MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, November 22, 2013

UNITED NATIONS DECLARATION ON HUMAN RIGHTS EDUCATION TUYÊN NGÔN LIÊN HỢP QUỐC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ NHÂN QUYỀN

UNITED NATIONS DECLARATION ON HUMAN RIGHTS EDUCATION
TUYÊN NGÔN LIÊN HỢP QUỐC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ NHÂN QUYỀN



United Nations  A/RES/66/137
Liên Hiệp Quốc A/RES/66/137

General Assembly
16 February 2012
Sixty-sixth session
Agenda item 64
Đại hội đồng
16 tháng 2 năm 2012
Phiên sáu mươi sáu
Mục chương trình nghị sự 64

Resolution adopted by the General Assembly on 19 December 2011

Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua ngày 19 tháng 12 2011
The General Assembly,
Welcoming the adoption by the Human Rights Council, in its resolution 16/1 of 23 March 2011, of the United Nations Declaration on Human Rights Education and Training,
Đại hội đồng,
Hoan nghênh việc Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết 16/1 ngày 23 Tháng 3 năm 2011, về Tuyên ngôn Liên hợp quốc về giáo dục và đào tạo về nhân quyền,

 1.  Adopts the United Nations Declaration on Human Rights Education and Training annexed to the present resolution; 
 2.  Invites Governments, agencies and organizations of the United Nations system, and intergovernmental and non-governmental organizations to intensify their efforts to disseminate the Declaration and to promote universal respect and
understanding thereof, and requests the Secretary-General to include the text of the Declaration in the next edition of  Human Rights: A Compilation of International Instruments. 

89th plenary meeting
19 December 2011



1. Thông qua Tuyên ngôn Liên hợp quốc về giáo dục và đào tạo về nhân quyền, đính kèm theo nghị quyết này;
2. Mời các chính phủ, các cơ quan và các tổ chức của hệ thống Liên Hiệp Quốc, và liên chính phủ và phi chính phủ tăng cường nỗ lực nhằm phổ biến Tuyên bố này và thúc đẩy sự tôn trọng và sự hiểu phổ quát tuyên ngôn này, và yêu cầu Tổng thư ký đưa văn bản Tuyên bố vào trong phiên bản tiếp theo của Nhân quyền: Thiết lập các Công cụ Quốc tế.

Phiên họp toàn thể thứ 89
19 Tháng 12 2011





Annex
United Nations Declaration on Human Rights Education and Training 

Phụ lục
Tuyên bố của Liên hợp quốc về giáo dục và Đào tạo về nhân quyền
The General Assembly, 
Reaffirming the purposes and principles of the Charter of the United Nations with regard to the promotion and encouragement of respect for all human rights and fundamental freedoms for all without distinction as to race, sex, language or religion, 
Reaffirming also that every individual and every organ of society shall strive by teaching and education to promote respect for human rights and fundamental freedoms, 

Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Tái khẳng định các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc về khuyến khích và thúc đẩy việc tôn trọng tất cả các quyền con người và những tự do căn bản cho tất cả mọi người bất kể chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo,
Đồng thời tái khẳng định rằng mỗi cá nhân và mỗi tổ chức trong xã hội phải nỗ lực bằng việc dạy và giáo dục để thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền và những tự do căn bản,

Reaffirming further that everyone has the right to education, and that education shall be directed to the full development of the human personality and  the sense of its dignity, enable all persons to participate effectively in a free society and promote understanding, tolerance and friendship among all nations and all racial, ethnic or religious groups, and further the activities of the United Nations for the maintenance of peace, security and the promotion of development and human rights,   

Tái khẳng định thêm rằng mỗi người có quyền về giáo dục, và quyền đó phải đưa đến sự phát triển toàn diện của cá tính con người và lòng tự trọng, cho phép tất cả từng người tham gia hiệu quả vào một xã hội tự do và thúc đẩy sự thấu hiểu, lòng khoan dung và tình bằng hữu giữa tất cả các quốc gia và tất cả các nhóm chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo, cũng như thúc đẩy các hoạt động của Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển và nhân quyền,


Reaffirming that States are duty-bound, as stipulated in the Universal Declaration of Human Rights, the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights and in other human rights instruments, to ensure that education is aimed at strengthening respect for human rights and fundamental freedoms,   


Tái khẳng định rằng Nhà nước có nghĩa vụ, như đã nêu trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và trong các công ước nhân quyền khác, đảm bảo rằng giáo dục là nhằm củng cố sự tôn trọng các quyền con người và tự do căn bản,


Acknowledging the fundamental importance of human rights education and training in contributing to the promotion, protection and effective realization of all human rights, 

Ghi nhận tầm quan trọng căn bản của giáo dục và đào tạo về nhân quyền trong việc góp phân thúc đẩy, bảo vệ và thực thi hiệu quả tất cả các quyền con người,



Reaffirming the call of the World Conference on Human Rights, held in Vienna in 1993, on all States and institutions to include human rights, humanitarian law, democracy and rule of law in the curricula of all learning institutions, and its statement that human rights education should include peace, democracy, development and social justice, as set forth in international and regional human rights instruments, in order to achieve common understanding and awareness with a view to strengthening universal commitment to human rights,

Tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Vienna năm 1993 kêu gọi tất cả các Nhà nước và các tổ chức đưa nhân quyền, luật nhân đạo, dân chủ và nguyên tắc thượng tôn pháp luật vào chương trình của tất cả các tổ chức đào tạo, và tuyên bố của hội nghị rằng giáo dục nhân quyền nên bao gồm hòa bình, dân chủ, phát triển và công bằng xã hội, như đã đưa ra trong các công ước nhân quyền quốc tế và khu vực, để đạt được một cách hiểu và nhận thức chung với xu thế tăng cường cam kết toàn cầu về nhân quyền,

Recalling the 2005 World Summit Outcome, in which Heads of State and Government supported the promotion of human rights education and learning at all levels, including through the implementation of the World Programme for Human Rights Education, and encouraged all States to develop initiatives in that regard,

Nhắc lại Kết quả 5 của Hội nghị Thượng đỉnh năm 2005, trong đó những người đứng đầu các chính phủ và nhà nước đã ủng hộ việc thúc đẩy giáo dục và học tập về nhân quyền ở mọi cấp bậc, bao gồm việc thực thi Chương trình Giáo dục Nhân quyền toàn cầu, và khuyến khích tất cả các nhà nước đưa ra những sáng kiến trong lĩnh vực này,

Motivated by the desire to send a strong signal to the international community to strengthen all efforts in human rights education and training through a collective commitment by all stakeholders,

Declares the following:

Được khuyến khích từ nguyện vọng đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế để tăng cường mọi nỗ lực về giáo dục và đào tạo về nhân quyền thông qua một cam kết chung của tất cả các bên liên quan,

Tuyên bố:



Article 1 

1. Everyone has the right to know, seek and receive information about all human rights and fundamental freedoms and should have access to human rights education and training. 
2. Human rights education and training is essential for the promotion of universal respect for and observance of all human rights and fundamental freedoms for all, in accordance with the principles of the universality, indivisibility and interdependence of human rights. 
3. The effective enjoyment of all human rights, in particular the right to education and access to information, enables access to human rights education and training. 


Điều 1

1. Mọi người đều có quyền biết, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về tất cả các quyền con người và tự do căn bản, tiếp cận được với giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền cần thiết cho việc thúc đẩy sự tôn trọng và việc thực thi trên toàn cầu tất cả các quyền con người và tự do căn bản cho tất cả mọi người theo các nguyên tắc phổ quát, không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền con người.

3. Việc thụ hưởng hiệu quả tất cả các quyền con người, đặc biệt là quyền về giáo dục và tiếp cận thông tin, cho phép tiếp cận giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

Article 2 

1. Human rights education and training  comprises all educational, training, information, awareness-raising and learning activities aimed at promoting universal respect for and observance of all human rights and fundamental freedoms and thus contributing, inter alia, to the prevention of human rights violations and abuses by providing persons with knowledge, skills and understanding and developing their attitudes and behaviours, to empower them to contribute to the building and promotion of a universal culture of human rights.
 
2. Human rights education and training encompasses: 

 (a) Education about human rights, which includes providing knowledge and understanding of human rights norms and principles, the values that underpin them and the mechanisms for their protection; 

 (b) Education through human rights, which includes learning and teaching in a way that respects the rights of both educators and learners; 

 (c) Education for human rights, which includes empowering persons to enjoy and exercise their rights and to respect and uphold the rights of others. 


Điều 2

1. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo, thông tin, nâng cao nhận thức và các hoạt động học tập nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và chấp hành trên toàn cầu với tất cả các quyền con người và các tự do căn bản và qua đó đóng góp trở lại với việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền bằng cách chung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như xây dựng thái độ và hành xử, để trao cho họ khả năng đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy một văn hóa toàn cầu về nhân quyền.

2. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm:

(a) Giáo dục về nhân quyền, bao gồm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các quy tắc và nguyên tắc về nhân quyền, các giá trị nền tảng của nhân quyền và các cơ chế bảo vệ nhân quyền;

(b) Giáo dục thông qua nhân quyền, bao gồm việc học tập và giảng dạy theo cách thức tôn trọng các quyền của cả người dạy và người học;

(c) Giáo dục vì nhân quyền, bao gồm việc trao quyền cho mọi người để có thể thụ hưởng và thực thi các quyền của họ và để tôn trọng và phát huy các quyền của người khác.


Article 3

1. Human rights education and training is a lifelong process that concerns all ages.

2. Human rights education and training concerns all parts of society, at all levels, including preschool, primary, secondary and higher education, taking into account academic freedom where applicable, and  all forms of education, training and learning, whether in a public or private, formal, informal or non-formal setting. It includes, inter alia, vocational training, particularly the training of trainers, teachers and State officials, continuing education, popular education, and public information and awareness activities. 

3. Human rights education and training should use languages and methods suited to target groups, taking into account their specific needs and conditions. 


Điều 3

1. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền là một quá trình suốt đời, liên quan đến mọi lứa tuổi.

2. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền liên quan đến mọi bộ phận của xã hội ở mọi cấp độ, bao gồm giáo dục trước tiểu học, tiểu học, trung học và giáo dục bậc cao, có tính đến tự do học thuật trong bất kỳ điều kiện có thể áp dụng, và bao gồm mọi hình thức giáo dục, đào tạo và học tập dù trong điều kiện công hay tư, chính quy, phi chính quy hay không chính quy. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm cả dạy nghề, đặc biệt là đào tạo giáo viên, giảng viên và cán bộ nhà nước, bao gồm giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông và các hoạt động thông tin đại chúng và nâng cao nhận thức.

3. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền cần sử dụng các ngôn ngữ và phương pháp phù hợp với các nhóm đối tượng, có tính đến những nhu cầu và điều kiện cụ thể của họ.


Article 4 

Human rights education and training should be based on the principles of the Universal Declaration of Human Rights and relevant treaties and instruments, with a view to: 

(a) Raising awareness, understanding  and acceptance of universal human rights standards and principles, as well as guarantees at the international, regional and national levels for the protection of human rights and fundamental freedoms; 

(b) Developing a universal culture of human rights, in which everyone is aware of their own rights and responsibilities in respect of the rights of others, and
promoting the development of the individual as a responsible member of a free, peaceful, pluralist and inclusive society; 

(c) Pursuing the effective realization of all human rights and promoting tolerance, non-discrimination and equality; 

(d) Ensuring equal opportunities for all through access to quality human rights education and training, without any discrimination; 

(e) Contributing to the prevention of human rights violations and abuses and to the combating and eradication of all forms of discrimination, racism, stereotyping and incitement to hatred, and the harmful attitudes and prejudices that underlie them. 


Điều 4

Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền và các công ước cũng như các công cụ nhân quyền liên quan, theo quan điểm để:

(a) Nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự chấp thuận các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhân quyền phổ quát, cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền con người và tự do căn bản ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia;

(b) Xây dựng một văn hóa toàn cầu về nhân quyền, trong đó mọi người nhận thức về các quyền và trách nhiệm của bản thân  trong việc tôn trọng các quyền của người khác, và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trở thành một thành viên có trách nhiệm của một xã hội hòa bình, đa nguyên và hòa nhập;

(c) Theo đuổi việc hiện thực hóa hiệu quả tất cả các quyền con người và thúc đẩy sự khoan dung, không phân biệt đối xử và bình đẳng;

(d) Đảm bảo các cơ hội công bằng cho tất cả mọi người thông qua tiếp cận với giáo dục và đào tạo về nhân quyền có chất lượng, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào;

(e) Đóng góp vào việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền để đấu tranh và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, kỳ thị và kích động hận thù, và những thái độ có hại và những thành kiến là nền tảng của chúng.


Article 5

1. Human rights education and training, whether provided by public or private actors, should be based on the principles of equality, particularly between girls and boys and between women and men, human dignity, inclusion and non-discrimination. 

2. Human rights education and training should be accessible and available to all persons and should take into account the particular challenges and barriers faced by, and the needs and expectations of, persons in vulnerable and disadvantaged situations and groups, including persons with disabilities, in order to promote empowerment and human development and to contribute to the elimination of the causes of exclusion or marginalization, as well as enable everyone to exercise all their rights. 

3. Human rights education and training should embrace and enrich, as well as draw inspiration from, the diversity of civilizations, religions, cultures and traditions of different countries, as it is reflected in the universality of human rights. 

4. Human rights education and training should take into account different economic, social and cultural circumstances, while promoting local initiatives in order to encourage ownership of the common goal of the fulfilment of all human rights for all. 


Điều 5

1. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền, dù được tiến hành bởi chủ thể công hay tư, phải được dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, đặc biệt là giữa trẻ nam và nữ và giữa phụ nữ và nam giới, nhân phẩm, hòa nhập và không phân biệt đối xử.

2. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tiếp cận được và sẵn có với tất cả mọi người và phải tính đến những thách thức và rào cản cụ thể cũng như những nhu cầu và nguyện vọng của những người ở trong những hoàn cảnh hoặc các nhóm dễ bị thương tổn, bao gồm người khuyết tật, để thúc đẩy sự trao quyền và phát triển con người và để đóng góp vào việc xóa bỏ những nguyên nhân của việc loại trừ hay lề hóa, cũng như làm cho mọi người đềy có thể thực thi tất cả các quyền của họ.

3. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải nắm bắt và làm phong phú thêm, cũng như lấy cảm hứng từ, sự đa dạng của các nền văn minh, tôn giáo, văn hóa và các truyền thổng của những nước khác nhau, như đã được phản ánh trong tính toàn cầu của nhân quyền.

4. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tính đến các hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến địa phương nhằm khuyến khích tính sở hữu với mục tiêu chung là đạt được tất cả các quyền con người cho mọi người.


Article 6 

1. Human rights education and training should capitalize on and make use of new information and communication technologies, as well as the media, to promote all human rights and fundamental freedoms. 

2. The arts should be encouraged as a means of training and raising awareness in the field of human rights. 


Điều 6

1. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tranh thủ và sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông mới, cũng như truyền thông, để thúc đẩy tất cả các quyền con người và tự do căn bản.

2. Nghệ thuật nên được khuyến khích như là một biện pháp đào tạo và nâng cao nhận thức trong lĩnh vực nhân quyền.


Article 7 

1. States, and where applicable relevant governmental authorities, have the primary responsibility to promote and ensure human rights education and training, developed and implemented in a spirit of participation, inclusion and responsibility.
 
2. States should create a safe and enabling environment for the engagement of civil society, the private sector and other relevant stakeholders in human rights education and training, in which the human rights and fundamental freedoms of all, including of those engaged in the process, are fully protected. 

3. States should take steps, individually and through international assistance and cooperation, to ensure, to the maximum of their available resources, the progressive implementation of human rights education and training by appropriate means, including the adoption of legislative and administrative measures and policies.

4. States, and where applicable relevant governmental authorities, should ensure adequate training in human rights and, where appropriate, international humanitarian law and international criminal law, of State officials, civil servants, judges, law enforcement officials and military personnel, as well as promote adequate training in human rights for teachers, trainers and other educators and private personnel acting on behalf of the State. 
 

Điều 7

1.     Nhà nước, và các cơ quan chính phủ liên quan, có trách nhiệm trong việc thúc đẩy và đảm bảo rằng việc giáo dục và đào tạo về nhân quyền được xây dựng và thực hiện theo tinh thần tham gia, hòa nhập và có trách nhiệm.

2.     Nhà nước nên tạo ra một môi trường an toàn và khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự, khu vực tư nhân cũng như các bên tham gia có liên quan khác trong giáo dục và đào tạo về nhân quyền, trong đó các quyền con người và tự do căn bản của mọi người, bảo gồm cả những người tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo đó, phải được bảo vệ một cách toàn diện.

3.     Nhà nước phải tiến hành các bước, tự mình và thông qua hỗ trợ và hợp tác quốc tế, để đảm bảo, với tối đa nguồn lực sẵn có, liên tục tiến bộ trong việc thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền thông qua các hình thức thích hợp, bao gồm cả việc thông qua các biện pháp và chính sách về luật pháp và hành chính.

4.     Nhà nước, và các cơ quan nhà nước có liên quan, phải đảm bảo việc đào tạo thích đáng về nhân quyền và, nếu có thể, về luật nhân đạo quốc tế và luật hình sự quốc tế cho các cán bộ nhà nước, công chức, thẩm phán, nhân viên hành pháp và nhân sự trong quân đội, cũng như thúc đẩy việc đào tạo phù hợp về nhân quyền cho giáo viên, giảng viên, những người làm công tác giáo dục cũng như nhân viên trong khu vực tư nhân hoạt động nhân danh nhà nước.


Article 8

1. States should develop, or promote the development of, at the appropriate level, strategies and policies and, where appropriate, action plans and programmes to implement human rights education and training, such as through its integration into school and training curricula. In so doing, they should take into account the World Programme for Human Rights Education and specific national and local needs and priorities. 

2. The conception, implementation and evaluation of and follow-up to such strategies, action plans, policies and  programmes should involve all relevant
stakeholders, including the private sector, civil society and national human rights institutions, by promoting, where appropriate, multi-stakeholder initiatives. 


Điều 8

l. Nhà nước phải xây dựng, hoặc thúc đẩy việc xây dựng, ở mức độ phù hợp, các chiến lược và chính sách và, nếu phù hợp, các kế hoạch hành động và chương trình để thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền, ví dụ thông qua việc lồng ghép vào trường học và chương trình đào tạo. Trong đó, nhà nước phải tính đến Chương trình Giáo dục Nhân quyền Toàn cầu và những nhu cầu và ưu tiên cụ thể của từng quốc gia và địa phương.

2. Việc xây dựng, thực thi và đánh giá cũng như tiếp tục các chiến lược, chương trình hành động, chính sách và các chương trình phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các cơ quan nhân quyền quốc gia, để thúc đẩy, khi phù hợp, các sáng kiến nhiều bên.


Article 9

States should promote the establishment, development and strengthening of effective and independent national human rights institutions, in compliance with the principles relating to the status of national institutions for the promotion and protection of human rights (“the Paris Principles”), recognizing that national human rights institutions can play an important role, including, where necessary, a coordinating role, in promoting human rights education and training by, inter alia, raising awareness and mobilizing relevant public and private actors. 


Điều 9

Nhà nước nên thúc đẩy việc thành lập, phát triển và kiện toàn các cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập, theo các nguyên tắc về hiện trạng của cơ quan nhân quyền quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Các Nguyên tắc Paris), công nhận rằng các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể đóng một vai trò quan trọng, bao gồm, khi cần thiết, một vai trò điều phối, trong việc thúc đẩy Giáo dục và đào tạo về nhân quyền thông qua các biện pháp bao gồm việc nâng cao nhận thức và huy động các tác nhân công và tư liên quan.


Article 10 

1. Various actors within society, including, inter alia, educational institutions, the media, families, local communities, civil society institutions, including non-governmental organizations, human rights defenders and the private sector, have an important role to play in promoting and providing human rights education and training. 

2. Civil society institutions, the private sector and other relevant stakeholders are encouraged to ensure adequate human rights education and training for their staff and personnel. 


Điều 10

1.     Nhiều tác nhân trong xã hội, bao gồm các tổ chức giáo dục, truyền thông, các gia đình, cộng đồng địa phương, các thiết chế xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, những người bảo vệ nhân quyền và khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2.     Các thiết chế xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác được khuyến khích đảm bảo việc giáo dục và đào tạo về nhân quyền phù hợp cho cán bộ và nhân viên của mình.


Article 11 

The United Nations and international and regional organizations should provide human rights education and training for their civilian personnel and for military and police personnel serving under their mandates. 


Điều 11

Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế và khu vực cần cung cấp giáo dục và đào tạo về nhân quyền cho nhân viên dân sự và quân sự và cảnh sát phục vụ trong phạm vi chức năng của tổ chức mình.


Article 12 

1. International cooperation at all levels should support and reinforce national efforts, including, where applicable, at the local level, to implement human rights education and training. 

2. Complementary and coordinated efforts at the international, regional, national and local levels can contribute to more effective implementation of human rights education and training. 

3. Voluntary funding for projects and initiatives in the field of human rights education and training should be encouraged. 


Điều 12

1. Hợp tác quốc tể ở mọi cấp độ nên hỗ trợ và kiện toàn các nỗ lực quốc gia, bao gồm, khi có thể, ở cấp địa phương, để thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2. Các nỗ lực bổ sung lẫn nhau và được điều phối ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương có thể đóng góp hiệu quả hơn vào việc thực hiện giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

3. Tự nguyện tài trợ cho các dự án và sáng kiến ​​trong lĩnh vực quyền con người
giáo dục và đào tạo cần được khuyến khích.


Article 13 

1. International and regional human rights mechanisms should, within their respective mandates, take into account human rights education and training in their work. 

2. States are encouraged to include, where appropriate, information on the measures that they have adopted in the field of human rights education and training in their reports to relevant human rights mechanisms. 

Điều 13

1. Các cơ chế nhân quyền quốc tế và khu vực nên, trong phạm vi chức năng của mình, đưa gGiáo dục và đào tạo về nhân quyền vào công việc của mình.

2. Nhà nước được khuyến khích để đưa vào, nếu phù hợp, thông tin về các biện pháp họ đã thực hiện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về nhân quyền trong các báo cáo quốc gia với những cơ chế nhân quyền liên quan.


Article 14

States should take appropriate measures to ensure the effective implementation of and follow-up to the present Declaration and make the necessary resources available in this regard. 
Điều 14

Nhà nước phải có các biện pháp phù hợp để đảm bảo thực hiện hiệu quả và tiếp nối Tuyên ngôn này cũng như luôn sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trong việc thực thi đó.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn