MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 17, 2012

In Vietnam, New Fears of a Chinese 'Invasion' Những lo sợ mới về một cuộc "xâm lược" của Trung Quốc ở VN


In Vietnam, New Fears of a Chinese 'Invasion'

Những lo sợ mới về một cuộc "xâm lược" của Trung Quốc ở VN

By Martha Ann Overland / Hanoi Thursday, Apr. 16, 2009

Martha Ann Overland/Hanoi, Tuần báo TIME

Thirty years ago, Vietnamese soldiers waged a final, furious battle in the hills of Lang Son near the country's northern border to push back enemy troops. Both sides suffered horrific losses, but Vietnam eventually proclaimed victory. Decades later, diplomatic relations have been restored and the two nations, at least in public, call each other friend. Vietnam's former foe is a major investor in the country, bilateral trade is at an all-time high, and tourists, not troops, are pouring in.

Ba mươi năm trước đây những người lính Việt Nam đã tham gia vào trận chiến khốc liệt cuối cùng trên những ngọn đồi Lạng Sơn gần vùng biên giới phía bắc của đất nước để đẩy lùi quân thù. Cả hai phía đều chịu đựng những mất mát kinh khủng, nhưng cuối cùng Việt Nam đã tuyên bố chiến thắng. Vài thập kỷ sau, quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã được tái lập, họ gọi nhau là bạn hữu, ít nhất là bề ngoài. Kẻ thù xưa của người Việt nay là một nhà đầu tư lớn vào nước này với thương mại song phương đang ở mức cao nhất, và khách du lịch chứ không phải là binh lính đang đổ vào.

No, not Americans. Chinese. As part of an aggressive effort to expand its commercial and political influence in Southeast Asia, China is investing heavily in Vietnam. Chinese companies are now involved in myriad road projects, mining operations and power plants. Yet, despite the fact that cooperation between the two communist countries is being encouraged by Vietnam's leaders, this friendly invasion does not sit well among a people who have been fighting off Chinese advances for more than a thousand years, most recently in 1979. Many in Vietnam worry that China is being handed the keys not just to their country's natural resources but also to sensitive strategic areas, threatening the nation's security. "The danger is that China has won most of the bids building electricity, cement and chemical plants," warns Nguyen Van Thu, the chairman of Vietnam's Association of Mechanical Industries. "They eat up everything and leave nothing." (See pictures of the border war between China and Vietnam.)

Không, họ không phải là người Mỹ mà là Trung Quốc. Như một phần trong nỗ lực bành trướng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trong vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Các công ty Trung Quốc đang tham gia vào hàng loạt các dự án về đường xá, khai thác mỏ và nhà máy năng lượng. Nhưng mặc dù quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia cộng sản này được các người lãnh đạo Việt Nam ủng hộ, cuộc xâm lược hoà nhã này lại không được hưởng ứng mấy từ dân chúng, những người đã chống trả sự tấn công của Trung Quốc hơn nghìn năm qua và lần cuối cùng là vào năm 1979. Đa số người Việt lo ngại là Trung Quốc đang được trao những chìa khoá không những của các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn của cả những khu vực chiến lược nhạy cảm, đe dọa sự an ninh của quốc gia. "Mối nguy hiểm nằm trong việc Trung Quốc đã thắng hầu hết các gói thầu xây dựng các công trình điện, xi-măng và hoá chất," Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí. "Họ vét sạch mọi thứ và chẳng để lại gì."

Thu says he suspects some Chinese companies have won construction contracts by submitting lowball bids, which could mean they are cutting corners, threatening quality and safety. But Thu's biggest concern is the influx of large numbers of Chinese workers, including cooks and cleaning staff, that are taking jobs from Vietnamese and threatening the country's social stability. "Chinese contractors bring everything here, even the toilet seats!" declares Thu. "These are materials Vietnam can produce, and work that Vietnamese can do."

Ông Thụ nói rằng ông nghi ngờ một số công ty Trung Quốc đã thắng thầu bằng cách bỏ giá thấp, có nghĩa là họ sẽ sẽ xà xẻo trong xây dựng, làm đe dọa chất lượng và an toàn công trình. Nhưng mối quan tâm lớn nhất của ông chính là việc một số lượng lớn nhân công Trung Quốc đang đổ vào, bao gồm cả những người nấu bếp và dọp dẹp, họ đang giành công việc của người Việt và đe doạ sự ổn định xã hội trong nước. "Các nhà thầu Trung Quốc đem mọi thứ vào, ngay cả chiếc bàn cầu!" Ông Thụ nói. "Những vật liệu này Việt Nam có thể cung cấp cũng như nhưng công việc mà nhân công Việt Nam có thể đảm trách."

The latest lightning rod for anti-Chinese sentiment is Hanoi's plan to allow subsidiaries of the Aluminum Corporation of China (Chinalco) to mine bauxite ore in Vietnam's Central Highlands. Bauxite is a key ingredient in aluminum, which China needs to fuel its construction industry. Vietnam has an estimated eight billion tons of high-quality bauxite, the third-largest reserves in the world. The environmental cost of extracting the mineral, however, can be high. Strip mining is efficient, but scars the land and bauxite processing releases a toxic red sludge that can seep into water supplies if not adequately contained. Several senior Vietnamese scientists as well as Vietnam's burgeoning green movement have questioned the wisdom of giving mining rights to China, whose own mines were shut down because of the massive damage they caused to the environment.

Đòn sấm sét mới nhất đánh vào tâm lý chống Trung Quốc là dự định của Hà Nội cho phép những công ty con thuộc Tập Đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco) để khai thác mỏ bauxite ở khu vực Cao nguyên miền Trung Việt Nam. Bauxite là nguyên liệu chính của nhôm mà Trung Quốc đang cần để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng của mình. Việt Nam dự đoán có khoảng 8 tỉ tấn bauxite chất lượng cao, có trữ lượng lớn thứ ba trên thế giới. Nhưng hệ quả môi trường từ việc khai thác khoáng sản này có thể rất cao. Khai thác theo luồng thì có hiệu quả cao nhưng đất đai sẽ bị cày xới và việc xử lý bauxite sẽ thải ra chất bùn đỏ độc hại, có thể hoà vào trong nguồn nước dùng nếu không bảo quản đúng mức. Một số nhà khoa học có kinh nghiệm cũng như phong trào bảo vệ môi trường đang chớm nở ở Việt Nam đã đặt vấn đề rằng cho phép Trung Quốc quyền khai thác mỏ liệu có là một quyết định sáng suốt hay không trong khi chính Trung Quốc đã phải đóng cửa các khu mỏ của mình vì những tai hại khổng lồ đối với môi trường.

But the real opposition appears to have less to do with the environment and more to do with Vietnam's fear of its neighbor on the country's northern border. Nationalist groups accuse Hanoi of caving in to pressure from commodities-hungry China by allowing the mining project to go forward. Bloggers are whipping up fears that the influx of Chinese workers is part of Beijing's long-term strategy to occupy their country. Banned pro-democracy groups, which are happy for any opportunity to criticize the authoritarian government, call the mining venture an "ill-begotten scheme." Earlier this month, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, said that strip mining will destroy the way of life of the region's ethnic minorities. He added that the project created "an illustration of Vietnam's dependence on China." There has been no such outcry against U.S. aluminum giant Alcoa's plans to mine two sites in Dak Nong province in the Central Highlands.

Nhưng việc chống đối chủ yếu không nằm trong việc bảo vệ môi trường mà đa phần là mối quan ngại của Việt Nam đối với đất nước láng giềng phương Bắc. Những tổ chức dân tộc lên án Hà Nội đã nhượng bộ trước áp lực của một Trung Quốc đang đói nguyên liệu khi cho phép những dự án khai thác mỏ được tiến hành. Những blogger đang lớn tiếng e ngại về việc nhân công Trung Quốc đang tràn vào chính là chiến lược lâu dài cua Bắc Kinh nhằm chiếm đóng đất nước họ. Những tổ chức dân chủ bị cấm đoán, luôn vui mừng khi có dịp lên án chính quyền độc tài, gọi dự án khai thác mỏ là một "âm mưu bệnh hoạn." Đầu tháng này, vị tu sĩ Phật giáo chống đối chính quyền là Thích Quảng Độ đã tuyên bố rằng khai thác các vựa mỏ sẽ tàn phá đời sống tự nhiên của các dân tộc thiểu số trong vùng. Ông nói thêm rằng dự án đã tạo ra "một minh hoạ về việc Việt Nam phải dựa vào Trung Quốc." Không thấy có sự chống đối tương tự đối với hai công trình mỏ của công ty nhôm khổng lồ của Mỹ là Alcoa tại tỉnh Đak Nông thuộc Cao nguyên miền Trung.

Perhaps the most unexpected criticism has come from General Vo Nguyen Giap, a revered Vietnamese military leader who helped defeat the French and later the Americans. In a letter to Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung, the 97-year-old war hero voiced concern over the presence of large numbers of Chinese in the Central Highlands, which is a strategic gateway to Vietnam, one where battles have been won and lost.

Sự phản đối bất ngờ nhất có lẽ là từ Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân sự được kính trọng, người từng đánh bại người Pháp và người Mỹ. Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vị anh hùng thời chiến 97 tuổi đã lên tiếng quan ngại về sự hiện diện của quá đông người Trung Quốc ở Cao nguyên miền Trung, cửa ngỏ chiến lược của Việt Nam, nơi từng quyết định thắng bại của các trận chiến.

Other countries in the region are made uneasy by China's thirst for resources. Last month, the Australian government rejected a $1.8 billion bid by Chinese mining company Minmetals to acquire debt-ridden OZ Minerals, the world's second-biggest zinc miner, due to national security concerns. OZ Minerals has operations near Australia's Woomera weapons testing site.

Những quốc gia khác trong vùng đã cảm thấy không yên ổn trước sự thèm khát tài nguyên của Trung Quốc. Tháng trước chính phủ Úc đã từ chối công ty khai thác mỏ Minmetals của Trung Quốc việc mua lại công ty đang thiếu nợ trầm trọng là OZ Minerals, công ty khai thác kẽm lớn nhì thế giới với giá $1.8 tỉ đô-la, vì những quan ngại về an ninh quốc phòng. OZ Minerals có những hoạt động gần vùng thử nghiệm vũ khí Woomera của Úc.

The Hanoi government says it is listening to concerns but it appears to be unmoved. Dung recently declared bauxite mining a "major policy of the party and the state." Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai reaffirmed the government's support, and several local provincial officials were on hand at a recent mining conference to defend the project, arguing that despite the presence of the Chinese workers, development will benefit the impoverished ethnic minorities who live in the region.

Chính quyền Hà Nội nói rằng họ đang lắng nghe những quan ngại này nhưng dường như họ vẫn không thay đổi quyết định. Vừa qua Thủ tướng Dũng đã tuyên bố việc khai thác bauxite là "chính sách lớn của đảng và nhà nước." Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tái xác nhận quyết định của chính phủ và một số quan chức cấp tỉnh đã có mặt tại hội nghị khai thác khoáng sản vừa qua để bảo vệ dự án này với lập luận là mặc dù có sự hiện diện của công nhân Trung Quốc, việc khai thác khu vực này sẽ có lợi cho các sắc dân thiểu số đói nghèo trong vùng.

The pressure on Vietnam to proceed as planned is enormous, says Carl A. Thayer, a Vietnam expert who teaches at the University of New South Wales' Australian Defense Force Academy. Vietnam needs to trade with China, the world's third-largest economy, to survive. Thayer acknowledges that no Chinese company operates independently of the government. "If you go up far enough you will find a military or a security connection," he says. "But Chinese occupation? I don't believe that."

Áp lực tiến hành các công trình này đối với Việt Nam thì vô cùng lớn, Carl A. Thayer, chuyên viên về Việt Nam đang giảng dạy tại Học viện Quốc phòng Úc thuộc Đại học New South Wale nói. Để tồn tại, Việt Nam cần trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, một quốc gia với nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Ông Thayer công nhận rằng không có công ty nào ở Trung Quốc hoạt động độc lập với chính quyền họ. "Nếu đi lên cao hơn, ta sẽ thấy một mối liên hệ về quân sự hoặc an ninh nào đấy," ông nói. "Nhưng một cuộc xâm lăng của Trung Quốc? tôi không tin điều này."

Some of the problems are of Vietnam's own making, observes Thayer. The country has become increasingly dependent on foreign direct investment to buoy its economy. Last year, overseas investors sunk a record $11.5 billion into Vietnam. China last year had 73 investment projects worth $334 million in the country. But in the wake of the global recession, foreign direct investment plummeted 70% in the first quarter of 2009 compared to the same time period last year.

Chính Việt Nam đã tự gây ra một số khó khăn cho mình, ông Thayer nhận định. Quốc gia này càng ngày càng phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế của mình. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giảm mất $11.5 tỉ, một con số kỷ lục. Cũng trong năm qua, Trung Quốc đã đầu tư 73 dự án vào đất nước này với tổng trị giá $334 triệu đô-la. Nhưng trong hiện tình kinh tế suy sụp toàn cầu, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã giảm đến 70% trong quí đầu của năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hanoi has been calling for increased investment, and is even more desperate for external cash infusions now that its economy has flatlined. Vietnam has also racked up a massive trade deficit with China. As more Chinese companies venture across the border and sink millions into new investment projects, Hanoi can't dictate all the terms. Nor can they just close the spigot. "The Vietnamese have to be careful of what they wish for," says Thayer.

Hà Nội đang kêu gọi tăng cường đầu tư và đang càng tuyệt vọng mong tiền từ bên ngoài rót vào trước hiện tình kinh tế suy thoái. Việt Nam lại còn tích luỹ một tỉ lệ thiếu hụt khổng lồ trong việc giao thương với Trung Quốc. Khi ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc từ bên kia biên giới đang đổ hàng triệu đô-la vào những dự án đầu tư thì Hà Nội không thể tự đưa ra tất cả các điều khoản hoặc ngăn chận chúng. "Người Việt cần phải cẩn trọng với những gì mình ước muốn." ông Thayer nói.










Translated by Diên Vỹ



China-Vietnam Border War, 30 Years Later

Over 30,000 Vietnamese and Chinese soldiers died in short but fierce war fought at the two nations' borders in 1979

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 30 năm sau

Trên 30.000 binh lính Việt Nam và Trung Quốc đã chết trong cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt diễn ra tại biên giới hai nước vào năm 1979


Guns of February

Vietnamese artillery pounds away at advancing Chinese troops on Feb. 23, 1979, six days after Beijing launched a massive and costly invasion of Vietnam's northern provinces. The brief but bloody episode, today known as the Third Indochina War, claimed tens of thousands of lives in the space of less than a month.

Tiếng súng tháng Hai

Lính pháo binh Việt Nam đang nã pháo vào quân đội Trung Quốc đang tiến vào ngày 23 tháng 2 năm 1979, sáu ngày sau khi Bắc Kinh đã phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn và tốn kém vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trận chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu, ngày nay được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng trong ít hơn một tháng.


The Decider

Communist China aided Vietnam in its wars against both French and American occupiers, but Hanoi later established solid ties with the Soviet Union, Beijing's rival. After Vietnam launched incursions into China-friendly Cambodia, Chinese leader Deng Xiaoping declared he wanted to teach the Vietnamese "a lesson."

Kẻ quyết định

Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống lại những kẻ xâm lược cả Pháp và Mỹ, nhưng Hà Nội sau đó thiết lập quan hệ vững chắc với Liên Xô, đối thủ của Bắc Kinh. Sau khi Việt Nam đem quân vào Cam-pu-chia vốn thân thiện với Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố ông muốn dạy Việt Nam một bài học. "


Resistance

Cadres of Vietnam's ruling Communist party mass in Hanoi, Vietnam's capital, on Feb. 19, 1979, in a sign of defiance against Chinese aggression.

Kháng cự

Cán bộ của đảng cầm quyền tại Việt Nam mít-ting tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, vào ngày 19, 1979, trong một dấu hiệu nhằm thách thức đối với sự xâm lược của Trung Quốc.


Walking Dead

Chinese militiamen mustered from Jiangxi county in China's Guangxi province line up in teams of stretcher bearers bound to support the ground campaign across the 1,400 km border between China and Vietnam. It's estimated that as many as 4,000 Chinese soldiers died in the first two days of combat alone.

Đi vào chỗ chết

Dân binh Trung Quốc lấy từ vùng Jiangxi trong thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc trong tập trung thành các nhóm mang cáng để hỗ trợ các chiến dịch mặt đất trên 1.400 km biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Người ta ước tính rằng khoảng 4000 binh sĩ Trung Quốc đã chết chỉ riêng trong hai ngày đầu tiên của cuộc chiến.


Caught Red-handed

Vietnamese troops watch over detained Chinese soldiers on Feb. 26, 1979. Seasoned by decades of guerrilla war and equipped with the latest Soviet technology, the Vietnamese proved too strong for China's People's Liberation Army (PLA), whose strategy still revolved around deploying "human waves" of ragtag soldiers, a tactic used nearly three decades before during the Korean War.

Bắt tại trận

Quân đội Việt Nam đang canh lính Trung Quốc bị bắt giữ vào ngày 26 tháng hai năm 1979. Dày dạn qua nhiều thập kỷ chiến tranh du kích và được trang bị các công nghệ của Liên Xô mới nhất, lính Việt Nam đã chứng tỏ quá mạnh mẽ đối với Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA), vẫn còn dùng xoay quanh việc triển khai chiến thuật "biển người", một chiến thuật được sử dụng gần ba thập kỷ trước trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.


On the Road

Vietnamese refugees flee approaching Chinese forces in the strategic border province of Lang Son. On March 5, a day after the PLA occupied the province's capital, Beijing announced a full withdrawal.

Trên đường sơ tán

Người Việt tị nạn chạy trốn các lực lượng của Trung Quốc đang kéo đến tại tỉnh biên giới chiến lược Lạng Sơn. Ngày 05 tháng ba, một ngày sau khi quân đội Trung Quốc chiếm đóng tỉnh lỵ, Bắc Kinh tuyên bố rút quân hoàn toàn.


Bridge to Nowhere

Following the Chinese retreat, Vietnamese in Lang Son province ford the Ky Cuong River on makeshift pontoon rafts, as the existing bridge sits collapsed. Though Hanoi and Beijing both claimed victory, the war was a chastening experience for all involved.

Nhịp cầu không đến

Sau khi Trung Quốc rút lui, người Việt Nam ở tỉnh Lạng Sơn qua sông Kỳ Cùng trên những bè phao bắc tạm, vì cầu lúc này đã bị sụp đổ. Mặc dù Hà Nội và Bắc Kinh đều tuyên bố chiến thắng, chiến tranh là một kinh nghiệm đau đớn cho tất cả các bên liên qua


Tomb of the Unmourned Soldier

A "martyr's cemetery" in China's southern Yunnan province. Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand. State media on both sides have remained quiet on the 30th anniversary of the war. While tensions flared over border disputes in the subsequent years, the Communist neighbors, linked by centuries of history, have buried the hatchet and now enjoy significant economic ties.

Ngôi mộ của Liệt sĩ vô danh

Một "nghĩa trang liệt sĩ của" ở miền nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Mặc dù con số thương vong vẫn còn chưa rõ ràng, ước tính ít nhất 20.000 binh sĩ Trung Quốc đã chết, trong khi số tử vong của Việt Nam là 10.000. Phương tiện truyền thông nhà nước trên cả hai bên vẫn im tiếng vào ngày kỷ niệm 30 năm chiến tranh. Trong khi căng thẳng về tranh chấp biên giới lại bùng lên những năm tiếp theo đó, những người láng giềng Cộng sản, vốn có liên hệ nhiều thế kỷ của lịch sử, đã chôn chặt quá khứ và bây giờ đã tạo lập những quan hệ kinh tế đáng kể.

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1891668,00.html