MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, August 14, 2011

On Truth and Lies in a Nonmoral Sense - Luận về Sự Thật và Giả Dối theo nghĩa phi luân


On Truth and Lies in a Nonmoral Sense (1873)

written by Friedrich Nietzsche in 1873

Luận về Sự Thật và Giả Dối theo nghĩa phi luân

Friedrich Nietzsche - 1873

1

Once upon a time, in some out of the way corner of that universe which is dispersed into numberless twinkling solar systems, there was a star upon which clever beasts invented knowing. That was the most arrogant and mendacious minute of "world history," but nevertheless, it was only a minute. After nature had drawn a few breaths, the star cooled and congealed, and the clever beasts had to die. One might invent such a fable, and yet he still would not have adequately illustrated how miserable, how shadowy and transient, how aimless and arbitrary the human intellect looks within nature. There were eternities during which it did not exist. And when it is all over with the human intellect, nothing will have happened. For this intellect has no additional mission which would lead it beyond human life. Rather, it is human, and only its possessor and begetter takes it so solemnly-as though the world's axis turned within it. But if we could communicate with the gnat, we would learn that he likewise flies through the air with the same solemnity, that he feels the flying center of the universe within himself. There is nothing so reprehensible and unimportant in nature that it would not immediately swell up like a balloon at the slightest puff of this power of knowing. And just as every porter wants to have an admirer, so even the proudest of men, the philosopher, supposes that he sees on all sides the eyes of the universe telescopically focused upon his action and thought.

It is remarkable that this was brought about by the intellect, which was certainly allotted to these most unfortunate, delicate, and ephemeral beings merely as a device for detaining them a minute within existence. For without this addition they would have every reason to flee this existence as quickly as Lessing's son. The pride connected with knowing and sensing lies like a blinding fog over the eyes and senses of men, thus deceiving them concerning the value of existence. For this pride contains within itself the most flattering estimation of the value of knowing. Deception is the most general effect of such pride, but even its most particular effects contain within themselves something of the same deceitful character.

1

Lúc xưa, ở một chân trời xa xăm của vũ trụ đã phát sinh vô tận những thái dương hệ lấp lánh, từ đó có một vì sao với những mãnh thú tinh quái đã sáng tạo ra tri thức. Đó là giây phút kiêu căng và xảo trá nhất của “lịch sử thế giới”, thế nhưng, chỉ cần một phút. Sau vài hơi thở của thiên nhiên, vì sao trở thành nguội lạnh và đậm đặc, và những con thú tinh quái đó phải chết. Người ta ắt đã sáng chế ra một huyền thoại như thế, nhưng rồi hắn vẫn không thể nào trưng dẫn một cách đúng đắn rằng trí thông minh của con người thì tội nghiệp biết bao, tăm tối và ngắn ngủi biết bao, vô định và tùy tiện biết bao so với thiên nhiên. Đã có những cái hằng hữu khi nó [trí thông minh] chưa từng xuất hiện. Và cả khi nó bao trùm lên trí óc con người, cũng chẳng có gì sẽ xảy ra. Bởi rằng trí thông minh con người thiếu chức năng để có thể phóng vượt qua khỏi kiếp người. Đúng hơn, chính là con người, và sở hữu chủ và kẻ sáng tạo ra nó mới coi đó là nghiêm trọng – như thể rằng cái trục thế giới đã luân chuyển quanh nó. Nhưng nếu ta có thể trao đổi được với một con nhặng, ta ắt sẽ nghiệm ra rằng hắn cũng tương tự như những con nhặng bay lặn trong không khí đều có cùng một chiều kích quan trọng như nhau, rằng hắn cảm thấy như cái trung tâm điểm của vũ trụ đang bay bổng trong hắn. Không có gì là quá hèn kém và tầm thường trong thiên nhiên đến nỗi mà nó không bị thổi phồng tức thì giống như trái bong bóng được thổi nhẹ qua sức mạnh của tri thức. Và cũng như mọi người gác cổng cần có người thán phục, cũng thế thậm chí kẻ hãnh diện nhất, là triết gia, từng giả định rằng hắn vốn đã hình dung ra mọi nhãn quan của vũ trụ từ mọi hướng đang tập trung vào hành động và tư tưởng của hắn một cách thấu suốt. Điều đáng kể là chính cái trí não thông minh đó thể hiện nơi những con người bất hạnh nhất, dòn mỏng nhất, và nhắn ngủi nhất như một thứ phương tiện nhằm hỗ trợ hắn trong cuộc hiện sinh nhất thời. Bởi không có nó con người ắt sẽ tìm ra mọi lý do để chạy trốn sự hiện hữu của mình một cách vội vã như đứa con trai của Lessing. Sự hãnh diện về tri thức và cảm thức đó khiến người ta bị phỉnh gạt, giống như con ếch với cặp mắt mù lòa thì các giác quan con người cũng sẽ lừa đảo hắn về giá trị của hiện hữu. Bởi chưng niềm hãnh diện đó đã hàm chứa trong nó sự phỏng định phỉnh nịnh nhất về giá trị của tri thức. Sự lường gạt là hiệu ứng tổng quát nhất của niềm hãnh diện như thế, tuy nhiên thậm chí vẫn có những hiệu ứng cá biệt nhất tiềm ẩn nơi chúng với cùng một tính chất lường gạt xảo trá.

As a means for the preserving of the individual, the intellect unfolds its principle powers in dissimulation, which is the means by which weaker, less robust individuals preserve themselves-since they have been denied the chance to wage the battle for existence with horns or with the sharp teeth of beasts of prey, This art of dissimulation reaches its peak in man. Deception, flattering, lying, deluding, talking behind the back, putting up a false front, living in borrowed splendor, wearing a mask, hiding behind convention, playing a role for others and for oneself-in short, a continuous fluttering around the solitary flame of vanity-is so much the rule and the law among men that there is almost nothing which is less comprehensible than how an honest and pure drive for truth could have arisen among them. They are deeply immersed in illusions and in dream images; their eyes merely glide over the surface of things and see "forms." Their senses nowhere lead to truth; on the contrary, they are content to receive stimuli and, as it were, to engage in a groping game on the backs of things. Moreover, man permits himself to be deceived in his dreams every night of his life. His moral sentiment does not even make an attempt to prevent this, whereas there are supposed to be men who have stopped snoring through sheer will power. What does man actually know about himself? Is he, indeed, ever able to perceive himself completely, as if laid out in a lighted display case? Does nature not conceal most things from him-even concerning his own body-in order to confine and lock him within a proud, deceptive consciousness, aloof from the coils of the bowels, the rapid flow of the blood stream, and the intricate quivering of the fibers! She threw away the key. And woe to that fatal curiosity which might one day have the power to peer out and down through a crack in the chamber of consciousness and then suspect that man is sustained in the indifference of his ignorance by that which is pitiless, greedy, insatiable, and murderous-as if hanging in dreams on the back of a tiger. Given this situation, where in the world could the drive for truth have come from?

Vốn được xem là phương tiện bảo tồn cuộc sống cá nhân, trí thông minh con người đã khai mở những nguyên động lực chính yếu bằng lớp mặt nạ mà những cá nhân hèn yếu, kém linh hoạt sử dụng để bảo tồn bản thân – bởi họ đã bị khước từ mọi cơ hội trong những cân nhắc tính toán của việc đấu tranh sinh tồn bằng sừng nhọn hay bằng hàm răng sắc bén của loài mãnh thú săn rình rập. Nghệ thuật của chiếc mặt nạ xảo trá này đạt tới mức tột đỉnh nơi con người. Lường gạt, nịnh bợ, dối gian, ảo tưởng, đâm thọc, xuyên tạc, sống bằng những huyền thoại hào nhoáng, đội mặt nạ, ẩn núp đằng sau những ước lệ, đội lốt kẻ khác và bản thân – tóm lại, đó là sự nhảy múa trên một ngọn lửa trùng điệp của hư không – vậy là quá đủ những quy tắc và luật lệ cho con người đến nổi chẳng còn gì để khó hiểu rằng làm cách nào họ có thể nảy sinh ra cái nhu cầu thành thật và thuần thục như thế trong việc mưu tìm sự thật. Họ đang lặn ngụp trong những ảo tưởng và trong những ảo ảnh của giấc mơ; mắt họ thoáng nhìn những lớp bì của sự vật và tìm thấy ở chúng những “dạng thức”. Những giác quan của họ không thể nào đạt tới sự thật. Họ mãn nguyện với những kích tố, như thể là mình đang tham dự vào trò nghiên cứu khảo xét từ bên trong của mọi sự thể. Hơn thế, con người tự nguyện phỉnh gạt mình trong những cơn mộng mỗi đêm của đời mình. Ý thức đạo đức của hắn không ngăn cản nổi sự kiện này. Mà ngược lại có những kẻ đã dừng lại cơn ngáy ngủ qua âm vang cường lực của ý chí. Thực tế con người biết gì về bản thân hắn? Phải chăng, thực sự là hắn từng có khả năng thấu triệt chính bản thân của hắn, giống như sự phô trương của chiếc kệ trưng bày biểu hiện? Không phải rằng thiên nhiên đã che giấu hắn mọi sự – thậm chí cả những điều liên quan tới chính thân xác của hắn – nhằm mục đích chế tài và khóa chặt hắn trong một ý thức kiêu hãnh, phỉnh gạt khỏi cơn biến loạn xào xáo của ngũ tạng, của dòng huyết mạch tuôn chảy, và những cơn run rẩy của từng phiến tế bào! Thiên nhiên đã ném đi chiếc chìa khóa của nó ; và đối thủ của tính hiếu tri tai quái ắt có lúc sẽ nhìn xuyên qua kẽ hở của ý thức và rồi thấu nhận ra con người tồn hữu bất chấp sự vô minh của mình trước nghịch cảnh của lòng vô tâm, ích kỷ, tham lam và hãm hại – gần giống như là kẻ mộng du trên lưng cọp. Trong điều kiện như thế, làm thế quái nào để nảy sinh ra cái động cơ mưu tầm sự thật.

Insofar as the individual wants to maintain himself against other individuals, he will under natural circumstances employ the intellect mainly for dissimulation. But at the same time, from boredom and necessity, man wishes to exist socially and with the herd; therefore, he needs to make peace and strives accordingly to banish from his world at least the most flagrant bellum omni contra omnes. This peace treaty brings in its wake something which appears to be the first step toward acquiring that puzzling truth drive: to wit, that which shall count as "truth" from now on is established. That is to say, a uniformly valid and binding designation is invented for things, and this legislation of language likewise establishes the first laws of truth. For the contrast between truth and lie arises here for the first time. The liar is a person who uses the valid designations, the words, in order to make something which is unreal appear to be real. He says, for example, "I am rich," when the proper designation for his condition would be "poor." He misuses fixed conventions by means of arbitrary substitutions or even reversals of names. If he does this in a selfish and moreover harmful manner, society will cease to trust him and will thereby exclude him. What men avoid by excluding the liar is not so much being defrauded as it is being harmed by means of fraud. Thus, even at this stage, what they hate is basically not deception itself, but rather the unpleasant, hated consequences of certain sorts of deception. It is in a similarly restricted sense that man now wants nothing but truth: he desires the pleasant, life-preserving consequences of truth. He is indifferent toward pure knowledge which has no consequences; toward those truths which are possibly harmful and destructive he is even hostilely inclined. And besides, what about these linguistic conventions themselves? Are they perhaps products of knowledge, that is, of the sense of truth? Are designations congruent with things? Is language the adequate expression of all realities?

Cho đến nay vì mỗi cá nhân muốn bảo vệ hắn khỏi tha nhân, hắn sẽ vận dụng trí thông minh của mình chủ yếu là để đánh lạc hướng trong các tình huống tự nhiên. Nhưng cùng lúc, vì sự nhàm chán và vì nhu cầu, con người khát vọng sống chung trong xã hội và đám đông ; vì thế, hắn cần hòa hoãn và tùy cơ ứng biến ra khỏi thế giới của mình ít nhất để hạn chế cái họa nghiệt ngã nhất là bellum omni contra omnes2. Một thái độ sống chung hòa bình như thế sẽ khai mở điều mà dường như là bước đi đầu tiên để hắn thủ đắc cái nhu cầu nan giải của việc truy tầm sự thật: có nghĩa là từ lúc này trở đi người ta đã xác định rõ những gì được xem là “sự thật”. Tức là, người ta đã phát kiến ra một quy ước hợp pháp và ràng buộc một cách đồng nhất cho mọi sự, và trong cùng một cách thức sự pháp chế hóa về ngôn ngữ này dẫn tới việc hình thành những quy luật tiên khởi về sự thật. Như vậy, sự tương phản giữa sự thật và sự gian dối bắt đầu được phân định từ đó. Kẻ nói dối là người sử dụng những quy ước hợp thức, những hình dung từ, nhằm biến một sự thể nào đó không thật trở thành thật. Chằng hạn, hắn nói: “tôi giàu”, [thực tế] để cho phù hợp với hoàn cảnh của hắn lẽ ra phải là chữ “nghèo”. Hắn lạm dụng những quy ước nhất định bằng việc thay thế tùy tiện hay thậm chí đảo nghịch danh tính. Nếu hắn hành xử như thế trong một cung cách ích kỷ và tệ hơn còn gây thiệt hại, thì xã hội sẽ không còn tin tưởng nơi hắn và do vậy sẽ khai trừ hắn. Người ta tránh né kẻ gian dối không chỉ đơn thuần vì bị lường gạt nhưng vì những tai hại gây ra bởi tính lường gạt của hắn. Vì vậy, thậm chí ngay trong tình cảnh như thế, đại để là họ không nhất thiết thù ghét bản thân tính lường gạt, nhưng chính là những hậu quả đáng ghét, thù địch của một loại lừa đảo nào đó. Tương tự trong một ý nghĩa giới hạn nào đó thì rằng người ta không muốn bất luận sự gì khác hơn là chính sự thật: hắn mong muốn mọi hệ quả dễ dãi, thăng tiến cuộc sống phát xuất từ sự thật. Hắn sẽ không một mảy may bận tâm tới những tri thức suông thuần túy không hàm chứa một hiệu quả nào ; thậm chí hắn có khuynh hướng ác cảm đối với những sự thật có thể dẫn tới những tai họa và hủy diệt. Và hơn vậy, thế còn bản thân của vấn đề quy ước trong ngôn ngữ là như thế nào? Phải chăng chúng là sản phẩm của tri thức, tức là ý thức sự thật? Phải chăng mọi quy ước đều tương ứng phù hợp với các sự thể? Có thể nào rằng ngôn ngữ thì mô tả chính xác mọi thực tại?

It is only by means of forgetfulness that man can ever reach the point of fancying himself to possess a "truth" of the grade just indicated. If he will not be satisfied with truth in the form of tautology, that is to say, if he will not be content with empty husks, then he will always exchange truths for illusions. What is a word? It is the copy in sound of a nerve stimulus. But the further inference from the nerve stimulus to a cause outside of us is already the result of a false and unjustifiable application of the principle of sufficient reason. If truth alone had been the deciding factor in the genesis of language, and if the standpoint of certainty had been decisive for designations, then how could we still dare to say "the stone is hard," as if "hard" were something otherwise familiar to us, and not merely a totally subjective stimulation! We separate things according to gender, designating the tree as masculine and the plant as feminine. What arbitrary assignments! How far this oversteps the canons of certainty! We speak of a "snake": this designation touches only upon its ability to twist itself and could therefore also fit a worm. What arbitrary differentiations! What one-sided preferences, first for this, then for that property of a thing! The various languages placed side by side show that with words it is never a question of truth, never a question of adequate expression; otherwise, there would not be so many languages. The "thing in itself" (which is precisely what the pure truth, apart from any of its consequences, would be) is likewise something quite incomprehensible to the creator of language and something not in the least worth striving for. This creator only designates the relations of things to men, and for expressing these relations he lays hold of the boldest metaphors. To begin with, a nerve stimulus is transferred into an image: first metaphor. The image, in turn, is imitated in a sound: second metaphor. And each time there is a complete overleaping of one sphere, right into the middle of an entirely new and different one. One can imagine a man who is totally deaf and has never had a sensation of sound and music. Perhaps such a person will gaze with astonishment at Chladni's sound figures; perhaps he will discover their causes in the vibrations of the string and will now swear that he must know what men mean by "sound." It is this way with all of us concerning language; we believe that we know something about the things themselves when we speak of trees, colors, snow, and flowers; and yet we possess nothing but metaphors for things--metaphors which correspond in no way to the original entities. In the same way that the sound appears as a sand figure, so the mysterious X of the thing in itself first appears as a nerve stimulus, then as an image, and finally as a sound. Thus the genesis of language does not proceed logically in any case, and all the material within and with which the man of truth, the scientist, and the philosopher later work and build, if not derived from never-never land, is a least not derived from the essence of things.

Sự kiện rằng chỉ khi nào thông qua sự quên lãng con người mới vọng tưởng rằng hắn có thể đạt tới “sự thật” theo phân hạng vừa được biểu thị trên. Nếu hắn bất bình với sự thật ở hình thái lặp ngữ, tức là, nếu hắn không được toại nguyện với những lớp vỏ rỗng tuếch, thì hắn luôn luôn có thể hoán chuyển sự thật bằng ảo tưởng. Một từ (word) là gì? Đó là sự sao chép về âm thanh [ký âm] của những kích tố thần kinh. Nhưng để rút tỉa ra những kết luận từ những kích tố thần kinh đó đối với một nguyên nhân ngoại tại thì đó là hệ quả của việc ứng dụng sai lầm và không thể biện minh theo nguyên tắc lý trí đầy đủ. Nếu bản thân sự thật là yếu tố quyết định trong việc hình thành ngôn ngữ, và nếu dựa vào nguyên lý trên tính chắc chắn để xác định mọi quy ước, thì làm cách nào để ta bạo dạn phát biểu là “hòn đắ kia cứng rắn” như thể rằng “cứng rắn” là thuộc tính mà ta không quen thuộc, và đó không chỉ hoàn toàn là một kích thích tác động chủ quan sao! Ta phân loại vạn vật dựa theo giới tính, chỉ định cái cây to là giống đực và cây nhỏ là giống cái. Quả là một phân loại tùy tiện biết bao! Còn cần đi bao xa nữa để sự kiện này vượt qua khỏi những chính bản của tính chắc chắn! Ta hãy nói [thí dụ] về một “con rắn”: sự đặt định này chỉ mới đụng chạm tới khả năng của nó [con rắn] để nó tự xoáy quyện lấy thân của nó và tuy thế người ta ắt cũng có thể gọi đó là một con trùng. Thật là sự phận biệt tùy tiện biết bao! Thật là thiên kiến một chiều biết bao lúc thì thế này lúc thế nọ! Việc tỉ giảo đối chiếu giữa các ngôn ngữ khác nhau chứng minh rằng không bao giờ có vấn đề về sự thật, không bao giờ có vấn đề diễn tả chính xác ; nếu không tất nhiên sẽ không có quá nhiều ngôn ngữ như vậy. Cái gọi là “vật tại thân” [thing in iself] (đó chính hẳn là sự thật thuần túy, độc lập khỏi mọi hệ quả của nó) mà kẻ sáng tạo ra ngôn ngữ không thấu triệt và trong tối thiểu không đáng để ta theo đuổi. Người sáng tạo trên chỉ việc sắp đặt, ấn định tương quan sự vật cho con người, và vì phải mô tả những tương quan đó, hắn cần sử dụng những biểu tượng táo bạo nhất. Để bắt đầu, người ta chuyển hóa một kích tố thần kinh thành một hình tượng: đó là biểu tượng thứ nhất. Từ cái hình tượng đó, người ta chuyển hóa nó thành cái âm thanh: biểu tượng thứ hai. Và cứ mỗi lần có sự nhảy vọt triệt để từ một phạm trù, sẽ tiến đến một phạm trù toàn toàn mới và khác biệt. Ta có thể mường tượng ra một người hoàn toàn bị điếc và chưa từng bao giờ cảm nhận được âm thanh và âm nhạc. Có lẽ một người như thế sẽ chăm chú nhìn vào những ký âm của Chladni một cách kinh ngạc ; có lẽ hắn sẽ khám phá ra các nguyên nhân làm dao động sợi dây đàn và lúc bấy giờ hắn sẽ thề độc rằng hắn biết rõ cái mà người ta gọi là âm thanh. Chính là ở phương thức này khiến ta những người quan tâm tới ngôn ngữ ; ta tin rằng mình hiểu biết nhiều về bản thân của mọi sự vật khi nói về các cây cối, màu sắc, tuyết, và những bông hoa ; và tuy nhiên ta không biết gì cả ngoại trừ là những biểu tượng tiêu biểu cho mọi sự -- những biểu tượng mà chúng hoàn toàn không có gì tương ứng với mọi thực thể ở nguyên thuỷ. Trong cùng một phương cách mà cái âm thanh kia dường như biểu thị một hình ảnh sỏi cát, thì cái huyền nhiệm X của vật tại thân thoạt tiên xuất hiện giống như một kích tố thần kinh, rồi biến thành một hình tượng, và sau cùng trở thành âm thanh. Như vậy thì trong mọi trường hợp, việc khai sinh của ngôn ngữ không được tiến hành dựa theo một cơ bản lý luận nào cả, và tất cả mọi vật liệu nội tại và con người của sự thật, khoa học gia, và triết gia sau này đã sử dụng và kiến tạo dựa vào chúng, nếu [chúng] không phải xuất phát từ miền đất-không-bao-giờ-không-bao-giờ, thì ít nhất cũng không phát xuất từ yếu tính của vạn vật.

In particular, let us further consider the formation of concepts. Every word instantly becomes a concept precisely insofar as it is not supposed to serve as a reminder of the unique and entirely individual original experience to which it owes its origin; but rather, a word becomes a concept insofar as it simultaneously has to fit countless more or less similar cases--which means, purely and simply, cases which are never equal and thus altogether unequal. Every concept arises from the equation of unequal things. Just as it is certain that one leaf is never totally the same as another, so it is certain that the concept "leaf" is formed by arbitrarily discarding these individual differences and by forgetting the distinguishing aspects. This awakens the idea that, in addition to the leaves, there exists in nature the "leaf": the original model according to which all the leaves were perhaps woven, sketched, measured, colored, curled, and painted--but by incompetent hands, so that no specimen has turned out to be a correct, trustworthy, and faithful likeness of the original model. We call a person "honest," and then we ask "why has he behaved so honestly today?" Our usual answer is, "on account of his honesty." Honesty! This in turn means that the leaf is the cause of the leaves. We know nothing whatsoever about an essential quality called "honesty"; but we do know of countless individualized and consequently unequal actions which we equate by omitting the aspects in which they are unequal and which we now designate as "honest" actions. Finally we formulate from them a qualities occulta which has the name "honesty." We obtain the concept, as we do the form, by overlooking what is individual and actual; whereas nature is acquainted with no forms and no concepts, and likewise with no species, but only with an X which remains inaccessible and undefinable for us. For even our contrast between individual and species is something anthropomorphic and does not originate in the essence of things; although we should not presume to claim that this contrast does not correspond o the essence of things: that would of course be a dogmatic assertion and, as such, would be just as indemonstrable as its opposite.

What then is truth? A movable host of metaphors, metonymies, and; anthropomorphisms: in short, a sum of human relations which have been poetically and rhetorically intensified, transferred, and embellished, and which, after long usage, seem to a people to be fixed, canonical, and binding. Truths are illusions which we have forgotten are illusions- they are metaphors that have become worn out and have been drained of sensuous force, coins which have lost their embossing and are now considered as metal and no longer as coins.

Nói cách riêng, ta hãy khảo cứu xa hơn việc hình thành các khái niệm. Mỗi từ tức khắc trở thành một khái niệm, chính xác ở một cấp độ nào đó dường như rằng người ta không giả định nó được sử dụng để gợi tưởng một kinh nghiệm hoàn toàn nguyên ủy, cá nhân và độc nhất liên quan tới nguồn gốc của nó ; nhưng đúng hơn, một từ trở thành một khái niệm ở một góc độ nào đó dường như nó đồng loạt phải phù hợp vô kể với mọi trường hợp hơn kém tương tự -- có nghĩa là, nói một cách tinh túy và đơn giản, có những trường hợp mà chúng không bao giờ đồng đẳng và như vậy hoàn toàn bất đồng đẳng. Mỗi khái niệm được khai triển từ phương trình của những sự vật bất đồng đẳng. Điều chắc chắn như rằng chiếc lá này tuyệt nhiên không bao giờ giống như chiếc lá kia, như vậy, chắc chắn cái khái niệm “chiếc lá” được hình thành một cách tùy tiện bất kể tới những khác biệt giữa chúng và bằng việc thông qua những khía cạnh dị biệt của chúng. Sự kiện này gợi tưởng lên rằng trong thiên nhiên, ngoài những chiếc lá kể trên, còn tồn tại một “chiếc lá”: tức là mô hình nguyên thủy mà qua đó tất cả mọi chiếc lá có lẽ được kiến trúc, phác họa, đo lường, tráng màu, uốn nắn, và tô sơn – nhưng không được gầy dựng do bởi bàn tay khéo léo cho nên chẳng có loại lá nào là rập khuôn, đáng tin tưởng, và phản ảnh trung thành với mô hình nguyên gốc. Ta gọi một người là “thành thật”, và rồi thắc mắc: “Sao nay hắn lại hành xử quá thành thật như thế ?” Câu trả lời thường tình của ta: “bởi vì hắn là thành thật”. Rõ là thành thật! Sự kiện này dẫn tới rằng chiếc lá này là căn nguyên của những chiếc lá kia. Ta tuyệt nhiên không biết gì về phẩm chất của cái gọi là “thành thật” ; nhưng ta biết rõ có vô số kể những hành vi cá nhân và dị biệt mà ta xếp hạng chúng bằng nhau bất chấp sự kiện là chúng không đồng hạng và bây giờ ta sắp xếp là những hành vi “thành thật”. Sau cùng, qua những tiến trình trên ta rút tỉa ra công thức qualities occulta3 mang danh tính “trung thực”. Ta thủ đắc khái niệm cũng như dạng thức, bằng việc bỏ qua không đếm xỉa gì tới những cái cá biệt và thực hữu ; ngược lại, thiên nhiên tuyệt nhiên không hề biết tới mọi dạng thức và khái niệm, và cũng như về mọi loài, tuy nhiên chỉ có một ẩn số X là bất khả tri và bất khả định đối với ta. Bởi vì ngay cả việc so sánh tương phản của ta về giữa cá nhân và một loài chỉ là thuộc tính con người gán cho chúng nhưng không phát xuất từ bản thể của vạn vật ; tuy nhiên ta không thể giả định rằng sự tương phản này thì không tương ứng với bản chất của mọi thực tại: dĩ nhiên đó hẳn là một quả quyết giáo điểu và, như vậy, vẫn không thể chứng minh bằng phản đề của nó.

Như vậy sự thật là gì? Một chuỗi năng động của những biểu tượng, biểu ngôn và nhân hóa thể (tạm dịch từ anthropomorphisms) -- tóm lại, đó là tổng thể của những tương quan con người, vốn được tăng cường, chuyển dịch, và đánh bóng một cách thi phú và hùng biện, và sau thời gian sử dụng lâu dài, dường như đối với mọi người [chúng] trở thành ổn định, chính bản (canonical), và ràng buộc. Sự thật là ảo tưởng mà qua đó người ta đã quên đi rằng nó chỉ là vậy – Chúng là những biểu tượng đã trở thành mai một và bị dốc cạn bởi cảm lực, là những đồng tiền đã đánh mất mã bóng và nay chỉ còn là miếng kim loại, không còn là đồng tiền nữa.

We still do not yet know where the drive for truth comes from. For so far we have heard only of the duty which society imposes in order to exist: to be truthful means to employ the usual metaphors. Thus, to express it morally, this is the duty to lie according to a fixed convention, to lie with the herd and in a manner binding upon everyone. Now man of course forgets that this is the way things stand for him. Thus he lies in the manner indicated, unconsciously and in accordance with habits which are centuries' old; and precisely by means of this unconsciousness and forgetfulness he arrives at his sense of truth. From the sense that one is obliged to designate one thing as "red," another as "cold," and a third as "mute," there arises a moral impulse in regard to truth. The venerability, reliability, and utility of truth is something which a person demonstrates for himself from the contrast with the liar, whom no one trusts and everyone excludes. As a "rational" being, he now places his behavior under the control of abstractions. He will no longer tolerate being carried away by sudden impressions, by intuitions. First he universalizes all these impressions into less colorful, cooler concepts, so that he can entrust the guidance of his life and conduct to them. Everything which distinguishes man from the animals depends upon this ability to volatilize perceptual metaphors in a schema, and thus to dissolve an image into a concept. For something is possible in the realm of these schemata which could never be achieved with the vivid first impressions: the construction of a pyramidal order according to castes and degrees, the creation of a new world of laws, privileges, subordinations, and clearly marked boundaries-a new world, one which now confronts that other vivid world of first impressions as more solid, more universal, better known, and more human than the immediately perceived world, and thus as the regulative and imperative world. Whereas each perceptual metaphor is individual and without equals and is therefore able to elude all classification, the great edifice of concepts displays the rigid regularity of a Roman columbarium and exhales in logic that strength and coolness which is characteristic of mathematics. Anyone who has felt this cool breath [of logic] will hardly believe that even the concept-which is as bony, foursquare, and transposable as a die-is nevertheless merely the residue of a metaphor, and that the illusion which is involved in the artistic transference of a nerve stimulus into images is, if not the mother, then the grandmother of every single concept. But in this conceptual crap game "truth" means using every die in the designated manner, counting its spots accurately, fashioning the right categories, and never violating the order of caste and class rank. Just as the Romans and Etruscans cut up the heavens with rigid mathematical lines and confined a god within each of the spaces thereby delimited, as within a templum, so every people has a similarly mathematically divided conceptual heaven above themselves and henceforth thinks that truth demands that each conceptual god be sought only within his own sphere. Here one may certainly admire man as a mighty genius of construction, who succeeds in piling an infinitely complicated dome of concepts upon an unstable foundation, and, as it were, on running water. Of course, in order to be supported by such a foundation, his construction must be like one constructed of spiders' webs: delicate enough to be carried along by the waves, strong enough not to be blown apart by every wind. As a genius of construction man raises himself far above the bee in the following way: whereas the bee builds with wax that he gathers from nature, man builds with the far more delicate conceptual material which he first has to manufacture from himself. In this he is greatly to be admired, but not on account of his drive for truth or for pure knowledge of things. When someone hides something behind a bush and looks for it again in the same place and finds it there as well, there is not much to praise in such seeking and finding. Yet this is how matters stand regarding seeking and finding "truth" within the realm of reason. If I make up the definition of a mammal, and then, after inspecting a camel, declare "look, a mammal' I have indeed brought a truth to light in this way, but it is a truth of limited value. That is to say, it is a thoroughly anthropomorphic truth which contains not a single point which would be "true in itself" or really and universally valid apart from man. At bottom, what the investigator of such truths is seeking is only the metamorphosis of the world into man. He strives to understand the world as something analogous to man, and at best he achieves by his struggles the feeling of assimilation. Similar to the way in which astrologers considered the stars to be in man 's service and connected with his happiness and sorrow, such an investigator considers the entire universe in connection with man: the entire universe as the infinitely fractured echo of one original sound-man; the entire universe as the infinitely multiplied copy of one original picture-man. His method is to treat man as the measure of all things, but in doing so he again proceeds from the error of believing that he hasthese things [which he intends to measure] immediately before him as mere objects. He forgets that the original perceptual metaphors are metaphors and takes them to be the things themselves.

Ta vẫn không hiểu nổi nhu cầu về sự thật đến từ đâu. Vì cho tới nay ta chỉ nghe đó là nhiệm vụ mà xã hội áp đặt nhằm tồn tại: trung thực (truthful) có nghĩa là sử dụng những biểu tượng thường nhật. Như thế, để diễn tả nó theo luân lý, đây là bổn phận phải nói dối dựa theo một quy ước nhất định, nói dối cho đám đông và theo một cách thức khả dĩ ràng buộc mọi người lại với nhau. Dĩ nhiên bây giờ người ta đã quên đi rằng đây là cung cách mà mọi sự vật biểu hiện cho hắn. Như vậy hắn sẽ dối gian theo phương thức được chỉ định ở trên, một cách vô thức và phù hợp với những thói quen từ nhiều thế kỷ ; nói chính xác hơn, hắn đạt tới ý thức sự thật qua vô thức và sự quên lãng. Với ý thức rằng người ta phải phân loại một vật cho là “màu đỏ”, vật khác là “lạnh”, và cái thứ ba là “câm lặng”, đó chỉ là một ngẫu hứng luân lý liên quan tới sự thật. Danh dự, uy tín và sự tiện lợi của sự thật là những thuộc tính mà một cá nhân trưng dẫn cho bản thân để tương phản với kẻ nói dối, một người không đáng tin cậy và cần phải khai trừ. Là một chủ thể “có lý tính”, bây giờ hành xử của hắn bị chi phối bởi những cái trừu tượng. Hắn không còn chịu đựng nổi những lôi cuốn bởi các ấn tượng đột xuất, bởi những trực giác. Tiên quyết, hắn phổ cập hóa tất cả những ấn tượng này thành những khái niệm kém màu sắc, lạnh lùng hơn, nhờ vậy hắn có thể nhờ cậy vào kim chỉ nam của đời mình và hành xử theo đó. Sự kiện để phân biệt con người khỏi loài vật là tùy thuộc vào khả năng hóa giải những biểu tượng thuộc cảm thức theo một bố cục nào đó, và như thế tức là biến một hình tượng thành một khái niệm. Bởi chưng những gì khả thể trong phạm trù của những bố cục này ắt đã không bao giờ có thể được thành tựu bởi những ấn tượng linh động đầu tiên: sự hình thành thứ bậc của một trật tự kim tự tháp dựa theo giai tầng và cấp độ, sự gầy dựng một thế giới mới kèm theo những luật lệ, đặc quyền, sự tuân hành, và những ranh giới có phân định rõ ràng – một thế giới mới bây giờ đương đầu với thế giới khác linh động hàm chứa những ấn tượng tiên nguyên mà so với thế giới nhận thức tức thời thì vững vàng hơn, phổ quát hơn, và nhân tính hơn, và do vậy là một thế giới thuộc quy luật và mệnh lệnh. Ngược lại mỗi biểu tượng thuộc cảm thức thì cá biệt và bất đồng đẳng và vì thế có thể tránh thoát khỏi mọi phân loại, chính cái kiến trúc vĩ đại của những khái niệm này phơi bày luật lệ cứng nhắc [như] của căn hầm La mã và rằng trưng dẫn một luận lý kiên cường và vững chãi là những đặc trưng hoá của toán học. Bất cứ ai cảm nhận ra sự vững chãi này [của luận lý] sẽ khó lòng tin tưởng rằng thậm chí chính cái khái niệm dù là liều lĩnh, táo bạo, và uyển chuyển như con xúc xắc (a die) – đơn thuần chỉ là vết tích của một biểu tượng, và rằng chính cái ảo tưởng của nghệ thuật sẽ biến hóa một kích tố thần kinh thành một hình tượng, nếu không là mẹ đẻ, thì phải là bà tổ của mỗi khái niệm đặc thù. Nhưng trong cái trò chơi quấy rối bằng khái niệm về “sự thật” có nghĩa là trò chơi xúc xắc theo một phương thức nhất định, đếm mọi nút chấm cho chính xác, lập khuôn theo đúng phạm trù, và tránh không bao giờ vi phạm trật tự về đẳng cấp và giai tầng. Tương tự như dân La mã và dân Etruscans phân chia thiên đàng bằng những đường thẳng toán học cố định và phân định mỗi thần thể vào mỗi khu vực giới hạn gọi là linh khu (templum), cũng vậy mỗi dân tộc đều có một thiên đàng của khái niệm được phân định theo toán học như thế ở trên và từ đó tưởng rằng sự thật đòi hỏi ta phải truy cập mỗi thần đế về khái niệm chỉ trong cõi riêng của mình. Tới đây người ta chắc chắn sẽ khâm phục con người quả là thiên tài quyền năng về kiến tạo, bởi hắn đã thành công trong việc gầy dựng cái tháp vòm vô cùng phức tạp của những khái niệm trên nền tảng lung lay của nó, và giống như trên vùng nước tuôn chảy. Dĩ nhiên, để chống đỡ một nền móng như thế, công cuộc kiến tạo của hắn giống như việc kiến trúc màng nhện: tinh vi đủ để chuyển tải mọi cơn sóng, kiên cường đủ để không bị cuốn hút theo chiều gió. Với tư cách là thiên tài về sáng tạo con người tự cho mình siêu việt lên mọi loài ong theo cách thức này: trái ngược với loài ong xây dựng bằng sáp lấy từ thiên nhiên, con người xây dựng bằng những tư liệu vô cùng tinh vi mà hắn đầu tiên phải nhào nắn từ trong khối óc của hắn trước. Hắn rất được khâm phục là vậy, nhưng không phải vì động cơ tìm kiếm sự thật của hắn hay bởi tri thức thuần túy của hắn về vạn vật. Khi một người nào đó che giấu một đồ vật trong bụi cây và sau đó trở lại tìm kiếm và tìm thấy vật đó ở cùng một chỗ, công cuộc tìm kiếm như thế quả chẳng có gì để khen ngợi cả. Song đây chính là vấn đề của việc tra tìm “sự thật” trong phạm trù của lý trí. Nếu tôi đưa ra một định nghĩa về một con nhũ thú (a mammal), và rồi, sau khi xem xét một con lạc đà, dõng dạc tuyen bố: “hãy ngó coi, [đó là] một con nhũ thú”, cứ như thế tôi thực tế vừa trưng bày một sự thật ra ánh sáng, nhưng đó là một sự thật không mấy giá trị. Tức là, một thứ sự thật hoàn toàn bị nhân hóa không có gì là “thật tại thân” (true in iself) hay có giá trị chân thực và phổ quát bên ngoài con người cả. Cho cùng, kẻ tra tìm sự thật như thế chỉ là đi tìm chuyển hóa thế gian vào cõi người. Hắn nỗ lực tìm hiểu thế giới qua những gì quen thuộc tương ứng với con người, và trên hết bằng sức phấn đấu của mình hắn đạt được cái cảm giác hội nhập. Tương tự như thế, các chiêm tinh gia coi các vì sao là để phục vụ con người và [coi chúng] có liên hệ tới niềm vui hay nỗi khổ của hắn, như kẻ tra cứu coi toàn thể vũ trụ có liên đới với con người: cả vũ trụ là dư âm tan vỡ cùng tận của con-người-tượng-thanh nguyên thủy ; cả vũ trụ là bản sao phân chia vô tận của con-người-tượng-hình nguyên thủy. Phương pháp của hắn là đối xử với con người bằng sự đo lường của vạn sự ; nhưng khi làm như thế hắn tiến hành một cách sai lầm rằng hắn có trong tay những thứ [mà hắn sử dụng để đo lường] như chỉ là những vật thể, đối tượng. Hắn quên đi rằng mọi biểu tượng nguyên thủy về khái niệm cũng chỉ là biểu tượng và bản thân chúng hẳn không phải là thực tại.

Only by forgetting this primitive world of metaphor can one live with any repose, security, and consistency: only by means of the petrification and coagulation of a mass of images which originally streamed from the primal faculty of human imagination like a fiery liquid, only in the invincible faith that this sun, this window, this table is a truth in itself, in short, only by forgetting that he himself is an artistically creating subject, does man live with any repose, security, and consistency. If but for an instant he could escape from the prison walls of this faith, his"self consciousness" would be immediately destroyed. It is even a difficult thing for him to admit to himself that the insect or the bird perceives an entirely different world from the one that man does, and that the question of which of these perceptions of the world is the more correct one is quite meaningless, for this would have to have been decided previously in accordance with the criterion of the correct perception, which means, in accordance with a criterion which is not available. But in any case it seems to me that "the correct perception"-which would mean "the adequate expression of an object in the subject"-is a contradictory impossibility. For between two absolutely different spheres, as between subject and object, there is no causality, no correctness, and no expression; there is, at most, an aesthetic relation: I mean, a suggestive transference, a stammering translation into a completely foreign tongue-for which I there is required, in any case, a freely inventive intermediate sphere and mediating force. "Appearance" is a word that contains many temptations, which is why I avoid it as much as possible. For it is not true that the essence of things "appears" in the empirical world. A painter without hands who wished to express in song the picture before his mind would, by means of this substitution of spheres, still reveal more about the essence of things than does the empirical world. Even the relationship of a nerve stimulus to the generated image is not a necessary one. But when the same image has been generated millions of times and has been handed down for many generations and finally appears on the same occasion every time for all mankind, then it acquires at last the same meaning for men it would have if it were the sole necessary image and if the relationship of the original nerve stimulus to the generated image were a strictly causal one. In the same manner, an eternally repeated dream would certainly be felt and judged to be reality. But the hardening and congealing of a metaphor guarantees absolutely nothing concerning its necessity and exclusive justification.

Người ta chỉ có thể sống bình yên, an toàn, và nhất trí nếu biết quên đi cái thế giới sơ đẳng của biểu tượng: chỉ trong tư thế hiện hữu và sự tích lũy sung mãn những hình tượng xuất phát từ suối nguồn của quan năng tưởng tượng cơ bản của con người như khối nước cuồng nộ, chỉ ở niềm tin sắt son rằng chính cái mặt trời này, khung cửa này, cái chính bàn này là sự thật, nói tóm lại, chỉ khi hắn quên đi rằng bản thân hắn là một chủ thể sáng tạo nghệ thuật, thì lúc đó con người mới sống trong bình yên, an toàn và nhất trí. Nếu giả như hắn có thể trốn thoát khỏi tường ngục của niềm tin đó, sự “tự thức” của hắn ắt sẽ tan biến ngay lập tức. Thậm chí còn một điều nữa khó khăn đối với hắn để nhìn nhận với mình rằng loài côn trùng hay loài chim cảm nhận một thế giới hoàn toàn khác biệt với cái thế giới của loài người, và rằng cái câu hỏi liên quan tới nhận thức nào trong số những nhận thức này về thế giới là đúng thực hơn là một câu hỏi vô nghĩa ; bởi vì tiên quyết nó cần phải xác định đâu là kim chỉ nam của nhận thức đúng đắn, có nghĩa là, một chuẩn mực như thế không thể đạt được. Dù sao trong mọi trường hợp, đối với tôi dường như rằng cái “nhận thức đúng đắn” kia – mà ta có thể hiểu là “sự diễn tả đúng đắn về một khách thể trong chủ thể” – đã là điều bất khả thể đầy mâu thuẫn. Bởi vì giữa hai phạm trù tuyệt đối khác biệt, như giữa chủ thể và khách thể, không hề có một tương quan nhân quả nào, không có đúng sai, và không có diễn giải ; tối đa, chỉ tồn tại một tương quan thẩm mỹ: ý tôi, chỉ là sự luẩn quẩn của ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ – là bởi vì người ta sẽ đòi hỏi tôi, ở mọi trường hợp, một phạm trù trung gian tự do sáng tạo và một nguyên lực làm môi giới. “Sự biểu hiện” (appearance) là thuật ngữ mang nhiều cám dỗ, đó là lý do tại sao tôi vốn tránh né nó4. Vì rằng thể tính của sự vật “có vẻ như” (appears) trong thế giới thực nghiệm là sai lầm. Một hoạ sĩ ước muốn phác họa một bức tranh bằng bản nhạc trong tâm tưởng của hắn nhưng không dùng tới đôi bàn tay, bằng cách hoán chuyển này giữa hai cõi, [hắn] vẫn trưng dẫn nhiều về thể tính của mọi sự vật hơn cả cái thế giới thực nghiệm kia. Thậm chí tương quan giữa một kích tố thần kinh so với cái hình tượng nảy sinh từ đó là chuyện không cần thiết. Nhưng khi cùng một hình ảnh đó phát sinh cả triệu lần và được kế thừa qua nhiều thế hệ và sau cùng xuất hiện mội lần trong cùng một tình huống cho nhân loại, thì lúc đó cho cùng nó dường như sẽ là một hình ảnh thiết yếu duy nhất và dường như mối tương quan của chính kích tố thần kinh nguyên thủy so với cái hình ảnh nảy sinh trên là một tương quan nhân quả thuần túy. Trong cùng một cách, người ta có thể cảm nhận ra một giấc mơ vốn tái diễn vô tận và coi đó là thực tại. Dù sao việc tăng cường và củng cố một biểu tượng tuyệt nhiên không bảo đảm tính cần thiết của nó và sự biện minh triệt để.

Every person who is familiar with such considerations has no doubt felt a deep mistrust of all idealism of this sort: just as often as he has quite early convinced himself of the eternal consistency, omnipresence, and fallibility of the laws of nature. He has concluded that so far as we can penetrate here-from the telescopic heights to the microscopic depths-everything is secure, complete, infinite, regular, and without any gaps. Science will be able to dig successfully in this shaft forever, and the things that are discovered will harmonize with and not contradict each other. How little does this resemble a product of the imagination, for if it were such, there should be some place where the illusion and reality can be divined. Against this, the following must be said: if each us had a different kind of sense perception-if we could only perceive things now as a bird, now as a worm, now as a plant, or if one of us saw a stimulus as red, another as blue, while a third even heard the same stimulus as a sound-then no one would speak of such a regularity of nature, rather, nature would be grasped only as a creation which is subjective in the highest degree. After all, what is a law of nature as such for us? We are not acquainted with it in itself, but only with its effects, which means in its relation to other laws of nature-which, in turn, are known to us only as sums of relations. Therefore all these relations always refer again to others and are thoroughly incomprehensible to us in their essence. All that we actually know about these laws of nature is what we ourselves bring to them-time and space, and therefore relationships of succession and number. But everything marvelous about the laws of nature, everything that quite astonishes us therein and seems to demand explanation, everything that might lead us to distrust idealism: all this is completely and solely contained within the mathematical strictness and inviolability of our representations of time and space. But we produce these representations in and from ourselves with the same necessity with which the spider spins. If we are forced to comprehend all things only under these forms, then it ceases to be amazing that in all things we actually comprehend nothing but these forms. For they must all bear within themselves the laws of number, and it is precisely number which is most astonishing in things. All that conformity to law, which impresses us so much in the movement of the stars and in chemical processes, coincides at bottom with those properties which we bring to things. Thus it is we who impress ourselves in this way. In conjunction with this, it of course follows that the artistic process of metaphor formation with which every sensation begins in us already presupposes these forms and thus occurs within them. The only way in which the possibility of subsequently constructing a new conceptual edifice from metaphors themselves can be explained is by the firm persistence of these original forms That is to say, this conceptual edifice is an imitation of temporal, spatial, and numerical relationships in the domain of metaphor.

Những ai quen thuộc với những tư duy trên chắc chắn sẽ cực kỳ bất tín nhiệm mọi duy thức luận loại này: thường thì hắn tự thuyết phục mình ngay từ lúc ban đầu về sự nhất trí hằng cửu, sự hiện diện phổ quát, và sự khả thể sai lầm của những quy luật tự nhiên. Hắn đã đi tới kết luận rằng cho tới nay ta có thể chú tâm ở đây – từ độ cao xa thẳm đến chiều sâu cùng tận – rằng mọi sự thể đều đã ổn định, viên mãn, vô cực, cân xứng, và liên tục. Khoa học luôn luôn có thể khai mở tuyến lộ này một cách thành công mỹ mãn, và những gì người ta khám phá ra sẽ hòa hợp, ăn khớp thay vì xung khắc với nhau. Điều này gần như không ăn nhập gì tới sản phẩm của trí tưởng tượng cả, bởi nếu là như thế, thì ở một nơi chốn nào đó người ta ắt sẽ thần thánh hóa ảo tưởng và thực tại. Đối nghịch với nó, ta phải nói rằng: giả nếu như mỗi người chúng ta đều có một loại giác quan khác nhau – tức là nếu ta chỉ nhận thức vạn vật như lúc thì là con chim, lúc là con sâu, lúc là cây thực vật, hoặc giả một người trong chúng ta nhìn thấy một kích tố giống như màu đỏ, cái khác màu xanh, trong khi cái thứ ba thậm chí cùng một kích tố nhưng lại là âm thanh – lúc đó hẳn không còn ai bàn luận về quy luật thiên nhiên nữa, đúng hơn, người ta sẽ thấu hiểu thiên nhiên chỉ là sự sáng tạo thuần túy chủ quan ở mức độ tột đỉnh. Cho cùng, một loại quy luật thiên nhiên như thế có nghĩa là gì với ta? Ta chưa từng quen thuộc với vật tại thân, nhưng chỉ biết tới những hiệu năng của nó, tức là qua tương quan của nó với những quy luật khác trong thiên nhiên – từ đó ta nhận ra chúng chỉ là các tổng thể của những tương quan. Như vậy tất cả những tương quan này luôn luôn phụ thuộc vào những tương quan khác và ta tuyệt nhiên không thấu hiểu nổi thể tính của chúng. Toàn bộ sự kiện mà ta thực sự thông hiểu về những quy luật thiên nhiên này là ở chỗ chính ta gán cho chúng – thời gian và không gian, và cùng với mối quan hệ về trình tự và chuỗi số. Nhưng mọi sự kỳ diệu về các quy luật thiên nhiên, những cái làm ta ngạc nhiên và dường như cần phải giải thích, những cái mà qua đó khiến ta hoài nghi về duy thức luận: tất cả đều hoàn toàn và duy nhất nằm trong hạn định của toán học và sự nhất trí trong những biểu tượng của ta về thời gian và không gian. Nhưng chúng ta đã phát minh ra những biểu tượng này từ bên trong và từ chính bản thân ta trong cùng một nhu cầu cần thiết tương tự nhu cầu của con nhện đang giăng tơ. Nếu ta bị bắt buộc để quán triệt tất cả những sự kiện này chỉ ở những dạng thức này, thì không còn gì ngạc nhiên là ta thực sự không biết điều gì khác cả, ngoại trừ những dạng thức đó. Bởi vì chúng chắc chắn sẽ cưu mang với chúng mọi quy luật về con số, và chính con số là đáng kinh ngạc nhất trong mọi sự thể. Mọi sự đều tuân theo luật lệ, do đó ta có nhiều ấn tượng về sự chuyển động của những vì sao trên trời và về các hóa trình, trùng hợp dưới đáy với những thuộc tính mà ta đặc trưng hóa cho mọi vật. Như vậy chính ta đã tự thán phục bản thân bằng một phương thức như thế. Liên quan tới sự kiện này, dĩ nhiên phải kế ra rằng tiến trình nghệ thuật của việc hình thành biểu tượng mà qua đó làm nảy sinh từng cảm giác trong ta, chính đó hàm ngụ một giả định về sự tồn tại của những hình thái này và như thế tiếp diễn ở bên trong chúng. Chỉ một cách duy nhất khả dĩ tiếp nối việc cấu tạo một kiến trúc trừu tượng từ chính những biểu tượng khiến người ta có thể lý giải được chính là sự nhất trí về căn bản của những mô hình nguyên thủy này. Tức là những kiến trúc trừu tượng thuộc khái niệm này là mô phỏng của những tương quan về thời gian, không gian và con số trong phạm trù của biểu tượng.

2

We have seen how it is originally language which works on the construction of concepts, a labor taken over in later ages by science. Just as the bee simultaneously constructs cells and fills them with honey, so science works unceasingly on this great columbarium of concepts, the graveyard of perceptions. It is always building new, higher stories and shoring up, cleaning, and renovating the old cells; above all, it takes pains to fill up this monstrously towering framework and to arrange therein the entire empirical world, which is to say, the anthropomorphic world. Whereas the man of action binds his life to reason and its concepts so that he will not be swept away and lost, the scientific investigator builds his hut right next to the tower of science so that he will be able to work on it and to find shelter for himself beneath those bulwarks which presently exist. And he requires shelter, for there are frightful powers which continuously break in upon him, powers which oppose scientific "truth" with completely different kinds of "truths" which bear on their shields the most varied sorts of emblems.

2

Chúng ta nhận ra về nguồn gốc, ngôn ngữ tác động như thế nào trong việc cấu tạo các khái niệm, một lao tác mà khoa học đảm nhận sau này. Giống như loài ong đồng hành xây cất những túi nhỏ của tổ ong và đổ đầy chúng bằng mật ong, khoa học cũng liên tục vun đắp kho tàng khái niệm, một nghĩa địa đầy những nhận thức. Nó luôn luôn kiến tạo câu chuyện mới, vượt cao hơn và củng cố, thanh lọc, và khử trừ những tế bào cũ ; trên hết, nó vất vả nhọc nhằn để lấp đầy cái tháp tầng kinh khủng này và bố trí ở đó một thế giới thực nghiệm, tức là một thế giới nhân hóa. Ngược lại con người của hành động ràng buộc cuộc sống của hắn vào lý trí và những khái niệm của nó để hắn khỏi bị cuốn trôi và lạc hướng, nhà khảo cứu khoa học xây chòi ngay bên cạnh tháp ngà của khoa học ngõ hầu hắn có thể làm việc ở đó và tìm thấy một chổ trú ẩn cho bản thân bên dưới những căn hầm hiện đang có đó. Và hắn cần phải có nơi trú ẩn, vì sẽ có những động lực rùng rợn luôn rình rập hắn, những động lực đối kháng với “sự thật” khoa học là những loại “sự thật” hoàn toàn khác biệt được bao che bởi những thứ biểu tượng dị biệt nhất.

The drive toward the formation of metaphors is the fundamental human drive, which one cannot for a single instant dispense with in thought, for one would thereby dispense with man himself. This drive is not truly vanquished and scarcely subdued by the fact that a regular and rigid new world is constructed as its prison from its own ephemeral products, the concepts. It seeks a new realm and another channel for its activity, and it finds this in myth and in art generally. This drive continually confuses the conceptual categories and cells by bringing forward new transferences, metaphors, and metonymies. It continually manifests an ardent desire to refashion the world which presents itself to waking man, so that it will be as colorful, irregular, lacking in results and coherence, charming, and eternally new as the world of dreams. Indeed, it is only by means of the rigid and regular web of concepts that the waking man clearly sees that he is awake; and it is precisely because of this that he sometimes thinks that he must be dreaming when this web of concepts is torn by art. Pascal is right in maintaining that if the same dream came to us every night we would be just as occupied with it as we are with the things that we see every day. "If a workman were sure to dream for twelve straight hours every night that he was king," said Pascal, "I believe that he would be just as happy as a king who dreamt for twelve hours every night that he was a workman. In fact, because of the way that myth takes it for granted that miracles are always happening, the waking life of a mythically inspired people-the ancient Greeks, for instance- more closely resembles a dream than it does the waking world of a scientifically disenchanted thinker. When every tree can suddenly speak as a nymph, when a god in the shape of a bull can drag away maidens, when even the goddess Athena herself is suddenly seen in the company of Peisastratus driving through the market place of Athens with a beautiful team of horses-and this is what the honest Athenian believed- then, as in a dream, anything is possible at each moment, and all of nature swarms around man as if it were nothing but a masquerade of the gods, who were merely amusing themselves by deceiving men in all these shapes.

Nhu cầu sáng tạo những biểu tượng là nhu cầu căn bản nhất của con người, trong bất luận trường hợp nào người ta không thể tránh khỏi nó về mặt tư duy, vì làm thế ta sẽ hủy diệt luôn chính bản thân mình. Nhu cầu này thực sự không thể bị xóa bỏ và cũng khó lòng để ta kiềm hãm bởi sự kiện là ta vẫn cần tồn tại một thế giới mới thường hằng và cố định như ngục tù lẩn tránh mọi sản phẩm phù du, những khái niệm. Nó [nhu cầu] cần phải có một phạm vi mới và một kênh khác để hoạt động, và chung chung nó đã tìm thấy nơi huyền thoại và ở nghệ thuật. Nhu cầu này tiếp tục rối nhiểu các phạm trù khái niệm và những phân bào (cells) bằng việc tiến cử thêm những trường hợp mới, biểu tượng mới, và hoán từ mới. Nó tiếp tục biểu hiện ước vọng mãnh liệt nhằm tái tạo thế giới này nhằm tự cống hiến cho con người đang tỉnh, một thế giới đầy mộng mơ nhưng là màu mè, bất thường, kém hiệu quả và thiếu nhất trí, qưyến rũ, và đó là thế giới mộng mị luôn luôn cập nhật. Quả thực, chỉ có phương cách của một mạng khái niệm thường hằng và cố định thì con người tỉnh thức mới nhận ra tỏ tường rằng mình đang thức tỉnh ; và chính bởi vì vậy mà hắn đôi lúc nghĩ rằng hắn phải chìm vào giấc mơ một khi cái mạng khái niệm này bị xâu xé bởi nghệ thuật. Pascal quả là đúng khi cho rằng nếu ta có cùng một giấc mơ mỗi tối thì ta ắt cũng sẽ bận tậm tới nó như ta bận tậm tới công chuyện ban ngày trong mỗi ngày. Pascal từng nói, “Nếu có một người thợ nào quả quyết sẽ nằm mơ suốt mười hai tiếng đồng hồ mỗi tối thì hắn phải là vua,” “Tôi tin rằng hắn ắt phải hạnh phúc như một vị vua nằm mộng trong suốt mười hai tiếng đồng hồ mỗi tối cũng sẽ hóa thành người thợ.” Thực tế, qua huyền thoại người ta mặc nhiên nhìn nhận rằng các phép lạ luôn luôn xảy ra, rằng cuộc sống tỉnh thức của một dân tộc nhạy bén về huyền thoại – như dân tộc Hy lạp, chẳng hạn – càng gần với giấc mơ hơn so với cái thế giới tỉnh thức của một tư tưởng gia bị vỡ mộng về khoa học. Một khi mà các cây cối bất ngờ có thể nói được như một nữ thần, khi một thần đế có hình dạng một con bò đực ôm giữ được nhiều trinh nữ, thậm chí khi ta thấy chính thần nữ Athena bất chợt đi trong nhóm người Peisastratus cỡi xe ngựa qua phố chợ của Athens với đàn ngựa xinh đẹp và đó là điều mà những người liêm chính của Athens tin tưởng – nếu vậy, thì cũng giống như trong giấc mơ, chuyện gì cũng có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, và cả thiên nhiên bao quanh con người dường như không gì khác hơn là cách ngụy trang của các thần thể chỉ muốn tiêu khiển cho mình bằng việc phỉnh gạt loài ngưòi trong muôn vàn hình dạng.

But man has an invincible inclination to allow himself to be deceived and is, as it were, enchanted with happiness when the rhapsodist tells i him epic fables as if they were true, or when the actor in the theater acts more royally than any real king. So long as it is able to deceive without injuring, that master of deception, the intellect, is free; it is released from its former slavery and celebrates its Saturnalia. It is never more luxuriant, richer, prouder, more clever and more daring. With creative pleasure it throws metaphors into confusion and displaces the boundary stones of abstractions, so that, for example, it designates the stream as "the moving path which carries man where he would otherwise walk." The intellect has now thrown the token of bondage from itself. At other times it endeavors, with gloomy officiousness, to show the way and to demonstrate the tools to a poor individual who covets existence; it is like a servant who goes in search of booty and prey for his master. But now it has become the master and it dares to wipe from its face the expression of indigence. In comparison with its previous conduct, everything that it now does bears the mark of dissimulation, just as that previous conduct did of distortion. The free intellect copies human life, but it considers this life to be something good and seems to be quite satisfied with it. That immense framework and planking of concepts to which the needy man clings his whole life long in order to preserve himself is nothing but a scaffolding and toy for the most audacious feats of the liberated intellect. And when it smashes this framework to pieces, throws it into confusion, and puts it back together in an ironic fashion, pairing the most alien things and separating the closest, it is demonstrating that it has no need of these makeshifts of indigence and that it will now be guided by intuitions rather than by concepts. There is no regular path which leads from these intuitions into the land of ghostly schemata, the land of abstractions. There exists no word for these intuitions; when man sees them he grows dumb, or else he speaks only in forbidden metaphors and in unheard-of combinations of concepts. He does this so that by shattering and mocking the old conceptual barriers he may at least correspond creatively to the impression of the powerful present intuition.

Nhưng con người có khuynh hướng quyết tâm tự cho phép mình để bị lường gạt và từng, hay đã từng phấn khởi với niềm hoan lạc khi có kẻ ngâm vịnh kể cho hắn những thiên hùng ca lịch sử rồi cho đó là thật, hay khi một kịch sĩ đóng vai vua hơn cả vua thật. Bậc quân sư về sự lường gạt đó, trí thông minh đó, được tự do [hành xử] miễn sao có thể lường gạt mà không gây tổn thương ; nó [trí thông minh con người] trước kia vốn được giải thoát khỏi tình huống nô lệ và giờ đang hân hoan bất tận trong hội hè Saturnalia. Nó chưa từng bao giờ trở nên xa hoa hơn, phong phú hơn, hãnh diện hơn, khôn khéo hơn và can trường hơn. Bằng thú vui sáng tạo nó khiến mọi biểu tượng thành hỏa mù và đảo lộn mọi phiến đá trừu tượng, đến mức mà, chẳng hạn, nó quy định dòng nước là “tuyến lộ vận tải cho con người thay vì là để cuốc bộ.” Bây giờ cái trí thông minh đó đã tháo gỡ gông cùm nô lệ khỏi nó. Có nhiều lúc, nó cố gắng, một cách lanh chanh hoài công, chỉ đường vẽ lối và trưng dẫn những dụng cụ cho kẻ nghèo nàn ham sống ; nó giống như kẻ hầu hạ tìm kiếm phần thưởng và rình rập cho chủ của hắn. Nhưng này nó đã thành ông chủ và còn có gan phủi sạch hết nét nhăn nghèo khốn trên khuôn mặt. So với hành xử trước đó của nó, mọi sự lúc này đều đánh dấu bằng lớp mặt nạ giả tạo, đúng như lúc trước bằng sự xuyên tạc. Cái trí thông minh tự do này sao chép lại cuộc sống con người, nhưng nó xem cuộc sống đó là điều tốt đẹp và dường như còn mãn nguyện với nó. Bởi rằng cái mô hình và cương lĩnh của những khái niệm mà kẻ nghèo hàn bám víu cả cuộc đời dài đẳng của mình vào nhằm duy trì cuộc sống của hắn thì không là gì khác hơn cái khung sàn và trò chơi cho những thao diễn ngoạn mục nhất của một trí tuệ đã được giải phóng. Và khi nó dập nát khung sàn đó tan tành thành mảnh vụn, đưa chúng đến chỗ hỏa mù, và rối ráp nối nó lại với nhau theo một cung cách hài hước nào đó, bắt cặp những thứ trái ngược và phân tách cái đồng đẳng nhất, điều này chứng minh rằng nó [trí thông minh] không cần tới những nét tạm bợ của nếp nghèo túng và giờ nó sẽ được hướng dẫn bởi những trực giác thay vì bằng khái niệm ; Không có một con đường chính thức nào quy hướng từ những trực giác tới miền đất phối trí ma giả tạo, miền đất của những cái trừu tượng. Không hề tồn tại những trực giác như thế ; khi con người nhìn rõ vào mình, hắn trở nên ngu dại, nếu không thì hắn chỉ là nói năng bằng những biểu tượng bị cấm đoán và bằng tổng hợp của nhưng khái niệm chưa-từng-nghe. Hắn lằm thế để phá tan và châm biếm những cái phòng thủ cũ của khái niệm mà trong ít nhất là hắn có thể liên ké một cách sáng tạo với cái ấn tượng của trực giác hiện tại mãnh lực nhất.

There are ages in which the rational man and the intuitive man stand side by side, the one in fear of intuition, the other with scorn for abstraction. The latter is just as irrational as the former is inartistic. They both desire to rule over life: the former, by knowing how to meet his principle needs by means of foresight, prudence, and regularity; the latter, by disregarding these needs and, as an "overjoyed hero," counting as real only that life which has been disguised as illusion and beauty. Whenever, as was perhaps the case in ancient Greece, the intuitive man handles his weapons more authoritatively and victoriously than his opponent, then, under favorable circumstances, a culture can take shape and art's mastery over life can be established. All the manifestations of such a life will be accompanied by this dissimulation, this disavowal of indigence, this glitter of metaphorical intuitions, and, in general, this immediacy of deception: neither the house, nor the gait, nor the clothes, nor the clay jugs give evidence of having been invented because of a pressing need. It seems as if they were all intended to express an exalted happiness, an Olympian cloudlessness, and, as it were, a playing with seriousness. The man who is guided by concepts and abstractions only succeeds by such means in warding off misfortune, without ever gaining any happiness for himself from these abstractions. And while he aims for the greatest possible freedom from pain, the intuitive man, standing in the midst of a culture, already reaps from his intuition a harvest of continually inflowing illumination, cheer, and redemption-in addition to obtaining a defense against misfortune. To be sure, he suffers more intensely, when he suffers; he even suffers more frequently, since he does not understand how to learn from experience and keeps falling over and over again into the same ditch. He is then just as irrational in sorrow as he is in happiness: he cries aloud and will not be consoled. How differently the stoical man who learns from experience and governs himself by concepts is affected by the same misfortunes! This man, who at other times seeks nothing but sincerity, truth, freedom from deception, and protection against ensnaring surprise attacks, now executes a masterpiece of deception: he executes his masterpiece of deception in misfortune, as the other type of man executes his in times of happiness. He wears no quivering and changeable human face, but, as it were, a mask with dignified, symmetrical features. He does not cry; he does not even alter his voice. When a real storm cloud thunders above him, he wraps himself in his cloak, and with slow steps he walks from beneath it.

Có những thời đại trong đó con người của lý tính và con người của trực giác sánh vai kề nhau, kẻ này thì sợ trực giác, kẻ kia thì khinh chê trừu tượng. Kẻ sau thì cũng phi lý như kẻ trước là người thiếu nghệ thuật. Cả hai cùng ước vọng chinh phục đời sống: kẻ trước, biết cách thỏa mãn những như cầu thiết yếu qua năng lực dự phóng, cân nhắc và điều tiết ; kẻ sau, coi nhẹ những như cầu này, coi mình như một “hào kiệt hân hoan tràn ngập,” nhìn cuộc sống chỉ là thật nếu nó được ngụy trang bởi lớp vỏ ảo tưởng và nét thẩm mỹ. Dù ở thời đại nào, chẳng hạn như trường hợp của người Hy lạp ở cổ đại, con người trực giác biết sử dụng vũ khí của mình một cách điêu luyện và thắng lợi hơn so với đối thủ của hắn, như vậy, trong mọi điều kiện thuận lợi, một nền văn hóa sẽ được hình thành và con người có thể quán triệt nghệ thuật hơn cả cuộc sống. Mọi biểu hiện của một cuộc sống như thế đồng thuận với sự nguỵ trang này, sự xóa bỏ nghèo nàn này, vẻ hào quang của những trực giác mang tính biểu tượng này, và, nói chung, đích thị sự ngụy trá này thì rằng: không phải là cái nhà kia, dáng dấp nọ, hay y phục này, hoặc bình sét kia là bằng chứng chứng minh người ta đã phát minh ra chúng bởi vì một nhu cầu cấp bách nào đó. Dường như chúng được người ta sáng tạo nên nhằm biểu dương niềm hạnh phúc cao vời, nét trong sáng như thần Olympia, và như đã từng là, một trò chơi đùa giỡn một cách nghiêm trọng. Người mà được hướng dẫn bởi những khái niệm và những cái trừu tượng chỉ thành công bằng nếu thoát khỏi mọi rủi ro bất hạnh, nhưng hắn không hề đạt tới hạnh phúc cho bản thân bằng những cái trừu tượng này. Và đang khi hắn nỗ lực trốn chạy mọi đau khổ lớn lao nhất, loại người có trực giác, dậm chân giữa lòng văn hóa, sẽ gặt hái qua thể tính trực giác của hắn một mùa khải thị tuôn chảy bất tận, niềm hoan lạc, và phục hưng – chưa kể tới rằng hắn đã bảo toàn khỏi mọi biến loạn rủi ro. Chắc chắn, khi hắn đau khổ, hắn sẽ đau khổ nặng nề hơn ; thậm chí hắn đau khổ thường xuyên hơn, vì rằng qua kinh nghiệm hắn chưa hề biết cách học hỏi và nên vẫn tiếp tục rơi tụt xuống cùng một hố thẳm nhiều lần lập đi lập lại. Lúc đó hắn trở nên nghịch lý khi buồn cũng như khi vui: hắn khóc to lên và không ai có thể thể vỗ về hắn được cả. Nào có khác gì đâu cái con người khắc kỷ đó vốn từng học hỏi qua kinh nghiệm và tự điều kiển mình bằng những khái niệm đang bị chi phối bởi những điều bất hạnh! con người này, có lúc đã không đeo đuổi điều gì cả ngoại trừ sự thành thật, sự thật, sự tự do khỏi mọi điều gian dối phỉnh gạt, và tránh né khỏi mọi cạm bẫy tấn công bất ngờ, nhưng nay lại khởi phát một tuyệt phẩm của sự lường gạt gian xảo: hắn thực thi tuyệt phẩm xảo trá của hắn trong nỗi bất hạnh, đang khi loại người khác hành xử tuyệt phẩm như thế của mình trong lúc hoan lạc. Hắn có bộ mặt con người liều lĩnh và dễ thay đổi, nhưng, đó hẳn chỉ là chiếc mặt nạ với dáng vẻ danh dự, cân xứng. Hắn không khóc lóc ; thậm chí hắn không đổi giọng. Khi một cơn mây bão tố thực sập tới gây sấm sét ở trên cao, hắn chùm mình trong chiếc áo choàng, và rồi chậm rãi bước đi trên mặt đất.

Translated by Nguyễn Thanh Giản













No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn