China’s Ethnic Tremors
Brahma Chellaney
|
Bạo loạn sắc tộc ở Trung Quốc
Brahma Chellaney
|
NEW DELHI – In the face of spreading civil unrest among China’s Uighur population, the Chinese government’s love-fest with its all-weather ally, Pakistan, may be starting to sour. Indeed, the authorities in China’s Xinjiang province are charging that a prominent Uighur separatist that they captured had received terrorist training in Pakistan. No less embarrassing for Pakistan, the charge came while its intelligence chief, Lt. Gen. Ahmed Shuja Pasha, was holding talks in Beijing on securing greater Chinese support to blunt the growing U.S. pressure on Islamabad.
|
NEW DELHI – Đối mặt với những vụ lộn xộn của người dân Uighur, Pakistan, một đồng minh thân cận của chính phủ Trung Quốc có thể đã phải bắt đầu lo lắng. Thực vậy, chính quyền tỉnh Tân Cương nói rằng những kẻ ly khai nổi bật người Uighur mà họ bắt được đã trải qua những khóa huấn luyện khủng bố ở Pakistan. Lời cáo buộc, làm cho chính phủ Pakistan lúng túng không kém, xuất hiện khi người đứng đầu ngành tình báo của nước này, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh để mong nhận được nhiều trợ giúp hơn nhằm chống lại áp lực ngày càng gia tăng của Mỹ đối với Islamabad.
|
No country has done more than China to prop up the Pakistani state – support that has included transfers of missiles and nuclear-weapons technology. By playing the Kashmir card against India in various ways – even deploying People’s Liberation Army units in Pakistan-occupied Kashmir near the line of control with India – China has clearly signaled in recent years its desire to use its alliance with Pakistan to squeeze India. Given the level of China’s strategic investments in Pakistan, the bilateral relationship is unlikely to change.
|
Trung Quốc là nước trợ giúp nhiều nhất cho chính phủ Pakistan – bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa và công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân. Bằng cách chơi con bài Kashmir nhằm chống lại Ấn Độ - thậm chí sử dụng cả các đơn vị Quân giải phóng nhân dân trong khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát gần biên giới với Ấn Độ - Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ dùng liên minh của họ với Pakistan để ép Ấn Độ. Với những khoản đầu tư chiến lược hiện có của Trung Quốc vào Pakistan, quan hệ giữa hai bên có vẻ như sẽ không thay đổi.
|
Yet the charge of supporting Uighur terrorism, even if leveled only by local Chinese officials, reflects China’s irritation with Pakistan’s inability to contain the cross-border movement of some Uighur separatists. China, however, confronts not a proxy war or even foreign involvement in Xinjiang, but rather a rising backlash from its own Uighur citizens against their Han colonizers.
|
Nhưng lời cáo buộc về việc ủng hộ những kẻ khủng bố người Uighur, dù mới chỉ do các quan chức địa phương của Trung Quốc đưa ra, cho thấy sự lo lắng của Trung Quốc trước việc chính phủ Pakistan không có khả năng ngăn chặn việc qua lại biên giới của những phần tử li khai người Uighur. Nhưng Trung Quốc đang đối mặt với không phải là cuộc chiến tranh ủy nhiệm hay thậm chí có sự tham gia của người ngoại quốc ở Tân Cương mà là sự nổi dậy của chính những công dân người Uighur của họ nhằm chống lại thực dân người Hán.
|
And the Uighurs are hardly alone. Even in Tibet – where resistance to Chinese rule remains largely nonviolent and there is no alleged terrorist group to blame – China is staring at the bitter harvest of policies that have sought to deny native minorities their identity, culture, language, and the benefits of their own natural resources.
|
Nhưng người Uighur không phải là duy nhất. Ngay ở Tây Tạng – nơi sự kháng cự chống lại chính quyền của người Hán chủ yếu vẫn là bất bạo động và ở đây không có những nhóm khủng bố để mà lên án – Trung Quốc cũng đang phải chứng kiến thành quả cay đắng của những chính sách nhằm phủ nhận bản sắc, nền văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, không cho họ hưởng những nguồn lợi tự nhiên của chính họ.
|
To help Sinicize China’s minority lands, the government has used a strategy made up of five key components: cartographic alteration of ethnic-homeland boundaries; demographic flooding of non-Han cultures; historical revisionism to justify Chinese control; enforcement of cultural homogeneity to blur local identities; and political repression. The Manchu assimilation into Han society and the swamping of the locals in Inner Mongolia have left only the Tibetans and the Turkic-speaking Uighurs as holdouts.
|
Nhằm thúc đẩy quá trình Hán hóa những vùng đất của dân thiểu số, chính phủ đã và đang sử dụng chiến lược gồm năm thành tố: vẽ lại bản đồ biên giới quê hương của các sắc tộc; đưa người Hán tràn ngập những vùng văn hóa không phải của người Hán; viết lại lịch sử nhằm biện minh cho việc cai trị của Trung Quốc; thi hành chính sách nhất nguyên về văn hóa nhằm xóa nhòa bản sắc khu vực và đàn áp về mặt chính trị. Việc đồng hóa được Mãn Châu vào xã hội của người Hán và đưa ồ ạt dân địa phương vào vùng Nội Mông dẫn đến kết quả là chỉ còn người Tây Tạng và người Uighur nói tiếng Turkic là còn đứng ngoài quá trình Hán hóa mà thôi.
|
But the renewed Tibetan revolt since 2008, the Uighur rebellion since 2009, and the recrudescence this year of large-scale protests by ethnic Mongolians in Inner Mongolia have shown that the strategy of ethnic and economic colonization is beginning to backfire. While a monk-led campaign on the Tibetan Plateau continues to challenge the Chinese crackdown, several dozen people have been killed in Xinjiang since last month as Uighur-Han clashes have spread from the desert town of Hotan to the Silk Road city of Kashgar.
|
Nhưng những cuộc nổi dậy của người Tây Tạng từ năm 2008, cuộc bạo loạn của người Uighur từ năm 2009 và sự tái phát của những cuộc phản đối trên diện rộng của người Mông Cổ ở khu tự trị Nội Mông chứng tỏ rằng chiến lược Hán hóa về kinh tế và sắc tộc đã bắt đầu phản tác dụng. Trong khi chiến dịch phản đối do các tu sĩ lãnh đạo ở cao nguyên Tây Tạng tiếp tục thách thức sự đàn áp của Trung Quốc thì trong mấy tháng gần đây, ở Tân Cương đã có hàng chục người đã bị giết kể từ khi vụ xung đột Hán-Uighur lan từ thị trấn Hồ Tân sang thành phố Khách Thập địa khu (Kashgar) trên con đường tơ lụa.
|
Xinjiang, bordering Afghanistan, Russia, the countries of Central Asia, and the Kashmir areas occupied by Pakistan and China, was annexed by the newly established People’s Republic of China in 1949, a year before it began its invasion of Tibet. That put an end to the East Turkestan Republic in Xinjiang, which Muslim groups, aided by Josef Stalin, established in 1944, while World War II was raging. In the six decades since then, millions of Han Chinese have moved to Xinjiang, sharpening interethnic competition for land and water, not to mention control of the region’s abundant hydrocarbon resources.
|
Tân Cương, tiếp giáp với Afghanistan, Nga và các nước Trung Á và vùng Kashmir do Pakistan và Trung Quốc kiểm soát, bị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mới thành lập vào năm 1949 thôn tính, năm sau nước này bắt đầu xâm lược Tây Tạng. Đấy chính là sự cáo chung của nước Cộng hòa Đông Turkistan ở Tân Cương do người Hồi giáo, được Josef Stalin giúp đỡ, lập ra vào năm 1944, tức là khi Chiến tranh Thế giới II bước vào giai đoạn quyết liệt. Trong suốt sáu thập niên qua đã có hàng triệu người Hán đến Tân Cương, tạo ra sự tranh chấp giữa các sắc dân về đất đai và nước ngọt, đấy là chưa nói tới việc kiểm soát khu vực có trữ lượng hydrocarbon khá lớn.
|
The Great Wall was built by the Ming Dynasty (1369-1644) mainly to demarcate the Han Empire’s political frontiers. Today’s China, however, is three times as large as it was under the Ming – the last Han dynasty – with its borders having extended far west and southwest of the Great Wall.
|
Vạn lý Trường thành được xây dựng chủ yếu dưới thời nhà Minh (1369-1644) nhằm phân định biên giới chính trị của đế chế Hán tộc. Hiện nay Trung Quốc có diện tích lớn gấp ba lần nhà Minh – vương triều Hán tộc cuối cùng – với đường biên giới mở rộng rất xa về phía Tây và Tây Nam so với Vạn lý Trường thành.
|
Thus, Han territorial control is now at its zenith: Xinjiang’s cultural capital, Kashgar, is closer to Baghdad than to Beijing, and Lhasa, Tibet’s capital, is almost twice as far from the Chinese capital as it is from New Delhi. Indeed, forced assimilation in Tibet and Xinjiang began only after China created a land corridor between these two regions by gobbling up India’s 38,000-square-kilometer Aksai Chin, part of the princely state of Jammu and Kashmir, following an invasion of India in 1962.
|
Như vậy là, hiện nay người Hán kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng nhất từ trước đến nay: Thủ đô văn hóa của Tân Cương là Khách Thập địa khu (Kashgar) ở gần Baghdad hơn là Bắc Kinh; còn khoảng cách từ Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, đến Bắc Kinh thì dài gấp hai lần khoảng cách từ đó đến New Delhi. Trên thực tế, việc đồng hóa một cách cưỡng bức Tây Tạng và Tân Cương chỉ bắt đầu sau khi Trung Quốc tìm cách tạo ra một hành lang trên bộ giữa hai khu vực này bằng cách nuốt chửng của Ấn Độ khu vực Aksai Chin rộng 38.000 cây số vuông, một phần của công quốc Jammu và Kashmir, sau khi xâm lược Ấn Độ vào năm 1962.
|
Yet China’s policies are now exacting rising internal-security costs, as the resurgence of separatism in several regions shows. Given that the restive homelands of ethnic minorities make up 60% of the PRC’s territory – together, Tibet and Xinjiang constitute nearly half of China’s landmass – internal-security problems loom much larger than they do next door, in India.
|
Nhưng chính sách của Trung Quốc hiện đã gây ra những chi phí tốn kém cho lĩnh vực an ninh nội địa, sự trỗi dậy của phong trào li khai trong một số khu vực đã cho thấy rõ điều đó. Với diện tích của những dân tộc thiểu số cứng đầu cứng cổ chiếm đến 60% lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Tây Tạng và Tân Cương chiếm đến một nửa lãnh thổ Trung Quốc – vấn đề an ninh nội địa của họ lớn gấp nhiều lần so với nước láng giềng là Ấn Độ.
|
While India celebrates its diversity, China seeks to impose cultural and linguistic uniformity, although it officially comprises 56 nationalities. And, in enforcing monoculturalism, China is also attempting to cover up the cleavages within the Han majority, lest the historical north-south fault lines resurface. In fact, China is the world’s only major country whose official internal-security budget is higher than its official national-defense budget.
|
Trong khi Ấn Độ vui mừng trước sự đa dạng thì Trung Quốc tìm cách áp đặt sự đồng nhất về văn hóa và ngôn ngữ, mặc dù nước này vẫn nói rằng có tới 56 dân tộc. Nhưng trong khi thực hiện chủ nghĩa nhất nguyên về văn hóa như thế thì Trung Quốc còn tìm cách giấu diếm sự phân chia ngay trong nội bộ người Hán, không để cho những đường phân ranh Nam-Bắc tái xuất hiện. Trên thực tế, Trung Quốc là siêu cường duy nhất trên thế giới có ngân sách an ninh nội bộ lớn hơn là ngân sách quốc phòng.
|
This fixation on what the government calls weiwen, or stability maintenance, has spawned a well-oiled security apparatus that extends from state-of-the-art surveillance and extra-legal detention centers to an army of paid informants and neighborhood “safety patrols” on the lookout for troublemakers. Although the challenge of weiwen extends to the Han heartland, where rural protests are increasing at the same rate as China’s GDP, the traditional ethnic-minority lands have become the country’s Achilles heel.
|
Việc tập trung như thế vào cái mà chính phủ gọi là weiwen, hay là giữ ổn định, đã sinh ra một bộ máy an ninh hoạt động trơn tru, bao gồm từ sự giám sát với trình độ kỹ thuật cao nhất và những trung tâm giam giữ phi pháp đến đội quân những tên chỉ điểm được trả tiền và “những đội tuần tra” để canh chừng những người có thể gây rắc rối. Mặc dù thách thức đối với chính sách weiwen lan rộng đến cả khu trung tâm của người Hán, nơi những cuộc phản đối ở vùng nông thôn cũng phát triển với tốc độ tương đương với tốc độ gia tăng GDP của Trung Quốc, nhưng những khu vực dân tộc thiểu số truyền thống đã trở thành gót chân Achilles của đất nước này.
|
Uighurs, Tibetans, and Mongolians in China face a stark choice: fight for their rights or be reduced to the status of the Native Americans in the United States. With or without external assistance, the readiness of an increasing number of them to stand up to China’s decades-old policy of ethnic and economic colonization does not augur well for weiwen.
|
Người Uighurs, người Tây Tạng và người Mông Cổ ở Trung Quốc đang đứng trước một sự lựa chọn quyết định: chiến đấu để giành lại quyền của mình hay là sẽ bị tụt xuống ngang với địa vị người thổ dân ở Mỹ. Dù có hay không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì việc càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng đứng lên thách thức chính sách cổ lỗ nhằm nô dịch về mặt kinh tế và sắc tộc kéo dài đã hàng chục năm của Trung Quốc cũng cho thấy chính sách weiwen sẽ chẳng thể nào có được hậu vận tốt đẹp.
|
Brahma Chellaney, Professor of Strategic Studies at the New Delhi-based Center for Policy Research, is the author of Asian Juggernaut and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield.
|
Brahma Chellane là giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, là tác giả cuốn sách Kẻ Tàn Phá Châu Á và cuốn sắp xuất bản: Nước: Chiến Trường Mới Của Châu Á.
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, August 14, 2011
China’s Ethnic Tremors - Brahma Chellaney - Bạo loạn sắc tộc ở Trung Quốc
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn