MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, October 12, 2011

South China Sea Is No Black Sea Biển Đông không phải là Biển Đen


South China Sea Is No Black Sea

Biển Đông không phải là Biển Đen

James Holmes

The Diplomat October 05, 2011

James Holmes

05-10-2011

The idea that the United States should abandon Southeast Asia to China is misplaced. Asia isn’t another Georgia, says James Holmes.

Quan điểm cho rằng Mỹ nên bỏ mặc Đông Nam Á cho Trung Quốc là đặt không đúng chỗ. Châu Á không phải là một Georgia khác, theo James Holmes.

A couple of months back, writing in Foreign Policy, my colleague Prof. Lyle Goldstein likened the South China Sea today to the 2008 Russo-Georgian war. In a nutshell, he maintains that the United States unwisely staked its prestige on a weak, remote, strategically third-rate ally adjoining a far stronger nation that coveted its territory and its political subservience. The Bush administration had ‘showered’ Tbilisi with ‘high-level attention and military advisors,’ only to utter barely a ‘whimper’ when Moscow ordered armoured forces to crush the Georgian military and occupy much of the country. The United States’ credibility took a beating when it couldn’t reverse the outcome. Siding with a vastly outclassed Georgia was a clear loser as far as foreign policy ventures go.

Vài tháng trước, trên tạp chí Foreign Policy, một đồng nghiệp của tôi là Giáo sư Lyle Goldstein đã so sánh Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam) ngày nay với cuộc chiến Nga – Georgia năm 2008. Tóm lại, ông ấy vẫn giữ quan điểm, rằng Mỹ thật dại dột khi đặt cược uy tín vào một đồng minh chiến lược cấp ba xa xôi và yếu kém, nằm cạnh bên một đất nước hùng mạnh hơn nhiều lần vốn đang thèm khát lãnh thổ và sự phụ thuộc chính trị. Chính quyền Bush đã dồn dập dành cho Tbilisi “sự quan tâm cấp cao và các cố vấn quân sự“, để rồi chỉ thốt ra mỗi tiếng ‘rên rỉ’ khi Moscow ra lệnh cho các lực lượng thiết giáp đè bẹp quân đội Georgia và xâm chiếm phần lớn đất nước láng giềng này. Uy tín của Mỹ đã bị tổn hại nặng nề khi nước này không thể đảo ngược kết quả. Đứng về phía Georgia rõ ràng là một sự thất bại trong việc liều lĩnh chính sách ngoại giao.

Lyle paints a doleful picture. If US leaders heed his advice, they should shed most commitments in Southeast Asia, which he portrays as a region of trivial importance situated adjacent to an increasingly powerful China. He maintains that ‘Southeast Asia matters not a whit in the global balance of power.’ Otherwise, Washington risks a new diplomatic setback for no conceivable gain.

Ông Lyle đã vẽ ra một bức tranh u ám. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ chú ý đến lời khuyên của ông, họ sẽ từ bỏ gần như tất cả các cam kết ở Đông Nam Á, nơi mà ông mô tả là một khu vực có tầm quan trọng không đáng kể, cạnh bên một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh. Ông cho rằng “Đông Nam Á chẳng có chút ý nghĩa nào trong sự cân bằng quyền lực toàn cầu“. Nếu không thì Washington có nguy cơ phải chịu thất bại ngoại giao mới mà không đạt được lợi ích nào có thể hiểu được.

Just as the Bush administration had ‘no appetite for risking a wider conflict with Moscow over a country of marginal strategic interest,’ the Obama administration will not—indeed, must not—tether its fortunes to weak Southeast Asian states. This adds up to a warning against supporting friendly yet ‘unimportant’ states fighting at an impossible disadvantage. The United States should abjure vain efforts to reverse facts already established on the ground. Better to shed needless entanglements while working with Beijing to combat piracy and terrorism in the region, in hopes of building a trustful relationship at sea.

Cũng như chính quyền Bush không có “ham muốn gì khi đánh liều một cuộc xung đột lớn hơn với Moscow về một đất nước thuộc lợi ích chiến lược bên rìa“, chính quyền Obama sẽ không, thực ra là không nên ràng buộc vận mệnh của mình với các nước Đông Nam Á yếu kém. Điều này sẽ thêm vào lời cảnh báo chống lại sự ủng hộ các nước bạn bè nhưng “không quan trọng” vốn đang đấu tranh ở thế bất lợi. Mỹ không nên cố gắng thực hiện các nỗ lực hão huyền nhằm đảo ngược tình hình. Tốt hơn là nên giũ bỏ những vướng bận không cần thiết trong khi hợp tác với Bắc Kinh để chống cướp biển và khủng bố trong khu vực, với hy vọng xây dựng một mối quan hệ tin cậy trên biển.

If this were a straightforward entreaty for Washington to avoid getting embroiled in the intricate maritime territorial disputes roiling regional politics, I would second it unreservedly. As we Southerners say, the United States has no ‘dog in the fight’ over who controls which island, atoll, or rock, provided the power that does control them respects navigational freedoms enshrined in customary and treaty law. Accordingly, a standard talking point among US officials is that the United States’ only interests in the controversy are upholding free navigation through regional waters and seeing quarrels over territory settled without resort to arms.

Nếu đây là một lời khẩn cầu thẳng thắn để Washington tránh bị vướng vào những tranh chấp lãnh hải phức tạp đang gây bất ổn chính trị khu vực, tôi sẽ ủng hộ ngay lập tức. Như người phương Nam chúng ta thường nói, Mỹ không “quan tâm” đến việc ai sẽ kiểm soát đảo, san hô hay đảo đá nào, miễn là cường quốc kiểm soát chúng tôn trọng tự do hàng hải theo đúng luật pháp thông thường và thỏa thuận. Do vậy, vấn đề tranh luận giữa các quan chức Mỹ đó là, mối quan tâm duy nhất của Hoa Kỳ trong chủ đề tranh cãi này là tự do hàng hải đi qua các vùng biển trong khu vực và thấy những cuộc cãi vã về lãnh thổ được giải quyết mà không phải dùng đến vũ lực.

But it’s far from clear that China will respect the law of the sea or refrain from using force. It has repeatedly proclaimed ‘indisputable sovereignty’ over international waters and airspace within certain lines on the map of the South China Sea. It has sought to proscribe activities such as flight operations, military surveillance, and military surveys within select parts of the global ‘commons’, much as coastal states may do in their ‘territorial seas.’

Nhưng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có tôn trọng luật biển hoặc kiềm chế sử dụng vũ lực hay không. Nước này liên tục tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” ở các vùng biển và không phận quốc tế nằm trong những đường nào đó trên bản đồ Biển Đông. Trung Quốc cũng nỗ lực ngăn chặn những hoạt động bay, giám sát quân sự, và khảo sát quân sự ở những khu vực chung, như các nước ven biển có thể thực hiện ở “những vùng lãnh hải” của họ.

The territorial sea is a 12 mile belt of sea just offshore where the coastal-state government exercises complete jurisdiction. It’s not coastal states’ gift to rule the waters beyond, even though international law grants them exclusive jurisdiction over natural resources in the water column and seabed up to 200 miles offshore (farther if the underwater geography warrants). Washington is entirely correct to resist creeping Chinese encroachment on the rights of seafaring states.

Vùng lãnh hải này là vành đai biển 12 dặm ngoài khơi, nơi mà chính phủ ở các nước ven biển thực hiện đầy đủ quyền thực thi pháp lý. Các quốc gia ven biển không có quyền thống lĩnh những vùng biển xa hơn, ngay cả khi luật pháp quốc tế cho họ đặc quyền thực thi pháp lý đối với nguồn tài nguyên nhiên nhiên ở vùng biển và đáy biển cách bờ 200 dặm (xa hơn nếu địa hình dưới nước cho phép). Washington hoàn toàn đúng khi chống lại sự xâm lấn lén lút của Trung Quốc dựa trên quyền của các nước đi biển.

The Black Sea analogy changes none of this, largely because the dynamics there were quite different from those prevailing in the South China Sea today. To my mind, a situation must pass three tests for the Russo-Georgian analogy to fit. First, it must pit a strong power against a weak power of peripheral interest to the United States. Second, the mismatch in military power must be so stifling that the stronger party can stage a fait accompli, overpowering the weaker contender before the United States and the international community can muster the resolve and physical might to intervene. And third, the distance separating US forces from the theatre of conflict must be so great that Washington cannot deploy forces in time to make a difference. US forces would lack forward bases for staging and sustaining assets near the scene of combat. Happily, the South China Sea meets none of these tests especially well.

Sự tương đồng Biển Đen không làm thay đổi điều này, chủ yếu bởi vì các động lực ở đó khá khác biệt so với những gì phổ biến ở Biển Đông ngày nay. Theo quan điểm của tôi, một tình huống phải vượt qua ba cuộc kiểm tra về sự tương đồng Nga – Georgia thì mới phù hợp. Thứ nhất, nó phải đưa một sức mạnh quân sự lớn đấu với một sức mạnh quân sự nhỏ thuộc lợi ích ngoại biên của Mỹ. Thứ hai, sự bất đối xứng trong sức mạnh quân sự phải tới mức mà bên mạnh hơn có thể thực hiện một việc đã rồi, chế ngự đối thủ yếu hơn trước khi Mỹ và cộng đồng quốc tế có thể tập trung quyết tâm và vũ lực để can thiệp. Và thứ ba, khoảng cách từ các lực lượng Mỹ tới nơi xảy ra xung đột phải xa tới mức Washington không thể triển khai lực lượng kịp thời để tạo ra một sự khác biệt. Quân đội Mỹ sẽ thiếu các căn cứ ở phía trước để sắp xếp và duy trì các tài sản ở gần chiến trường. Thật may, Biển Đông không đáp ứng được bất kỳ một cuộc kiểm tra nào một cách đặc biệt tốt.

First, consider the disparity of power between China and its smaller neighbours. It’s certainly true that China outmatches any Southeast Asia state in a one-to-one competition, and by a large margin. The Philippine government, for example, has pledged to double its defence budget—to all of $2.5 billion. The US Navy will spend about that sum on its next Arleigh Burke-class guided-missile destroyer. By contrast, China spent $91.5 billion this year according to official—and likely lowballed—figures. That’s over 36 times the Philippine budget. Another data point: the US Coast Guard recently transferred a 1967-vintage Hamilton-class cutter to the Philippines. This elderly law enforcement ship became the pride of the Philippine Navy, replacing a destroyer escort built for the US Navy in World War II. This speaks volumes about Manila’s weakness at sea. Small wonder Philippine leaders have invoked the US-Philippine mutual defence pact in hopes of coaxing Washington to support their maritime territorial claims. They need the help.

Trước tiên, tính về độ chênh lệch sức mạnh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn. Đúng là Trung Quốc áp đảo bất kỳ quốc gia Đông nam Á nào trong một cuộc cạnh tranh một chọi một. Chẳng hạn, Chính phủ Philippines đã cam kết tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của nước này – lên tới 2,5 tỷ USD tổng thể. Quân đội Mỹ sẽ tiêu tốn cỡ đó vào con tàu khu trục hạng Arleigh Burke tiếp theo của mình. Trái ngược hẳn, Trung Quốc đã dành 91,5 tỷ USD trong năm nay, theo các con số chính thức và có thể đã bị giảm bớt. Con số đó nhiều gấp 36 lần ngân sách của Philippines. Một điểm dữ liệu khác: Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ gần đây đã chuyển con tàu tuần tra hạng Hamilton thời 1967 cho phía Philippines. Con tàu này đã trở hành niềm tự hào của Hải quân Philippines, thay thế một tàu khu trục hộ tống được chế tạo cho Hải quân Mỹ thời Đệ nhị Thế chiến. Điều này cho thấy rõ ràng sự yếu kém trên biển của Manila. Các nhà lãnh đạo Philippines đã phải viện đến hiệp ước quốc phòng chung Mỹ – Phil với hy vọng dụ dỗ Washington ủng hộ các tuyên bố lãnh hải của họ. Họ cần sự giúp đỡ.

The Philippine armed forces simply can’t measure up to the fleets deployed by Chinese maritime law-enforcement agencies—let alone the blue water People’s Liberation Army Navy (PLA Navy) now building in Chinese shipyards. Goldstein makes much of the fact that Beijing relies on ‘unarmed patrol cutters’ deployed by non-military agencies ‘to enforce its claims in the South China Sea.’ This is ‘clearly a sign’ that China ‘does not seek escalation to armed conflict.’ Of course Beijing doesn’t want to escalate the territorial disputes to armed conflict. What sane government doesn’t prefer to get its way without fighting, accomplishing its goals without the unintended consequences that accompany warfare? By deploying cutters to defend its claims, Beijing signals matter-of-factly that it’s simply policing sovereign waters. It shrouds its claims with legitimacy. But if Southeast Asian states push back effectively, you can bet China will dispatch PLA Navy vessels to enforce its will. As former Singaporean Prime Minister Lee Kwan Yew prophesies, ‘behind these small patrol craft will be a blue-water navy’ if China’s law-enforcement agencies can’t get the job done.

Lực lượng vũ trang Philippines thì đơn giản là không thể đọ với những hạm đội mà các cơ quan thi hành luật biển của Trung Quốc triển khai – chứ đừng nói đến những hạm đội viễn dương mà Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân đang chế tạo tại các xưởng đóng tàu Trung Quốc. Giáo sư Goldstein đã đề cập đến phần nhiều thực tế là Bắc Kinh dựa vào “các tàu tuần tra không vũ trang” do các cơ quan phi quân sự triển khai “để thực thi các tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông”. Đây “rõ ràng là một dấu hiệu” rằng Trung Quốc “không muốn leo thang thành xung đột vũ trang”. Tất nhiên, Bắc Kinh không muốn leo thang các tranh chấp lãnh thổ thành xung đột quân sự. Những gì một chính phủ ôn hòa muốn là phát triển mà không có chiến tranh, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra mà không gặp phải những hậu quả ngoài ý muốn kèm theo chiến tranh. Bằng cách triển khai các tàu để bảo vệ các tuyên bố của mình, Bắc Kinh ra hiệu một thực tế là nước này chỉ đang kiểm soát các vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Nước này gắn các tuyên bố với tính hợp pháp. Nhưng nếu các nước Đông nam Á kiên quyết cự tuyệt, bạn có thể thấy Trung Quốc sẽ cử các tàu của Hải quân PLA tới thực thi ý muốn của mình. Như cựu Thủ tướng Singapore Lee Kwan Yew dự đoán, “đằng sau những con tàu tuần tra nhỏ này sẽ là một hải quân viễn dương” nếu các cơ quan thi hành luật của Trung Quốc không đảm đương được nhiệm vụ.

This is not a farfetched scenario. The mismatch between China and its neighbours doesn’t approach Russo-Georgian proportions. Tbilisi stood alone in its standoff with Moscow, whereas Southeast Asian states — considered in aggregate — boast considerable resources. Vietnam, for instance, fields a serious army and is procuring Russian-built Kilo­-class submarines for its navy. Its capacity to withstand Chinese bullying is on the increase. If Beijing keeps up its strident diplomacy while attempting to enforce Chinese law in disputed expanses, it may create a ‘community of interest’ among Southeast Asian governments. If small states see common interests at stake in the South China Sea, they could join forces to constitute a counterweight to Chinese ambitions. Whether China’s neighbours make common cause, then, depends in large part on whether Beijing can reinvigorate its non-threatening ‘smile diplomacy,’ or ‘charm offensive,’ toward the region—replacing the glowering visage it has displayed in recent years.

Đây không phải là một kịch bản cường điệu và phi thực tế. Những khúc mắc giữa Trung Quốc và các nước láng giềng không hề giống với xung đột Nga-Georgia. Tbilisi đứng một mình trong thế bế tắc với Moscow, trong khi các nước Đông Nam Á, xem xét một cách tổng hợp, đáng tự hào về nguồn lực to lớn. Ví dụ như Việt Nam, có bộ binh chính quy và đã mua sắm tàu ngầm hạng Kilo của Nga cho hải quân. Khả năng Việt Nam chống chịu Trung Quốc bắt nạt đang tăng lên. Nếu Bắc Kinh giữ thái độ ngoại giao gay gắt trong khi cố gắng thực thi luật pháp Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, có thể tạo ra một "cộng đồng lợi ích” giữa các chính phủ Đông Nam Á. Nếu các nước nhỏ tìm thấy lợi ích chung ở Biển Đông, họ có thể đóng góp lực lượng để tạo thành một đối trọng với tham vọng của Trung Quốc. Việc các nước láng giềng của Trung Quốc có kết đoàn vì sự nghiệp chung hay không phụ thuộc phần lớn vào việc liệu Bắc Kinh có chịu tăng cường "ngoại giao nụ cười" không đe dọa hay "tấn công quyến rũ” đối với khu vực này để thay thế cho vẻ mặt hăm dọa mà nước này đã chường ra trong những năm gần đây hay không.

The larger point is that Southeast Asia occupies far more than marginal interest to the United States. The contrast could hardly be more stark between the strategically placed South China Sea and the remote Black Sea. The latter may as well be a dead sea for US policy. This appears lost on Goldstein, who maintains that freedom of navigation has ‘inexplicably become the main pillar of US policy in the region,’ and that this supposed pivot ‘is actually rather absurd.’ But freedom of the seas is hardly some novel concept. It has been a mainstay of US foreign policy for decades. The US State Department website helpfully points out that the Freedom of Navigation Program dates to the Carter years in the late 1970s. Since then, successive administrations from both political parties have refused to ‘acquiesce in unilateral acts of other states designed to restrict the rights and freedoms of the international community in navigation and over-flight and other related high seas uses.’

Điểm rộng hơn là Đông Nam Á giữ vai trò còn quan trọng hơn cả lợi ích cận biên đối với Mỹ. Sự tương phản này hầu như không lộ rõ hơn giữa Biển Đông nằm ở vị trí chiến lược với Biển Đen hẻo lánh. Biển Đen có thể đúng là một vùng biển chết đối với chính sách của Mỹ. Điều này dường như nằm ngoài suy nghĩ của Goldstein, người cho rằng tự do hàng hải “đã trở thành một trụ cột chính trong chính sách của Mỹ tại khu vực” và rằng điểm được cho là mấu chốt này “trên thực tế khá là vô lý”. Nhưng tự do của các vùng biển này không phải là một khái niệm mới lạ nào đó. Nó đã là một trụ cột của chính sách ngoại giao Mỹ trong nhiều thập niên qua. Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ ra một cách hữu ích rằng Chương trình Tự do Hàng hải có từ thời Carter hồi cuối những năm 1970. Kể từ đó, các chính quyền kế tiếp nhau thuộc cả hai đảng chính trị đều từ chối “đồng ý với những hành động đơn phương của các nước khác nhằm hạn chế các quyền và sự tự do của cộng đồng quốc tế về hàng hải, việc bay trên các vùng trời và việc sử dụng các vùng biển khơi có liên quan khác”.

Preventing coastal states from fencing off parts of the global commons, to the detriment of freedom of the seas, is far from absurd. The Freedom of Navigation Programme ‘operates on a triple track, involving not only diplomatic representations and operational assertions by US military units, but also bilateral and multilateral consultations with other governments in an effort to promote maritime stability and consistency with international law.’ The US diplomatic and military apparatus routinely challenges excessive claims, which have a way of hardening into international custom over time if left unopposed. The State Department files diplomatic protests with offending governments. US Navy units deliberately cross over lines improperly drawn on the map, serving notice that Washington rejects them.

Ngăn cản các quốc gia ven biển khỏi việc vây chiếm các phần của chung toàn cầu, gây hại cho tự do trên biển, chẳng thể là vô lý. Chương trình Tự do Hàng hải “hoạt động trên một một lộ trình bộ tam, bao gồm không chỉ những thể hiện về ngoại giao và sự quyết đoán về hành động của các đơn vị quân đội Mỹ mà còn cả những tham vấn đa phương và song phương với các chính phủ khác trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Bộ máy quân sự và ngoại giao Mỹ thường phản đối các tuyên bố quá thể, luôn có một cách để củng cố luật pháp quốc tế theo thời gian nếu không có đối thủ. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần đưa ra phản đối với các chính phủ vi phạm. Các đơn vị Hải quân Mỹ đã chủ ý vượt qua những giới tuyến được vẽ sai trên bản đồ, phát đi một thông điệp rằng Washington phản đối những giới tuyến đó.

If freedom of navigation has only recently become a pressing matter in the South China Sea, that’s because Chinese assertions of ‘indisputable sovereignty’ over nearly the entire body of water are a fairly new thing. Only in 2009 did Beijing circulate a map to the United Nations delineating its maritime claims. The much-discussed ‘nine-dashed line’ inscribed on the map encloses nearly the entire body of water. Chinese officials evidently labelled these waters a ‘core national interest’—an interest China is prepared to use force to uphold—in 2010. Secretary of State Hillary Clinton quickly responded that Washington has a ‘national interest’ in free navigation through regional waters. But Clinton was only restating US policy goals spelled out decades before.

Nếu tự do hàng hải gần đây mới trở thành một vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông thì đó là bởi vì những xác nhận của Trung Quốc về “chủ quyền không thể chối cãi” đối với gần như toàn bộ vùng biển này là một điều khá mới mẻ. Chỉ trong năm 2009, Trung Quốc đã gửi một bản đồ lên Liên Hợp Quốc mô tả các tuyên bố chủ quyền trên biển của họ. “Đường 9 đoạn” được vạch ra trên bản đồ bao gần như trọn Biển Đông. Trong năm 2010, các quan chức Trung Quốc hiển nhiên gọi vùng biển đó là một “lợi ích quốc gia cốt lõi” – một lợi ích mà Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực để giữ gìn. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nhanh chóng phản ứng rằng Washington có một “lợi ích quốc gia” về tự do hàng hải qua các vùng biển trong khu vực. Nhưng bà Clinton chỉ nhắc lại các mục tiêu chính sách của Mỹ đã được định rõ từ hàng chục năm trước.

It’s hard to overstate the importance of the South China Sea to US maritime strategy. The 2007 Cooperative Strategy for 21st Century Seapower, the American sea services’ most authoritative statement of how they see the strategic environment and intend to respond to it, designates the Western Pacific and the Indian Ocean region (including the Persian Gulf) as the central theatres for the exercise of hard US naval power.

Thật khó để mà phóng đại tầm quan trọng của Biển Đông đối với chiến lược hàng hải của Mỹ. Chiến lược Phối hợp Hải lực Thế kỷ 21 năm 2007, thông điệp quyền lực nhất của các cơ quan hàng hải Mỹ về cách thức họ nhìn nhận môi trường chiến lược và dự định hưởng ứng điều đó, chỉ rõ khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (trong đó có Vịnh Ba Tư) là những sân khấu trung tâm để sử dụng sức mạnh cứng của Hải quân Mỹ.

The South China Sea straddles the seam between the two theatres. It’s a gateway not only for merchant shipping but also for navies, facilitating strategic manoeuvre for US forces. US forces are forward-deployed largely along the extreme eastern and western peripheries of Eurasia, at Bahrain, Japan, and Guam. Seagoing forces must be able to ‘swing’ between the two oceans, concentrating to meet contingencies that arise in either theatre. If denied free transit through the South China Sea, US forces would be compelled to detour to the south, around the Indonesian and Philippine archipelagos. The agility of US military power in the grand ‘Indo-Pacific’ theatre would suffer commensurately, degrading US strategic effectiveness.

Biển Đông nằm giữa đường nối giữa hai sân khấu này. Nó là một cửa ngõ không chỉ cho tàu buôn mà còn cả cho các hải quân, tạo thuận lợi về diễn tập chiến lược của các lực lượng Mỹ. Quân đội Mỹ được triển khai chủ yếu dọc các rìa phía đông và phía tây của lục địa Á Âu, ở Bahrain, Nhật Bản và Guam. Các lực lượng vượt biển phải “di chuyển nhịp nhàng” giữa hai đại dương, tập trung đương đầu với các sự kiện bất ngờ nảy sinh ở một hoặc hai nơi này. Nếu bị chặn một lối đi qua Biển Đông, quân Mỹ sẽ buộc phải đi vòng xuống phía nam, quanh các quần đảo Indonesia và Philippines. Sự lanh lẹ của cường quốc hải quân Mỹ ở sân khấu lớn “Indo – Thái Bình Dương” sẽ phải chịu cảnh tương tự, làm giảm tính hiệu quả chiến lược của Mỹ.

Second, it remains an open question whether Beijing boasts the power to overcome its neighbours swiftly enough to hand Washington a fait accompli. Goldstein appears ambivalent about Chinese military strength. On the one hand, he depicts the PLA Navy as so feeble that it must reposition submarines and other assets to the South China Sea to avoid US-Japanese forces stationed to the north. On the other, he implies that the People’s Liberation Army is virtually invincible. A China equipped with such a military can prevail in Southeast Asia before outsiders can step in. Which is it? It’s certainly true that the ‘anti-access’ capabilities being fielded by the PLA will prove troublesome for any opponent of China. PLA commanders can turn weaponry like shore-fired anti-ship missiles against Southeast Asian navies while inhibiting efforts by the United States, India, or other external powers to intervene in the region. Beijing’s options multiply as Chinese military power waxes.

Thứ hai, vẫn có một câu hỏi để mở rằng liệu Bắc Kinh có phô sức mạnh để làm mất tinh thần các nước láng giềng nhanh tới mức đặt Mỹ vào một sự việc đã rồi. Goldstein dường như có quan điểm nước đôi về sức mạnh hải quân Trung Quốc. Một mặt, ông mô tả Hải quân PLA là yếu đuối tới mức nước này phải tái bố trí các tàu ngầm cùng cùng nhiều tài sản khác tới Biển Đông nhằm tránh các lực lượng Mỹ – Nhật đóng quân ở phía bắc. Mặt khác, ông ngụ ý rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần như vô địch. Một Trung Quốc với quân đội như vậy có thể thắng thế ở Đông Nam Á trước khi người ngoài có thể can thiệp. Thế là sao? Điều chắc chắn đúng là các khả năng “chống tiếp cận” mà PLA đang xây dựng sẽ tỏ ra khó chịu cho bất cứ đối thủ nào của Trung Quốc. Các tư lệnh PLA có thể đổi hướng các vũ khí như các tên lửa chống tàu phóng từ ven bờ về phía hải quân các nước Đông Nam Á trong khi ngăn chặn các nỗ lực can thiệp vào khu vực của Mỹ, Ấn Độ và các cường quốc bên ngoài khác. Số lượng các lựa chọn của Bắc Kinh tăng lên nhiều lần khi sức mạnh quân sự Trung Quốc lớn mạnh.

But at the same time, China’s military and naval build-up remains a work in progress, while Beijing confronts numerous challenges along the Asian seaboard. From north to south, China must manage the North Korean nuclear impasse, the continuing US forward presence in Japan, territorial disputes with Japan in the East China Sea, Taiwan’s de facto independence, the South China Sea imbroglio, threats to shipping in the Malacca Strait, and growing interests in the Indian Ocean. No wise commander disperses forces willy-nilly. If the PLA tries to do everything, everywhere, it may end up doing little anywhere. China’s armed forces may possess the capacity to dominate the South China Sea if commanders are willing to concentrate the bulk of their assets there. But they do so at considerable risk to Chinese interests elsewhere in the ‘near seas’. Facing few threats in the Black Sea, Russia had the luxury of concentrating against Georgia, a contiguous land power it could crush before outsiders could intervene. The strategic setting denies China this luxury.

Nhưng cùng lúc đó, sự tăng cường lực lượng của hải quân và quân đội Trung Quốc vẫn còn là một việc đang được tiến hành, trong khi Bắc Kinh phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn dọc bờ biển châu Á. Từ bắc tới nam, Trung Quốc phải xoay xở với bế tắc hạt nhân Bắc Triều Tiên, với việc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện ở Nhật Bản, các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Quốc, nền độc lập thực tế của Đài Loan, mớ bòng bong Biển Đông, các đe dọa nhằm vào tàu thuyền trên Eo biển Malacca, và các lợi ích ngày càng lớn ở Ấn Độ Dương. Không một vị tư lệnh khôn ngoan nào lại phân tán lực lượng dù muốn hay không. Nếu PLA cố gắng làm tất cả mọi thứ, ở khắp mọi nơi, họ có thể phải kết thúc mà chỗ nào cũng chỉ làm được rất ít. Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc chỉ có thể thống trị được Biển Đông nếu các tư lệnh sẵn sàng tập trung mọi tài sản của họ tới đó. Nhưng họ làm thế với một rủi ro rất lớn đối với các lợi ích của Trung Quốc ở những nơi khác thuộc “các vùng biển gần”. Đối mặt với rất ít thách thức ở Biển Đen, Nga đã có sự tập trung cao độ chống Georgia, một sức mạnh trên bộ nằm ngay bên cạnh mà họ có thể đè bẹp trước khi người ngoài kịp can thiệp. Bối cảnh chiến lược này sẽ không cho phép Trung Quốc có được sự xa xỉ đó.

And third, US forces remain entrenched in Northeast Asia, letting them shape events with greater ease than in the Black Sea. As Goldstein rightly points out, mounting a relief expedition to Georgia would have imposed severe if not insurmountable demands on US logistics. It’s also true that US strongholds in Japan fall under the shadow of hundreds of Chinese ballistic missiles and tactical combat aircraft. These bases’ wartime staying power is increasingly in doubt. Nevertheless, countermeasures are available. The allies are fielding ballistic-missile defences in Aegis warships, for example. They can also ‘harden’ military installations through simple (albeit expensive) expedients such as constructing rugged shelters for aircraft and shipping. In short, US statesmen and naval commanders hold many more options vis-à-vis China today than against Russia in 2008.

Và thứ ba, các lực lượng Mỹ vẫn tiếp tục bám trụ ở Đông Bắc Á, giúp họ tác động đến các sự kiện một cách dễ dàng hơn so với Biển Đen. Như Goldstein đã chỉ ra, thực hiện một hành trình cứu viện tới Georgia sẽ đặt hậu cần Mỹ trước những yêu cầu khắc nghiệt nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Cũng chính xác là các thành trì của Mỹ ở Nhật Bản nằm trong tầm bắn của hàng trăm tên lửa đạn đạo Trung Quốc và các chiến đấu cơ chiến lược. Sức chống đỡ thời chiến của các căn cứ này ngày càng đáng nghi. Thế nhưng, các biện pháp trả đũa luôn có sẵn. Chẳng hạn, các đồng minh đang lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên các tàu chiến Aegis. Chúng có thể tăng cường sức mạnh cho các căn cứ quân sự bằng những cách đơn giản (dù đắt tiền) chẳng hạn như xây dựng các nhà chứa kiên cố cho máy bay và tàu thuyền. Nói tóm lại, các chính khách và tư lệnh hải quân Mỹ có trong tay nhiều lựa chọn hơn so với Trung Quốc ngày nay hơn là với Nga năm 2008.

In short, the Russo-Georgian analogy is a stretch as a guide to US policy toward the South China Sea. Goldstein is correct that the United States has no interest in the specifics of the maritime territorial disputes and should refuse to be drawn into them. But neither can Washington permit Beijing to establish the principle that major powers can modify or nullify international law by fiat. Navigational freedoms are not China’s to grant or withhold. If it disengages from the region, letting China get its way, the United States will risk appearing to acquiesce in a dangerous precedent. It could forfeit its liberty of strategic manoeuvre along with its standing as guarantor of the global commons.

Tóm lại, sự tương đồng Nga – Georgia có nghĩa như một sự chỉ dẫn cho chính sách của Mỹ về Biển Đông. Goldstein đúng ở chỗ Mỹ không có lợi ích rõ ràng trong những tranh chấp lãnh hải và không nên để bị lôi kéo vào. Nhưng Washington cũng không thể cho phép Bắc Kinh thiết lập quy tắc rằng các nước lớn có thể sửa đổi hay hủy bỏ luật pháp quốc tế bằng cách tán thành. Tự do hàng hải không phải của người Trung Quốc để nước này ban ra hay giữ lại. Nếu nó tách rời khỏi khu vực, để mặc cho Trung Quốc đi đường của họ, Mỹ sẽ có nguy cơ hóa ra mặc nhận trong một tiền lệ nguy hiểm. Nước này có thể để mất quyền tự do thao diễn chiến lược cùng với vị thế là một nước bảo đảm các lợi ích chung toàn cầu.

Goldstein closes his essay by invoking Theodore Roosevelt’s doctrine of the ‘Big Stick,’ urging the Obama administration to ‘speak softly’ through ‘flexible, practical, and quiet diplomacy’ in Southeast Asia. To be sure, ‘TR’ was a fervent believer in behind-the-scenes diplomacy. But for him, brandishing a big stick meant being tactful while yielding nothing on matters of principle. It also meant backing up US diplomacy with ample reserves of physical power—witness the 1907-1909 cruise of America’s ‘Great White Fleet,’ a venture designed to deter Imperial Japan from carving out a nautical preserve in the Western Pacific. Freedom of the seas was a non-negotiable principle for Roosevelt, and it should remain so today. His big stick makes an excellent guide to US diplomacy—just not in the way Goldstein intends.

Goldstein kết luận bài viết của ông bằng cách viện dẫn học thuyết “Cây gậy lớn” của Theodore Roosevelt, kêu gọi chính quyền Obama “dịu giọng” qua “ngoại giao mềm dẻo, thiết thực và kín đáo” ở Đông Nam Á. Đúng là như vậy, “Theodore Roosevelt” là một người tin tưởng nhiệt thành với chính sách ngoại giao đằng sau hậu trường. Nhưng đối với ông ấy, vung cây gậy lớn có nghĩa là khéo xử sự trong khi chẳng nhường gì cả về mặt nguyên tắc. Điều này cũng có nghĩa là ủng hộ chính sách ngoại giao Mỹ bằng nhiều nguồn dự phòng về sức mạnh quân sự, chứng kiến hải trình của “Great White Fleet” (*) năm 1907-1909, một hành động đã được thiết kế để ngăn không cho Đế quốc Nhật tạo ra một khu vực mà họ muốn kiểm soát trên biển ở Tây Thái Bình Dương. Tự do ở các vùng biển là nguyên tắc không thể thương lượng đối với Roosevelt, và điều đó phải được tiếp tục cho đến ngày nay. Cây gậy lớn của ông là một kim chỉ nam tuyệt vời đối với chính sách ngoại giao Mỹ, chứ không phải theo cách mà Goldstein muốn khuyên chính phủ làm theo.

James Holmes is an associate professor of strategy at the US Naval War College. The views voiced here are his alone.

ông James Holmes là phụ tá giáo sư chiến lược ở Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ. Bài viết này thể hiện quan điểm của riêng tác giả.


Translated by Trúc An


(*) Ghi chú của BTV: “Great White Fleet” là tên của hạm đội chiến đấu Hải quân Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt, do những chiếc tàu chiến này được sơn màu trắng nên có tên “White Fleet”. Những con tàu này có mặt khắp nơi trên thế giới, thường là những chuyến viếng thăm, thể hiện thiện chí của Mỹ, nhưng đôi khi những chiếc tàu này còn hộ tống các viên chức ngoại giao Mỹ, khi đến nói chuyện với những nước “cứng cổ”, có tham vọng bành trướng trên biển. Trên bờ, các viên chức ngoại giao thể hiện thiện chí của Mỹ (củ cà rốt), nhưng ở dưới biển là những chiếc tàu chiến của “Great White Fleet” đang đậu, với ngụ ý rằng, nếu “cứng cổ” thì sẽ bị ăn gậy!



Source: http://the-diplomat.com/2011/10/05/south-china-sea-is-no-black-sea/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn