MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 16, 2013

The Syria crisis: Going another round Khủng hoảng Syria: Thêm một ván bài nữa

The Syria crisis: Going another round
Khủng hoảng Syria: Thêm một ván bài nữa

Russia’s plan provides a breathing space. But it is probably unworkable

Kế hoạch của Nga mang đến một thời gian nghỉ để thở. Nhưng có thể không có thì giờ để thở nữa.

The Economist
Sep 14th 2013
The Economist
Sep 14/7/2013

“AMERICA is not the world’s policeman—terrible things happen across the globe, and it is beyond our means to right every wrong.” That world-weary run-up to his conclusion was about the clearest moment in President Barack Obama’s televised address on Syria on September 10th. It was a speech that twisted and turned and contradicted itself, reflecting an astonishing fortnight which left Mr Obama looking like a spectator of his own foreign policy. First he put the onus of resolving the Syria crisis on an unwilling, risk-averse Congress, then on the government of Russia—just a day after his national security adviser, Susan Rice, had accused Russia of opposing “every form of accountability in Syria”.

“Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới – những điều tồi tệ xảy ra trên khắp toàn cầu, và sửa chữa mọi thứ sai lầm vượt quá khả năng của chúng tôi”. Câu nói gây chán chường cho thế giới đó trước khi ông kết thúc liên quan đến thời điểm rõ ràng nhất trong bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Barack Obama về Syria vào ngày 10/9/2013. Đó là một bài phát biểu quanh co và tự mâu thuẫn với chính nó, phản ánh hai tuần lễ lạ lùng khiến ông Obama trông giống như một khán giả của chính chính sách đối ngoại của mình. Trước tiên ông đặt trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria lên một Quốc hội không sẵn sàng, ngại mạo hiểm, sau đó lên Chính phủ Nga – chỉ một ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia của ông, Susan Rice, cáo buộc Nga phản đối “mọi hình thức trách nhiệm ở Syria”.


His address was a confounding use of the presidential bully pulpit. With patience, eloquence and passion, Mr Obama set out his judgment, as commander-in-chief, that launching targeted missile strikes in response to the use of chemical weapons by Bashar Assad’s regime was “in the national security interests of the United States”. The president went on to make a moral case for action. Lest war-weary voters reject his course, though, he promised that he “would not put boots on the ground” and that his attack, while more than a “pinprick”, would involve only “modest effort and risk”.

Bài phát biểu của ông là một cách sử dụng gây bối rối sự thuyết giảng bắt nạt kiểu tổng thống. Với sự kiên nhẫn, tài hùng biện và niềm say mê, ông Obama trình bày đánh giá của mình, với tư cách là tổng tư lệnh, rằng phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa có mục tiêu để phản ứng lại việc sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Bashar Assad là “nằm trong những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. Tổng thống tiếp tục tạo ra cơ sở đạo đức cho việc hành động. Tuy nhiên, e rằng các cử tri chán ghét chiến tranh bác bỏ đường lối của mình, ông hứa hẹn rằng ông “sẽ không đưa quân đến địa bàn” và cuộc tấn công của ông, trong khi không hơn gì “một vết kim châm”, sẽ chỉ liên quan đến “nỗ lực và sự mạo hiểm vừa phải”.

Thus, in the words of Kenneth Pollack of the Brookings Institution, 90% of the address sounded like “the speech that the president would give to explain why he was using force—or had just done so.” But having argued that action could not be safely or morally avoided, Mr Obama went on to say that he saw no “direct and imminent threat” to American security in Syria, and so had felt it right to seek congressional backing. And then, in the bombshell of the night, he announced that he was asking Congress to postpone any votes at all, to allow time for Russia to work on a diplomatic plan for Syria to give up its chemical weapons.

Do đó, theo lời chuyên gia Kenneth Pollack thuộc Viện Brookings, 90% bài diễn thuyết nghe như “bài phát biểu mà tổng thống sẽ nói để giải thích tại sao ông sử dụng vũ lực – hoặc vừa mới làm vậy”. Nhưng sau khi lập luận rằng hành động đó có thể không tránh được một cách an toàn hoặc một cách có đạo đức, ông Obama tiếp tục nói rằng ông không nhận thấy “mối đe dọa trực tiếp và sắp xẩy ra” đối với an ninh của Mỹ ở Syria, và do đó cảm thấy việc tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội là đúng đắn. Và sau đó, như tiếng sét trong đêm, ông thông báo rằng ông đã đề nghị Quốc hội hoãn mọi cuộc bỏ phiếu, cho Nga thời gian làm việc về một kế hoạch ngoại giao để Syria từ bỏ các vũ khí hóa học của nước này.

The dealing’s done

It was too early to know if that diplomatic initiative could succeed, Mr Obama admitted. But—all talk of deterring others from imitating Syria apparently forgotten—he went on to say that “this initiative has the potential to remove the threat of chemical weapons without the use of force.”

Thỏa thuận đã đạt đuợc

Ông Obama thừa nhận còn quá sớm để biết liệu sáng kiến ngoại giao có thể thành công hay không. Nhưng — tất cả thảo luận về việc ngăn chặn các nước khác bắt chước Syria rõ ràng bị lãng quên – ông tiếp tục nói ràng “sáng kiến này có khả năng loại bỏ mọi đe dọa vũ khí hóa học mà không cần sử dụng vũ lực”.

The contradictions swirling round Mr Obama could yet be resolved into a diplomatic triumph. In this remarkably optimistic scenario, Russia would make good on its unexpected offer to prod its ally, Mr Assad, to hand over all his stocks of chemical weapons to international control: a process helped along by a credible threat of American air strikes.

Những mâu thuẫn xoay quanh ông Obama có thể chưa được chuyển thành một chiến thắng về ngoại giao. Trong kịch bản lạc quan đáng chú ý này, Nga sẽ thực hiện đề xuất bất ngờ của mình để thúc giục đồng minh của nước này, ông Assad, trao tất cả kho vũ khí hóa học của ông cho kiểm soát quốc tế: một tiến trình được đẩy nhanh bởi mối đe dọa đáng tin là các cuộc không kích của Mỹ.

But such starry-eyed optimism hardly accounts for Mr Obama’s ceding of the cat seat. Over the days running up to the speech it had become clear that a resolution giving Mr Obama broad authority to launch missiles against Syria would struggle to pass the Democrat-controlled Senate, let alone the Republican-controlled House of Representatives, where it would be opposed by liberal Democrats, libertarian Republicans and conservatives who simply do not trust Mr Obama on anything. Faced with defeat, even a probably unworkable and possibly insincere proposal from Russia seemed worth grabbing.


Nhưng sự lạc quan hão huyền như vậy khó có thể giải thích cho việc ông Obama chùn bước. Trong những ngày trước bài phát biểu, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng rằng một nghị quyết mang lại cho ông Obama quyền hạn rộng rãi để phóng tên lửa vào Syria sẽ rất khó khăn mới có thể thông qua ở Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát, chứ chưa nói đến Hạ viên do đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi nó sẽ bị phản đối bởi những người Dân chủ tự do, những người Cộng hòa tự do và những người bảo thủ đơn thuần là không tin tưởng ông Obama trong bất kỳ điều gì. Phải đối mặt với thất bại, ngay cả một đề xuất có thể không có hiệu quả và có khả năng là không chân thực từ Nga dường như đáng để nắm lấy.

The proposal apparently came as a complete surprise. On September 9th John Kerry, America’s secretary of state, answering a reporter’s question about how, if at all, Syria could avert a strike, replied by saying that it could hand over all its chemical weapons forthwith. Having previously called Mr Kerry a liar for denying the links between the Syrian opposition and al-Qaeda, Vladimir Putin, Russia’s president, jumped on his seemingly off-the-cuff remark. As he showed with a remarkable appeal to international law and multilateralism in the New York Times on September 12th, Mr Putin is keen to be seen as a legitimate and indispensable player in world affairs. So at his boss’s bidding Mr Kerry’s Russian counterpart, Sergei Lavrov, took the opportunity to call on the Syrian regime to give up its stockpiles of chemical weapons and join the Chemical Weapons Convention (CWC), which bans their possession.

Đề xuất này rõ ràng đến một cách đầy bất ngờ. Vào ngày 9/9, trả lời câu hỏi của một phóng viên về việc làm cách nào, nếu có cơ hội, Syria có thể ngăn chặn một cuộc tấn công, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời bằng cách nói rằng nước này có thể trao tất cả vũ khí hóa học của mình ngay lập tức. Từng gọi ông Kerry là một kẻ nói dối vì phủ nhận các mối liên hệ giữa phe đối lập Syria và al-Qaeda, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra lời bình luận dường như là thiếu suy nghĩ của ông. Như ông đã thể hiện với một sự viện cầu đáng chú ý đến luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương trên tờ New York Times vào ngày 12/9, ông Putin thích được nhìn nhận là một bên tham gia hợp pháp và không thể thiếu trong các vấn đề quốc tế. Do đó theo lệnh nhà lãnh đạo của mình, người đồng cấp Nga của ông Kerry, Sergei Lavrov, đã nắm lấy cơ hội kêu gọi chế độ Syria từ bỏ kho vũ khí hóa học của nước này và tham gia Công ước Vũ khí Hóa học (CWC), vốn cấm việc sở hữu vũ khí hóa học của họ.


None of this was as impromptu as it seemed. In 2012, when Russia pulled out of a programme set up 20 years ago to help the former Soviet Union get rid of weapons of mass destruction, Richard Lugar, who as a senator had been one of the creators of the programme, suggested that the two countries could impose control over Syrian chemical weapons. The Russians buried the idea, arguing that the Syrian government needed no oversight. But it resurfaced last May when Mr Kerry brought it up on a visit to Moscow. It was fleshed out at a one-on-one meeting between Mr Obama and Mr Putin at the G20 summit in St Petersburg.


Không gì trong số điều này dường như là được chuẩn bị trước. Yào năm 2012, khi Nga rút khỏi một chương trình được thiết lập 20 năm trước để giúp Liên Xô trước đây hủy bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, Richard Lugar, người với tư cách là thượng nghị sĩ là một trong những nhà sáng lập của chương trình, đã đề xuất rằng hai nước có thể áp đặt kiểm soát lên vũ khí hóa học của Syria. Người Nga đã chôn vùi ý tưởng này, lập luận rằng Chính phủ Syria không cần phải được giám sát. Nhưng nó đã lại nổi lên vào tháng 5/2013 khi ông Kerry nêu ra trong một chuyến đi đến Moskva. Nó đã được bổ sung tại một cuộc họp riêng giữa ông Obama và ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.


Russia has blocked every single attempt to impose sanctions against Syria. This, it has argued, has not been out of simple spite. Nor has it been because of a special cosiness with Mr Assad—who, as Mr Putin snarkily quipped, “spent more time in Paris than he did in Moscow”. According to Dmitri Trenin, the head of the Carnegie Moscow Centre, a foreign-relations think-tank, in 2012 the Kremlin told America it would agree to the eventual removal of Mr Assad as part of a political transition to a secular government that would accommodate Russia’s interests.


Nga đã ngăn chặn mọi nỗ lực nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Syria. Nước này lập luận ràng đây không phải đơn giản là vì thù hằn. Đó cũng không phải do một sự thoải mái đặc biệt với ông Assad – người, như ông Putin châm biếm một cách cạnh khóe, “dành nhiều thời gian ở Paris hơn là ở Moskva”. Theo Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moskva, một cơ quan tư vấn chiến lược về quan hệ đối ngoại, vào năm 2012 điện Kremli đã nói với Mỹ họ sẽ đồng ý sau cùng loại bỏ ông Assad như một phần của sự chuyển giao chính trị sang một chính phủ thế tục có lợi cho những lợi ích của Nga.


The recalcitrance boils down to Russia resenting the very idea of military pressure for regime change—or any action at all—without a resolution of the United Nations’ Security Council, where it has a veto. Russia had felt duped when, in 2011, America, France and Britain bombed Libya to protect civilian lives. The bombing was thorough enough to topple the regime, and stretched the Security Council resolution which permitted it to the limit of its meaning; the image of Muammar Qaddafi’s barbaric death stuck in Mr Putin’s mind. Everything he has done since then has been to stave off military action by the West. The chemical-weapons plan is part of that effort.


Sự ngoan cố chung quy là do Nga bực tức với chính ý tưởng về sức ép quân sự đối với sự thay đổi chế độ – hay bất kỳ hành động nào – mà không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi nước này có quyền phủ quyết. Nga đã cảm thấy bị lừa bịp khi, vào năm 2011, Mỹ, Pháp và Anh ném bom Libya để bảo vệ sinh mạng của dân thường. Cuộc ném bom đủ trọn vẹn để lật đổ chế độ, và mở rộng nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép hành động đó trong giới hạn ý nghĩa của nó; hình ảnh cái chết man rợ của Muammar Gaddafi đã lưu lại trong tâm trí của ông Putin. Mọi thứ ông đã làm kể từ đó là để ngăn chặn hành động quân sự của phương Tây. Kế hoạch vũ khí hóa học là một phần của nỗ lực đó.


Fyodor Lukyanov, editor of Russia in Global Affairs, argues that Russia’s plan is not meant to be a confrontational anti-American gesture, but a way of restoring the countries’ relationship. It hinges on the (correct) assumption that Mr Obama never wanted to go to war in Syria. By offering him a face-saving way out, Moscow thinks that it is doing him a favour, hoping to make him feel grateful and indebted. But Mr Obama knows that Russia cares more about the process than the result.


Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tờ Russia ỉn Global Affairs, lập luận rằng kế hoạch của Nga không nhằm để làm một cử chỉ đối đầu chống Mỹ, mà là một cách để phục hồi quan hệ giữa hai nước. Nó xoay quanh giả thiết (chính xác) rằng ông Obama không bao giờ muốn tham chiến ở Syria. Bằng việc mang đến cho ông một lối ra giữ thể diện, Moskva nghĩ rằng mình đang giúp đỡ ông, hy vọng khiến ông cảm thấy biết ơn và mắc nợ. Nhưng ông Obama biết ràng Nga quan tâm nhiều đến quá trình hơn là kết quả.


On the night of September 9th, after the Russians made their intervention, France hastily put together a tough proposal for a Security Council resolution on Syria. It was to be tabled under Chapter Seven of the UN charter, authorising the use of force if Syria failed to comply, and called for dismantling of all Syria’s chemical-weapons stocks, as well as the prosecution at the International Criminal Court of members of the regime responsible for the attacks.


Đêm 9/9, sau khi người Nga đưa ra sự can thiệp của mình, Pháp vội vã tập hợp một đề xuất cứng rắn cho một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria. Nó được đệ trình theo Chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cho phép sử dụng vũ lực nếu Syria không tuân thủ, và kêu gọi giải giáp tất cả kho vũ khí hóa học của Syria, cũng như truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các thành viên của chế độ chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.


François Hollande, the president of France, is keen to keep his country at the diplomatic fore over Syria. When he announced in late August that France would participate in military action to punish Mr Assad, he found himself in the unaccustomed position of having France lauded by Mr Kerry as America’s oldest ally. But Mr Hollande was rather left in the lurch when Mr Obama decided to seek authorisation from Congress for military strikes. As Laurent Fabius, the French foreign minister, stressed when he announced the resolution: “We decided to take the initiative.”


Tổng thống Pháp Francois Hollande thích duy trì vị trí lãnh đạo về ngoại giao của nước mình về vấn đề Syria. Khi ông thông báo vào cuối tháng 8 rằng Pháp sẽ tham gia hành động quân sự để trừng phạt ông Assad, ông nhận thấy bản thân mình đang ở trong một vị trí lạ lẫm là Pháp được ông Kerry ca ngợi là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Nhưng ông Hollande đúng hơn là bị bỏ rơi trong thế khó khăn khi ông Obama quyết định tìm kiếm sự cho phép từ Quốc hội cho hành động quân sự. Như Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhấn mạnh khi ông thông báo nghị quyết: “Chúng tôi đã quyết định đi đầu”.


The best that you can hope for

The new diplomatic push was also a way for Mr Hollande to deal with sceptical public opinion over Syria. Polls consistently show a majority of the French—like majorities of Britons and Americans—to be against military strikes. The French are particularly opposed to any action that lacks UN backing. They have not forgotten that the ill-fated American-led invasion of Iraq had no UN mandate because of a French threat to veto a resolution.


Điều tốt nhất người ta có thể hy vọng

Sự thúc đẩy ngoại giao mới cũng là một cách để ông Hollande đối phó với công luận hoài nghi về Syria. Các cuộc thăm dò nhất quán cho thấy đa số người Pháp – giống như đa số người Anh và người Mỹ – chống lại các cuộc tấn công quân sự. Người Pháp đặc biệt phản đối bất kỳ hành động nào thiếu sự ủng hộ của Liên Họp Quốc. Họ không quên rằng cuộc xâm lược Iraq đầy bất hạnh do Mỹ dẫn đầu không có sự ủy nhiệm của Liên Họp Quốc vì Pháp đe dọa phủ quyết một nghị quyết.


The risk for Mr Hollande is that he ends up looking naive. Mr Fabius said he was fully aware of the danger that the Russian proposal was a “diversionary tactic”, but that it was worth testing Russia’s word with a credible, binding resolution. Russia rejected France’s plan for a Security Council resolution the same day because it invoked Chapter Seven, and because it blamed Syria for the attacks in the first place (which Russia, despite calling for disarmament, has not done). Even so, Mr Hollande is grateful for the diplomatic turn.


Nguy cơ đối với ông Hollande là ông cuối cùng tỏ ra ngây thơ. Ông Fabius nói ông đã nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm rằng đề xuất của Nga là một “chiến thuật nghi binh”, nhưng đáng để kiểm tra lời nói của Nga bằng một nghị quyết đáng tin cậy, có tính trói buộc. Nga đã bác bỏ kế hoạch của Pháp về một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cùng ngày vì nó viện dẫn Chương 7, và vì nó quy‘trách nhiệm các cuộc tấn công cho Syria ngay từ đầu (điều Nga, bất chấp kêu gọi giải trừ quân bị, đã không làm). Ngay cả như vậy, ông Hollande biết ơn vì sự thay đổi về ngoại giao.


So is David Cameron. Britain’s prime minister became embarrassingly irrelevant to the anti-Assad cause last month, after Parliament voted to forbid him to commit troops to it. A shift away from military action puts Britain back in the picture. With Russia apparently committed to reject anything that looks like an ultimatum, Britain is working with America on the Security Council resolution. Mr Cameron may even be congratulating himself on having played a role with Mr Putin—who is said to be more at ease with Mr Cameron, another self-confident cold-water swimmer, than with any other Western leader.


David Cameron cũng vậy. Thủ tướng Anh đã trở nên không liên quan một cách gây lúng túng đến sự nghiệp chống Assad vào tháng 8, sau khi Quốc hội bỏ phiếu không cho phép ông đưa quân đội tới đó. Một sự xa rời khỏi hành động quân sự đưa Anh trở lại diễn biến của sự việc. Với việc Nga rõ ràng cam kết bác bỏ bất kỳ điều gì giống như một tối hậu thư, Anh đang làm việc với Mỹ về nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Ông Cameron có thể thậm chí đang tự chúc mừng mình vì đã đóng một vai trò với ông Putin – người được cho là dễ chịu với ông Cameron, một tay bơi lội nước lạnh tự tin khác, hơn là với bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào khác.


Time enough for counting

Plenty of diplomacy is yet to come. Mr Kerry and Mr Lavrov are set to meet in Geneva on September 12th. If a UN inspection mission can be put together at all, it will take months, probably years. Small wonder the beleaguered Assad regime, well versed in obfuscation and diplomatic delay, welcomed the prospect with barely disguised glee. Syria’s battered, fragmented and frustrated opposition bitterly resigned itself to doing without outside attacks. Its trajectory towards increased radicalism has steepened with the pervasive doubt that Mr Assad will be promptly punished for gassing his people.
Đủ thời gian để tính

Nhiều hoạt động ngoại giao vẫn chưa được thực hiện. Ông Kerry và ông Lavrov gặp mặt tại Geneva vào ngày 12/9. Nếu một phái bộ thanh sát của Liên Hợp Quốc có thể được tập hợp, sẽ phải mất hàng tháng, có thể hàng năm. Một sự ngạc nhiên nhỏ là chế độ Assad bị bao vây, giỏi làm hoang mang và trì hoãn ngoại giao, đã chào đón viễn cảnh này với niềm hân hoan hầu như là giả tạo. Phe đối lập bị đánh tơi tả, tan vỡ và nản lòng của Syria cay đắng cam chịu hành động mà không có các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đường đi của họ tới chủ nghĩa cấp tiến ngày càng gia tăng ngập trong sự nghi ngờ lan tràn khắp nơi rằng ông Assad sẽ nhanh chóng bị trừng phạt vì lừa dối người dân của mình.


The first challenge for any system of inspection will be finding stuff to inspect. One source familiar with American assessments says that if they knew 90-95% of the places where the weapons were before the fog of civil war descended over the country, they may now know only 50%. The only way an inspection regime would be able to get all of the chemical weapons, which can be outwardly indistinguishable from other munitions, would be if the regime was fully co-operative. If it is not, finding the weapons and the chemicals they are made from would be impossible.


Thách thức đầu tiên đối với bất kỳ hệ thống thanh sát nào sẽ là tìm ra thứ để thanh sát. Một nguồn tin quen thuộc với các đánh giá của Mỹ nói rằng nếu họ biết 90-95% nơi đặt các vũ khí trước khi khói mù của cuộc nội chiến bao trùm đất nước, thì giờ đây họ có thể chỉ biết 50%. Cách duy nhất một chế độ thanh sát có thể tìm ra tất cả vũ khí hóa học, thứ bề ngoài không thể phân biệt được với các loại vũ khí khác, sẽ là nếu chế độ đó được hợp tác đầy đủ. Nếu không, việc tìm ra vũ khí và các chất hóa học tạo ra chúng sẽ là bất khả thi.


Co-operation could conceivably have benefits for the Syrian regime beyond just deflecting air strikes. The process of consolidating the weapons at a few facilities might have tactical benefits, allowing the army to abandon isolated weapons facilities it must now protect and to concentrate forces where they are needed for fighting. If the inspectors felt they had full co-operation, they might not have to ask too many questions about the sources of the weapons and the technology that went into them. The answers to such questions might embarrass some of Syria’s friends.


Sự hợp tác có thể hiểu được là có những lợi ích đối với chế độ Syria ngoài việc chỉ làm chệch hướng các cuộc không kích. Quá trình củng- cố các vũ khí tại một số cơ sở có thể có những lợi ích về chiến thuật, cho phép quân đội từ bỏ những cơ sở vũ khí bị cô lập mà họ hiện phải bảo vệ và tập trung lực lượng ở nơi cần thiết để chiến đấu. Nếu các thanh sát viên cảm thấy có sự hợp tác đầy đủ, họ không thể đặt ra quá nhiều câu hỏi về nguồn gốc của vũ khí và công nghệ tạo ra chúng. Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy có thể gây lúng túng cho một số người bạn của Syria.


Even if the Syrians were to co-operate, though, keeping hundreds of inspectors safe would be incredibly taxing; attempts to do so would require tens of thousands of soldiers even in a “semi-permissive” environment. Where they might come from, when America’s president is committed to putting no boots on the ground, is a mystery. So experts judge that a hard ceasefire is a necessity for any serious inspections. And it would have to last a long time.


Mặc dù vậy, thậm chí nếu người Syria có hợp tác, việc giữ an toàn cho hàng trăm thanh sát viên sẽ vất vả đến mức khó tin; những nỗ lực để làm điều đó sẽ cần đến hàng chục nghìn binh sĩ ngay cả trong một môi trường “không hoàn toàn tự do”. Họ có thể đến từ đâu, khi Tồng thống Mỹ cam kết không đưa quân đến địa bàn, là một điều bí ẩn. Do đó các chuyên gia nhận định rằng một lệnh ngừng bắn cứng rắn là cần thiết đối với bất kỳ cuộc thanh sát nghiêm túc nào. Và nó sẽ phải tồn tại trong một thời gian dài.


Syria’s stocks of chemical weaponry are large: French intelligence estimates talk of tens of tonnes of VX, the most lethal nerve agent, and hundreds of tonnes of both sarin, another nerve agent, and mustard gas. It may be that all the nerve agents are in “binary” systems, which work by mixing much safer chemicals together to form toxins only at the moment the weapon is used. Such weapons are safer to transport than those which are deadly from their creation, so it might be possible to move them out of the country, if there are borders which are peaceful enough to allow it and if a country with the wherewithal to dispose of the stuff is ready to take them in. But even if all the nerve agents could be removed, it seems likely that the mustard gas would have to be disposed of more or less where it is. That would require purpose-built facilities inside Syria.


Kho vũ khí hóa học của Syria rất lớn: tình báo Pháp ước tính có hàng chục tấn VX, chất độc thần kinh chết người nhất, và hàng trăm tấn cả sarin, một chất độc thần kinh khác, lẫn khí mù tạc. Có thể tất cả các chất độc thần kinh đều thuộc các hệ thống “đi đôi”, hoạt động bằng cách trộn lẫn các chất hóa học an toàn hơn nhiều để tạo ra các loại độc tố chỉ khi nào vũ khí được sử dụng. Những vũ khí như vậy an toàn hơn để vận chuyển so với những vũ khí gây chết người ngay từ khi được tạo ra, do đó có thể đưa chúng ra khỏi nước này, nếu có những đường biên giới đủ hòa bình để cho phép thực hiện điều đó và nếu có một đất nước có đủ tiền để tiêu hủy sẵn sàng nhận chúng. Nhưng ngay dù tất cả các chất độc thần kinh có thể được loại bỏ, dường như có thể khí mù tạc phải được tiêu hủy hầu như tại chỗ. Điều đó sẽ đòi hỏi phải có các cơ sở đặc thù bên trong Syria.


It would all be very costly and dauntingly, dangerously slow. Under the CWC, Japan is required to deal with chemical weapons it left in China after the second world war. The process has been going on since 1999 and is expected to cost perhaps $9 billion. And that is a smaller task, undertaken a long way from any war zone. Elsewhere, people are still working on destroying weapons made before their use was banned under the 1925 Geneva protocol: “Last time I visited Porton Down,” says an American of Britain’s chemical-weapons centre, “they were working on destroying things from the first world war.”


Tất cả sẽ rất tốn kém và chậm chạp một cách nản lòng, nguy hiểm. Theo CWC, Nhật Bản được yêu cầu phải xử lý vũ khí hóa học nước này đã để lại Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Quá trình này đã diễn ra từ năm 1999 và được cho là sẽ tốn khoảng 9 tỷ USD. Và đó là một nhiệm vụ nhỏ hơn, được thực hiện cách rất xa bất kỳ vùng chiến sự nào. Ở những nơi khác, người ta vẫn đang tiêu hủy những vũ khí được tạo ra trước khi việc sử dụng chúng bị cấm theo nghị định thư Geneva năm 1925; một người Mỹ thuộc trung tâm vũ khí hóa học của Anh nói: “Lần cuối tôi tới Porton Down, họ đang tiêu hủy những thứ từ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất”.


Learn to play it right

And what of the credibility of Mr Obama’s threat to strike if Mr Assad does not co-operate? Congress remains skittish and deeply wary of sharing the responsibility for unpopular military strikes. In his televised address, Mr Obama asked his “friends on the right” to reconcile their commitment to America’s military might with a failure to act in a clearly just cause. Addressing anti-war Democrats—some of whom have reported anger from constituents at the idea of spending any more money on foreign adventures— Mr Obama asked his “friends on the left” to realise that when Syrian children have been filmed writhing in pain on a cold hospital floor, resolutions and condemnations are not enough. Talk of a diplomatic track may move some of those friends, but not all.

Học cách làm đúng

Và liệu mối đe dọa tấn công của ông Obama nếu ông Assad không hợp tác có đáng tin cậy? Quốc hội vẫn bất kham và lo ngại sâu sắc về việc chia sẻ trách nhiệm đối với những cuộc tấn công quân sự không được lòng dân. Trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, ông Obama đã đề nghị “những người bạn cánh hữu” điều hòa giữa cam kết của họ với sức mạnh quân sự của Mỹ và việc không hành động trong một sự nghiệp chính đáng rõ ràng. Nói chuyện với những người Dân chủ phản chiến – một số trong số họ đã nói về sự giận dữ từ các cử tri với ý tưởng chi thêm tiền vào các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài – ông Obama đã đề nghị “những người bạn ở cánh tả” nhận thức rằng khi trẻ em Syria được quay cảnh quằn quại đau đớn trên sàn bệnh viện lạnh lẽo, các nghị quyết và những sự kết án là không đủ. Nói về con đường ngoại giao có thể lay động một số người bạn đó, nhưng không phải tất cả.

Mr Obama did not have to go to Congress for permission to strike Syria: he chose to do so, shocking many of his own aides, for essentially domestic political reasons. Mr Obama’s opponents in Congress were uniting behind a charge that he was flouting the constitution in declining to consult them. If he had gone ahead alone with an unpopular action, Republicans seemed certain to snipe from the sidelines. Thus he decided to force Congress to take a stand. Alas, he misjudged his ability to shift the public mood. On September 10th, before his speech, he conceded to Senate Republicans that “I’m good, but not that good,” according to Senator Mark Kirk, a Republican who backs military action.

Ông Obama không cần Quốc hội cho phép để tấn công Syria: ông đã chọn làm điều đó, khiến nhiều phụ tá của ông bị sốc, vì những lý do chính trị trong nước cơ bản. Các đối thủ của ông Obama ở Quốc hội đã tập hợp đằng sau một cáo buộc rằng ông đã coi thường hiến pháp bằng việc từ chối tham vấn họ. Nếu ông tự mình tiếp tục với một hành động không hợp lòng dân, những người Cộng hòa dường như chắc chắn công kích từ bên ngoài. Do đó ông đã quyết định buộc Quốc hội phải đưa ra lập trường. Ông đã đánh giá sai khả năng của mình thay đổi tâm trạng của công chúng. Theo Thượng nghị sĩ Mark Kirk, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ hành động quân sự, ngày 10/9, trước khi có bài phát biểu của mình, ông Obama thừa nhận trước các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng “Tôi ổn, nhưng không ổn đến mức đó”.


The president could have used his televised address to increase his control over the uncertain, Russian-led diplomatic track by spelling out what, by when, would constitute a satisfactory Syrian response. He could have asked Congress to pass a new resolution supporting his timetable and demands, and backing it with a credible threat of force. But he merely told Congress to postpone any votes to authorise force “while we pursue this diplomatic path”, before reaffirming, in closing, that through this diplomacy and, if necessary, force, America could still do some good.


Tổng thống có thể đã sử dụng bài phát biểu trên truyền hình của mình để gia tăng sự kiểm soát của ông đối với con đường ngoại giao không chắc chắn, do Nga dẫn dắt bằng cách giải thích rõ ràng điều gì, và vào lúc nào, sẽ tạo thành một phản ứng thỏa đáng của Syria. Ông đã có thể đề nghị Quốc hội thông qua một nghị quyết ủng hộ thời gian biểu và những yêu cầu của ông, và hỗ trợ nó bằng một sự đe dọa sử dụng vũ lực đáng tin cậy. Nhưng ông đơn thuần chỉ nói với Quốc hội hoãn bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào nhằm cho phép sử dụng vũ lực “trong khi chúng ta theo đuổi con đường ngoại giao này”, trước khi xác nhận lại, trong phần kết, rằng thông qua biện pháp ngoại giao và nếu cần thiết, vũ lực, Mỹ có thể vẫn làm điều có lợi nào đó.


So Mr Obama has been left sounding like a commentator on his own policy. By seeming to slow any hint of a rush to war, the diplomatic gambit may make it easier to get some sort of motion through the Senate. A bipartisan group of senators is putting together something along those lines. In the long run, though, this diplomatic turn looks like doing little to punish Syria’s use of chemical weapons—it can only succeed if Mr Assad acquiesces in forsaking them—and hardly looks like a deterrent to anyone elsewhere wanting to build a stockpile. It may be the least bad option. That doesn’t make it a cause for hope.
Do đó ông Obama nghe như một nhà bình luận chính chính sách của mình. Bằng việc tỏ ra làm chậm lại bất kỳ dấu hiệu vội vã lao vào chiến tranh nào, nước cờ đầu ngoại giao có thể khiến việc đạt được một kiểu hành động nào đó thông qua Thượng viện dễ dàng hơn. Một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang tập hợp một điều gì đó theo đường hướng này. Tuy nhiên, trong dài hạn, bước ngoặt ngoại giao này tỏ ra giống như việc hầu như không làm gì để trừng phạt việc Syria sử dụng vũ khí hóa học — điều đó có thể chỉ thành công nếu ông Assad đồng ý từ bỏ chúng – và khó có thể giống như một sự răn đe bất kỳ ai ở những nơi khác muốn xây dựng một kho dự trữ vũ khí. Đó có thể là lựa chọn ít tồi tệ nhất. Điều đó không khiến nó trở thành một lý do để hy vọng.





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn