ministers later, when Social Democrat Alex Möller assumed the office in 1969, the zeitgeist had changed -- and so had the payment morale. The economy was booming, there was more work than available labor, and it seemed that the coalition government of the center-left Social Democratic Party (SPD) and the pro-business Free Democratic Party (FDP) could pay for anything, including such extras as winter bonuses for construction workers, bypass roads for rural communities and fitness programs sponsored by the government health-insurance system to combat the adverse effects of affluence. The government health-insurance system more than doubled its expenditures between 1970 and 1975.

Sáu bộ trưởng tài chính sau đó, khi đảng Dân chủ Xã hội Alex Moller nắm quyền vào năm 1969, chính sách đã thay đổi – và cách tiêu tiền cũng thay đổi. Nền kinh tế bùng nổ, có nhiều việc hơn so với số lao động sẵn có, và dường như chính phủ liên minh của Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) với Đảng Dân chủ Tự do (FDP), ủng hộ kinh doanh, có thể trả tiền cho bất cứ điều gì, như tiền thưởng mùa đông cho công nhân xây dựng, các con đường cho các cộng đồng nông thôn và các chương trình thể dục được tài trợ bởi hệ thống bảo hiểm sức khỏe của chính phủ để chống lại các tác dụng phụ của sự giàu có. Hệ thống chính phủ bảo hiểm y tế tăng hơn gấp đôi chi phí của nó từ năm 1970 và 1975.

When Möller resigned in 1971 to protest such profligacy, his fellow Social Democrat Karl Schiller ("Don't congratulate me; send me your condolences instead") took his place. But Schiller lasted only a year, and when he resigned he said he was unwilling to support the government's devil-may-care policy.

Khi Moller đã từ chức vào năm 1971 để phản đối sự hoang phí như vậy, đồng chí Karl Schiller, của đảng Dân chủ Xã hội, (“Đừng chúc mừng tôi, thay vào đó gửi cho tôi gửi lời chia buồn”) lên thay. Nhưng Schiller ở được một năm, và khi ông từ chức, ông nói rằng ông đã không sẵn sàng để hỗ trợ chính sách ma-quỷ-có-thể-chăm-sóc ( devil-may-care) của chính phủ.

A Taste of What Was to Come

That, though, was just a taste of what was to come. The economy began to slow, especially after the oil price shocks of 1973 and 1979, and unemployment rose steadily, but the government of then Chancellor Helmut Schmidt (SPD) behaved as if Germany were still in the midst of its economic miracle, spending far more than it took in. During Schmidt's chancellorship, sovereign debt grew from €39 billion to €160 billion. It was this ballooning debt that eventually brought down Schmidt's governing coalition in 1982.

Nếm mùi những gì phải đến

Đó là, mặc dù, chỉ là một hương vị của những gì đã tới. Nền kinh tế bắt đầu chậm lại, đặc biệt là sau cú sốc giá dầu năm 1973 và 1979, và tỷ lệ thất nghiệp tăng đều đặn, nhưng chính phủ Helmut Schmidt (SPD) cư xử như thể Đức vẫn còn ở giữa của phép lạ kinh tế, chi tiêu nhiều hơn số tiền thâu vào. Trong thời Schmidt, nợ có chủ quyền đã tăng từ 39 tỷ euro tới 160 tỷ euro. Món nợ phình to này cuối cùng làm xụp liên minh cầm quyền của Schmidt vào năm 1982.

The next surge of new borrowing occurred seven years later, after the fall of the Berlin Wall. Instead of just raising taxes, then Christian Democratic (CDU) Chancellor Helmut Kohl decided to finance German reunification on credit. Some €1.5 trillion in costs relating to reunification remain unpaid to this day. Most of the money went into consumption -- far too little was used for investment. It was the same old mistake.

Sự gia tăng vay nợ tiếp theo xảy ra bảy năm sau đó, sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Thay vì tăng thuế, chính phủ Helmut Kohl, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), đã quyết định dùng tín dụng để tài trợ cho nước Đức thống nhất. Cho đến ngày nay một số lớn trong 1,5 nghìn tỷ euro chi phí để thống nhất đất nước vẫn chưa thanh toán. Hầu hết số tiền đã đi vào tiêu thụ – quá ít được sử dụng cho đầu tư. Đó là sai lầm giống như trước.

Finally, it was the financial crisis that, beginning in 2008, sharply drove up the national debt once again. The bank bailouts in addition to the economic stimulus packages have been a heavy burden on public coffers. The German government has forked over about €80 billion for various programs, including the controversial cash-for-clunkers program.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính, đầu năm 2008, đã đẩy nợ quốc gia lên cao một lần nữa. Các gói cứu trợ ngân hàng trong và các gói kích thích kinh tế đã là một gánh nặng cho ngân quỹ quốc gia. Chính phủ Đức đã chi khoảng 80 tỷ euro cho các chương trình khác nhau, bao gồm chương trình nhiều tranh cãi tiền-cho-clunkers.

Governments are invoking John Maynard Keynes, the great British economist, as they use borrowed money to stimulate the economy, and yet they are consistently ignoring the second, unpleasant part of the equation: paying off the debt. Not a single German finance minister has balanced the budget since 1970.

Chính phủ các nước dùng John Maynard Keynes, nhà kinh tế lớn của Anh, khi họ sử dụng tiền vay để kích thích nền kinh tế, nhưng họ lại còn liên tục bỏ qua phần thứ hai, phần khó chịu của phương trình: trả nợ. Không một bộ trưởng tài chính nào của Đức đã cân đối ngân sách từ năm 1970.

Translated by Phạm Anh Tuấn

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,806772,00.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn