Asia’s Giants Colliding at Sea?
| Các gã Khổng lồ châu Á có đụng độ trên biển?
|
Jaswant Singh Project-syndicate, Oct 24, 2011 | Jaswant Singh Project-syndicate, Mỹ, 24/10/2011 |
| |
NEW DELHI – Even in an age of 24-hour globalized news, some important events only come to light well after the fact. Something of this sort happened several months ago in the South China Sea – and may shape how relations between the world’s two most populous countries, China and India, develop in the years ahead.
| NEW DELHI – Ngay cả trong thời đại của những bản tin lan khắp hoàn cầu trong suốt 24 giờ mỗi ngày mà một số sự kiện quan trọng cũng chỉ sáng tỏ sau khi đã có đủ bằng chứng. Một chuyện tương tự như thế đã xảy ra vài tháng trước đây trên vùng biển Nam Hải (South China Sea) [Biển Đông] – và có thể định hình quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới – trong tương lai.
|
While returning in late July from a goodwill visit to Vietnam in waters recognized as international, an Indian naval ship was “hailed” on open radio and advised to “lay off” the South China Sea. Although naval incidents between China and its near neighbors – particularly Vietnam, Japan, and the Philippines – are not unusual, this is the first one to involve India.
| Cuối tháng 7, trên đường trở về từ chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, trong khi đang đi trên vùng biển quốc tế, một tàu chiến của Ấn Độ đã được “cảnh báo” bằng loa phát thanh và khuyên nên “ra khỏi” biển Nam Hải [Biển Đông]. Mặc dù đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và các lân bang – đặc biệt là Việt Nam, Nhật Bản và Philippines – không phải là chuyện hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên Ấn Độ bị dính vào.
|
Why did China attempt to interfere with a ship sailing in open seas? Was this “merely” another of China’s unwarranted assertions of sovereignty over the whole South China Sea, or was something more malevolent afoot?
| Tại sao Trung Quốc tìm cách cản trở một con tàu đang đi giữa biển khơi? Đây có phải “chỉ là” sự khẳng định vô căn cứ chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Nam Hải hay còn là một hành động ác ý hơn nữa?
|
At China’s Foreign Ministry, a spokesperson explained: “[W]e are opposed to any country engaging in oil and gas exploration and development activities in waters under China’s jurisdiction.” Then, in passing, he added that “countries outside the region, we hope…will respect and support countries in the region” in their efforts “to solve…dispute[s] through bilateral channels.”
| Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích như sau: “Chúng tôi phản đối sự tham gia của bất kỳ quốc gia nào vào việc khai thác dầu khí trên những vùng biển nằm dưới quyền tài phán của Trung Quốc”. Sau đó, làm như vô tình, ông ta nói thêm: “Chúng tôi hy vọng những nước nằm ngoài khu vực… sẽ tôn trọng và ủng hộ các nước trong khu vực” trong những cố gắng “nhằm giải quyết... những tranh chấp của họ thông qua các cuộc thương lượng tay đôi”.
|
India’s government responded promptly: “Our cooperation with Vietnam or any other country is always as per international laws, norms, and conventions,” it declared, stating that “cooperation with Vietnam in the area of energy is very important.” Indeed, Indian companies already have invested heavily there, and are seeking to expand their operations.
| Chính phủ Ấn Độ phản ứng ngay lập tức: “Sự hợp tác của chúng ta với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác luôn luôn tuân theo luật pháp, tiêu chuẩn và thỏa ước quốc tế”, và tuyên bố: “Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng”. Thực vậy, các công ty Ấn Độ đã đầu tư khá nhiều và đang tìm cách mở rộng hoạt động của họ trong vùng này.
|
Although India’s statement is explicit enough, doubts persist. Is the two countries’ argument merely about who will develop the South China Sea’s untapped energy resources, or are we dealing with the beginning of a struggle for spheres of influence?
| Mặc dù tuyên bố của Ấn Độ là rất rõ ràng, nhưng những mối ngờ vực cũng vẫn còn. Có phải hai nước chỉ nói về vấn đề là ai sẽ khai thác những nguồn năng lượng chưa được khai thác ở Nam Hải hay chúng ta đang đối mặt với sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh nhằm tranh giành khu vực ảnh hưởng?
|
To find an answer requires confronting civilizational norms, which are reflected in the intellectual games that the countries favor. India has traditionally favored the game of chaupad (four sides), or shatranj (chess), concentrating on contest, conquest, and subjugation. China, on the other hand, has wei qi (known in Japan as go), which focuses on strategic encirclement. As Sun Tzu advised many centuries ago, “Ultimate excellence lies…not in winning every battle, but in defeating the enemy, without ever fighting.”
| Muốn tìm câu trả lời cần phải xem xét các tiêu chuẩn của hai nền văn minh trái ngược nhau, tức là những tiêu chuẩn được phản ánh trong những trò chơi trí tuệ mà những nước đó thích. Ấn Độ từ xưa đã thích trò chơi gọi là chaupad (bốn bên), hay shatranj (cờ tướng), tức là những trò chơi hướng tới sự ganh đua, chinh phục và khuất phục. Nhưng Trung Quốc lại có wei qui (trong tiếng Nhật là go – cờ vây), một trò chơi hướng tới bao vây chiến lược. Cách đây nhiều thế kỷ, Tôn Tử đã khuyên: “Cao thủ nhất… không phải là thắng từng trận đánh, mà là đánh bại quân địch mà không cần phải đánh trận nào”.
|
A recent US Defense Department paper, “China’s Military and Security Developments – 2011,” argued that “China’s ‘near sea’ politics has seriously disturbed not only India, but Japan, Australia, the US, and the ASEAN countries.” In response, China’s Defense Ministry proclaimed that “China and India are not enemies, not opponents, but neighbors and partners.”
| Báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ: “Sự phát triển của lực lượng quân sự và an ninh Trung Quốc” khẳng định rằng: “Chính sách của Trung Quốc trên “vùng biển gần” đã làm cho không chỉ Ấn Độ, mà cả Nhật Bản, Australia, Mỹ và các nước ASEAN lo lắng”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc trả lời bằng tuyên bố như sau: “Trung Quốc và Ấn Độ không phải là kẻ thù, không phải là đối thủ, mà là láng giềng và đối tác”.
|
So where do things stand? It is clear that India, given its years of cooperation with Vietnam on oil and gas development, is not about to acquiesce in China’s claim to the South China Sea. Moreover, as energy extraction begins, a new memorandum of understanding between India and Vietnam is scheduled to be signed later this year. China was most likely reacting to these developments by accusing India of violating its territorial waters.
| Thế thì vấn đề là gì? Rõ ràng là Ấn Độ – sau nhiều năm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác dầu khí – sẽ không ngấm ngầm chấp nhận yêu sách của Trung Quốc đối với Nam Hải [Biển Đông]. Hơn nữa, ngay khi việc khai thác bắt đầu, một bị vong lục giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ được ký vào cuối năm nay. Có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ phản ứng với những sự kiện đó bằng cách lên án Ấn Độ xâm phạm lãnh hải của họ.
|
For India, the sense that a struggle for regional mastery is occurring has become increasingly keen. Chinese activity in Pakistan and Myanmar, the expansion of China’s port agreements in the Indian Ocean (the so-called “string of pearls”), and heightened Chinese naval activity in the Indian Ocean have jangled India’s security antennas. Indeed, the official Chinese publication Global Times, altering its previous stance, recently called for putting a stop to India’s energy plans in the region. “Reasoning may be used first, but if India is persistent in this, China should try every means possible to stop this…from happening.”
| Đối với Ấn Độ, cảm tưởng cho rằng cuộc đấu tranh giành ngôi bá chủ khu vực đang ngày càng gia tăng. Hoạt động của Trung Quốc ở Pakistan và Myanmar, việc Trung Quốc ký thêm nhiều thỏa thuận về hải cảng ở Ấn Độ Dương (gọi là “chuỗi ngọc trai”) và hoạt động gia tăng của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đã làm cho bộ máy thu thập tin tức an ninh của Ấn Độ phải dỏng tai lên. Thực vậy, tờ Global Times, một tờ báo chính thức của Trung Quốc, đã thay đổi quan điểm trước đây của họ. Gần đây tờ báo này đã kêu gọi ngăn chặn các kế hoạch về năng lượng của Ấn Độ trong khu vực này. “Lý lẽ có thể được sử dụng trước, nhưng nếu Ấn Độ cứ khăng khăng làm chuyện đó thì Trung Quốc phải sử dụng mọi phương tiện có thể để ngăn chặn... không cho điều đó xảy ra”, tờ báo này viết như thế.
|
The same article then threw Tibet into the stew of accusations. “Chinese society,” it continued, “has…been indignant about India’s intervention in the Dalai [Lama] problem,” cautioning India to “bear in mind” that “its actions in the South China Sea will push China to the limit.” According to Global Times, “China cherishes the Sino-Indian friendship, but this does not mean China values it above all else.”
| Sau đó cũng bài báo này đã quăng cho Tây Tạng một loạt cáo buộc. “Xã hội Trung Quốc đã và đang phẫn nộ trước việc Ấn Độ can thiệp vào vấn đề Dalai [Lama]”, tờ báo này viết. Họ còn cảnh báo Ấn Độ “phải nhớ” rằng “các hoạt động của họ ở Nam Hải [Biển Đông] sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn”. Theo tờ Global Times thì: “Trung Quốc hoan nghênh tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đánh giá nó cao hơn tất cả những thứ khác”.
|
There was a more broader, more ominous message as well, one that belies China’s official rhetoric of harmony: “We should not leave the world with the impression that China is only focused on economic development, nor should we pursue the reputation” of being a “peaceful power, which would cost us dearly.”
| Còn có một thông điệp khái quát hơn, đáng ngại hơn, làm người ta nghi ngờ giọng điệu chính thức của Trung Quốc về hài hòa: “Chúng ta không được để cho thế giới có cảm tưởng rằng Trung Quốc chỉ tập trung phát triển kinh tế, chúng ta cũng không được theo đuổi danh tiếng” của “một siêu cường yêu hòa bình mà chúng ta phải trả giá đắt”.
|
It is this “triumphalist” foreign policy, as Henry Kissinger calls it, with which India has to contend. The “Chinese approach to world order,” writes Kissinger in his new book On China, is dissimilar to the Western system of “balance of power diplomacy,” primarily because China has “never engaged in sustained contact with another….” on the basis of the concept of the “sovereign equality of nations.” As Kissinger, a committed Sinophile, points out: “That the Chinese Empire should tower over its geographical sphere was taken virtually as a law of nature, an expression of the Mandate of Heaven.”
| Henry Kissinger gọi đấy là chính sách đối ngoại “huênh hoang” (triumphalist), mà Ấn Độ phải đối đầu. Kissinger viết trong cuốn sách mới của mình dưới nhan đề On China như sau: “Cách tiếp cận của Trung Quốc với trật tự thế giới khác với hệ thống “cân bằng ngoại giao sức mạnh” của phương Tây”, trước hết là vì Trung Quốc chưa bao giờ “có những giao tiếp bền vững với người khác…” trên cơ sở quan niệm về “sự bình đẳng về chủ quyền của các dân tộc”. Như Kissinger, một người thân Trung Quốc, đã chỉ rõ: “Việc đế chế Trung Hoa phải đứng cao hẳn lên được coi là quy luật của tự nhiên, là ý Trời”.
|
Perhaps India and others should contend with China’s assertiveness by heeding Sun Tzu’s counsel: “Contain an adversary through the leverage of converting the neighborhood of that adversary into hostiles.” Just as China has cultivated Pakistan, is India’s growing embrace of Vietnam a counter-move on Asia’s strategic chessboard?
| Có thể Ấn Độ và các quốc gia khác phải đấu tranh với thái độ hống hách của Trung Quốc bằng cách lưu ý đến lời khuyên của Tôn Tử: “Ngăn chặn đối thủ bằng cách làm cho lân bang của đối thủ thành kẻ thù của nó”. Đang khi Trung Quốc giúp đỡ Pakistan, liệu việc Ấn Độ càng ngày càng thân mật với Việt Nam có phải là nước phản đòn trên bàn cờ chiến lược Á châu hay không?
|
Perhaps. After all, just as India recognizes China’s vital interests in Tibet and Taiwan, there must be reciprocal recognition of India’s national interests. China must fully accept that any effort at strategic encirclement of India will be countered. That is an Indian national-security imperative. So is restraint and mutual cooperation – as is true for China as well.
| Có thể lắm. Xét cho cùng, sau khi Ấn Độ đã công nhận quyền lợi sống còn của Trung Quốc ở Tây Tạng và Đài Loan, phải có sự đáp lại bằng cách công nhận các quyền lợi quốc gia của Ấn Độ. Trung Quốc phải hiểu rõ rằng mọi cố gắng nhằm thiết lập vòng vây chiến lược với Ấn Độ đều sẽ bị đáp trả. Đấy là đòi hỏi của nền an ninh của dân tộc Ấn Độ. Cho nên kiềm chế và hợp tác cũng đúng đối với cả Trung Quốc nữa.
|
Jaswant Singh, a former Indian finance minister, foreign minister, and defense minister, is the author of Jinnah: India – Partition – Independence. | Jaswant Singh, là cựu Bộ trưởng Tài chính, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông còn là tác giả cuốn Jinnah: India – Partition – Independence.
|
| Translated by Phạm Nguyên Trường
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/singh19/English |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, October 29, 2011
Asia’s Giants Colliding at Sea? Các gã Khổng lồ châu Á có đụng độ trên biển?
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn