MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 21, 2013

General comment on Freedom of opinion and expression Bình luận về tự do quan điểm và biểu đạt

General comment on Freedom of opinion and expression
Bình luận về tự do quan điểm và biểu đạt



Tôi không không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi xim đem tính mạng ra để bảo vệ quyền được nói của anh – VOLTAIRE

Human Rights Committee,
102nd session,
Geneva, 11-29 July 2011

ỦY BAN NHÂN QUYỀN
Phiên họp 102
Geneva, 11-29/10/2010

General comment No. 34
Bình luận chung số 34

Article 19 ICCPR: Freedom of opinion and expression

Điều 19 ICCPR: Tự do quan điểm và biểu đạt
ARTICLE 19
ĐIỀU 19
General remarks

1. This general comment replaces general comment No. 10 (nineteenth session).

2. Freedom of opinion and freedom of expression are indispensable conditions for the full development of the person. They are essential for any society[1]. They constitute the foundation stone for every free and democratic society. The two freedoms are closely related, with freedom of expression providing the vehicle for the exchange and development of opinions.

Nhận xét chung

1.Bình luận chung này thay thế Bình luận chung số 10 (phiên họp thứ 19).
2. Tự do quan điểm và tự do biểu đạt là những điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển đầy đủ của con người. Bất kỳ xã hội nào cũng cần có tự do quan điểm và tự do biểu đạt.[1] Chúng tạo thành nền tảng cho mọi xã hội tự do và dân chủ. Hai quyền tự do này có liên quan chặt chẽ, trong đó tự do biểu đạt là phương tiện cho việc trao đổi và phát triển các quan điểm.


3. Freedom of expression is a necessary condition for the realisation of the principles of transparency and accountability that are, in turn, essential for the promotion and protection of human rights.


3. Tự do biểu đạt là điều kiện cần cho việc hiện thực hóa các nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình, đến lượt mình, chúng lại cần thiết cho việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

4. Among the other articles that contain guarantees for freedom of opinion and/or expression, are articles 18, 17, 25 and 27. The freedoms of opinion and expression form a basis for the full enjoyment of a wide range of other human rights. For instance, freedom of expression is integral to the enjoyment of the rights to freedom of assembly and association, and the exercise of the right to vote.

Trong số các điều khoản bao hàm việc đảm bảo tự do quan điểm và/ hoặc tự do biểu đạt, có các điều 18, 17, 25 và 27. Tự do quan điểm và tự do biểu đạt tạo lập nền tảng cho việc thụ hưởng một cách đầy đủ nhiều quyền con người khác. Ví dụ, tự do biểu đạt là thành tố của việc thụ hưởng các quyền tự do hội họp và tự do lập hội và bảo vệ quyền bầu cử.




5. Taking account of the specific terms of article 19, paragraph 1, as well as the relationship of opinion and thought (article 18), a reservation to paragraph 1 would be incompatible with the object and purpose of the Covenant[2]. Furthermore, although freedom of opinion is not listed among those rights that may not be derogated from pursuant to the provisions of article 4 of the Covenant, it is recalled that, “in those provisions of the Covenant that are not listed in article 4, paragraph 2, there are elements that in the Committees opinion cannot be made subject to lawful derogation under article 4”[3]. Freedom of opinion is one such element, since it can never become necessary to derogate from it during a state of emergency.[4]


4. Xem xét đến những khái niệm cụ thể của khoản 1, Điều 19 cũng như mối quan hệ giữa quan điểm và tư tưởng (Điều 18), việc bảo lưu khoản 1 là không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước.[2] Thêm nữa, mặc dù tự do quan điểm không được nêu ra trong số các quyền không thể đình chỉ như trong Điều 4 của Công ước, cần nhắc lại rằng, “trong những điều khoản của Công ước không được nhắc đến trong khoản 2, Điều 4, có những yếu tố mà theo quan điểm của Ủy ban là không thể phải chịu sự đình chỉ hợp pháp theo Điều 4”.[3] Tự do quan điểm là một yếu tố như vậy, vì không bao giờ có thể cần thiết phải đình chỉ tự do quan điểm ngay cả trong tình trạng khẩn cấp.[4]

6. Taking account of the relationship of freedom of expression to the other rights in the Covenant, while reservations to particular elements of article 19, paragraph 2 may be acceptable, a general reservation to the rights set out in paragraph 2 would be incompatible with the object and purpose of the Covenant. [5]

6. Xem xét đến mối quan hệ giữa tự do biểu đạt và các quyền khác trong Công ước, trong khi việc bảo lưu với những yếu tố cụ thể của khoản 2, Điều 19 có thể được chấp nhận, một bảo lưu chung với các quyền đưa ra trong khoản 2 sẽ là không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước.[5]



7. The obligation to respect freedoms of opinion and expression is binding on every State party as a whole. All branches of the State (executive, legislative and judicial) and other public or governmental authorities, at whatever level - national, regional or local - are in a position to engage the responsibility of the State party.[6] Such responsibility may also be incurred by a State party under some circumstances in respect of acts of semi-State entities.[7] The obligation also requires States parties to ensure that persons are protected from any acts of private persons or entities that would impair the enjoyment of the freedoms of opinion and expression to the extent that these Covenant rights are amenable to application between private persons or entities. [8]

7. Nghĩa vụ tôn trọng tự do quan điểm và tự do biểu đạt là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi Quốc gia thành viên như một chỉnh thể. Tất cả mọi nhánh quyền lực nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp) và các cơ quan công quyền và tổ chức của chính phủ, dù ở cấp độ nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của Quốc gia thành viên.[6] Các trách nhiệm đó cũng có thể phát sinh với một Quốc gia thành viên trong một số trường hợp nhất định liên quan đến các chủ thể có tư cách bán nhà nước.[7] Nghĩa vụ này cũng yêu cầu các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng mọi người được bảo vệ khỏi bất kỳ hành vi nào của cá nhân hay pháp nhân thuộc khu vực tư có thể ảnh hưởng xấu đến việc thụ hưởng các quyền tự do quan điểm và tự do biểu đạt đến mức độ những quyền theo Công ước này dễ bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng của các cá nhân hoặc pháp nhân thuộc khu vực tư.[8]




8. States parties are required to ensure that the rights contained in article 19 of the Covenant are given effect to in the domestic law of the State, in a manner consistent with the guidance provided by the Committee in its general comment No. 31 on the nature of the general legal obligation imposed on States parties to the Covenant It is recalled that States parties should provide the Committee, in accordance with reports submitted pursuant to article 40, with the relevant domestic legal rules, administrative practices and judicial decisions, as well as relevant policy level and other sectorial practices relating to the rights protected by article 19, taking into account the issues discussed in the present general comment. They should also include information on remedies available if those rights are violated.

8. Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các quyền trong Điều 19 của Công ước có hiệu lực trong hệ thống nội luật của quốc gia, và có tinh thần nhất quán với những chỉ dẫn của Ủy ban trong Bình luận chung số 31 về bản chất của các nghĩa vụ pháp lý chung đối với Nước thành viên Công ước. Nhắc lại rằng các Quốc gia thành viên phải cung cấp cho Ủy ban, trong các báo cáo theo Điều 49, những quy tắc trong nội luật, các thủ tục hành chính và quyết định tư pháp, cũng như các chính sách liên quan và các thực tiễn bởi các ngành khác nhau liên quan đến các quyền được bảo vệ theo Điều 19, bao gồm các vấn đề được thảo luận trong bình luận chung này. Nội dung báo cáo cũng phải có thông tin về các biện pháp khắc phục sẵn có nếu những quyền này bị vi phạm.




Freedom of opinion

9. Paragraph 1 of article 19 requires protection of the right to hold opinions without interference. This is a right to which the Covenant permits no exception or restriction. Freedom of opinion extends to the right to change an opinion whenever and for whatever reason a person so freely chooses. No person may be subject to the impairment of any rights under the Covenant on the basis of his or her actual, perceived or supposed opinions. All forms of opinion are protected, including opinions of a political, scientific, historic, moral or religious nature. It is incompatible with paragraph 1 to criminalise the holding of an opinion.[9] The harassment, intimidation or stigmatisation of a person, including arrest, detention, trial or imprisonment for reasons of the opinions they may hold, constitutes a violation of article 19, paragraph 1.[10]

Tự do quan điểm

9. Khoản 1, Điều 19 yêu cầu bảo vệ quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Đây là một quyền mà Công ước không cho phép có ngoại lệ hay hạn chế. Tự do quan điểm còn bao gồm quyền của một người được tự do lựa chọn thay đổi quan điểm bất cứ khi nào và vì bất cứ lý do gì. Không ai có thể bị hạn chế bất kỳ quyền nào trong Công ước do quan điểm của mình, dù đó là quan điểm thực tế, quan điểm được ghi nhận hoặc suy đoán là của người đó. Mọi hình thức quan điểm đều được bảo vệ, bao gồm các quan điểm có bản chất chính trị, khoa học, lịch sử, đạo đức hay tự nhiên. Hình sự hóa việc duy trì một quan điểm là không phù hợp với khoản 1.[9]  Sách nhiễu, đe dọa hay kỳ thị một người, bao gồm việc bắt, giam giữ, truy tố hay bỏ tù một người vì những lý do những quan điểm họ có thể có là vi phạm khoản 1, Điều 19.[10] 


10. Any form of effort to coerce the holding or not holding of any opinion is prohibited.[11] Freedom to express one’s opinion necessarily includes freedom not to express one’ s opinion.

10. Cấm bất kỳ nỗ lực nào nhằm cưỡng bức việc giữ hay không giữ bất kỳ quan điểm nào.[11] Tự do biểu đạt quan điểm của một người cũng cần phải bao gồm tự do không biểu đạt quan điểm của một người.



Freedom of expression

11. Paragraph 2 requires States parties to guarantee the right to freedom of expression, including the right to seek, receive and impart information and ideas of all kinds regardless of frontiers. This right includes the expression and receipt of communications of every form of idea and opinion capable of transmission to others, subject to the provisions in article 19, paragraph 3, and article 20.[12] It includes political discourse,[13] commentary on one’s own[14] and on public affairs,[15] canvassing,[16] discussion of human rights,[17] journalism,[18] cultural and artistic expression,[19] teaching,[20] and religious discourse.[21] It may also include commercial advertising. The scope of paragraph 2 embraces even expression that may be regarded as deeply offensive,[22] although such expression may be restricted in accordance with the provisions of article 19, paragraph 3 and article 20.


Tự do biểu đạt

11. Khoản 2 yêu cầu Quốc gia thành viên phải đảm bảo quyền tự do biểu đạt, bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi loại thông tin và ý tưởng bất kể biên giới. Quyền này bao gồm việc biểu đạt và tiếp nhận những thông điệp về ý tưởng và quan điểm dưới mọi hình thức có thể truyền đạt đến người khác, theo quy định trong khoản 3, Điều 19 và Điều 20.[12] Quyền này bao gồm các tranh luận chính trị,[13] bình luận về một người[14] và về các vấn đề chung,[15] vận động,[16] thảo luận về nhân quyền,[17] báo chí,[18] các biểu đạt văn hóa và nghệ thuật,[19] dạy học,[20] và tranh luận tôn giáo.[21] Quyền này cũng có thể bao gồm các quảng cáo thương mại. Phạm vi của khoản 2 bao gồm cả các biểu đạt có thể được xem là gây xúc phạm,[22] mặc dù những biểu đạt này có thể bị hạn chế theo quy định của khoản 3, Điều 19 và Điều 20.


12. Paragraph 2 protects all forms of expression and the means of their dissemination. Such forms include spoken, written and sign language and such non-verbal expression as images and objects of art.[23] Means of expression include books, newspapers, [24] pamphlets,[25] posters, banners, [26]  dress and legal submissions. [27]  They include all forms of audio-visual as well as electronic and internet-based modes of expression.

12. Khoản 2 bảo vệ mọi hình thức biểu đạt và hình thức truyền bá các biểu đạt đó. Những hình thức này bao gồm dạng nói, viết hay ngôn ngữ ký hiệu và cả các biểu đạt không lời như bằng hình hay vật thể nghệ thuật.[23] Các phương tiện biểu đạt bao gồm sách, báo,[24] tờ rơi,[25] áp-phích, biểu ngữ,[26] trang phục và các đơn từ pháp lý. [27]  Các phương tiện ấy bao gồm mọi hình thức âm thanh – hình ảnh cũng như các dạng biểu đạt bằng điện tử và qua internet.

Freedom of expression and the media

13. A free, uncensored and unhindered press or other media is essential in any society to ensure freedom of opinion and expression and the enjoyment of other Covenant rights. It constitutes one of the cornerstones of a democratic society. [28]  The Covenant embraces a right whereby the media may receive information on the basis of which it can carry out its function. [29] The free communication of information and ideas about public and political issues between citizens, candidates and elected representatives is essential. This implies a free press and other media able to comment on public issues without censorship or restraint and to inform public opinion.[30] The public also has a corresponding right to receive media output.[31]


Tự do biểu đạt và truyền thông

13. Một nền báo chí hay truyền thông tự do, không bị kiểm duyệt và không bị cản trở là cần thiết trong bất kỳ xã hội nào để đảm bảo tự do quan điểm và tự do biểu đạt và thụ hưởng các quyền khác theo Công ước. Đó là một trong các trụ cột của một xã hội dân chủ.[28] Công ước bao hàm một quyền mà với quyền ấy truyền thông có thể tiếp nhận thông tin để từ đó có thể thực hiện chức năng của mình.[29] Tự do truyền bá thông tin và các ý tưởng về các vấn đề xã hội và chính trị giữa những công dân, các ứng cử viên và đại biểu dân cử là cần thiết. Điều này có nghĩa là một tờ báo hay một phương tiện truyền thông có thể bình luận về một vấn đề xã hội mà không bị kiểm duyệt hay hạn chế và để thông tin quan điểm của công chúng. [30] Gắn với điều đó, công chúng cũng có một quyền tương ứng tiếp nhận các sản phẩm truyền thông.[31]



14. As a means to protect the rights of media users, including members of ethnic and linguistic minorities, to receive a wide range of information and ideas, States parties should take particular care to encourage an independent and diverse media.

14. Là một phương tiện bảo vệ các quyền của người sử dụng truyền thông, bao gồm những người thiểu số về dân tộc và ngôn ngữ, được tiếp nhận rộng rãi các loại thông tin và ý tưởng, các Quốc gia thành viên phải đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích một nền truyền thông độc lập và đa dạng.

15. States parties should take account of the extent to which developments in information and communication technologies, such as internet and mobile based electronic information dissemination systems, have substantially changed communication practices around the world.  There is now a global network to exchange ideas and opinions that does not necessarily rely on the traditional mass media intermediaries.  States parties should take all necessary steps to foster the independence of these new media and to ensure access of individuals thereto.

15. Quốc gia thành viên cần cân nhắc đến mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đã làm thay đổi đáng kể các hành vi thông tin trên toàn thế giới, như các hệ thống truyền thông dựa vào internet và điện thoại di động,. Ngày nay có cả một mạng lưới toàn cầu để trao đổi thông tin và quan điểm mà không nhất thiết phải dựa vào những hình thức truyền thông đại chúng truyền thống. Quốc gia thành viên phải tiến hành những bước cần thiết để thúc đẩy tính độc lập của những phương tiện truyền thông mới này và để đảm bảo các cá nhân có thể tiếp cận được với những phương tiện ấy.


16. States parties should ensure that public broadcasting services operate in an independent manner.[32] In this regard, States parties should guarantee their independence and editorial freedom. They should provide funding in a manner that does not undermine their independence.


16. Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các phương tiện phát thanh truyền hình công vận hành một cách độc lập.[32] Theo đó, Quốc gia thành viên phải đảm bảo tính độc lập và tự do biên tập của những phương tiện ấy. Quốc gia thành viên phải cấp ngân sách theo cách thức không làm ảnh hưởng đến tính độc lập của các phương tiện này.




17. Issues concerning the media are discussed further in the section of this general comment that addresses restrictions on freedom of expression.


17. Các vấn đề khác về truyền thông được thảo luận trong phần sau của Bình luận chung này về những hạn chế đối với tự do biểu đạt.


Right of Access to information

18. Article 19, paragraph 2 embraces a right of access to information held by public bodies. Such information includes records held by a public body, regardless of the form in which the information is stored, its source and the date of production. Public bodies are as indicated in paragraph 7 of this General Comment. The designation of such bodies may also include other entities when such entities are carrying out public functions. As has already been noted, taken together with article 25 of the Covenant, the right of access to information includes a right whereby the media has access to information on public affairs[33] and the right of the general public to receive media output.[34] Elements of the right of access to information are also addressed elsewhere in the Covenant. As the Committee observed in its general comment No. 16, regarding article 17 of the Covenant, every individual should have the right to ascertain in an intelligible form, whether, and if so, what personal data is stored in automatic data files, and for what purposes. Every individual should also be able to ascertain which public authorities or private individuals or bodies control or may control their files. If such files contain incorrect personal data or have been collected or processed contrary to the provisions of the law, every individual should have the right to have his or her records rectified. Pursuant to article 10 of the Covenant, a prisoner does not lose the entitlement to access to his medical records.[35] The Committee, in general comment No. 32 on article 14, set out the various entitlements to information that are held by those accused of a criminal offence.[36] Pursuant to the provisions of article 2, persons should be in receipt of information regarding their Covenant rights in general.[37] Under article 27, a State party’s decision- making that may substantively compromise the way of life and culture of a minority group should be undertaken in a process of information-sharing and consultation with affected communities.[38]


Quyền tiếp cận thông tin

18. Khoản 2, Điều 19 bao hàm một quyền tiếp cận thông tin mà các cơ quan công quyền nắm giữ. Các thông tin ấy bao gồm các dạng hồ sơ do một cơ quan công quyền nắm giữ, bất kể hình thức lưu trữ, nguồn tin và ngày xác lập. Các cơ quan công quyền là các cơ quan được nêu tại trong đoạn 7 của Bình luận chung này. Những cơ quan ấy có thể cũng bao gồm các pháp nhân đang thực hiện chức năng công. Như đã lưu ý, cũng theo Điều 25 của Công ước, quyền tiếp cận thông tin bao gồm một quyền mà với quyền ấy truyền thông được tiếp cận thông tin về các vấn đề công[33] và quyền của công chúng nói chung được tiếp nhận sản phẩm truyền thông.[34] Các yếu tố của quyền tiếp cận thông tin cũng được đề cập trong các phần khác của Công ước. Như Ủy ban đã đưa ra Bình luận chung số 16 về Điều 17 của Công ước, mỗi cá nhân có quyền xác định qua một hình thức dễ hiểu xem rằng những dữ liệu cá nhân nào được lưu trữ dưới dạng các tập dữ liệu tự động và vì mục đích gì. Mỗi cá nhân cũng phải có thể xác định cơ quan công quyền hay cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát hoặc có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình. Nếu những tập số liệu đó bao gồm các dữ liệu cá nhân không đúng hoặc đã được thu thập hay xử lý không theo quy định của pháp luật, mọi cá nhân đều phải có quyền yêu cầu điều chỉnh dữ liệu của mình. Theo Điều 10 của Công ước, một người tù không mất đi quyền tiếp cận thông tin y tế của mình.[35] Ủy ban, trong Bình luận chung số 32 về Điều 14, đã đưa ra nhiều quyền về thông tin đối với những người bị buộc tội hình sự.[36] Theo quy định của Điều 2, con người phải được nhận thông tin về các quyền theo Công ước nói chung.[37] Theo Điều 27, một quyết định của một Quốc gia thành viên mà kết quả có thể là phải hy sinh lối sống và văn hóa của một nhóm thiểu số thì việc ra quyết định phải được tiến hành theo tiến trình chia sẻ thông tin và tham vấn với những cộng đồng bị ảnh hưởng.[38]


19. To give effect to the right of access to information, States parties should proactively put in the public domain Government information of public interest. States parties should make every effort to ensure easy, prompt, effective and practical access to such information. States parties should also enact the necessary procedures, whereby one may gain access to information, such as by means of freedom of information legislation.[39] The procedures should provide for the timely processing of requests for information according to clear rules that are compatible with the Covenant. Fees for requests for information should not be such as to constitute an unreasonable impediment to access to information. Authorities should provide reasons for any refusal to provide access to information. Arrangements should be put in place for appeals from refusals to provide access to information as well as in cases of failures to respond to requests.


19. Để quyền tiếp cận thông tin có hiệu lực, Quốc gia thành viên phải chủ động đưa ra công chúng những thông tin nhà nước vì lợi ích công. Quốc gia thành viên phải bằng mọi nỗ lực để đảm bảo tiếp cận những thông tin này được dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và thực tiễn. Quốc gia thành viên cũng phải xây dựng những thủ tục cần thiết để một người có thể tiếp cận được thông tin, ví dụ như bằng các biện pháp lập pháp về tự do thông tin.[39] Những thủ tục ấy phải tạo điều kiện xử lý nhanh chóng các yêu cầu thông tin theo những nguyên tắc rõ ràng và phù hợp với Công ước. Chi phí yêu cầu thông tin không được trở thành rào cản phi lý trong tiếp cận thông tin. Cơ quan chức năng phải đưa ra lý do cho bất kỳ việc từ chối cung cấp tiếp cận thông tin nào. Phải có cơ chế để khiếu nại việc từ chối tiếp cận thông tin cũng như các trường hợp không thực hiện việc phản hồi yêu cầu tiếp cận thông tin.



Freedom of expression and political rights

20. The Committee, in general comment No. 25 on participation in public affairs and the right to vote, elaborated on the importance of freedom of expression for the conduct of public affairs and the effective exercise of the right to vote. The free communication of information and ideas about public and political issues between citizens, candidates and elected representatives is essential. This implies a free press and other media able to comment on public issues and to inform public opinion without censorship or restraint.[40] The attention of States parties is drawn to the guidance that general comment No. 25 provides with regard to the promotion and the protection of freedom of expression in that context.


Tự do biểu đạt và các quyền chính trị

20. Ủy ban, trong Bình luận chung số 25 về sự tham gia vào các hoạt động xã hội và quyền bầu cử, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do biểu đạt trong thực hành các hoạt động xã hội và việc thực thi hiệu quả quyền bầu cử. Tự do truyền bá thông tin và ý tưởng về các vấn đề công cộng và vấn đề chính trị giữa các công dân, các ứng cử viên và đại biểu dân cử là cần thiết. Điều này có nghĩa là báo chí hay phương tiện truyền thông khác có thể bình luận về một vấn đề công cộng và để thông tin về quan điểm của công chúng mà không có kiểm duyệt hay hạn chế.[40] Quốc gia thành viên cần chú ý đến những chỉ dẫn trong bình luận chung số 25 về việc thúc đẩy và bảo vệ tự do biểu đạt trong bối cảnh này.


The application of article 19 (3)

21. Paragraph 3 expressly states that the exercise of the right to freedom of expression carries with it special duties and responsibilities. For this reason two limitative areas of restrictions on the right are permitted which may relate either to respect of the rights or reputations of others or to the protection of national security or of public order (ordre public), or of public health or morals. However, when a State party imposes restrictions on the exercise of freedom of expression, these may not put in jeopardy the right itself. The Committee recalls that the relation between right and restriction and between norm and exception must not be reversed.[41] The Committee also recalls the provisions of article 5, paragraph 1 of the Covenant according to which “nothing in the present Covenant may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms recognized herein or at their limitation to a greater extent than is provided for in the present Covenant”.


Việc áp dụng Điều 19 (3)

21. Khoản 3 thể hiện rõ ràng rằng việc thực thi quyền tự do biểu đạt đi kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì lý do này, được phép có hai lĩnh vực để hạn chế quyền này, chúng có thể liên quan đến việc tôn trọng các quyền hay uy tín của người khác hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công (ordre public) hay vì sức khỏe hoặc đạo đức công chúng. Tuy nhiên, khi Quốc gia thành viên đặt ra những hạn chế với việc thực hành quyền tự do biểu đạt, các biện pháp hạn chế này không được làm ảnh hưởng đến bản chất của quyền. Ủy ban nhắc lại rằng không được lẫn lộn về quan hệ giữa quyền và hạn chế với quan hệ giữa quy phạm với ngoại lệ.[41] Ủy ban cũng nhắc lại quy phạm của khoản 1, Điều 5 của Công ước, theo đó “không nội dung nào trong Công ước này có thể được diễn giải để bất kỳ Nhà nước, nhóm hay người nào có bất kể quyền gì để tham gia vào bất kỳ hành động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào đã được ghi nhận trong Công ước hay hạn chế những quyền và tự do ấy ở một phạm vi rộng hơn những hạn chế được cho phép trong Công ước này”.

22. Paragraph 3 lays down specific conditions and it is only subject to these conditions that restrictions may be imposed: the restrictions must be “provided by law”; they may only be imposed for one of the grounds set out in subparagraphs (a) and (b) of paragraph 3; and they must conform to the strict tests of necessity and proportionality.[42] Restrictions are not allowed on grounds not specified in paragraph 3, even if such grounds would justify restrictions to other rights protected in the Covenant. Restrictions must be applied only for those purposes for which they were prescribed and must be directly related to the specific need on which they are predicated.[43]

22. Khoản 3 đặt ra những điều kiện cụ thể và chỉ dưới những điều kiện này mới có thể áp dụng các hạn chế: các hạn chế này phải “được luật pháp quy định”; chỉ được áp dụng các hạn chế dựa trên những lý do đưa ra trong mục (a) và (b) của khoản 3; và những hạn chế này phải tuân thủ những kiểm chứng nghiêm ngặt về tính cần thiết và mức độ tương xứng.[42]  Không được đưa ra những hạn chế với những lý do không nằm trong khoản 3, ngay cả nếu những lý do này có thể phù hợp để áp dụng hạn chế những quyền khác trong Công ước. Những hạn chế này chỉ được áp dụng với những mục đích mà vì những mục đích ấy những hạn chế này được đặt ra, và phải trực tiếp liên quan đến nhu cầu cụ thể mà những hạn chế này được định liệu.[43]



23. States Parties should put in place effective measures to protect against attacks aimed at silencing those exercising their right to freedom of expression. Paragraph 3 may never be invoked as a justification for the muzzling of any advocacy of multi-party democracy, democratic tenets and human rights.[44] Nor, under any circumstances, can an attack on a person, because of the exercise of his or her freedom of opinion or expression, including such forms of attack as arbitrary arrest, torture, threats to life and killing, be compatible with article 19.[45] Journalists are frequently subjected to such threats, intimidation and attacks because of their activities.[46] So too are persons who engage in the gathering and analysis of information on the human rights situation and who publish human rights-related reports, including judges and lawyers.[47] All such attacks should be vigorously investigated in a timely fashion, and the perpetrators prosecuted,[48] and the victims, or, in the case of killings, their representatives, be in receipt of appropriate forms of redress.[49]


23. Quốc gia thành viên phải đặt ra những biện pháp hiệu quả để bảo vệ chống lại những tấn công nhằm làm im tiếng những ai đang thực thi quyền tự do biểu đạt của mình. Khoản 3 không bao giờ được đưa ra làm căn cứ để bịt miệng bất kỳ việc vận động cho nền dân chủ đa đảng, các nguyên tắc dân chủ và các quyền con người.[44] Cũng không dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, việc tấn công một người, vì việc thực hành quyền tự do quan điểm hay biểu đạt của người ấy, bao gồm các hình thức tấn công như bắt giữ trái luật, tra tân, đe dọa mạng sống và sát hại, có thể coi là phù hợp với Điều 19.[45] Các nhà báo thường là đối tượng của những nguy cơ này, bị đe dọa, và bị tấn công vì hoạt động của họ.[46] Tương tự với những người tham gia vào việc thu thập và phân tích thông tin về tình hình nhân quyền và những người công bố các báo cáo liên quan đến nhân quyền, bao gồm các thẩm phán và luật gia.[47] Những tấn công này phải được điều tra triệt để một cách nhanh chóng, và người tấn công phải bị truy tố,[48]  và các nạn nhân, hay, trong trường hợp bị sát hại thì là đại diện của họ, phải nhận được các hình thức bồi hoàn thích đáng.[49]

24. Restrictions must be provided by law. Law may include laws of parliamentary privilege[50] and laws of contempt of court.[51] Since any restriction on freedom of expression constitutes a serious curtailment of human rights, it is not compatible with the Covenant for a restriction to be enshrined in traditional, religious or other such customary law.[52]


24. Các hạn chế phải do luật quy định. Luật có thể bao gồm luật về đặc quyền nghị viện[50]  và luật về khinh miệt tòa án.[51] Vì bất kỳ một hạn chế nào với tự do biểu đạt đều tạo nên một sự ảnh hưởng xấu đến nhân quyền, một hạn chế đưa ra theo các lý do truyền thống, tôn giáo hay các luật tục đều không phù hợp với Công ước.[52]


25. For purposes of paragraph 3, a norm, to be characterised as a “law”, must be formulated with sufficient precision to enable an individual to regulate his or her conduct accordingly[53] and it must be made accessible to the public. A law may not confer unfettered discretion for the restriction of freedom of expression on those charged with its execution.[54] Laws must provide sufficient guidance to those charged with their execution to enable them to ascertain what sorts of expression are properly restricted and what sorts are not.

25. Vì mục đích nêu trong khoản 3, một quy phạm để được coi là một “luật” phải được xác lập với độ chính xác thích đáng để căn cứ vào đó cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình[53] và phải được đưa ra để công chúng có thể tiếp cận. Một luật không thể trao thẩm quyền quyết định giới hạn tự do biểu đạt cho chính chủ thể có nhiệm vụ thi hành nó.[54] Các luật phải đưa ra hướng dẫn phù hợp để những người thừa hành có thể hiểu biết rõ những loại biểu đạt nào bị hạn chế và những loại biểu đạt nào không bị hạn chế.




26. Laws restricting the rights enumerated in article 19, paragraph 2, including the laws referred to in paragraph 24, must not only comply with the strict requirements of article 19, paragraph 3 of the Covenant but must also themselves be compatible with the provisions, aims and objectives of the Covenant.[55] Laws must not violate the non-discrimination provisions of the Covenant. Laws must not provide for penalties that are incompatible with the Covenant, such as corporal punishment.[56]


26. Các luật hạn chế những quyền theo khoản 2, Điều 19, bao gồm các luật nêu trong đoạn 24, không những phải tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ của khoản 3, Điều 19 mà còn phải phù hợp với những điều khoản và mục đích của Công ước.[55] Các luật không được vi phạm điều khoản không biệt đối xử của Công ước. Các luật không được đưa ra những hình phạt không phù hợp với Công ước, ví dụ như trừng phạt thân thể.[56]


27. It is for the State party to demonstrate the legal basis for any restrictions imposed on freedom of expression.[57] If, with regard to a particular State party, the Committee has to consider whether a particular restriction is imposed by law, the State party should provide details of the law and of actions that fall within the scope of the law.[58]


27. Quốc gia thành viên phải chứng minh cơ sở pháp lý để đưa ra bất kỳ biện pháp nào hạn chế tự do biểu đạt.[57] Nếu, liên quan đến một Quốc gia thành viên cụ thể, Ủy ban phải xem xét liệu một biện pháp cụ thể có thể được áp dụng theo luật, Quốc gia thành viên đó phải cung cấp thông tin chi tiết về luật ấy và về các hành động nằm trong phạm vi của luật ấy.[58]


28. The first of the legitimate grounds for restriction listed in paragraph 3 is that of respect for the rights or reputations of others. The term “rights” includes human rights as recognised in the Covenant and more generally in international human rights law. For example, it may be legitimate to restrict freedom of expression in order to protect the right to vote under article 25, as well as rights under article 17 (See para. 37).[59] Such restrictions must be constructed with care: while it may be permissible to protect voters from forms of expression that constitute intimidation or coercion, such restrictions must not impede political debate, including, for example, calls for the boycotting of a non-compulsory vote.[60] The term “others” relates to other persons individually or as members of a community.[61] Thus, it may, for instance, refer to individual members of a community defined by its religious faith[62] or ethnicity.[63]

28. Lý do chính đáng đầu tiên để đưa ra biện pháp hạn chế nêu trong khoản 3 là để tôn trọng các quyền hay uy tín của người khác. Thuật ngữ “các quyền” bao gồm các quyền con người ghi nhận trong Công ước và nhìn chung trong luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ, hạn chế tự do biểu đạt nhằm bảo vệ quyền bầu cử theo Điều 25 hoặc các quyền theo Điều 17 (xem đoạn 37) là chính đáng.[59] Những biện pháp hạn chế này phải được xây dựng một cách cẩn trọng: trong khi được phép hạn chế để bảo vệ người đi bỏ phiếu khỏi những hình thức biểu đạt tạo ra sự đe dọa hoặc cưỡng ép, những biện pháp hạn chế không được làm ảnh hưởng đến những tranh luận chính trị, ví dụ, kêu gọi tẩy chay một cuộc bầu cử không bắt buộc.[60] Thuật ngữ “người khác” có thể liên quan đến những cá nhân người hoặc những thành viên của một cộng đồng.[61] Tuy vậy, nó có thể, ví dụ, chỉ những thành viên cá thể của một cộng đồng được xác định bằng niềm tin tôn giáo[62] hay sắc tộc.[63]

29. The second legitimate ground is that of protection of national security or of public order (ordre public), or of public health or morals.

29. Lý do chính đáng thứ hai là bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công (ordre public), hay sức khỏe hoặc đạo đức công cộng.




30. Extreme care must be taken by States parties to ensure that treason laws[64] and similar provisions relating to national security, whether described as official secrets or sedition laws or otherwise, are crafted and applied in a manner that conforms to the strict requirements of paragraph 3. It is not compatible with paragraph 3, for instance, to invoke such laws to suppress or withhold from the public information of legitimate public interest that does not harm national security or to prosecute journalists, researchers, environmental activists, human rights defenders, or others, for having disseminated such information.[65] Nor is it generally appropriate to include in the remit of such laws such categories of information as those relating to the commercial sector, banking and scientific progress.[66] The Committee has found in one case that a restriction on the issuing of a statement in support of a labour dispute, including for the convening of a national strike, was not permissible on the grounds of national security.[67]


30. Quốc gia thành viên phải tuyệt đối cẩn trọng để đảm bảo rằng luật về tội phản bội tổ quốc[64] và những quy định tương tự liên quan đến an ninh quốc gia, dù được gọi tên là luật về bí mật nhà nước hay về lật đổ chính quyền hay bất kỳ hình thức nào, phải được xây dựng và áp dụng theo cách thức tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ của khoản 3. Sẽ không phù hợp với khoản 3 nếu, ví dụ, dung những luật này để trấn áp hay bưng bít những thông tin chung liên quan đến công ích mà không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hay truy bức các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động môi trường, những người bảo vệ nhân quyền, hay những người khác vì truyền bá những thông tin đó.[65] Hay nhìn chung sẽ là không phù hợp nếu đưa vào những luật này những thông tin liên quan đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng hay tiến bộ khoa học.[66] Ủy ban đã kết luận trong một trường hợp việc hạn chế ban hành một tuyên bố ủng hộ trong một tranh chấp lao động, bao gồm việc chủ trì một cuộc đình công quốc gia, với lý do an ninh quốc gia, là không chấp nhận được.[67]


31. On the basis of maintenance of public order (ordre public) it may, for instance, be permissible in certain circumstances to regulate speech-making in a particular public place.[68] Contempt of court proceedings relating to forms of expression may be tested against the public order (ordre public) ground. In order to comply with paragraph 3, such proceedings and the penalty imposed must be shown to be warranted in the exercise of a courts power to maintain orderly proceedings.[69] Such proceedings should not in any way be used to restrict the legitimate exercise of defence rights.


31. Trên cơ sở duy trì trật tự công (ordre public), có thể, ví dụ, được phép trong những hoàn cảnh nhất định, hạn chế việc phát biểu trước công chúng tại một địa điểm công cộng cụ thể.[68] Coi thường các thủ tục tòa án liên quan đến các hình thức biểu đạt có thể bị kiểm chứng với lý do giữ trật tự công (ordre public). Để tuân thủ với khoản 3, những quy trình thủ tục và hình phạt áp dụng phải được thể hiện là để đảm bảo việc thực thi quyền lực của toàn án nhằm duy trì các quy trình thủ tục ấy một cách trật tự.[69] Những thủ tục này dù sao cũng không được dùng để hạn chế việc thực hành một cách chính đáng quyền bào chữa.


32. The Committee observed in general comment No. 22, that ³the concept of morals derives from many social, philosophical and religious traditions; consequently, limitations... for the purpose of protecting morals must be based on principles not deriving exclusively from a single tradition. Any such limitations must be understood in the light of universality of human rights and the principle of non-discrimination.


32. Ủy ban nêu ra trong Bình luận chung số 22 rằng, “khái niệm đạo đức bắt nguồn từ rất nhiều truyền thống xã hội, triết lý và tôn giáo; vì thế, các hạn chế,... vì mục đích bảo vệ đạo đức phải dựa trên những nguyên tắc không bắt nguồn chủ đạo từ một truyền thống đơn lẻ nào”. Bất kỳ hạn chế nào như vậy cần được hiểu dưới góc độ tính phổ quát của các quyền con người và nguyên tắc không phân biệt đối xử.




33. Restrictions must be “necessary” for a legitimate purpose. Thus, for instance, a prohibition on commercial advertising in one language, with a view to protecting the language of a particular community, violates the test of necessity if the protection could be achieved in other ways that do not restrict freedom of expression.[70] On the other hand, the Committee has considered that a State party complied with the test of necessity when it transferred a teacher who had published materials that expressed hostility toward a religious community to a non-teaching position in order to protect the right and freedom of children of that faith in a school district.[71]


33. Các hạn chế phải là “cần thiết” vì một mục đích chính đáng. Vì thế, ví dụ, việc cấm một quảng cáo thương mại bằng một ngôn ngữ, với quan điểm bảo vệ ngôn ngữ của một cộng đồng cụ thể, vi phạm nguyên tắc cân thiết nếu việc bảo vệ ấy có thể đạt được bằng những hình thức khác mà không hạn chế tự do biểu đạt.[70] Mặt khác, Ủy ban đã kết luận rằng một Quốc gia thành viên đã tuân thủ nguyên tắc cần thiết khi Quốc gia ấy chuyển một giáo viên đã xuất bản tài liệu biểu hiện sự thù nghịch với một cộng đồng tôn giáo sang một vị trí không giảng dạy để bảo vệ quyền và tự do của trẻ em thuộc cộng đồng tôn giáo ấy trong trường học đó.[71]


34. Restrictions must not be overbroad. The Committee observed in general comment No. 27 that “restrictive measures must conform to the principle of proportionality; they must be appropriate to achieve their protective function; they must be the least intrusive instrument amongst those which might achieve their protective function; they must be proportionate to the interest to be protected...The principle of proportionality has to be respected not only in the law that frames the restrictions but also by the administrative and judicial authorities in applying the law.[72] The principle of proportionality must also take account of the form of expression at issue as well as the means of its dissemination. For instance, the value placed by the Covenant upon uninhibited expression is particularly high in the circumstances of public debate in a democratic society concerning figures in the public and political domain.[73]


34. Các hạn chế không được quá rộng. Ủy ban đã đưa ra trong Bình luận chung số 27 rằng “các biện pháp hạn chế phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng (proportionality); các biện pháp ấy phải phù hợp để đạt được chức năng bảo vệ; các biện pháp ấy phải là phương tiện ít xâm hại nhất trong số những biện pháp có thể để đạt được chức năng bảo vệ; những biện pháp ấy phải tương xứng với lợi ích cần được bảo vệ... Nguyên tắc tương xứng phải được tôn trọng không chỉ trong các luật đưa ra những biện pháp hạn chế mà còn cả với những cơ quan chức năng hành chính và tư pháp khi áp dụng luật”.[72] Nguyên tắc tương xứng cũng phải tính đến những hình thức biểu đạt với từng vấn đề cụ thể cũng như với các phương tiện truyền bá hình thức biểu đạt. Ví dụ, Ủy ban đánh giá cao những biểu đạt không bị ngăn cản trong những hoàn cảnh tranh luận công khai trong một xã hội dân chủ về những nhân vật của công chúng và trong giới chính trị.[73]


35. When a State party invokes a legitimate ground for restriction of freedom of expression, it must demonstrate in specific and individualised fashion the precise nature of the threat, and the necessity and proportionality of the specific action taken, in particular by establishing a direct and immediate connection between the expression and the threat.[74]


35. Khi một Quốc gia thành viên lấy một căn cứ chính đáng làm cơ sở để hạn chế tự do biểu đạt, Quốc gia ấy phải chứng tỏ một cách cụ thể và với chính trường hợp ấy, bản chất chính xác của mối nguy cơ, sự cần thiết và tính phù hợp về quy mô của hành động cụ thể đã được tiến hành, đặc biệt bằng cách xác lập mối quan hệ trực tiếp và tức thì giữa việc biểu đạt bị hạn chế và nguy cơ.[74]




36. The Committee reserves to itself an assessment of whether, in a given situation, there may have been circumstances which made a restriction of freedom of expression necessary.[75] In this regard, the Committee recalls that the scope of this freedom is not to be assessed by reference to a “margin of appreciation”[76] and in order for the Committee to carry out this function, a State party, in any given case, must demonstrate in specific fashion the precise nature of the threat to any of the enumerated grounds listed in paragraph 3 that has caused it to restrict freedom of expression.[77]

Limitative scope of restrictions on freedom of expression in certain specific areas

36. Ủy ban bảo lưu việc đánh giá xem, trong một tình huống cụ thể, có thể có những điều kiện khiến một hạn chế tự do biểu đạt là cần thiết.[75] Về việc này, Ủy ban nhắc lại rằng phạm vi của quyền tự do này không thể đánh giá bằng việc dẫn chiếu đến một “sự khác biệt trong phạm vi cho phép” (a “margin of appreciation”) [76] và để Ủy ban có thể thực hiện chức năng này, một Quốc gia thành viên, trong một trường hợp cụ thể, phải chứng tỏ một cách cụ thể bản chất chính xác của mối nguy cơ với bất kỳ căn cứ nào đã liệt kê trong khoản 3 khiến cho Quốc gia ấy phải hạn chế tự do biểu đạt.[77]

Phạm vi giới hạn của các biện pháp hạn chế tự do biểu đạt ở một số lĩnh vực nhất định


37. Among restrictions on political discourse that have given the Committee cause for concern are the prohibition of door-to-door canvassing,[78] restrictions on the number and type of written materials that may be distributed during election campaigns,[79] blocking access during election periods to sources, including local and international media, of political commentary,[80] and limiting access of opposition parties and politicians to media outlets.[81] Every restriction should be compatible with paragraph 3. For instance, it may be legitimate for a State party to restrict political polling imminently preceding an election in order to maintain the integrity of the electoral process.[82]


37. Trong số những hạn chế lên các tranh luận chính trị đã khiến Ủy ban quan ngại có việc cấm vận động đến từng nhà,[78] hạn chế số lượng và hình thức tài liệu có thể được phân phát trong các chiến dịch tranh cử,[79] ngăn cản tiếp cận với các nguồn tin trong giai đoạn bầu cử, bao gồm truyền thông địa phương và quốc tế, hay các bình luận chính trị,[80] và hạn chế các đảng phái và chính trị gia đối lập tiếp cận các cổng truyền thông.[81] Mỗi biện pháp hạn chế phải phù hợp với khoản 3. Tuy nhiên, có thể là chính đáng khi Quốc gia thành viên hạn chế bỏ phiếu thăm dò ngay trước cuộc bầu cử để duy trì tính toàn vẹn của quá trình bầu cử.[82]




38. As noted earlier in paragraphs 13 and 20, concerning the content of political discourse, the Committee has observed that in circumstances of public debate concerning public figures in the political domain and public institutions, the value placed by the Covenant upon uninhibited expression is particularly high.[83] Thus, the mere fact that forms of expression are considered to be insulting to a public figure is not sufficient to justify the imposition of penalties, albeit, public figures benefit from the provisions of the Covenant.[84] Moreover, all public figures, including those exercising the highest political authority such as heads of state and government, are legitimately subject to criticism and political opposition.[85] Accordingly, the Committee expresses concern regarding laws on such matters as, lese majeste,[86] desacato,[87] disrespect for authority,[88] disrespect for flags and symbols, defamation of the head of state[89] and the protection of the honour of public officials,[90] and laws should not provide for more severe penalties solely on the basis of the identity of the person that may have been impugned. States parties should not prohibit criticism of institutions, such as the army or the administration.[91]


38. Như đã lưu ý trong đoạn 13 và 20, về nội dung của các tranh luận chính trị, Ủy ban đã cho rằng trong bối cảnh tranh luận công khai về các nhân vật của công chúng trong lĩnh vực chính trị và các thể chế công, Công ước đánh giá cao những biểu đạt không bị ngăn cản.[83] Vì thế, đơn thuần chỉ những hình thức biểu đạt được coi là xúc phạm một nhân vật của công chúng thì không đủ để làm căn cứ áp dụng hình phạt, cũng như các nhân vật của công chúng cũng có thể được hưởng lợi từ các quy định của Công ước.[84] Thêm nữa, mọi nhân vật của công chúng, bao gồm cả những người nắm giữ quyền lực chính trị cao nhất như người đứng đầu nhà nước và chính phủ, đều có thể là đối tượng chính đáng của những phê phán và đối lập về chính trị.[85] Theo đó, Ủy ban bày tỏ quan ngại với những luật về những vấn đề này, như tội khi quân,[86] desacato (bất kính),[87] không tôn trọng người có thẩm quyền,[88] không tôn trọng cờ và các biểu tượng, phỉ báng người đứng đầu nhà nước[89] và bảo vệ danh dự của các công chức,[90] và luật không nên quy định gia tăng hình phạt khi chỉ dựa vào nhân thân của người bị công kích. Các quốc gia thành viên không nên cấm đoán việc phê phán các thể chế như quân đội hay chính quyền.[91]


39. States parties should ensure that legislative and administrative frameworks for the regulation of the mass media are consistent with the provisions of paragraph 3.[92] Regulatory systems should take into account the differences between the print and broadcast sectors and the internet, while also noting the manner in which various media converge. It is incompatible with article 19 to refuse to permit the publication of newspapers and other print media other than in the specific circumstances of the application of paragraph 3. Such circumstances may never include a ban on a particular publication unless specific content, that is not severable, can be legitimately prohibited under paragraph 3. States parties must avoid imposing onerous licensing conditions and fees on the broadcast media, including on community and commercial stations.[93] The criteria for the application of such conditions and licence fees should be reasonable and objective,[94] clear,[95] transparent,[96] non-discriminatory and otherwise in compliance with the Covenant.[97] Licensing regimes for broadcasting via media with limited capacity, such as audiovisual terrestrial and satellite services should provide for an equitable allocation of access and frequencies between public, commercial and community broadcasters. It is recommended that States parties that have not already done so should establish an independent and public broadcasting licensing authority, with the power to examine broadcasting applications and to grant licenses.[98]


39. Quốc gia thành viên phải đảm bảo hành lang pháp lý và hành chính điều chỉnh các phương tiện truyền thông đại chúng phù hợp với các quy định trong khoản 3.[92] Hệ thống quy định này phải tính đến sự khác biệt giữa báo in, truyền thanh truyền hình và internet, trong khi cũng phải lưu ý rằng các phương tiện truyền thông cũng có nhiều điểm chung. Từ chối cấp phép xuất bản báo hay các phương tiện truyền thông bằng bản in khác trên cơ sở những lý do ngoài điều kiện cụ thể đưa ra trong khoản 3 là trái với Điều 19. Những điều kiện này không bao giờ bao gồm việc cấm một ấn phẩm cụ thể, trừ phi có nội dung cụ thể và không tách rời, có thể bị cấm một cách chính đáng theo khoản 3. Quốc gia thành viên phải tránh áp đặt các điều kiện cấp phép kiểu lựa chọn và phí lên các phương tiện pháp thanh truyền hình, bao gồm việc thu phí đối với cộng đồng và và với các trạm phát song thương mại.[93] Tiêu chuẩn áp dụng các điều kiện này và phí cấp phép phải hợp lý và khách quan,[94] rõ ràng,[95] minh bạch,[96] không phân biệt đối xử và nhìn chung phải phù hợp với Công ước.[97] Cơ chế cấp phép truyền phát song qua truyền thông với khả năng hạn chế, như với phát thanh và truyền hình trong lãnh thổ và dịch vụ vệ tinh, phải dành tần số và thời lượng bình đẳng giữa các đơn vị phát sóng của nhà nước, thương mại và cộng đồng. Ủy ban khuyến khích các quốc gia thành viên chưa thiết lập cơ quan cấp phép phát sóng độc lập và phục vụ công, có quyền xem xét các đơn đề nghị phát sóng và cấp phép nên thiết lập cơ quan này.[98]




40. The Committee reiterates its observation in general comment No. 10 that “because of the development of modern mass media, effective measures are necessary to prevent such control of the media as would interfere with the right of everyone to freedom of expression”. The State should not have monopoly control over the media and should promote plurality of the media.[99] Consequently, State parties should take appropriate action, consistent with the Covenant, to prevent undue media dominance or concentration by privately controlled media groups in monopolistic situations that may be harmful to a diversity of sources and views.


40. Ủy ban nhấn mạnh nhận xét của Ủy ban trong Bình luận chung số 10 rằng “do sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, cần có các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn việc kiểm soát truyền thông vì sự kiểm soát đó sẽ can thiệp vào quyền của mỗi người thụ hưởng tự do biểu đạt”. Quốc gia thành viên không nên độc quyền kiểm soát truyền thông và phải khuyến khích tính đa nguyên của truyền thông.[99] Theo đó, Quốc gia thành viên phải tiến hành các hành động cần thiết và nhất quán với Công ước, để ngăn chặn việc chi phối hay tập trung truyền thông một cách bất hợp lý do các nhóm cơ quan truyền thông tư nhân trong những tình huống đã bị độc quyền hóa có thể có hại cho tính đa dạng của nguồn tin và quan điểm.


41. Care must be taken to ensure that systems of government subsidy to media outlets and the placing of government advertisements[100] are not employed to the effect of impeding freedom of expression.[101] Furthermore, private media must not be put at a disadvantage compared to public media in such matters as access to means of dissemination/distribution and access to news.[102]


41. Phải cẩn trọng để đảm bảo rằng các hệ thống của chính phủ trợ cấp cho các cổng truyền thông và các quảng cáo của chính phủ[100] không bị sử dụng vào mục đích cản trở tự do biểu đạt.[101] Thêm nữa, không được đặt các phương tiện truyền thông tư nhân dưới các điều kiện kém hơn trong những vấn đề như đảm bảo tiếp cận với các phương tiện truyền bá, phân phối và tiếp cận tin tức.[102]


42. The penalisation of a media outlet, publishers or journalist solely for being critical of the government or the political social system espoused by the government[103] can never be considered to be a necessary restriction of freedom of expression.


42. Việc xử phạt một cổng truyền thông, nhà xuất bản hay nhà báo chỉ vì phê phán chính phủ hay hệ thống chính trị xã hội được chính phủ tán thành[103] không bao giờ được coi là một hạn chế tự do biểu đạt cần thiết.




43. Any restrictions on the operation of websites, blogs or any other internet-based, electronic or other such information dissemination system, including systems to support such communication, such as internet service providers or search engines, are only permissible to extent that they are compatible with paragraph 3. Permissible restrictions generally should be content-specific; generic bans on the operation of certain sites and systems are not compatible with paragraph 3. It is also inconsistent with paragraph 3 to prohibit a site or an information dissemination system from publishing material solely on the basis that it may be critical of the government or the political social system espoused by the government.[104]


43. Bất kỳ hạn chế nào lên việc vận hành các trang web, trang blog hay bất kỳ hệ thống truyền bá thông tin bằng internet, điện tử hay hệ thống nào khác, bao gồm cả các kệ thống phụ trợ thông tin như nhà cung cấp dịch vụ internet hay công cụ tìm kiếm, chỉ được phép ở mức độ phù hợp với khoản 3. Những hạn chế được phép nói chung phải cụ thể về nội dung; việc cấm đoán chung chung hoạt động của một địa chỉ hay hệ thống cụ thể là không phù hợp với khoản 3. Việc cấm một địa chỉ hay một hệ thống truyền bá thông tin không được xuất bản tài liệu chỉ dựa trên cơ sở là tài liệu ấy có thể phê phán chính phủ hay hệ thống chính trị xã hội được chính phủ ủng hộ là không phù hợp với khoản 3.[104]


44. Journalism is a function shared by a wide range of actors, including professional full time reporters and analysts, as well as bloggers and others who engage in forms of self-publication in print, on the internet or elsewhere, and general State systems of registration or licensing of journalists are incompatible with paragraph 3. Limited accreditation schemes are permissible only where necessary to provide journalists with privileged access to certain places and, or events. Such schemes should be applied in a manner that is non-discriminatory and compatible with article 19 and other provisions of the Covenant, based on objective criteria and taking into account that journalism is a function shared by a wide range of actors.


44. Báo chí là một chức năng do rất nhiều chủ thể thực hiện, bao gồm các nhà báo và nhà phân tích chuyên nghiệp, các blogger và những người tham gia dưới các hình thức tự xuất bản bằng cách in ấn, qua internet hay bằng các phương tiện khác, cũng như hệ thống chung của Nhà nước về đăng ký hay cấp phép cho nhà báo phải phù hợp với khoản 3. Chỉ được phép áp dụng các cơ chế cấp phép hạn chế nếu cần phải dành cho các nhà báo đặc quyền tiếp cận những địa điểm hay sự kiện cụ thể. Những cơ chế ấy phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử và phù hợp với Điều 19 và các điều khoản khác của Công ước, dựa trên các tiêu chí khách quan và có tính đến việc báo chí là một chức năng do rất nhiều chủ thể thực thi.


45. It is normally incompatible with paragraph 3 to restrict the freedom of journalists and others who seek to exercise their freedom of expression (such as persons who wish to travel to human rights-related meetings)[105] to travel outside the State party, to restrict the entry into the State party of foreign journalists to those from specified countries[106] or to restrict freedom of movement of journalists and human rights investigators within the State party (including to conflict-affected locations, the sites of natural disasters and locations where there are allegations of human rights abuses). States parties should recognise and respect that element of the right of freedom of expression that embraces the limited journalistic privilege not to disclose information sources.[107]


45. Thông thường, sẽ là không phù hợp với khoản 3 nếu hạn chế tự do của nhà báo và những người khác muốn thực thi quyền tự do biểu đạt của họ (ví dụ như người muốn di đến các cuộc họp về nhân quyền)[105] để di chuyển ra ngoài Quốc gia thành viên, hạn chế di chuyển vào Quốc gia thành viên với các nhà báo nước ngoài từ một số nước cụ thể[106] hay hạn chế tự do đi lại trong Nước thành viên của các nhà báo và những người điều tra nhân quyền (bao gồm khu vực bị ảnh hưởng của xung đột, khu vực thiên tai và các khu vực có cáo buộc vi phạm nhân quyền). Các nước thành viên phải công nhận và tôn trọng rằng quyền tự do biểu đạt bao hàm đặc quyền của báo chí không tiết lộ nguồn tin.[107]




- Tao vào tù vì gây hai vụ án mạng. Còn mày vì sao vào đây?      - Vì hai cú LIKE trên Facebook

46. States parties should ensure that counter-terrorism measures are compatible with paragraph 3. Such offences as “encouragement of terrorism”[108] and “extremist activity”[109] as well as offences of “praising”, “glorifying”, or “justifying” terrorism, should be clearly defined to ensure that they do not lead to an unnecessary or disproportionate interference with freedom of expression. Excessive restrictions on access to information must also be avoided. The media plays a crucial role in informing the public about acts of terrorism and its capacity to operate should not be unduly restricted. In this regard, journalists should not be penalised for carrying out their legitimate activities.


46. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp chống khủng bố phải phù hợp với khoản 3. Những hành vi tội phạm như “khuyến khích khủng bố”[108] và “hành vi quá khích”[109] hay các hành vi phạm tội “đề cao”, “ca tụng” hay “biện minh” cho khủng bố phải được định nghĩa rõ ràng để đảm bảo rằng những quy định ấy không dẫn tới việc can thiệp không cần thiết và quá mức tới tự do biểu đạt. Cũng phải tránh những hạn chế quá mức đối với tiếp cận thông tin. Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin tới công chúng về các hành vi khủng bố và năng lực vận hành của truyền thông không nên bị hạn chế một cách trái luật. Theo đó, các nhà báo không nên bị xử phạt vì tiến hành các hoạt động chính đáng.


47. Defamation laws must be crafted with care to ensure that they comply with paragraph 3, and that they do not serve, in practice, to stifle freedom of expression.[110] All such laws, in particular penal defamation laws, should include such defences as the defence of truth and they should not be applied with regard to those forms of expressions that are not, of their nature, subject to verification. At least with regard to comments about public figures, consideration should be given to avoiding penalising or otherwise rendering unlawful untrue statements that have been published in error but without malice.[111] In any event, a public interest in the subject matter of the criticism should be recognised as a defence. Care should be taken by States parties to avoid excessively punitive measures and penalties. Where relevant, States parties should place reasonable limits on the requirement for a defendant to reimburse the expenses of the successful party.[112] States parties should consider the decriminalisation of defamation[113] and, in any case, the application of the criminal law should only be countenanced in the most serious of cases and imprisonment is never an appropriate penalty. It is impermissible for a State party to indict a person for criminal defamation but then not to proceed to trial expeditiously - such a practice has a chilling effect that may unduly restrict the exercise of freedom of expression of the person concerned and others.[114]


47. Các luật về bôi nhọ (defamation) phải được soạn thảo một cách cẩn trọng để đảm bảo chúng tuân thủ khoản 3 và không làm hạn chế tự do biểu đạt trong thực tế.[110] Tất cả các luật tương tự, đặc biệt là luật quy định xử phạt hình sự với tội bôi nhọ, phải bao gồm các biện pháp bào chữa như xác minh sự thật và các luật này không nên được áp dụng cho các hình thức biểu đạt mà, về bản chất, không thể xác minh. Tối thiểu, với những bình luận về các nhân vật của công chúng, cần phải cân nhắc để tránh xử phạt hay thu hồi những thông điệp không đúng sự thật và trái luật đã được xuất bản do lỗi mà không có ác ý. [111] Trong bất kỳ trường hợp nào, lợi ích công chúng trong chủ đề phê phán phải được công nhận là một lý do bào chữa. Quốc gia thành viên phải cẩn trọng để tránh các biện pháp xử phạt và trừng phạt quá mức. Bất kỳ khi nào phù hợp, Quốc gia thành viên phải đưa ra những giới hạn hợp lý của bên nguyên về hoàn trả chi phí cho bên thắng.[112] Quốc gia thành viên phải xem xét phi hình sự hóa việc bôi nhọ[113] và, trong bất kỳ trường hợp nào, luật hình sự chỉ được đem ra áp dụng với những trường hợp nghiêm trọng nhất và việc bỏ tù không bao giờ là một hình phạt phù hợp. Việc một Quốc gia thành viên buộc tội hình sự một người về tội bôi nhọ nhưng sau đó không khẩn trương tiến hành phiên tòa là không chấp nhận được – những động thái có tính đe dọa như vậy có thể hạn chế việc thực thi quyền tự do biểu đạt của người đó và những người khác một cách bất hợp pháp.[114]




48. Prohibitions of displays of lack of respect for a religion or other belief system, including blasphemy laws, are incompatible with the Covenant, except in the specific circumstances envisaged in article 20, paragraph 2, of the Covenant. Such prohibitions must also comply with the strict requirements of article 19, paragraph 3, as well as such articles as 2, 5, 17, 18 and 26. Thus, for instance, it would be impermissible for any such laws to discriminate in favour of or against one or certain religions or belief systems, or their adherents over another, or religious believers over non-believers. Nor would it be permissible for such prohibitions to be used to prevent or punish criticism of religious leaders or commentary on religious doctrine and tenets of faith.[115]


48. Việc cấm đoán biểu trưng thiếu tôn trọng một tôn giáo hay một hệ thống tin ngưỡng, bao gồm các luật về phỉ báng (blasphemy), là không phù hợp với Công ước, trừ khi trong những hoàn cảnh cụ thể đã nêu trong khoản 2, Điều 20 của Công ước. Việc cấm ấy phải tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ của khoản 3, Điều 19 cũng như trong các điều 2, 5, 17, 18 và 26. Vì thế, ví dụ, không được phép có bất kỳ luật nào có sự phân biệt tích cực hay tiêu cực với một tôn giáo hay một hệ thống tín ngưỡng cụ thể, hay với tín đồ của họ với tín đồ một tôn giáo hoặc hệ thống tín ngưỡng khác, hay giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo. Cũng không được dùng những sự ngăn cấm ấy để ngăn chặn hay trừng phạt những phê phán với các lãnh tụ tôn giáo hay với những bình luận về các hệ thống tín ngưỡng và  giáo lý.[115]


49. Laws that penalise the expression of opinions about historical facts[116] are incompatible with the obligations that the Covenant imposes on States parties in relation to the respect for freedom of opinion and expression. The Covenant does not permit general prohibition of expressions of an erroneous opinion or an incorrect interpretation of past events. Restrictions on the right of freedom of opinion should never be imposed and, with regard to freedom of expression they should not go beyond what is permitted in paragraph 3 or required under article 20.


49. Các luật xử phạt việc biểu đạt quan điểm về các thực tế lịch sử là không phù hợp với các nghĩa vụ mà Công ước áp đặt lên các Quốc gia thành viên trong việc tôn trọng tự do quan điểm và biểu đạt.[116] Công ước không cho phép việc cấm đoán chung chung những biểu đạt  một quan điểm có tính sai trái hay một cách diễn dịch không đúng về các sự kiện đã qua. Không bao giờ được hạn chế quyền tự do quan điểm và, với tự do biểu đạt, những hạn chế này không bao giờ được vượt quá những gì cho phép trong khoản 3 hay cần có theo Điều 20.

The relationship of articles 19 and 20

50. Articles 19 and 20 are compatible with and complement each other. The acts that are addressed in article 20 are all subject to restriction pursuant to article 19, paragraph 3. As such, a limitation that is justified on the basis of article 20 must also comply with article 19, paragraph 3.[117]

Mối quan hệ giữa các điều 19 và 20

50. Các điều 19 và 20 tương thích và bổ sung cho nhau. Các hành vi nêu trong Điều 20 đều là đối tượng hạn chế trong khoản 3, Điều 19. Vì thế, một giới hạn được cho là hợp lý dựa vào Điều 20 cũng phải tuân theo khoản 3, Điều 19.[117]



51. What distinguishes the acts addressed in article 20 from other acts that may be subject to restriction under article 19, paragraph 3, is that for the acts addressed in article 20, the Covenant indicates the specific response required from the State: their prohibition by law. It is only to this extent that article 20 may be considered as lex specialis with regard to article 19.


51.   Điểm phân biệt các hành vi nêu trong Điều 20 với các hành vi khác có thể là đối tượng hạn chế theo khoản 3, Điều 19 là, với các hành vi trong Điều 20, Công ước chỉ ra biện pháp phản hồi cụ thể từ nhà nước: phải có luật cấm. Chỉ với khía cạnh này Điều 20 được coi là luật riêng (lex specialis) liên quan đến Điều 19.

52. It is only with regard to the specific forms of expression indicated in article 20 that States parties are obliged to have legal prohibitions. In every other case, in which the State restricts freedom of expression, it is necessary to justify the prohibitions and their provisions in strict conformity with article 19.

52.   Quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải có luật quy định cấm những hình thức biểu đạt cụ thể trong Điều 20. Trong mỗi trường hợp nhà nước hạn chế tự do biểu đạt, cần phải chứng minh lệnh cấm và các điều khoản của nó tuân thủ nghiêm ngặt Điều 19.



[1] Benhadj v. Algeria, No. 1173/2003; Tae-Hoon Park v. Republic of Korea, No. 628/1995. GE.11
[2] See general comment No. 24 on issues relating to reservations made upon ratification or accession to the Covenant or the Optional Protocols thereto, or in relation to declarations under article 41 of the Covenant.
[3] General comment No. 29, para. 13.
[4] General comment No. 29, para. 11.
[5] See general comment No. 24 on issues relating to reservations made upon ratification or accession to the Covenant or the Optional Protocols thereto, or in relation to declarations under article 41 of the Covenant.



[6] General comment No. 31, para. 4.
[7] Hertzberg et al. v. Finland, No. 61/1979.
[8] General comment No. 31, para. 8; Gauthier v. Canada, No. 633/1995.
[9] Faurisson v. France, No. 550/93.
[10] Mpaka-Nsusu v. Zaire, No. 157/1983; Primo Jose Essono Mika Miha v. Equatorial Guinea, No. 414/1990.










[11] Yong-Joo Kang v. Republic of Korea, No. 878/1999.
[12] Ballantyne v. Canada, Nos. 359/1989 and 385/1989.
[13]  Primo Jose Essono Mika Miha v. Equatorial Guinea, No. 414/1990.
[14] Fernando v. Sri Lanka, No. 1189/2003.
[15] Coleman v. Australia, No. 1157/2003.







[16] Concluding observations on Japan (CCPR/C/JPN/CO/5).
[17] Velichkin v. Belarus, No. 1022/2001.
[18] Mavlonov et al. v. Uzbekistan, No. 1334/2004.
[19] Hak-Chul Sin v. Republic of Korea, No. 926/2000.
[20] Ross v. Canada, No. 736/97.






[21] Ibid.
[22] Ross v. Canada, No. 736/97.
[23] Hak-Chul Sin v. Republic of Korea, No. 926/2000.
[24] Zundel v. Canada, No. 1341/2005
[25] Shchetoko et al. v. Belarus, No. 1009/2001.




[26]  Kivenmaa v. Finland, No. 412/1990.
[27] Fernando v. Sri Lanka, No. 1189/2003.
[28] Marques de Morais v. Angola, No. 1128/2002.
[29]  Gauthier v. Canada, No. 633/95.
[30] See general comment No. 25 on article 25 (Participation in public affairs and the right to vote).







[31] Mavlonov et al v. Uzbekistan, No. 1334/2004.
[32] Concluding observations on Republic of Moldova (CCPR/CO/75/MDA).
[33] Gauthier v. Canada, No. 633/95.
[34] Mavlonov et al v. Uzbekistan, No. 1334/2004.
[35] Zheludkova v. Ukraine, No. 726/1996.



[36] General comment No. 32, para. 33.
[37] General comment No. 31 on the nature of the general legal obligation imposed on States parties to the Covenant.
[38] Poma Poma v. Peru, No. 1457/2006.
[39] Concluding observations on Azerbaijan (CCPR/C/79/Add.38 (1994)).
[40] See para. 25 of general comment No. 25 on article 25 of the Covenant.




[41] See general comment No. 27.
[42] Velichkin v. Belarus, No. 1022/2001.
[43] See general comment No. 22.
[44] Mukong v. Cameroon, No. 458/91.
[45] Njaru v. Cameroon, No. 1353/2005.









[46] See, for instance, concluding observations on Algeria (CCPR/C/DZA/CO/3); concluding observations on Costa Rica (CCPR/C/CRI/CO/5); concluding observations on Sudan (CCPR/C/SDN/CO/3).
[47] Njaru v. Cameroon, No. 1353/2005; concluding observations on Nicaragua (CCPR/C/NIC/CO/3); concluding observations on Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5); concluding observations on Syria (CCPR/CO/84/SYR); concluding observations on Colombia (CCPR/CO/80/COL).
[48] Ibid. and concluding observations on Georgia (CCPR/C/GEO/CO/3).
[49] Concluding observations on Guyana (CCPR/C/79/Add.121v).
[50] Gauthier v. Canada, No. 633/95.

[51] Dissanayake v. Sri Lanka, No. 1373/2005.
[52] See general comment No. 32.
[53] Leonardus J.M. de Groot v. The Netherlands, No. 578/1994.
[54]  See general comment No. 27.
[55] Toonen v. Australia, No. 488/1992.



[56] General comment No. 20.
[57] Korneenko et al. v. Belarus, No. 1553/2007.
[58] Monja Jaona v. Madagascar, No. 132/1982.
[59] Svetik v. Belarus, No. 927/2000.
[60] Ibid.







[61] Ross v. Canada, No. 736/97.
[62] Faurisson v. France, 550/93; concluding observations on Austria (CCPR/C/AUT/CO/4).
[63] Concluding observations on Slovakia (CCPR/CO/78/SVK); concluding observations on Israel (CCPR/CO/78/ISR).
[64] Concluding observations on Hong Kong (CCPR/C/HKG/CO/2).
[65] Concluding observations on the Russian Federation (CCPR/CO/79/RUS).
[66]  Concluding observations on Uzbekistan (CCPR/CO/71/UZB).
[67] Jong-Kyu Sohn v. Republic of Korea, No. 518/1992.
[68] Coleman v. Australia, No. 1157/2003
[69] Dissanayake v. Sri Lanka, No. 1373/2005.
[70] Dissanayake v. Sri Lanka, No. 1373/2005.



[71] Ross v. Canada, No. 736/97.
[72] General comment No. 27, para. 14.  See also Marques de Morais v. Angola, No. 1128/2002; Coleman v. Australia, No. 1157/2003.
[73] Bodrozic v. Serbia and Montenegro, No. 1180/2003.
[74] Shin v. Republic of Korea, No. 926/2000.
[75] Sohn v. Republic of Korea, No. 518/1992.
[76] Ilmari Lansman, et al. v. Finland, No. 511/1992.
[77] Sohn v. Republic of Korea, No. 518/92; Shin v. Republic of Korea, No. 926/2000.
[78] Concluding observations on Japan (CCPR/C/JPN/CO/5).
[79]  Ibid.
[80] Concluding observations on Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5).




[81] Concluding observations on Togo (CCPR/CO/76/TGO); concluding observations on Moldova (CCPR/CO/75/MDA).
[82] Jung-Cheol Kim v. Republic of Korea, No. 968/2001.
[83] Bodrozic v. Serbia and Montenegro, No. 1180/2003.
[84] Ibid.
[85] Marques de Morais v. Angola, No. 1128/2002.
[86] Aduayom et al. v. Togo, Nos. 422-424/1990.
[87] Concluding observations on the Dominican Republic (CCPR/CO/71/DOM).
[88] Concluding observations on Honduras (CCPR/C/HND/CO/1).
[89] Concluding observations on Zambia (CCPR/ZMB/CO/3).
[90] Concluding observations on Costa Rica (CCPR/C/CRI/CO/5).
[91] Concluding observations on Costa Rica (CCPR/C/CRI/CO/5); concluding observations on Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5).
[92] Concluding observations on Vietnam (CCPR/CO/75/VNM); concluding observations on Lesotho (CCPR/CO/79/Add. 106).
[93] Concluding observations on Gambia (CCPR/CO/75/GMB).
[94] Concluding observations on Lebanon (CCPR/CO/79/Add.78).
[95] Concluding observations on Kuwait (CCPR/CO/69/KWT); concluding observations on Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[96] Concluding observations on Kyrgyzstan (CCPR/CO/69/KGZ).
[97] Concluding observations on Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[98] Concluding observations on Lebanon (CCPR/CO/79/Add.78).
[99] Concluding observations on Guyana (CCPR/CO/79/Add.121); concluding observations on the Russian Federation (CCPR/CO/79/RUS); concluding observations on Vietnam (CCPR/CO/75/VNM); concluding observations on Italy (CCPR/C/79/Add. 37).
[100] Concluding observations on Lesotho (CCPR/CO/79/Add. 106).
[101] Concluding observations on Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[102] Concluding observations on Sri Lanka (CCPR/CO/79/LKA); concluding observations on Togo (CCPR/CO/76/TGO).
[103] Concluding observations on Peru (CCPR/CO/70/PER).
[104] Concluding observations on the Syrian Arab Republic (CCPR/CO/84/SYR).
[105] Concluding observations on Uzbekistan (CCPR/CO/83/UZB); concluding observations on Morocco (CCPR/CO/82/MAR).
[106] Concluding observations on Democratic Peoples Republic of Ko rea (CCPR/CO/72/PRK).
[107] Concluding observations on Kuwait (CCPR/CO/69/KWT).
[108] Concluding observations on the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (CCPR/C/GBR/CO/6).
[109] Concluding observations on the Russian Federation (CCPR/CO/79/RUS).
[110] Concluding observations on the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (CCPR/C/GBR/CO/6).
[111]Ibid.
[112] Concluding observations on the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (CCPR/C/GBR/CO/6).
[113] Concluding observations on Italy (CCPR/C/ITA/CO/5); concluding observations on the Former Yugoslav Republic of Macedonia (CCPR/C/MKD/CO/2).
[114] Kankanamge v. Sri Lanka, No. 909/2000.
[115] Concluding observations on the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (CCPR/C/79/Add.119). See also concluding observations on Kuwait (CCPR/CO/69/KWT).
[116] So called “memory laws” see Faurisson v. France, No. 550/93.
[117] Ross v. Canada, No. 736/1997.
 [1] Xem Khiếu nại số 1173/2003, Benhadj v. Algeria, Quan điểm được thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2007; số 628/1995, Park v. Hàn Quốc, Quan điểm được thông qua ngày 5 tháng 7 năm 1996.
[2] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 24 (năm 1994) về các vấn đề liên quan đến bảo lưu khi phê chuẩn hoặc tham gia Công ước hay Nghị định thư Tùy chọn, hay về các tuyên bố về Điều 41 của Công ước, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên thứ 50, phụ lục số 40 tập I  (A/50/40 (Vol. I)), phụ lụcV.
[3] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 29 (năm 2001) về đình chỉ trong điều kiện khẩn cấp, đoạn 13,  Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên thứ 50, phụ lục số 40 tập I  (A/56/40 (Vol. I)), phụ lục VI.
 [4] Bình luận chung số 29, đoạn 11.
[5] Bình luận chung số 24.
[6] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 31 (năm 2004) về bản chất của nghĩa vụ pháp lý áp dụng cho các nước thành viên Công ước, đoạn 4, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên thứ 50, phụ lục số 40 tập I  (A/59/40 (Vol. I)), phụ lục III
[7] Xem Khiếu nại số 61/1979, Hertzberg et al. v. Phần Lan, Quan điểm được thông qua ngày 2 tháng 4 năm 1982.
[8] Bình luận chung số 31, đoạn 8; Xem Khiếu nại số 633/1995, Gauthier v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 7 tháng 4 năm 1999.
[9] Xem Khiếu nại số 550/93, Faurisson v. Pháp, Quan điểm được thông qua ngày 8 tháng 11 năm 1996.
[10] Xem Khiếu nại số 157/1983, Mpaka-Nsusu v. Zaire, Quan điểm được thông qua ngày 26 tháng 3 năm 1986; số 414/1990, Mika Miha v. Guinea Xích đạo., Quan điểm được thông qua ngày 8 tháng 7 năm 1994.
[11] Xem Khiếu nại số 878/1999, Kang v. Hàn Quốc, Quan điểm được thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2003.
[12] Xem các Khiếu nại số 359/1989 và 385/1989, Ballantyne, Davidson và McIntyre v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 18 tháng 10 năm 1990.
  [13] Xem Thông tin số 414/1990, Mika Miha v. Guinea Xích đạo.
  [14] Xem Khiếu nại số 1189/2003, Fernando v. Sri Lanka, Quan điểm được thông qua ngày 31 tháng 3 năm 2005.
[15] Xem Khiếu nại số 1157/ 2003, Coleman v. Australia, Quan điểm được thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2006.
[16] Nhận xét kết luận về Nhật Bản (CCPR/C/JPN/CO/5).
[17] Xem Khiếu nại số 1022/ 2001, Velichkin v. Belarus, Quan điểm được thông qua ngày 20 tháng 10 năm 2005.
[18] Xem Khiếu nại số 1334/2004, Mavlonov và Sa’di v. Uzbekistan, Quan điểm được thông qua ngày 19 tháng 3 năm 2009.
[19] Xem Khiếu nại số 926/2000, Shin v. Hàn Quốc, Quan điểm được thông qua ngày 16 tháng 3 năm 2004.
[20] Xem Khiếu nại số 736/97, Ross v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2000.
[21] Như trên.
[22] Như trên.
[23] Xem Khiếu nại số 926/2000, Shin v. Hàn Quốc.
[24] Xem Khiếu nại số 1341/2005, Zundel v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 20 tháng 3 năm 2007.
[25] Xem Khiếu nại số 1009/2001, Shchetoko et al. v. Belarus, Quan điểm được thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2006.
[26] Xem Khiếu nại số 412/1990, Kivenmaa v. Phần Lan, Quan điểm được thông qua ngày 31 tháng 3 năm 1994.
[27] Xem Khiếu nại số 1189/ 2003, Fernando v. Sri Lanka.
[28] Xem Khiếu nại số 1128/ 2002, Marques v. Angola, Quan điểm được thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2005.
[29] Xem Khiếu nại số 633/95, Gauthier v. Canada.
[30] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 25 (năm 1996) về Điều 25 (Sự tham gia trong quan hệ công và quyền bầu cử), đoạn 25, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên thứ 50, phụ lục số 40 tập I  (A/51/40 (Vol. I)), phụ lụcV.
[31] Xem Khiếu nại số 1334/2004, Mavlonov và Sa’di v. Uzbekistan.
[32] Nhận xét kết luận về Cộng hòa Moldova (CCPR/CO/75/MDA).
[33] Xem Khiếu nại số 633/95, Gauthier v. Canada.
[34] Xem Khiếu nại số 1334/2004, Mavlonov và Sa’di v. Uzbekistan.
[35] Xem Khiếu nại số 726/1996, Zheludkov v. Ukraine, Quan điểm được thông qua ngày 29 Tháng Mười năm 2002.
[36] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 32 (năm 2007) về quyền bình đẳng trước các tòa án và phiên tòa và quyền được xét xử công bằng, đoạn 33, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên 62, Phụ lục số 40, tập I (A/62/40 (Vol. I)), phụ lụcVI
[37] Bình luận chung số 31.
[38] Xem Khiếu nại số 1457/ 2006, Poma v. Peru, Quan điểm được thông qua ngày 27 tháng 3 năm 2009.
[39] Nhận xét kết luận về Azerbaijan (CCPR/C/79/Add.38 (năm 1994)).
[40] Xem Bình luận chung số 25 về Điều 25 của Công ước, đoạn 25.
[41] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 27 về Điều 12, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên họp 55, Phụ lục số 40, vol. I (A/55/40 (Vol. I)), phụ lục VI, sect. A
[42] Xem Khiếu nại số 1022/2001, Velichkin v. Belarus, Quan điểm được thông qua ngày 20 tháng 10 năm 2005.
[43] Xem Bình luận chung của Ủy ban số 22, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên 48, Phụ lục số 40 (A/48/40), phụ lụcVI
[44] Xem Khiếu nại số 458/91, Mukong v. Cameroon, Quan điểm được thông qua ngày 21 tháng 7 năm 1994.
[45] Xem Khiếu nại số 1353/2005, Njaru v. Cameroon, Quan điểm được thông qua ngày 19 tháng 3 năm 2007.
[46] Tham khảo, ví dụ, Nhận xét kết luận về Algeria (CCPR/C/DZA/CO/3); Nhận xét kết luận về Costa Rica (CCPR/C/CRI/CO/5); Nhận xét kết luận về Sudan (CCPR/C/SDN/CO/3).
[47] Xem Khiếu nại số 1353/2005, Njaru v. Cameroon ; Nhận xét kết luận về Nicaragua (CCPR/C/NIC/CO/3); Nhận xét kết luận về Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5); Nhận xét kết luận về The Syrian Arab Republic (CCPR/CO/84/SYR); Nhận xét kết luận về Colombia (CCPR/CO/80/COL).
[48] Như trên. và Nhận xét kết luận về Georgia (CCPR/C/GEO/CO/3).
[49] Nhận xét kết luận về Guyana (CCPR/C/79/Add.121).
  [50] Xem Khiếu nại số 633/95, Gauthier v. Canada.
[51] Xem Khiếu nại số 1373/2005, Dissanayake v. Sri Lanka, Quan điểm được thông qua ngày 22 tháng 7 năm 2008.
[52] Xem Bình luận chung số 32.
[53] Xem Khiếu nại số 578/1994, de Groot v. Hà Lan, Quan điểm được thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1995.
  [54] Xem Bình luận chung số 27.
[55] Xem Khiếu nại số 488/1992, Toonen v. Australia, Quan điểm được thông qua ngày 30 tháng 3 năm 1994.
[56] Bình luận chung số 20, Biên bản chính thức của Đại hội đồng, Phiên 47, Phụ lục số 40 (A/47/40), phụ lục VI, sect. A.
[57] Xem Khiếu nại số 1553/2007, Korneenko et al. v. Belarus, Quan điểm được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2006.
[58] Xem Khiếu nại số 132/1982, Jaona v. Madagascar, Quan điểm được thông qua ngày 1 tháng 4 năm 1985.
  [59] Xem Khiếu nại số 927/ 2000, Svetik v. Belarus, Quan điểm được thông qua ngày 8 tháng 7 năm 2004.
[60] Như trên.
[61] Xem Khiếu nại số 736/97, Ross v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2000.
[62] Xem Khiếu nại số 550/93, Faurisson v. Pháp; Nhận xét kết luận về Áo (CCPR/C/AUT/CO/4).
[63] Nhận xét kết luận về Slovakia (CCPR/CO/78/SVK); Nhận xét kết luận về Israel (CCPR/CO/78/ISR).
[64] Nhận xét kết luận về Hong Kong (CCPR/C/HKG/CO/2).
[65] Nhận xét kết luận về Liên bang Nga (CCPR/CO/79/RUS).
y [66] Nhận xét kết luận về Uzbekistan (CCPR/CO/71/UZB).
[67] Xem Khiếu nại số 518/1992, Sohn v. Hàn Quốc, Quan điểm được thông qua ngày 18 tháng 3 năm 1994.
[68] Xem Khiếu nại số 1157/2003, Coleman v. Australia.
[69] Xem Khiếu nại số 1373/2005, Dissanayake v. Sri Lanka.
[70] Xem Khiếu nại số 359, 385/89, Ballantyne , Davidson và McIntyre v. Canada.
[71] Xem Khiếu nại số 736/97, Ross v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2006.
[72] Bình luận chung số 27, đoạn 14. Tham khảo thêm các khiếu nại số 1128/2002, Marques v. Angola; số 1157/2003, Coleman v. Australia.
[73] Xem Khiếu nại số 1180/2003, Bodrozic v. Serbia và Montenegro, Quan điểm được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2005.
[74] Xem Khiếu nại số 926/2000, Shin v. Hàn Quốc .
[75] Xem Khiếu nại số 518/1992, Sohn v. Hàn Quốc .
[76] Xem Khiếu nại số 511/1992, Ilmari Länsman, et al. v. Phần Lan, Quan điểm được thông qua ngày 14 tháng 10 năm 1993.
[77] Xem Khiếu nại số 518/92, Sohn v. Hàn Quốc; số 926/năm 2000, Shin v. Hàn Quốc,.
  [78] Nhận xét kết luận về Nhật Bản (CCPR/C/JPN/CO/5).
[79] Như trên.
[80] Nhận xét kết luận về Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5).
[81] Nhận xét kết luận về Togo (CCPR/CO/76/TGO); Nhận xét kết luận về Moldova (CCPR/CO/75/MDA).
[82] Xem Khiếu nại số 968/2001, Kim v. Hàn Quốc, Quan điểm được thông qua ngày 14 tháng 3 năm 1996.
[83] Xem Khiếu nại số 1180/2003, Bodrozic v. Serbia và Montenegro, Quan điểm được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2005.
[84] Như trên.
[85] Xem Khiếu nại số 1128/2002, Marques v. Angola.
[86] Xem Khiếu nại số 422-424/1990, Aduayom et al. v. Togo, Quan điểm được thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1994.
[87] Nhận xét kết luận về Cộng hòa Dominica (CCPR/CO/71/DOM).
[88] Nhận xét kết luận về Honduras (CCPR/C/HND/CO/1).
[89] Xem Nhận xét kết luận về Zambia (CCPR/ZMB/CO/3), đoạn25.
[90] Xem Nhận xét kết luận về Costa Rica (CCPR/C/CRI/CO/5), đoạn 11.
[91] Như trên., and Xem Nhận xét kết luận về Tunisia (CCPR/C/TUN/CO/5), đoạn 91..
[92] Xem Nhận xét kết luận về Việt Nam (CCPR/CO/75/VNM), đoạn 18, and Nhận xét kết luận về Lesotho (CCPR/CO/79/Add.106), đoạn 23.
[93] Nhận xét kết luận về Gambia (CCPR/CO/75/GMB).
[94] Xem Nhận xét kết luận về Lebanon (CCPR/CO/79/Add.78), đoạn 25.
[95] Nhận xét kết luận về Kuwait (CCPR/CO/69/KWT); Nhận xét kết luận về Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[96] Nhận xét kết luận về Kyrgyzstan (CCPR/CO/69/KGZ).
[97] Nhận xét kết luận về Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[98] Nhận xét kết luận về Lebanon (CCPR/CO/79/Add.78).
[99] Xem Nhận xét kết luận về Guyana (CCPR/CO/79/Add.121), đoạn 19; Nhận xét kết luận về Liên bang Nga (CCPR/CO/79/RUS); Nhận xét kết luận về Việt Nam (CCPR/CO/75/VNM); Nhận xét kết luận về Italy (CCPR/C/79/Add. 37).
[100] Xem Nhận xét kết luận về Lesotho (CCPR/CO/79/Add.106), đoạn 22.
[101] Nhận xét kết luận về Ukraine (CCPR/CO/73/UKR).
[102] Nhận xét kết luận về Sri Lanka (CCPR/CO/79/LKA); và xem Nhận xét kết luận về Togo (CCPR/CO/76/TGO), đoạn 17.
[103] Nhận xét kết luận về Peru (CCPR/CO/70/PER).
[104] Nhận xét kết luận về the Syrian Arab Republic (CCPR/CO/84/SYR).
[105] Nhận xét kết luận về Uzbekistan (CCPR/CO/83/UZB); Nhận xét kết luận về Morocco (CCPR/CO/82/MAR).
[106] Nhận xét kết luận về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CCPR/CO/72/PRK).
[107] Nhận xét kết luận về Kuwait (CCPR/CO/69/KWT).
[108] Nhận xét kết luận về the Vương quốc Anh và Bắc Ailen (CCPR/C/GBR/CO/6).
[109] Nhận xét kết luận về Liên bang Nga (CCPR/CO/79/RUS).
[110] Nhận xét kết luận về Vương quốc Anh và Bắc Ailen (CCPR/C/GBR/CO/6).
[111] Như trên.
[112] Như trên.
[113] Nhận xét kết luận về Italy (CCPR/C/ITA/CO/5); Nhận xét kết luận về the Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ (CCPR/C/MKD/CO/2).
[114] Xem Khiếu nại số 909/2000, Kankanamge  v. Sri Lanka, Quan điểm được thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2004.
[115] Nhận xét kết luận về Vương quốc Anh và Bắc Ailen, khu vực Jersey, Guernsey và đảo Man (CCPR/C/79/Add.119). Xem Nhận xét kết luận về Kuwait (CCPR/CO/69/KWT).
[116] Được gọi là “Luật về ký ức” (“Memory-laws”, Xem Khiếu nại số 550/93, Faurisson v. Pháp. Tham khảo thêm Nhận xét kết luận về Hungary (CCPR/C/HUN/CO/5) đoạn 19.
[117] Xem Khiếu nại số 736/1997, Ross v. Canada, Quan điểm được thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2000.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn