MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, October 29, 2011

Deep Danger: Competing Claims in the South China Sea Hiểm họa sâu sắc: Yêu sách chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Đông


Marvin C. Ott, a public policy scholar at the Woodrow Wilson International Center for Scholars, is an adjunct professor at the School of Advanced International Studies at Johns Hopkins University.

Marvin C. Ott, một học giả về chính sách công tại Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson, là một giáo sư trợ giảng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên bộ tại Đại học Johns Hopkins.



Deep Danger: Competing Claims in the South China Sea

Hiểm họa sâu sắc: Yêu sách chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Đông

Marvin C. Ott (Current History September 2011)

Marvin C. Ott (Lich sử đương đại – Tháng Chín 2011)


"Biển Đông đang nổi lên như là một tiêu điểm đáng quan ngại cho Washington, trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Honolulu, và ở một số thủ đô các nước Đông Nam Á".

The waters of the South China Sea are dotted with hundreds of atolls, reefs, and small islands—only one of which has sufficient fresh water to qualify, under traditional international law, as capable of supporting human habitation.

Các vùng nước của Biển Đông được điểm bởi hàng trăm đảo san hô, rạn san hô và đảo nhỏ - chỉ có duy nhất một trong số đó có đủ nước ngọt để đáp ứng nhu cầu sinh sống của con người theo quy định của luật pháp quốc tế truyền thống.

Nonetheless, these land features and the 1.35 million square miles of water that surround them are the subject of competing territorial claims by China and Taiwan (whose claims appear to encompass the entire South China Sea and all of its land features) and by five Southeast Asian countries (Malaysia, Brunei, Vietnam, the Philippines, and Indonesia, though Indonesia’s claim is limited to waters at the sea’s extreme southern tip). Major island groups in dispute include the Paracels, which are occupied by China, and the Spratlys, where multiple claimants have placed outposts. Despite the sea’s evident potential for generating conflict, it remained an obscure afterthought in international politics until the mid-1990s. Even China’s military occupation of the Paracels in 1974, which involved a naval engagement with South Vietnamese forces, was barely noticed by the international press. Claimants to the rest of the sea were not in position to enforce claims or exercise effective authority over such a logistically daunting area. Moreover, the conflicts that inflamed Southeast Asia during the cold war were land-based, and the dominant naval power in the region, the United States, had neither claims of its own nor interest in championing the claims of others.

All this began to change in 1995 when the Philippines discovered that China had erected a fortified military outpost on the Spratly Islands’ remote but aptly named Mischief Reef. The facility was striking in large part because of its location—120 nautical miles from the Philippines (Palawan) but

over 600 nautical miles from China (Hainan).

Tuy nhiên, các thực thể địa lí này và 1,35 triệu dặm vuông vùng nước xung quanh chúng là đề tài tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc (TQ) và Đài Loan (có tuyên bố chủ quyền bao trùm hầu hết toàn bộ Biển Đông cùng tất cả các thực thể địa lý trên Biển Đông) và 5 nước Đông Nam Á (Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, và Indonesia; mặc dù tuyên bố của Indonesia chỉ giới hạn trong vùng nước ở đầu cực nam của biển này). Các nhóm đảo chính trong vòng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa do TQ chiếm đóng và quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều nước tuyên bố chủ quyền đặt tiền đồn. Cho đến giữa thập niên 1990, vùng biển này không chỉ có tiềm ẩn nguy cơ dễ tạo ra xung đột, mà nó còn có mảng tối trong chính trị quốc tế phải tính toán kỹ. Ngay cả việc TQ chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, qua trận hải chiến với quân đội Nam Việt Nam, hầu như không có được sự chú ý nào của báo chí quốc tế. Các nước có tuyên bố chủ quyền đối với phần còn lại của biển này đã không ở trong tư thế thực thi tuyên bố hay thẩm quyền một cách có hiệu quả trên một khu vực khó khăn về hậu cần như thế. Hơn nữa, trong chiến tranh Lạnh, những xung đột trong vùng Đông Nam Á đều diễn ra trên đất liền, và Hoa Kỳ, cường quốc hải quân thống trị trong khu vực, đã không tuyên bố chủ quyền cho mình và cũng không quan tâm bênh vực cho những tuyên bố của nước khác. Sự việc bắt đầu thay đổi vào năm 1995 khi Philippines phát hiện ra TQ xây dựng một tiền đồn quân sự kiên cố trên rặng đá ngầm Mischief xa xôi nhưng quan trọng trong quần đảo Trường Sa. Dư luận quan tâm nhiều do vị trí của nó – cách Philippines (Palawan) 120 hải lý nhưng cách TQ (Hải Nam) hơn 600 hải lý.

The Philippines protested to China. Manila also attempted unsuccessfully to enlist US military support, but did succeed in persuading the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) to express strong collective concern to China. Beijing responded with sustained outreach to Southeast Asia, and sought to strengthen ties in the region and burnish its image as a “good neighbor.” A centerpiece of this was a Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, signed by ASEAN and China in 2002, in which all parties pledged good behavior pending the resolution of conflicting claims. China also began to tout its willingness to engage in the “joint development” of presumed petroleum and mineral resources in the South China Sea while setting aside conflicting claims. China’s efforts at reassurance did not, however, involve abandoning its claims to the South China Sea or its facility on Mischief Reef—where construction and upgrades proceeded apace.

Philippines đã phản đối TQ [về việc xây dựng cơ sở này]. Manila cũng đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ quân sự của Hoa Kỳ nhưng không thành công, tuy nhiên họ đã thành công trong việc thuyết phục Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ mối quan tâm tập thể mạnh mẽ đối với TQ. Bắc Kinh đáp trả bằng việc liên tục ve vãn Đông Nam Á, tìm cách tăng cường quan hệ trong khu vực và đánh bóng hình ảnh mình như là một "láng giềng tốt." Tâm điểm của những việc làm này là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, được ASEAN và TQ ký kết vào năm 2002, trong đó tất cả các bên cam kết ứng xử tốt trong khi chờ giải quyết các yêu sách mâu thuẫn nhau. TQ cũng bắt đầu chào mời sẵn sàng tham gia vào “phát triển chung” dầu khí và tài nguyên khoáng sản có thể có trong Biển Đông trong khi gác các tranh chấp sang một bên. Tuy nhiên, ngoài mặt thì trấn an, nhưng bên trong TQ vẫn không từ bỏ tuyên bố của họ đối với Biển Đông và vẫn xây dựng và nâng cấp cơ sở quân sự của họ ở Mischief Reef.

By the beginning of 2010 the geopolitics of the South China Sea had settled into three themes. First, the incipient conflict between China’s claims and those of Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Brunei had been put on the back burner as the governments concerned proceeded with other business. Second, Vietnam had emerged as the exception to this rule, as Chinese naval and maritime patrol vessels seized Vietnamese fishing boats and pressured Western oil companies exploring under Vietnamese licenses to cease activities. Despite the largely successful delineation of the land border between China and Vietnam, their sea boundary in the Gulf of Tonkin remained in serious dispute.

Đến đầu năm 2010, địa chính trị của vùng Biển Đông đã định hình thành nên ba chủ đề. Thứ nhất, sự xung đột mới chớm giữa các tuyên bố chủ quyền của TQ và những tuyên bố của Indonesia, Malaysia, Philippines, và Brunei đã được giảm nhẹ tầm quan trọng sau khi các chính phủ có liên quan tiến hành những công việc khác. Thứ hai, Việt Nam đã nổi lên như là ngoại lệ cho quy tắc này, khi tàu tuần tra hải quân và hàng hải TQ bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam và gây sức ép lên các công ty dầu khí phương Tây đang thăm dò theo giấy phép của Việt Nam buộc họ phải dừng hoạt động. Mặc dù việc phân định ranh giới đất liền giữa TQ và Việt Nam nói chung là thành công, nhưng, biên giới biển ở Vịnh Bắc Bộ vẫn còn hiện hữu những tranh chấp nghiêm trọng.

Third, a few disturbing incidents occurred in which Chinese patrol craft challenged and harassed US naval surveillance ships operating in international waters within China’s exclusive economic zone (EEZ). The most prominent incident, in March 2009, involved the Impeccable, which Chinese ships and aircraft tried to force from the area in which it was operating, about 75 miles from Hainan Island. In sum, the South China Sea remained relatively quiescent, yet some ominous storm clouds were visible on the horizon.

Thứ ba, một vài sự cố đáng lo ngại xảy ra, trong đó tàu tuần tra TQ thách thức và quấy nhiễu các tàu khảo sát hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vùng biển quốc tế thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của TQ. Sự kiện nổi bật nhất liên quan đến tàu Impeccable bị tàu và máy bay TQ cố ép ra khỏi khu vực mà nó đang hoạt động, cách đảo Hải Nam khoảng 75 dặm hồi tháng 3 năm 2009. Nhìn chung, bề mặt Biển Đông vẫn đang tương đối êm đềm, nhưng sóng ngầm cuồn cuộn ở đáy biển có thể nguy hiểm khôn lường.

Call and response

In July 2010, US Secretary of State Hillary Clinton spoke at a meeting of the ASEAN Regional Forum (ARF) in Hanoi. (The ARF convenes 27 nations at a ministerial-level conclave to discuss security issues in Asia. Because it is organized around the 10 nations of ASEAN, the ARF’s regional focus tends to be Southeast Asian.) At the apparent urging of host Vietnam, Clinton directed her remarks to issues involving the South China Sea.

After noting that several Southeast Asian nations lay claim to at least some portion of the South China Sea or its land features, she urged the attendees to endorse two traditional principles of international diplomacy: multilateral negotiations for multilateral disputes and the international status of established commercial sea-lanes.

Hô - ứng

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội. (ARF triệu tập 27 nước tại một hội nghị cấp Bộ trưởng để thảo luận các vấn đề an ninh ở châu Á. Bởi nó được tổ chức quanh 10 nước ASEAN, nên trọng tâm khu vực của ARF có xu hướng [bàn thảo về vấn đề] Đông Nam Á..) Theo thúc giục rõ ràng của nước chủ nhà Việt Nam, Clinton hướng nhận xét của mình vào các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Sau khi lưu ý rằng một số quốc gia Đông Nam Á đưa yêu sách ít nhất về một phần nào đó của Biển Đông hoặc các thực thể địa lí của nó, bà kêu gọi những người tham dự ủng hộ hai nguyên tắc truyền thống của ngoại giao quốc tế: đàm phán đa phương đối với các tranh chấp đa phương và với tình trạng quốc tế đã xác lập của các tuyến đường giao thương trên biển.

Regarding the sea-lanes through the South China Sea—which by some measures are the world’s busiest—Clinton said: “The United States has a national interest in freedom of navigation, open access to Asia’s maritime commons, and respect for international law.” That statement reiterated the long-standing US policy that sea-lanes in the South China Sea were not subject to control or ownership (sovereignty) by any country and that their status was a vital interest of the United States, which regularly traverses them with commercial and naval vessels. Twelve of the twenty-seven representatives at the ARF, including a majority from ASEAN, spoke in support of the US position.

Về các tuyến đường biển đi qua Biển Đông - mà một số người đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới, bà Clinton nói: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận mở tới vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế." Tuyên bố này tái khẳng định chính sách lâu dài của Hoa Kỳ là các tuyến đường biển ở Biển Đông không chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu (chủ quyền) bởi bất cứ nước nào và tình trạng của các tuyến đường này là lợi ích sống còn của Hoa Kỳ ở đó các tàu thương mại và hải quân của họ thường xuyên qua lại. Có 12 trong số 27 đại diện tại ARF, gồm phần lớn từ các nước ASEAN, đã phát biểu ủng hộ vị thế của Hoa Kỳ.

Had the Chinese foreign minister, Yang Jiechi, chosen not to respond, Clinton’s statement and the meeting itself would have received only perfunctory attention outside a small circle of specialists and regional officials. But the foreign minister did react—angrily. He accused the United States of meddling in matters that did not concern it and seemed particularly incensed that other countries, by supporting the United States, had engaged in orchestrated opposition to China. Lest there be any doubt, a Foreign Ministry spokesperson in Beijing subsequently stated, “We resolutely oppose any country which has no connection to the South China Sea getting involved in the dispute, and we oppose the internationalization, multilateralization, or expansion of the issue.” Meanwhile (following the Hanoi meeting), a spokesman for the Ministry of Defense declared on the record that “China has indisputable sovereignty” over the South China Sea.

Nếu Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì chọn cách không phản ứng, tuyên bố của bà Clinton và chính cuộc họp tự nó sẽ chỉ nhận được sự quan tâm chiếu lệ bên ngoài một nhóm nhỏ các chuyên gia và các quan chức trong khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao TQ đã có phản ứng giận dữ. Ông cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào các vấn đề không dính dáng gì đến mình và dường như đặc biệt tức giận các nước khác đã hùa vào chống đối TQ có dự tính qua việc ủng hộ Hoa Kỳ. E rằng còn có điều mù mờ, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh sau đó đã nói, "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kì quốc gia nào không có dính dáng tới Biển Đông can dự vào tranh chấp, và chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa, đa phương hóa, hay mở rộng vấn đề này." Trong khi đó (sau cuộc họp tại Hà Nội), một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố theo ghi nhận rằng "TQ có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với Biển Đông.

The effect of these developments has been to highlight the importance of the South China Sea as an arena of international tension and potential conflict, but also as a test and indicator of China’s strategic intentions toward Southeast Asia. Thus, the South China Sea is a growing focus of concern in Washington, at the headquarters of the US Pacific Command in Honolulu, and in a number of Southeast Asian capitals.

Tác động của những diễn tiến này làm nổi bật tầm quan trọng của Biển Đông không những là một đấu trường quốc tế căng thẳng và xung đột tiềm năng, mà còn là một phép thử và chỉ báo về ý định chiến lược của TQ đối với Đông Nam Á. Như vậy, Biển Đông đang nổi lên như là một tiêu điểm đáng quan ngại cho Washington, trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Honolulu, và ở một số nước Đông Nam Á.

For most of the past two decades, a remarkable amount of uncertainty has surrounded China’s strategic intent to its south. Academic students of China and government officials, notably in Southeast Asia, have been—and remain—unsure and divided in their views. China has sent conflicting signals, whether inadvertently or by design, that have contributed substantially to the confusion. But since the ARF meetings, close observers have detected a discernible coalescence of opinion—and concern.

Trong hầu hết hai thập niên qua, rất nhiều điều mù mờ bao quanh ý đồ chiến lược của TQ đối với vùng phía nam của họ. Các học giả và các quan chức chính phủ TQ, đặc biệt là ở Đông Nam Á đã - và vẫn không chắc chắn và chia rẽ nhau về quan điểm của họ. TQ đã đưa ra các tín hiệu trái ngược nhau, cho dù vô tình hay hữu ý, đã góp phần đáng kể gây nên sự rối rắm. Nhưng kể từ cuộc họp ARF đó, các nhà quan sát am tường đã phát hiện một sự liên hệ chặt chẽ về quan điểm cũng như quan ngại.

Peace and charm

For Southeast Asian governments, geography and population dictate that China will be a major, if not overwhelming, issue in their foreign relations. China shares a long land boundary with the region; through more than two millennia of history, imperial China saw the Nanyang (South Seas), through the lens of Confucian civilization, as subordinate and tributary. From this perspective the European and American colonization of most of Southeast Asia interrupted a long-established and natural relationship. But colonization also attracted large numbers of Chinese settlers to the region. This has left contemporary Southeast Asia with a problematic legacy—large, economically prominent, ethnic Chinese populations.

Hòa bình và quyến rũ

Đối với các chính phủ Đông Nam Á, vị trí địa lí và dân số của TQ sẽ là vấn đề lớn, áp đảo trong quan hệ đối ngoại của họ. TQ có chung đường biên giới trên bộ rất dài với khu vực này. Qua lịch sử trải dài hơn hai thiên niên kỷ, dưới nhãn quan Khổng giáo, triều đình TQ luôn xem Nam Dương (Nanyang - biển Nam) như là chư hầu phải triều cống. Từ quan điểm này, việc thuộc địa hoá hầu hết các nước Đông Nam Á của châu Âu và Hoa Kỳ làm gián đoạn một mối quan hệ lâu đời và tự nhiên. Nhưng thuộc địa hoá cũng đã thu hút số lượng lớn người TQ tới định cư ở khu vực. Điều này đã để lại cho Đông Nam Á hiện nay một di sản đầy rẫy vấn đề - sắc tộc Hoa vừa lớn vừa vượt trội về kinh tế.

Southeast Asian governments in the decades since the People’s Republic was established have seen China move through the full spectrum of capabilities and behaviors. In the 1950s and even later, China promoted the idea of communist revolutionary power, which championed Marxist insurgencies and urban movements that were intended to overthrow first the colonial and then the postcolonial regimes in the region. Ultimately communist movements came to power in the former states of French Indochina but not beyond.

Chính phủ các nước Đông Nam Á trong những thập niên kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã thấy TQ chuyển hướng qua nhiều tầng năng lực và hành vi khác biệt. Trong những năm 1950 và thậm chí cả sau đó, TQ thúc đẩy ý tưởng quyền lực cách mạng vô sản, cổ vũ các cuộc nổi dậy Mác xít và các phong trào đô thị nhằm mục đích trước nhất lật đổ thuộc địa và sau đó lật đổ các chế độ hậu thuộc địa trong khu vực. Cuối cùng phong trào cộng sản chỉ nắm quyền ở các nước Đông Dương thuộc địa cũ của Pháp nhưng không vươn ra được bên ngoài.

From the mid-1960s to the mid-1970s China was consumed by Mao Zedong’s campaign of extreme domestic radicalization—the Great Proletarian Cultural Revolution. During this time China virtually ceased to be a factor in Southeast Asia, and elsewhere overseas. But with Mao’s death, and with Deng Xiaoping’s ascent to the position of paramount

leader and his embrace of Western-style economic reform, China’s overall trajectory and its presence in Southeast Asia took a sharp and welcome turn. Beijing became the champion of increased economic ties as well as regional growth and stability.

Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970, TQ đã bị tàn phá bởi chiến dịch cực đoan hoá cùng cực trong nước của Mao Trạch Đông – chính là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản. Trong giai đoạn này, TQ hầu như không còn là một thành tố quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, và thậm chí ở bất cứ đâu trên chính trường quốc tế. Nhưng với cái chết của Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình nắm vị trí lãnh đạo tối cao tiến hành cải cách kinh tế kiểu phương Tây, quỹ đạo chung của TQ và sự hiện diện của nó trong khu vực Đông Nam Á đã có bước ngoặt đáng kể và hứa hẹn. Bắc Kinh đã trở thành nhà vô địch trong các quan hệ kinh tế đang lên cũng như sự tăng trưởng và ổn định trong khu vực.

The message to Southeast Asia, capsulized as “China’s peaceful rise,” was that of positive-sum, mutually advantageous relationships.

The contrast with earlier periods—all within the professional memory of senior Southeast Asian officials—could hardly have been more dramatic. In terms of strategic outlook, China’s contemporary leaders evoke the classic realists of nineteenth-century Europe—vitally concerned with prerogatives of sovereignty and the sanctity of borders, animated by calculations of power and influence. From the standpoint of the Chinese regime, Southeast Asia is properly understood as a natural and rightful Chinese sphere of influence, a region where China’s interests are paramount. When these are properly acknowledged, Beijing is prepared to adopt policies that benefit Southeast Asia as well as China—a dominion of Confucian harmony and benevolence.

Thông điệp gởi tới Đông Nam Á, lồng trong cụm từ "trỗi dậy hoà bình của TQ," là lời nhắn các mối quan hệ cùng có lợi với tổng dương (postive-sum). Sự tương phản với thời gian trước đó - với kinh nghiệm lão luyện của các quan chức cấp cao Đông Nam Á - có thể hầu như không có gì ấn tượng hơn. Về triển vọng chiến lược, các nhà lãnh đạo TQ hiện nay hiện thân như nhà hiện thực chủ nghĩa cổ điển của châu Âu thế kỉ mười chín - quan tâm thiết thân tới các đặc quyền về chủ quyền và sự thiêng liêng của biên giới, nổi bật với các mưu toan quyền lực và ảnh hưởng. Từ quan điểm của chế độ TQ, Đông Nam Á được hiểu như là một vùng trong vòng ảnh hưởng TQ một cách tự nhiên và chính đáng, một khu vực mà các lợi ích của TQ là tối quan trọng. Khi những điều này được thừa nhận thích hợp, Bắc Kinh sẵn sàng thông qua các chính sách có lợi cho khu vực Đông Nam Á cũng như TQ – sự thống trị của nhân và hòa Nho giáo.

China’s presentation of itself to Southeast Asia as a benign neighbor, sometimes characterized as a “charm offensive,” reached full flower beginning in the mid-1990s. Diplomatic efforts produced a series of tangible achievements including an ASEAN-China Free Trade Agreement; framework agreements for security cooperation between China and each ASEAN member; the aforementioned Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea; and an elaborate “dialogue” process of regular, structured interaction on diplomatic, economic, and defense issues.

Hiện thân của TQ trước khu vực Đông Nam Á như một người hàng xóm lành tính, đôi khi được mô tả như là một "sự ve vãn dễ chịu" đã bắt đầu tạo nên mối quan hệ tốt đẹp vào giữa những năm 1990. Các nỗ lực ngoại giao tạo ra một loạt các thành tựu được thấy qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-TQ, các thoả thuận khung cho hợp tác an ninh giữa TQ và mỗi thành viên ASEAN, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông nói trên và một quá trình "đối thoại" công phu cho sự tương tác có thứ lớp và thường xuyên về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, và quốc phòng.

All of this was underpinned by trade and investment ties, which have grown to the point that China has replaced Japan and America as ASEAN’s largest trading partner. Perhaps even more significantly, China has invested heavily in infrastructure (rail, roads, river transport, pipelines, and electrical grids), an undertaking designed to link Southeast Asia and southern China as a single economic unit. At the same time, China is building a “cascade” of massive hydroelectric dams on the upper Mekong River in southern China. These dams will not only produce electric power but will also give China the ability to control the flow of the Mekong River system, with untold consequences for downstream states.

Tất cả điều này đã được củng cố bởi các quan hệ thương mại và đầu tư, vốn đã phát triển lên đến chỗ TQ đã thay thế Nhật Bản và Hoa Kỳ thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn, TQ đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ, vận tải sông, đường ống, và lưới điện), một công việc có ý đồ liên kết khu vực Đông Nam Á và miền nam TQ như một đơn vị kinh tế duy nhất. Đồng thời, TQ đang xây dựng một "dòng thác" các đập thủy điện lớn trên thượng lưu sông Mekong ở miền nam TQ. Những con đập này sẽ không chỉ sản xuất điện mà còn cho TQ khả năng kiểm soát lưu lượng hệ thống sông Mekong, với những hậu quả không được tiết lộ cho các nước ở vùng hạ lưu.

China portrays all of these developments as natural and benign consequences of its “peaceful rise,” and as substantial, tangible benefits for Southeast Asia. But one need not be paranoid to see these same developments as consistent with—or precursors to—a Chinese strategy for dominance over Southeast Asia. In the region’s capitals, after years of giving credence to China’s portrayal of itself in soft-power terms, unease and doubt have grown perceptibly regarding China’s growing hard-power capabilities and apparent strategic intent. These doubts are provoked—not exclusively, but in substantial part—by China’s statements, actions, and military buildup with regard to the South China Sea.

TQ mô tả tất cả những tiến triển này như là hệ quả tự nhiên và lành tính của "sự trỗi dậy hòa bình", và như là các lợi ích trọng yếu hiển nhiên cho Đông Nam Á. Tuy nhiên, ta không cần phải hoang tưởng để thấy những phát triển tương tự cũng phù hợp với – hay là tiền thân của - một chiến lược thống trị của TQ đối với Đông Nam Á. Ở các các nước trong khu vực, sau nhiều năm tin cậy trên sự tự miêu tả theo nghĩa quyền lực mềm của TQ, sự khó chịu và nghi ngờ về các khả năng quyền lực cứng đang tăng và ý định chiến lược rõ ràng của TQ. Những nghi ngờ này bị kích động - không chỉ bởi, mà là một phần đáng kể - thông qua các tuyên bố, hành động, tăng cường quân sự của TQ liên quan tới Biển Đông

By asserting sovereignty over sea-lanes, China has taken a position that no major country in the world can support.

Bằng cách khẳng định chủ quyền đối với các tuyến đường biển, Trung Quốc đã giữ một lập trường mà không một quốc gia lớn nào trên thế giới có thể hỗ trợ.

Follow the dotted line

Since its founding the People’s Republic of China has published maps adopting a maritime boundary (“the nine-dotted line”) first promulgated by the Republic of China in 1936 and encompassing the entire South China Sea. While some other boundary claims by Beijing have sparked immediate controversy (for example, regarding India, Tibet, and the Soviet Union), the expansive notion of China’s maritime boundary has usually generated little attention.

Lần theo các đường đứt khúc

Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, TQ đã công bố bản đồ xác nhận biên giới biển ("đường chín chấm") do Trung Hoa Dân Quốc ban hành đầu tiên vào năm 1936 và bao trùm toàn bộ Biển Đông. Trong khi một số tuyên bố biên giới khác của Bắc Kinh đã làm dấy lên tranh cãi ngay lập tức (ví dụ, liên quan đến Ấn Độ, Tây Tạng, và Liên Xô), khái niệm bành trướng lãnh hải của TQ thường ít tạo ra sự chú ý.

This changed only briefly with the Mischief Reef episode—which was followed by China’s efforts to assuage Southeast Asian concerns and effectively remove the South China Sea from the diplomatic front burner. It was in Beijing’s interest to soft-pedal the issue: An aggressive claim to the entire South China Sea would have pitted China against ASEAN, and China in any case lacked the military capacity to enforce its claim. Deng had often reminded his countrymen of a traditional Chinese aphorism that roughly translates as “bide your time and conceal your capabilities until you are ready to act.” For Beijing, clarity was a danger and ambiguity was an asset when it came to the South China Sea.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi chỉ sau một thời gian ngắn qua sự kiện Mischief Reef – tiếp sau những nỗ lực của TQ làm dịu mối quan ngại của Đông Nam Á và khéo léo loại bỏ Biển Đông ra khỏi mặt trận ngoại giao. Quan tâm của Bắc Kinh là đẩy vấn đề nhẹ nhàng: Một tuyên bố quyết đoán trên toàn bộ Biển Đông sẽ khiến TQ phải đối đầu với cả ASEAN, và TQ, trong mọi trường hợp, đều thiếu các khả năng quân sự để thực thi tuyên bố của mình. Đặng Tiểu Bình đã thường xuyên nhắc nhở đồng hương của mình một câu cách ngôn của TQ truyền thống "thao quang dưỡng hối (giấu mình chờ thời).” Đối với Bắc Kinh, sự minh bạch là một mối nguy hiểm và sự mập mờ là vốn quý khi nói đến Biển Đông.

In the years following, a dense conceptual fog enveloped the Chinese position. Some of this was a natural byproduct of the fact that different Chinese voices (academic, diplomatic, military, journalistic) addressed the issue without clear guidance from on high. But much of it was calculated, and the result was uncertainty and disagreement in the small community of outside observers and officials who followed the issue. The prevailing view was that China was claiming something less than full sovereignty—largely because Beijing refrained from using that word. According to this view, the dotted line denoted something other than a legal international boundary, but just what it did denote was murky.

Trong những năm sau đó, sương mù dày đặc vẫn tiếp tục bao quanh những ý đồ của TQ. Một số là một sản phẩm phụ tự nhiên của thực tế về các quan điểm khác biệt ở TQ (giới học thuật, ngoại giao, quân sự, báo chí) nêu ra/giải quyết vấn đề mà không có hướng dẫn rõ ràng từ cấp lãnh đạo cao nhất. Nhưng phần lớn các động thái là có tính toán, và kết quả là sự mong manh và bất đồng trong cộng đồng nhỏ các nhà quan sát bên ngoài và các quan chức, những người có theo dõi vấn đề. Quan điểm phổ biến cho rằng TQ đã yêu sách một điều gì đó ít hơn yêu sách chủ quyền đầy đủ - phần lớn là vì Bắc Kinh tránh sử dụng từ đó. Theo quan điểm này, các đường nhiều chấm biểu thị một cái gì đó khác hơn là một biên giới pháp lý quốc tế, mà là biểu thị chính xác điều mập mờ của TQ.

Ample grounds for confusion existed. At various times Chinese officials have cited as a basis for China’s claim different and mutually inconsistent rationales, including historic presence, an archipelagic principle, an EEZ principle, and a continental-shelf principle. China rebuts Japan’s claims to outcroppings in the East China Sea, noting that they are not habitable as international law requires—but China has cited the same kind of land features to justify its own claims to the South China Sea. China’s 1958 “Declaration on China’s Territorial Sea” refers to “high seas” in the South China Sea—which contradicts the notion of a territorial sea.

Có vô khối lý do cho sự rối rắm vẫn cứ tồn tại. Vào các thời điểm khác nhau, các quan chức TQ đã dẫn ra cho các lí do cơ bản khác nhau và mâu thuẫn nhau làm nền cho tuyên bố của TQ, bao gồm cả sự hiện diện lịch sử, nguyên tắc quần đảo, nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế, và nguyên tắc thềm lục địa. TQ bác bỏ yêu sách của Nhật Bản đối với các mỏm đá trong Biển Hoa Đông qua việc nhấn mạnh rằng dân cư không thể sinh sống ở đó được như luật pháp quốc tế đòi hỏi - nhưng TQ đã dẫn ra cùng một dạng hình thể địa lí để biện minh cho tuyên bố của chính mình đối với Biển Đông." Tuyên bố về Lãnh hải của TQ vào năm 1958 nói tới "vùng biển công" (vùng biển quốc tế) ở Biển Đông – đã mâu thuẫn với khái niệm lãnh hải.

In addition, legislation adopted by China in 1992 that put the dotted line into law referred to “historic Chinese waters”—a category that has no standing under international law. Beijing has drawn archipelagic baselines around the Paracels (which it claims) but not around the Spratlys (which it also claims). And China has ratified the UN Law of the Sea, but with reservations that make ratification almost meaningless.

Ngoài ra, bộ luật do TQ thông qua vào năm 1992, đưa đường nhiều chấm thành điều luật được nói đến như "vùng nước lịch sử TQ". Mục này không có chỗ đứng trong luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã vẽ các đường cơ sở quần đảo xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà họ tuyên bố chủ quyền), nhưng không vẽ xung quanh quần đảo Trường Sa (mà họ cũng có yêu sách). Và TQ đã phê chuẩn Luật Biển của Liên Hợp Quốc, nhưng với các bảo lưu khiến cho sự phê chuẩn trên gần như vô nghĩa.

Moreover, China has, by declaring a “coastal economic exclusion zone,” given the concept of an EEZ an interpretation unrecognized in international law. In an effort to rebut a joint Malaysian-Vietnamese submission to the United Nations, China in 2009 submitted a map that included its dotted-line boundary but contained no justification for it. (Indonesia responded with a formal request to the United Nations that Beijing clarify its claim; China has remained silent.) Indeed, the dotted line has never been precisely demarcated, and large sections of it (for example, near the Natuna Islands) remain entirely opaque.

Hơn nữa, qua tuyên bố “vùng đặc quyền kinh tế ven biển”, TQ lại đưa ra một cách giải thích khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế không được công nhận trong luật pháp quốc tế. Trong nỗ lực để nhằm bác bỏ một hồ sơ chung của Malaysia-Việt Nam nộp cho Liên Hiệp Quốc, năm 2009, TQ đã đệ trình một bản đồ bao gồm đường biên giới nhiều chấm của họ mà không có sự biện giải gì. (Indonesia phản ứng với một yêu cầu chính thức gửi Liên Hiệp Quốc rằng Bắc Kinh phải làm rõ tuyên bố của mình, TQ đã giữ im lặng.) Thật ra, đường nhiều chấm chưa bao giờ chính xác phân định biên giới, và nhiều phần của nó (ví dụ, gần quần đảo Natuna) vẫn hoàn toàn không rõ ràng.

The fog dissipates when we examine the proposition that China’s dotted line is intended to be exactly what Chinese officials have said it is—a demarcation

of China’s maritime border. Inside the line is Chinese sovereign territory. Consider, first, that the dotted line that appears on all Chinese-produced maps extends around Taiwan—and no doubt whatsoever exists that Beijing views Taiwan as sovereign Chinese territory. China in 1974 deployed naval forces to seize from Vietnam the Paracels, an archipelago that is not characterized by China as separate and distinct from the South China Sea. And the People’s

Liberation Army (PLA) has built an impressive military outpost on a reef located over 600 nautical

miles from China.

Sương mù mất đi khi chúng ta xem xét điều mà đường chấm chấm của TQ có ý định chính xác chính là những gì mà các quan chức TQ đã nhìn nhận nó là một phân giới của biên giới biển TQ. Bên trong đường này là lãnh thổ có chủ quyền của TQ. Trước hết, để ý rằng các đường chấm chấm xuất hiện trên tất cả các bản đồ TQ xuất bản được nới dài thêm quanh Đài Loan - và không có bất kì nghi ngờ nào tồn tại vì Bắc Kinh xem Đài Loan là lãnh thổ thuộc chủ quyền TQ. Năm 1974, TQ triển khai lực lượng hải quân cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam, một quần đảo không thuộc TQ vì tách rời và khác biệt trong vùng Biển Đông. Và Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) đã xây dựng một tiền đồn quân sự ấn tượng trên một rạn san hô nằm cách xa TQ hơn 600 hải lý.

Consider, too, that China’s 1992 territorial law affirmed the dotted line and mandated that Chinese armed forces defend the country’s maritime territory. China’s rapid buildup in military capabilities has focused on projection of naval and air power beyond China’s shores. The Chinese navy, in the meantime, has stopped Vietnamese fishermen from operating well within Vietnam’s EEZ, while Beijing has warned international oil companies away from Vietnamese offshore leaseholds.

Cũng lưu ý rằng luật lãnh thổ TQ ban hành vào năm 1992 khẳng định đường nhiều chấm và uỷ thác lực lượng vũ trang TQ bảo vệ lãnh thổ biển này của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của TQ về khả năng quân sự tập trung vào việc tung lực lượng hải quân và không quân vượt ra ngoài bờ biển của TQ. Trong thời gian đó, Hải quân TQ đã ngăn cản ngư dân Việt Nam không cho hoạt động ngay bên trong EEZ của Việt Nam, cùng lúc, Bắc Kinh cũng đã cảnh báo các công ty dầu quốc tế phải từ bỏ hợp đồng thăm dò, khai thác ngoài khơi Việt Nam.

What is more, while China agreed to sign the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, it refused to make the agreement legally binding or to refrain from building new structures. Two PLA senior colonels in a public symposium hosted by the US Pacific Command, when asked if the American Seventh Fleet had a right to traverse the South China Sea without China’s permission, answered “no.” And in a recent display of technological prowess, a Chinese submersible descended to the deepest portion of the South China Sea and planted a Chinese flag there. In various discussions Chinese officials have referred to the South China Sea as a “core interest”—a term previously reserved for Taiwan and Tibet.

Hơn thế nữa, một mặt TQ đồng ý kí Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông nhưng một mặt họ lại từ chối làm cho thỏa thuận này có ràng buộc pháp lý hoặc dừng việc xây dựng công sự mới. Hai đại tá PLA cao cấp đã trả lời "không" trong một hội nghị chuyên đề công cộng do Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ chủ trì, khi được hỏi liệu Hạm đội 7 của Hoa Kỳ có quyền đi qua Biển Đông mà không cần sự cho phép của TQ hay không. Và trong một màn trình diễn gần đây về sức mạnh công nghệ, một tàu ngầm TQ lặn xuống chỗ sâu nhất của Biển Đông và cắm một lá cờ TQ ở đó. Trong các cuộc thảo luận khác nhau, các quan chức TQ đã quy cho Biển Đông như là một "lợi ích cốt lõi" - một thuật ngữ trước đây được dành riêng cho Đài Loan và Tây Tạng.

Against this backdrop, the ARF meetings in Hanoi provided a clarifying moment—perhaps no more so than when the Chinese foreign minister stared across the table at his ASEAN counterparts and pointedly observed that some countries are “small” and China is “big.”

Trong bối cảnh này, cuộc họp ARF tại Hà Nội đã cho thấy một khoảnh khắc rõ ràng - có lẽ không có gì rõ ràng hơn khi Ngoại trưởng TQ nhìn chằm chằm vào các đối tác ASEAN của mình bên kia bàn và nói gay gắt rằng một số quốc gia là "nước nhỏ" và TQ là "nước lớn."

Southeastern strictures

America’s willingness to stake out a position in support of a maritime commons, not a territorial sea, and in favor of multilateral diplomacy, as opposed to China’s determination to deal with the Southeast Asian countries one at a time, was welcome in many regional capitals. It provided a vital and long-overdue signal that the ASEAN governments did not have to cope with China alone and enjoyed the support of a powerful friend. In this sense, Clinton’s initiative has provided ASEAN a dose of courage and self-confidence in its relationship with China.

Các vướng mắc Đông Nam Á

Hoa Kỳ sẵn sàng dành ra một phần vị thế cho việc ủng hộ một vùng biển chung, không là lãnh hải, và ủng hộ ngoại giao đa phương, trái ngược với sự quả quyết của TQ muốn thương thảo với từng nước Đông Nam Á một, lập trường đó của Hoa Kỳ được nhiều nước trong khu vực này hoan nghênh. Nó cho thấy một tín hiệu quan trọng và đã mỏi mòn chờ đợi rằng chính phủ các nước ASEAN không phải đối phó với TQ một mình mà có được sự ủng hộ của một người bạn hùng mạnh. Trong ý nghĩa này, sáng kiến của Clinton đã mang tới cho ASEAN một liều can đảm và sự tự tin trong mối quan hệ của họ với TQ.

That said, US policy makers must maintain a healthy awareness of what Southeast Asian governments are in fact able and willing to do. To employ an overused metaphor, at least some ASEAN members may be prepared to hold America’s coat if Washington duels Beijing. But, for a number of compelling reasons, they cannot be expected to enter the arena themselves in any but carefully circumscribed ways.

Điều đó nói lên, rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải duy trì một nhận thức lành mạnh về những gì các chính phủ Đông Nam Á thực sự có thể và sẵn sàng để hành động. Dùng một phép ẩn dụ hơi thô thiển, nếu Washington thi đấu với Bắc Kinh thì ít nhất một số thành viên ASEAN có thể sẽ sẵn sàng giữ áo khoác của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do một số lí do thuyết phục, có thể không trông đợi họ sẽ tự bước vào đấu trường theo bất kì cách nào ngoài việc cẩn thận đứng vây quanh.

First, it has long been a truism that Southeast Asian governments fear being forced to choose between China and the United States. The regional consensus is that the US-China relationship is vitally important to all concerned. When leaders in the region are asked what kind of relationship best protects Southeast Asian interests, the answer is a variation on the Goldilocks principle—“not too hot and not too cold.” A cooperative relationship, but not a deeply collaborative one, would be just right. Just as they fear China-US conflict, the ASEAN countries also fear its opposite—a great power condominium deciding regional issues with little input from Southeast Asia.

Thứ nhất, có một phương châm lâu đời rằng các chính phủ Đông Nam Á sợ bị buộc phải lựa chọn giữa TQ và Hoa Kỳ. Toàn khu vực đồng ý rằng mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ là cực kì quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. Khi các nhà lãnh đạo trong khu vực được hỏi loại quan hệ nào bảo vệ lợi ích cho Đông Nam châu Á tốt nhất, câu trả lời là một biến thể của nguyên tắc Goldilocks – “không quá nóng và không quá lạnh.” Một mối quan hệ hợp tác, nhưng không phải là hợp tác sâu sắc, mà chỉ vừa phải. Y như lo sợ xung đột Trung -Hoa Kỳ, các nước ASEAN cũng sợ điều ngược lại - các cường quốc định đoạt số phận của các nước nhỏ bất chấp ước muốn của nước nhỏ.

The Chinese foreign minister stared across the table at his ASEAN counterparts and observed that some countries are “small” and China is “big.”

Ngoại trưởng Trung Quốc qua bàn hội nghị nhìn chằm chằm vào các đối tác ASEAN của mình nhận xét rằng một số quốc gia là "nhỏ" và Trung Quốc là "lớn."

Second, China’s influence over and strategic reach into Southeast Asia are deep, powerful, and growing. This is particularly evident in the economic sphere. Between 2009 and 2010, aggregate trade increased roughly 50 percent yearon-year. Not coincidentally, the China-ASEAN Free Trade Area entered into force at the beginning of 2010.

Thứ hai, tầm ảnh hưởng và tầm với chiến lược của TQ với Đông Nam Á khá sâu đậm, mạnh mẽ, và ngày càng tăng. Điều này đặc biệt hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế. Giữa năm 2009 và 2010, tổng giao dịch thương mại hằng năm tăng khoảng 50%. Không phải tình cờ, khu vực Mậu dịch tự do TQ-ASEAN có hiệu lực vào đầu năm 2010.

Third, despite significant investments in military modernization, no Southeast Asian country is prepared to confront China militarily. The only country that has done so in recent decades is Vietnam, in response to China’s 1979 invasion across its northern boundary. Vietnamese forces acquitted themselves well in that encounter, but Hanoi is under no illusion that such success could be replicated today. The only naval and air forces that can credibly face off against China in the South China Sea are American—and if it came to that, US commanders could expect little or no operational support from ASEAN, with the possible and limited exception of Vietnam.

Thứ ba, mặc dù có các khoản đầu tư đáng kể trong hiện đại hóa quân đội, không một quốc gia Đông Nam Á trang bị đủ để đối đầu với TQ về quân sự. Nước duy nhất đã làm như vậy trong những thập niên gần đây là Việt Nam, đáp trả lại cuộc xâm lăng vào năm 1979 của TQ vào biên giới phía bắc của họ. Quân đội Việt Nam tự thoát ra khỏi cuộc chạm trán đó, nhưng Hà Nội không có ảo tưởng rằng thành công như vậy có thể lặp lại ngày hôm nay. Lực lượng hải quân và không quân duy nhất có thể đối mặt với TQ ở Biển Biển Đông một cách đáng tin cậy chỉ có Hoa Kỳ - và nếu điều đó xảy ra, chỉ huy Hoa Kỳ khó có thể kì vọng nhiều vào sự hỗ trợ hoạt động từ các nước ASEAN, ngoại trừ sự hỗ trợ có thể có và rất hạn chế từ Việt Nam.

Fourth, ASEAN is not the feckless cave of winds that some Westerners describe—but it is also not a unified, purposeful actor regarding the South China Sea. Several ASEAN governments, including those of Laos, Cambodia, and Myanmar, are highly responsive to Chinese interests and have no dog in the fight over the South China Sea. The best that Washington can expect—and only if it is assiduously nurtured—is cautious diplomatic support along the lines of what one saw at the ARF meeting in Hanoi.

Thứ tư, ASEAN không phải là hang gió không hiệu quả như một số người phương Tây mô tả - nhưng nó cũng không phải là chủ thể có mục đích thống nhất về Biển Đông. Điển hình như một số chính phủ ASEAN, gồm Lào, Campuchia và Myanmar, đáp ứng cao lợi ích của TQ và không có phần trong cuộc đấu trên Biển Đông. Điều tốt nhất mà Washington có thể mong đợi - và chỉ khi nó chăm chút – là được hỗ trợ ngoại giao thận trọng theo cách như những gì diễn ra tại cuộc họp ARF tại Hà Nội.

Beyond serious

The ramifications of a serious Chinese claim to the entire South China Sea are profound. By asserting sovereignty over the sea-lanes, China has taken a position that no major country in the world can support—not the Europeans, not Japan, not India, not Australia, not the United States, and not the principal ASEAN states. Obviously, when a rapidly rising global power takes such a step, the implications are beyond serious.

Nghiêm trọng quá mức

Sự phân nhánh của một tuyên bố chủ quyền nghiêm ngặt của TQ đối với toàn bộ Biển Đông là sâu sắc. Bằng cách khẳng định chủ quyền đối với các tuyến đường biển, TQ đã xác lập một vị thế mà không một nước chính yếu nào trên thế giới có thể ủng hộ - các nước châu Âu không, Nhật không, Ấn không, Australia không, Hoa Kỳ không, và các nước ASEAN cũng không nốt. Rõ ràng, khi một cường quốc toàn cầu trỗi dậy nhanh chóng thực hiện một bước đi như vậy thì tác động nghiêm trọng quá mức.

In addition, the South China Sea, like Taiwan, has the clear potential to spark armed conflict between the United States and China. This is a specter that keeps military planners at the US Pacific Command awake at night. The danger is made greater by China’s evident assumption that the United States is on the decline (along with its defense expenditures) while China is on the rise (including its defense expenditures).

Ngoài ra, Biển Đông, giống như Đài Loan, có tiềm năng gây ra xung đột vũ trang rõ ràng giữa Hoa Kỳ và TQ. Đây là một bóng ma làm các nhà hoạch định quân sự ở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương thức giấc giữa đêm. Nguy hiểm càng tăng lên bởi cách giả định rõ ràng của TQ rằng Hoa Kỳ đang thời kỳ thoái trào (cùng với các chi phí quốc phòng) trong khi TQ đang trỗi dậy (bao gồm cả chi phí quốc phòng).

Meanwhile, though it is generally underappreciated, a remarkable and unique security architecture has emerged in Southeast Asia. It is, in Victor Cha’s apt phrase, a “complex patchwork” of multilateral dialogue mechanisms and bilateral security commitments involving the United States. It has effectively kept the peace in the region over the past 35 years and holds promise for continuing to do so for at least the medium term. A major confrontation in the South China Sea has the potential to harm that architecture beyond repair.

Trong khi đó, mặc dù thường bị đánh giá thấp, một cấu trúc an ninh vượt trội và độc đáo đã nổi lên ở Đông Nam Á. Đó là, theo cụm từ thích hợp của Victor Cha, một "miếng vá chằng chịt " các cơ chế đối thoại đa phương và các cam kết an ninh song phương liên quan đến Hoa Kỳ. Cấu trúc đó gìn giữ hòa bình trong khu vực có hiệu quả trong vòng 35 năm qua và hứa hẹn tiếp tục làm như vậy ít nhất trong trung hạn. Một đối đầu lớn trong Biển Đông có tiềm năng gây tổn hại không thể sửa chữa được cho cấu trúc này.

Recent events and statements have clearly framed the current strategic landscape in the South China Sea. On one hand we have seen several gestures by China that might be broadly characterized as conciliatory. General Chen Bingde, the PLA chief of staff, paid a weeklong visit to Washington in May 2011. In a major address to a US military audience, he stated that “China never intends to [militarily] challenge the [United States],” while noting the continued superiority of American armed forces. Meanwhile, Chinese diplomats have been at pains to suggest that previous references to a Chinese “core interest” in the South China Sea may have been misunderstood. At the annual Shangri-la Dialogue in Singapore in June, China’s defense minister declared that China did not “seek hegemony” in the region.

Các sự kiện và các tuyên bố gần đây rõ ràng đã đóng khung cảnh quan chiến lược trong vùng Biển Đông. Một mặt, chúng ta đã thấy một vài cử chỉ của TQ có thể được miêu tả rộng rãi như là hòa giải. Tướng Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde), tham mưu trưởng PLA, thực hiện một chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tới Washington tháng 5 năm 2011. Trong một phát biểu quan trọng với các giới chức quân sự Hoa Kỳ, ông tuyên bố rằng "TQ không bao giờ có ý định thách thức [Hoa Kỳ về quân sự]," trong khi ghi nhận sự ưu thế liên tục của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nhà ngoại giao TQ đã liên tục cố gắng gợi ý rằng các quy chiếu trước về một "lợi ích cốt lõi" của TQ ở Biển Đông có thể đã bị hiểu lầm. Đối thoại Shangri-la diễn ra tại Singapore vào tháng Sáu hằng năm, Bộ trưởng Quốc phòng TQ tuyên bố rằng TQ không "tìm kiếm quyền bá chủ" trong khu vực.

However, at virtually the same time, both Vietnam and the Philippines have registered public complaints over what they view as China’s hegemonic behavior. Vietnam in May 2011 complained that Chinese patrol boats confronted a Vietnamese oil exploration vessel operating off the coast of southern Vietnam and deliberately cut the ship’s cables—the second such incident in two weeks. This produced an anti-China protest demonstration in Hanoi. Manila in June accused the Chinese navy of firing on Filipino fishermen, intimidating an oil exploration ship from the Philippines, and placing markers (posts and a buoy) in areas of the Spratlys claimed by the Philippines.

Tuy nhiên, hầu như vào cùng thời điểm đó, cả Việt Nam lẫn Philippines đã đăng kí khiếu nại công khai những gì họ xem là hành vi bá quyền của TQ. Tháng 5 năm 2011 Việt Nam phàn nàn rằng tàu tuần tra của TQ đối đầu với tàu thăm dò dầu Việt Nam đang hoạt động ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam và cố tình cắt cáp thăm dò - sự cố thứ hai tương tự như thế xảy ra hai tuần sau đó. Điều này tạo ra một cuộc biểu tình phản đối chống TQ tại Hà Nội. Vào tháng 6, Manila cáo buộc hải quân TQ bắn vào ngư dân Philippines, đe dọa một tàu thăm dò dầu Philippines, và đặt các cột mốc (nhiều trụ và một phao) ở khu vực quần đảo Trường Sa do Philippines tuyên bố chủ quyền.

What is most interesting and significant is the Chinese reaction to these and similar events. A Foreign Ministry spokesman demanded that both countries stop infringing on China’s sovereign territory. The authoritative China Daily carried an opinion piece by a prominent Chinese academic (Gong Jianhua) claiming that Vietnam and the Philippines had taken advantage of China’s restraint by trying to convert what was a bilateral dispute into a multilateral one.

Điều gì là thú vị và quan trọng nhất là phản ứng của TQ về các sự cố này và các sự cố tương tự. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đòi hỏi cả hai nước này ngưng vi phạm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của TQ. Tờ TQ Nhật báo của chính quyền TQ đăng ý kiến của một học nổi tiếng TQ (Công Kiến Hoa) tố cáo rằng Việt Nam và Philippines đã lợi dụng sự kềm chế của TQ bằng cách cố chuyển tranh chấp song phương thành tranh chấp đa phương.

“In the beginning,” the piece said, “the South China Sea dispute was not referred to any international or regional organization. But after the formation of ASEAN, Vietnam, the Philippines, and some other countries used it as a regional platform to coordinate their positions to ‘speak in one voice’ and gain strategic advantage against China…[And] now the United States has jumped into the dispute.” The author went on to assert that China was at a disadvantage, “with only a small number of disputed islands under its control.” Also, “without a formidable navy… China is in an unfavorable position. To become an influential power, China has to transform from a ‘continental power’ to a ‘maritime power.’ And the South China Sea dispute is a real test for it to achieve that goal.”

Bài báo này cho biết "Ban đầu, tranh chấp Biển Đông đã không dính tới bất kì tổ chức quốc tế hoặc khu vực nào. Nhưng sau khi ASEAN hình thành, Việt Nam, Philippines, và một số nước khác sử dụng nó như là một diễn đàn khu vực để phối hợp các vị thế của họ để ‘nói một tiếng nói chung’ và đạt được lợi thế chiến lược chống lại TQ. . . . [Và bây giờ Hoa Kỳ đã nhảy vào cuộc." Tác giả đã khẳng định rằng TQ ở vào thế bất lợi "chỉ với một số lượng nhỏ các đảo tranh chấp dưới sự kiểm soát của họ." Ngoài ra "không có một lực lượng hải quân ghê gớm… TQ đang ở một vị trí không thuận lợi. Để trở thành một thế lực có ảnh hưởng, TQ phải chuyển từ một ‘cường quốc lục địa’ thành một ‘cường quốc hải dương’. Và tranh chấp Biển Đông là một thử nghiệm thực tế cho TQ để đạt được mục tiêu đó."

No illusions

Then–US Secretary of Defense Robert Gates, at his valedictory appearance before the Shangri-la Dialogue, offered an alternative view on the South China Sea. “The US position on maritime security remains clear,” he said. “We have a national interest in freedom of navigation, in unimpeded economic development and commerce, and in respect for international law . . . [including] . . . equal and open access to international waterways.”

Không ảo tưởng

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lúc đó Robert Gates, trong bài diễn văn cuối trước đối thoại Shangri-la, đưa ra một cách nhìn khác về Biển Đông. Ông nói "Vị thế của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải luôn rõ ràng. Chúng tôi có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và trong tôn trọng luật pháp quốc tế. . . [bao gồm]. . . . tiếp cận mở và bình đẳng các tuyến đường thủy quốc tế."

Gates described America’s continuing and growing security presence in East and Southeast Asia: “Taken together, all of these developments demonstrate the commitment of the United States to sustaining a robust military presence in Asia, one that underwrites stability by supporting and reassuring allies while deterring, and if necessary defeating, potential adversaries.”

In sum, the South China Sea is a strategic arena of growing significance and not inconsiderable danger. Viewed globally, an era in American strategy is ending as US forces begin their withdrawal from Iraq and Afghanistan. The next strategic era will surely have Asia at its center—the rapid growth of economic and military capability in that region makes it inevitable.

Gates mô tả sự hiện diện an ninh của nước Hoa Kỳ tiếp tục và phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á: "Hợp lại với nhau, tất cả những diễn tiến này cho thấy cam kết của Hoa Kỳ duy trì mạnh mẽ sự hiện diện quân sự ở châu Á, một sự hiện diện bảo đảm sự ổn định bằng cách hỗ trợ và trấn an các đồng minh trong khi ngăn chặn, và nếu cần đánh bại kẻ thù tiềm năng." Tóm lạiNhìn chung, Biển Đông là một đấu trường chiến lược có tầm quan trọng ngày càng tăng và mức nguy hiểm không phải là không đáng kể. Nhìn toàn cầu, một kỉ nguyên trong chiến lược của Hoa Kỳ đang kết thúc khi các lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi Iraq và Afghanistan. Kỉ nguyên chiến lược tiếp theo chắc chắn sẽ có châu Á tại tâm điểm của nó - tăng trưởng về khả năng kinh tế và quân sự nhanh chóng trong khu vực đó làm cho điều này không thể tránh khỏi.

For most of the past two decades, a remarkable amount of uncertainty has surrounded China’s strategic intent to its south.

Gần hai thập kỷ qua, một khá nhiều sự thiếu chắc chắn bao quanh mục đích chiến lược của Trung Quốc đối với phía nam.

China constitutes the geographic and economic core of Asia, and China’s rising power and ambition will drive events and compel a response from other countries. The United States has long enjoyed dominance in the maritime domain. But Beijing’s growing naval and air capabilities seem clearly intended to challenge that dominance in the South China Sea and in the sea-lanes on Asia’s rim—and thereby challenge a vital American interest in freedom of the seas. The senior leadership of the US

Pacific Command has no illusions regarding the dimension of the emerging challenge.

TQ tạo thành cốt lõi địa lý và kinh tế của châu Á, sức mạnh và tham vọng đang tăng của TQ sẽ thúc đẩy các sự kiện và buộc các nước khác phải phản ứng. Hoa Kỳ từ lâu đã có được sự vượt trội trong lĩnh vực hàng hải. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang phát triển khả năng hải quân và không quân hiển nhiên dường như có ý thách thức sự vượt trội đó ở Biển Đông và ở các tuyến đường biển trên vành đai châu Á - và do đó thách thức lợi ích sống còn của Hoa Kỳ về tự do của các vùng biển. Các lãnh đạo cấp cao của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ không có ảo tưởng về tầm vóc của thách thức đang trỗi dậy này.


Translated by Phan Văn Song, edited by Hoàng Anh Tuấn Kiệt

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn