Choosing not to choose: Germany and India were among the nations that elected to abstain on the Libya vote
|
Bỏ phếu trắng: Đức và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia tránh bỏ phiếu về Libya
|
Winner and Losers in Libya
|
Kẻ thắng người thua ở Libya
|
The Time - Jorge Castañeda
|
Thời Báo Mỹ - Jorge Castañeda
|
No matter how long it takes to find Muammar Gaddafi, it is now relatively easy to draw up a scorecard on the six-month conflict in Libya and anoint the winners and losers. The biggest winners are, of course, the Libyan people who, with the help of the international community, rode the wave that started in Tunisia and Cairo and overthrew their own dictator. Whatever the final outcome of the current turmoil in the country, it can hardly be worse than the previous 42 years.
|
Phải mất bao nhiêu thời gian nữa mới tìm được Muammar Gaddafi không phải là vấn đề quan trọng, bây giờ đã có thể dễ dàng đánh giá được cuộc xung đột kéo dài sáu tháng ở Libya và xác định được kẻ thắng người thua rồi. Thắng nhất dĩ nhiên là nhân dân Libya, những người, mà nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, đã cưỡi lên đầu ngọn sóng khởi sự ở Tunisia và Cairo và lật đổ được nhà độc tài. Dù kết quả của những xáo trộn hiện thời có như thế nào đi nữa thì tình hình cũng khó mà có thể xấu hơn 42 năm vừa qua.
|
A second group of winners includes Nicolas Sarkozy, David Cameron and Barack Obama. It was the leaders of France and the U.K. who persuaded the U.S. President to press for a U.N. mandate to intervene in Libya, and it was Obama who supplied the firepower without which no intervention could have succeeded. At a time when none of the three leaders is faring well in opinion polls in their own countries, the success of their Libya campaign must provide some measure of consolation.
|
Nhóm người chiến thắng thứ hai bao gồm Nicolas Sarkozy, David Cameron và Barack Obama. Đấy là những nhà lãnh đạo của Pháp và Anh, những người đã thuyết phục Tổng thống Mỹ áp lực Liên hiệp quốc cho phép can thiệp vào Libya, và chính Tổng thống Obama, người đã cung cấp vũ khí, thiếu nó thì không cuộc can thiệp nào có thể giành thắng lợi được. Trong khi cả ba nhà lãnh đạo đều không được đánh giá cao trong các cuộc thăm dò dư luận ở trong nước thì thắng lợi của chiến dịch ở Libya có thể an ủi được phần nào.
|
And, finally, international organizations, ranging from the U.N. and the International Criminal Court to the Arab League, can congratulate themselves for a nearly perfect antipode to the Iraqi fiasco. The multilateral mechanisms worked, regional support held steady, the cost was high but not nearly of the magnitude of Iraq, and the return to normality in Libya appears relatively near. Compared with 2003, there is a world of difference.
|
Và cuối cùng là các tổ chức quốc tế. Liên hiệp quốc, Tòa hình sự quốc tế và Liên đoàn Arab có thể ăn mừng vì đây là hình ảnh trái ngược hoàn toàn với vụ thất bại ở Iraq. Cơ chế đa phương đã hoạt động, luôn được sự ủng hộ trong khu vực; giá phải trả là khá cao, nhưng không đến nỗi như ở Iraq và sự ổn định ở Libya dường như không còn xa nữa. So với năm 2003 thì đây đã là một thế giới khác rồi.
|
The losers are also easy to identify. Gaddafi, his family and cronies now cower or flee like cowards. Their supporters and enablers face ignominy. In the U.S. and Europe, those who opposed what was originally a humanitarian intervention meant to avoid a massacre in Benghazi and which evolved toward a regime-change operation all emerged with tarnished reputations. Germany abstained on U.N. Security Council Resolution 1973, which authorized the use of force to protect civilian lives; it also refused to participate in the NATO campaign. Both for domestic political reasons and a miscalculation on the probability of success, Angela Merkel kept her distance. In hindsight, she was wrong.
|
Những kẻ bại trận cũng được xác định một cách dễ dàng. Gaddafi, gia đình và bạn bè ông ta bây giờ đang lẩn trốn hay bỏ chạy như những kẻ hèn nhát. Những người ủng hộ và cổ vũ cho họ bị mọi người khinh bỉ. Ở Mỹ và châu Âu, uy tín của những người chống đối vụ can thiệp mang tính nhân đạo nhằm ngăn chặn vụ thảm sát ở Benghazi và sau đó trở thành chiến dịch nhằm lật đổ chế độ đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nước Đức bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an, tức là Nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực nhằm bảo vệ thường dân, nước này cũng từ chối, không tham gia vào chiến dịch của NATO. Angela Merkel đã né tránh vì những nguyên nhân đối nội và tính toán sai về khả năng chiến thắng. Nhìn lại, hóa ra bà đã sai.
|
Similarly, countries like China and Russia, although they did not use their veto to crush Resolution 1973, did not fare well in this affair. Their sympathy for the Gaddafi regime was as evident as their hostility to the principle of "responsibility to protect," an idea floating around international and nongovernmental organizations for some time now, which places concern for human rights over a country's sovereignty. (See a brief history of Muammar Gaddafi's 40-year rule.)
|
Những nước như Trung Quốc và Nga cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như thế, mặc dù hai nước này không phủ quyết Nghị quyết 1973, nhưng họ cũng không được lợi lộc gì. Tình cảm của họ dành cho chế độ của Gaddafi là bằng chứng rõ ràng về thái độ chống đối đối với nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ”, tức là chống đối tư tưởng cho rằng quyền con người phải cao hơn chủ quyền quốc gia, một tư tưởng đang được các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ bàn thảo trong thời gian gần đây.
|
But perhaps the biggest losers outside of the Gaddafi family were those countries that explicitly opposed the very notion of intervention by the international community to protect civilians and remove dictators, even with a multilateral mandate. There were two categories of such opponents: the shameless supporters of the Libyan regime and the shameful fence-sitters who waffled endlessly.
|
Nhưng có lẽ thua thiệt nhất – đấy là không kể gia đình Gaddafi – là những nước công khai chống đối quan điểm cho rằng cộng đồng quốc tế cần can thiệp nhằm bảo vệ thường dân và lật đổ những tên độc tài, ngay cả khi đã có sự ủy quyền quốc tế. Những người chống đối cũng chia làm hai nhóm: những kẻ ủng hộ chế độ Gaddafi một cách trơ trẽn và những kẻ giữ vị trí trung lập một cách đáng xấu hổ, lúc nào cũng dao động, không biết phải đứng về bên nào.
|
The opposition of countries in the first group — Cuba, Nicaragua and Venezuela — was predictable, and largely irrelevant. More important were the positions adopted by three key nations that have been seeking positions of world leadership. Brazil and India both abstained on Resolution 1973, and South Africa only voted in favor after Obama personally called President Jacob Zuma.
|
Nhóm thứ nhất gồm có Cuba, Nicaragua và Venezuela – thái độ của họ có thể dự đoán được từ trước, nhưng quan điểm của họ nói chung là chẳng có ý nghĩa gì. Quan trọng hơn là quan điểm của ba nước chủ chốt, đấy cũng là những nước đang tìm cách nhảy vào vị trí lãnh đạo thế giới. Brazil và Ấn Độ cùng bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973, còn Nam Phi thì chỉ ủng hộ sau khi Tổng thống Obama đã gọi điện trực tiếp cho Tổng thống Jacob Zuma.
|
To its credit, South Africa made some effort to find intermediate solutions in Libya. These went nowhere, mainly because they were predicated on the preservation of the Gaddafi regime. Brazil and India, which aspire to permanent seats on the Security Council and demand to be taken seriously as world powers, chose not to participate in one of the Council's most successful actions in recent memory. They were caught flat-footed when the tyrant was toppled: neither country has as yet recognized the new government. (Read about Muammar Gaddafi's delusions of African grandeur.)
|
Nam Phi vớt vát được phần nào uy tín bằng cách cố gắng tìm giải pháp trung gian ở Libya. Những cố gắng đó đã không đi đến đâu chủ yếu là vì nhằm bảo vệ chế độ của Gaddafi. Brazil và Ấn Độ – hai nước đang kỳ vọng trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và đòi hỏi phải được coi là những nước có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới – đã không tham gia vào một trong những hoạt động thành công nhất của Hội đồng Bảo an trong thời gian gần đây. Cả hai nước đều sững sờ khi nhà độc tài này bị lật đổ, cả hai đều chưa công nhận chính phủ mới.
|
For Brazil, India and South Africa, the principle of nonintervention is the bedrock of any multilateral foreign policy: humanitarian considerations are subordinate to defending national sovereignty from foreign interference. This informs their reluctance to intervene in other crises, including the Syrian regime's brutal crackdown on protesters. Although they sent a delegation to Damascus in the naive hope it might persuade President Bashar Assad to stop murdering his people, they remain opposed to sanctions by the Security Council and, together with Russia, have tied the U.N.'s hands on Syria. By sticking to a stance that failed them in Libya, these nations are showing they are not ready for a bigger role in international affairs.
|
Brazil, Ấn Độ và Nam Phi đều coi không can thiệp là nguyên tắc nền tảng trong bất kỳ quan hệ đa phương nào: nhân đạo không quan trọng bằng việc bảo vệ chủ quyền quốc gia khỏi sự can thiệp từ bên ngoài. Đấy là lý do vì sao họ lưỡng tự trong việc can thiệp vào những cuộc khủng hoảng khác, kể cả việc chính quyền Syria đàn áp dã man người biểu tình. Mặc dù họ đã gửi một đoàn đại biểu đến Damascus với hy vọng ngây thơ là sẽ thuyết phục được Tổng thống Bashar Assad chấm dứt việc giết hại thường dân, nhưng họ vẫn ngăn cản những biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an đưa ra và cùng với Nga, trói chân trói tay Liên hiệp quốc trước tình hình ở Syria. Bám vào những quan điểm đã làm họ thất bại ở Libya, các nước này đang chứng tỏ rằng họ chưa sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong những vấn đề quốc tế.
|
Castañeda, formerly Mexico's Foreign Minister, is a global distinguished professor at New York University
|
Castañeda, từ là cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Mexico, hiện là một trong những Giáo sư nổi tiếng thế giới của Đại học New York (New York University)
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, September 24, 2011
Winner and Losers in Libya Kẻ thắng người thua ở Libya
Labels:
INTERNATIONAL-QUỐC TẾ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn