MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, November 21, 2011

Steve Jobs The magician Thầy phù thủy Steve Jobs


Steve Jobs The magician

Thầy phù thủy Steve Jobs

The revolution that Steve Jobs led is only just beginning

Cuộc cách mạng mà Steve Jobs tạo ra chỉ mới bắt đầu

WHEN it came to putting on a show, nobody else in the computer industry, or any other industry for that matter, could match Steve Jobs. His product launches, at which he would stand alone on a black stage and conjure up an “incredible” new electronic gadget in front of an awed crowd, were the performances of a master showman. All computers do is fetch and shuffle numbers, he once explained, but do it fast enough and “the results appear to be magic”. Mr Jobs, who died this week aged 56, spent his life packaging that magic into elegantly designed, easy-to-use products.

Khi nói đến tài diễn thuyết, không một ai khác trong ngành máy tính hay bất kỳ ngành công nghiệp nào khác có thể so sánh được với Steve Jobs. Khi tung ra sản phẩm, ông ấy có thể một mình trên sân khấu trống, làm trò với thiết bị công nghệ mới trước con mắt bàng hoàng của đám đông. Ông ấy là bậc thầy về nghệ thuật trình diễn. Máy tính chỉ thể hiện hình ảnh, âm thanh và số liệu, Steve giải thích các tình năng của sản phẩm một cách đủ làm cho nó trở thành “ma thuật”. Ngài Steve Jobs, qua đời vào tuần này ở tuổi 56, đã dành cả đời mình đóng gói thứ phép thuật đó để tạo thành các sản phẩm có thiết kế tao nhã, và dễ dàng sử dụng.

The reaction to his death, with people leaving candles and flowers outside Apple stores and the internet humming with tributes from politicians, is proof that Mr Jobs had become something much more significant than just a clever money-maker. He stood out in three ways—as a technologist, as a corporate leader and as somebody who was able to make people love what had previously been impersonal, functional gadgets. Strangely, it is this last quality that may have the deepest effect on the way people live. The era of personal technology is in many ways just beginning.

Trước sự ra đi của Jobs, nhiều người đến thắp nến và đặt hoa ở trước cửa các cửa hàng của Apple. Internet tràn ngập lời tri ân từ các chính trị gia. Những điều này cho thấy, Jobs không chỉ còn là một người kiếm tiền khôn khéo. Ông vừa là một chuyên gia công nghệ, một lãnh đạo tập đoàn và vừa là một người có thể khiến người ta yêu thích những sản phẩm mà trước đó chỉ là là một thiết bị có chức năng mà chưa ai nghĩ là cần thiết. Kỳ lạ là phẩm chất cuối cùng đó của ông lại có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cuộc sống của chúng ta. Thời kỳ của thiết bị công nghệ cá nhân xét về nhiều mặt mới chỉ bắt đầu.

Apple of his eye

As a technologist, Mr Jobs was different because he was not an engineer—and that was his great strength. Instead he was obsessed with product design and aesthetics, and with making advanced technology simple to use. He repeatedly took an existing but half-formed idea—the mouse-driven computer, the digital music player, the smartphone, the tablet computer—and showed the rest of the industry how to do it properly. Rival firms scrambled to follow where he led. In the process he triggered upheavals in computing, music, telecoms and the news business that were painful for incumbent firms but welcomed by millions of consumers.

Apple trong con mắt của Steve

Trong vai trò một chuyên gia công nghệ, Steve Jobs tạo ra sự khác biết bởi ông không phải là một kỹ sư – và đây lại là điểm mạnh nhất của ông. Ông bị ám ảnh bởi thiết kế, tính mỹ thuật của sản phẩm và để làm sao đơn giản công nghệ tiên tiến trong sử dụng. Ông luôn lấy những ý tưởng sãn có nhưng mới chỉ hình thành một nửa như máy vi tính có chuột điều khiển, máy nghe nhạc số, điện thoại thông minh smartphone, máy tính bảng tablet và dạy cho cả ngành công nghiệp này cách để tạo ra những sản phẩm như thế. Các công ty đối thủ vội vã chạy theo Steve. Trong sự nghiệp của mình, ông đã tạo ra những bước đột phá trong ngành máy tính, âm nhạc, viễn thông và ngành thông tin – gây ra nhiều khó khăn cho các công ty đương thời nhưng được hàng triệu người tiêu dùng đón nhận.

Within the wider business world, a man who liked to see himself as a hippy, permanently in revolt against big companies, ended up being hailed by many of those corporate giants as one of the greatest chief executives of his time. That was partly due to his talents: showmanship, strategic vision, an astonishing attention to detail and a dictatorial management style which many bosses must have envied. But most of all it was the extraordinary trajectory of his life (seearticle). His fall from grace in the 1980s, followed by his return to Apple in 1996 after a period in the wilderness, is an inspiration to any businessperson whose career has taken a turn for the worse. The way in which Mr Jobs revived the ailing company he had co-founded and turned it into the world’s biggest tech firm (bigger even than Bill Gates’s Microsoft, the company that had outsmarted Apple so dramatically in the 1980s), sounds like something from a Hollywood movie—which, no doubt, it soon will be.

Trong một thế giới kinh doanh rộng lớn hơn, một người đàn ông luôn tự cho mình là kẻ lập dị, luôn muốn vượt lên trên những công ty lớn, cuối cùng được chính những tập đoàn khổng lồ này gọi là vị giám đốc điều hành vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Một phần là do tài năng của Jobs: khả năng trình diễn, tầm nhìn chiến lược, sự chú trọng đáng kinh ngạc đến những chi tiết và một lối quản lý kiểu độc đoán mà khiến nhiều nhà lãnh đạo khác phải ghen tị. Steve Jobs phải rời vị trí lãnh đạo Apple vào những năm 1980, nhưng sau đó đã quay trở lại vào năm 1996, sau một quãng thời gian đầy biến động, ông trở thành nguồn cảm hứng cho bất kì doanh nhân gặp phải những khó khăn trong sự nghiệp. Cái cách mà ông phục hồi Apple, công ty chính ông đồng sáng lập và biến nó thành tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới (thậm chí lớn hơn cả Microsoft của Billgates, tập đoàn đã từng áp đảo Apple trong những năm 80). Câu chuyện nghe như một bộ phim Hollywood mà chẳng nghi ngờ gì nữa, sẽ sớm xuất hiện trên màn bạc.

But what was perhaps most astonishing about Mr Jobs was the fanatical loyalty he managed to inspire in customers. Which other technology brand do you ever see on bumper stickers? Many Apple users feel themselves to be part of a community, with Mr Jobs as its leader. And there was indeed a personal link.

Nhưng có lẽ điều kì dị nhất ở Jobs là niềm đam mê trung thành đến cuồng tín trong việc truyền cảm hứng tới khách hàng. Bạn đã bao giờ nhìn thấy nhãn hiệu công nghệ nào khác mà nằm những miếng đề can trên xe hơi? Nhiều người dùng của Apple cảm thấy họ là một phần của cộng đồng mà Steve Jobs là lãnh đạo.Thực sự có một sự kết nối con người.

Apple’s products were designed to accord with the boss’s tastes and to meet his obsessively high standards. Every iPhone or MacBook has his fingerprints all over it. His great achievement was to combine an emotional spark with computer technology, and make the resulting product feel personal. And that is what put Mr Jobs on the right side of history, as the epicentre of technological innovation has moved into consumer electronics over the past decade.

Sản phẩm của Apple thiết kế trong sự hòa hợp với thị hiếu của Jobs và để đạt được tiêu chuẩn cao đến mức ám ảnh của ông. Mỗi chiếc Iphone hay MacBook đều có dấu vân tay của Jobs. Một thành thành tựu tuyệt vời của ông là dung hợp cảm hứng và công nghệ, điều này làm cho sảm phẩm có được phong cách cá nhân. Đây cũng chính là điều mà ông để lại cho lịch sử, với vai trò một tâm trấn động đất trong các sáng kiến công nghệ, nó đã ảnh hưởng đến người sử dụng điện tử trong một thập kỷ qua.

A world without Jobs

Many people’s homes now have more powerful, and more flexible, devices than their offices do; consumer gizmos and online services are smarter and easier to use than most companies’ systems. Familiar consumer products are being adopted by businesses, government and the armed forces. Companies are employing in-house versions of Facebook and creating their own “app stores” to deliver software to smartphone-toting employees. Doctors use tablet computers for their work in hospitals. Meanwhile, the number of consumers hungry for such gadgets continues to swell. Apple’s products are now being snapped up in Delhi and Dalian just as in Dublin and Dallas.

Một thế giới không có Jobs

Trong ngôi nhà nhiều người hiện nay đã có những thiết bị mạnh mẽ và linh hoạt hơn nhiều trong văn phòng của họ; những thiết bị cá nhân và các dịch vụ trực tuyến hiện đã hoàn hảo và dễ dàng sử dụng hơn so với phần lớn trong hệ thống của các công ty. Những sản phẩm quen thuộc này đang được các doanh nghiệp, chính phủ và quân đội sử dụng. Nhiều công ty áp dụng phiên bản nội bộ của Facebook và tạo ra những không gian chứa ứng dụng (app store) riêng để gửi mềm đến những nhân viên được trang bị smartphone. Bác sĩ sử dụng máy tính bảng cho công việc của mình ở bệnh viện. Trong khi đó số lượng người tiêu dùng thèm muốn những thiết bị như thế đang tiếp tục tăng cao. Các sản phẩm của Apple hiện đang chiếm lĩnh Dublin và Dallas (thủ đô của Ireland và thành phố ở Texas).

Mr Jobs had a reputation as a control freak, and his critics complained that the products and systems he designed were closed and inflexible, in the name of greater ease of use. Yet he also empowered millions of people by giving them access to cutting-edge technology. His insistence on putting users first, and focusing on elegance and simplicity, has become deeply ingrained in his own company, and is spreading to rival firms too. It is no longer just at Apple that designers ask: “What would Steve Jobs do?”

Jobs nổi tiếng với danh hiệu kẻ điều kiển quái đản, và những lời phê bình rằng sản phẩm và hệ thông ông thiết kế quá đóng và kém linh hoạt dưới tuyên bố những sản phẩm dễ dàng sử dụng hơn. Tuy nhiên ông cũng truyền sức mạnh cho hàng triệu người bằng việc giúp họ tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất. Sự quyết tâm đặt khách hàng lên trên hết và tập trung vào thiết kế tao nhã và đơn giản của sản phẩm của Jobs đã bám rẽ mạnh mẽ vào cả công ty và còn lan ra các công ty cạnh tranh. Không chỉ riêng tại Apple, các nhà thiết kế thường xuyên đặt câu hỏi “Steve job sẽ làm gì?”

The gap between Apple and other tech firms is now likely to narrow. This week’s announcement of a new iPhone by a management team led by Tim Cook, who replaced Mr Jobs as chief executive in August, was generally regarded as competent but uninspiring. Without Mr Jobs to sprinkle his star dust on the event, it felt like just another product launch from just another technology firm. At the recent unveiling of a tablet computer by Jeff Bezos of Amazon, whose company is doing the best job of following Apple’s lead in combining hardware, software, content and services in an easy-to-use bundle, there were several swipes at Apple. But by doing his best to imitate Mr Jobs, Mr Bezos also flattered him. With Mr Jobs gone, Apple is just one of many technology firms trying to invoke his unruly spirit in new products.

Khoảng cách giữa Apple và các công ty máy tính khác có vẻ đang dần hẹp lại. Tuần này, sự kiện công bố sản phẩm Iphone mới bởi ban quản lý đứng đầu là Tim Cook, người thay thế Jobs trong cương vị giám đốc điều hành vào tháng 8 vừa rồi, nhìn chung được coi là thành công nhưng thiếu đi nguồn cảm hứng. Không có Steve jobs vung bụi ma thuật tại sự kiện này, người ta có cảm giác đây chỉ là một buổi giới thiệu sản phẩm của một công ty khác. Trong một buổi công bố sản phẩm máy tín bảng gần đây tổ chức bởi Jeff Bezos của Amazon, công ty đang được coi thành công nhất trong việc học tập Apple khi kết hợp cả phần cứng, phần mềm, nội dung và dịch vụ trong một bộ sản phẩm, đã gây ra sự khó chịu tại Apple. Nhưng việc Benzos cố bắt chước Jobs cũng chính là ca ngợi ông. Với việc Jobs ra đi, Apple giờ chỉ như một trong nhiều công ty công nghệ khác cố gắng vớt vát tinh thần bất kham của ông trong những sản phẩm mới.

Mr Jobs was said by an engineer in the early years of Apple to emit a “reality distortion field”, such were his powers of persuasion. But in the end he conjured up a reality of his own, channelling the magic of computing into products that reshaped entire industries. The man who said in his youth that he wanted to “put a ding in the universe” did just that.

Steve Jobs, dưới lời bình luận của của một kỹ sư trong những năm đầu Apple thành lập là một “kẻ chuyên bóp méo thực tế”, đó chính là sức mạnh thuyết phục. Cuối cùng, ông ấy tự tạo ra thực tế cho chính mình, truyền ma thuật của công nghệ máy tính vào những sản phẩm mà đã định hình lại toàn bộ nền công nghiệp. Con người thời trẻ đã từng nói sẽ tạo một tiếng vang trong vũ trụ đã thực hiện được điều đó.

The Economist

Translated by Phạm Biên



http://www.economist.com/node/21531529




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn