MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 7, 2011

2012: Year of decision for Asia and the world Năm 2012 là năm quyết định đối với châu Á và thế giới


Gen. Chen Bingde, left, chief of the General Staff of the Chinese People's Liberation Army, and Adm. Mike Mullen, right, chairman of the Joint Chiefs of Staff, review an honor guard together during a welcoming ceremony for Mullen at the Bayi Building on July 11, 2011 in Beijing, China. Mullen is on a four day visit to China to discuss disputes China is having with the Philippines and Vietnam over the South China Sea, and the stalled nuclear talks with North Korea. (Alexander F. Yuan-Pool/Getty Images)
(TomDispatch)
Tướng Trần Bỉnh Đức (trái), Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Đô đốc Mike Mullen (phải), Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, duyệt đội danh dự trong một buổi lễ đón tiếp ông Mullen tại Tòa nhà Bayi ngày 11 tháng 7 năm 2011 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông Mullen đang thăm Trung Quốc 4 ngày để bàn thảo về những tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam về Biển Đông, cũng như các cuộc hội đàm hạt nhân bị trì hoãn với Bắc Triều Tiên. (Alexander F. Yuan-Pool/Getty Images)
2012: Year of decision for Asia and the world
Năm 2012 là năm quyết định đối với châu Á và thế giới
By John Feffer
John Feffer
04-10-2011
(TomDispatch) - The United States has long styled itself a Pacific power. It established the model of counterinsurgency in the Philippines in 1899 and defeated the Japanese in World War II. It faced down the Chinese and the North Koreans to keep the Korean peninsula divided in 1950, and it armed the Taiwanese to the teeth. Today, America maintains the most powerful military in the Pacific region, supported by a constellation of military bases, bilateral alliances, and about 100,000 service personnel.
(TomDispatch) – Từ lâu Hoa Kỳ đã tự nhận là một cường quốc Thái Bình Dương. Nước này đã thiết lập một mô hình chống nổi loạn ở Philippines năm 1899 và đánh bại Nhật Bản hồi Thế chiến II. Mỹ đương đầu với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để giữ cho bán đảo Triều Tiên tách ra năm 1950, và trang bị vũ khí tận răng cho Đài Loan. Ngày nay, Mỹ tiếp tục là một cường quốc quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, được hỗ trợ bởi một loạt các căn cứ quân sự, các liên minh song phương và khoảng 100.000 quân nhân.
It has, however, reached the high-water mark of its Pacific presence and influence. The geopolitical map is about to be redrawn. Northeast Asia, the area of the world with the greatest concentration of economic and military power, is on the verge of a regional transformation. And the United States, still preoccupied with the Middle East and hobbled by a stalled and stagnating economy, will be the odd man out.
Tuy nhiên, Mỹ đã đạt tới mức cao nhất về sự hiện diện và ảnh hưởng của nước này ở Thái Bình Dương. Bản đồ địa chính trị sắp được vẽ lại. Đông Bắc Á, khu vực có mật độ cao nhất về các cường quốc kinh tế và quân sự, đang trên bờ của một sự chuyển đổi trong vùng. Và Mỹ, vẫn còn bận tâm ở Trung Đông và oằn mình với một nền kinh tế đình trệ, sẽ thành nước lạc lõng.
Elections will be part of the change. Next year, South Koreans, Russians, and Taiwanese will all go to the polls. In 2012, the Chinese Communist Party will also ratify its choice of a new leader to take over from President Hu Jintao. He will be the man expected to preside over the country's rise from the number two spot to the pinnacle of the global economy.
Các cuộc bầu cử sẽ là một phần của sự thay đổi. Vào năm tới, người dân Hàn Quốc, Nga và Đài Loan đều sẽ đi bỏ phiếu. Năm 2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ phê chuẩn sự lựa chọn một nhà lãnh đạo mới, kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Người này sẽ là người chỉ đạo đất nước này từ vị trí thứ 2, vươn lên vị trí cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu.
But here's the real surprise in store for Washington. The catalyst of change may turn out to be the country in the region that has so far changed the least: North Korea. In 2012, the North Korean government has trumpeted to its people a promise to create kangsong taeguk, or an economically prosperous and militarily strong country. Pyongyang now has to deliver somehow on that promise -- at a time of food shortages, overall economic stagnation, and political uncertainty. This dream of 2012 is propelling the regime in Pyongyang to shift into diplomatic high gear, and that, in turn, is already creating enormous opportunities for key Pacific powers.
Tuy nhiên, có sẵn một sự ngạc nhiên thực sự dành cho Washington. Chất xúc tác của sự thay đổi có thể lại là nước trong khu vực cho đến nay đã thay đổi ít nhất: Bắc Triều Tiên. Chính phủ Bắc Triều Tiên đã công bố với dân chúng nước này lời cam kết, trong năm 2012 sẽ tạo ra một kangsong taeguk, tức là một đất nước mạnh mẽ về quân sự và phồn thịnh về kinh tế. Giờ đây, Bình Nhưỡng cũng phải thực hiện phần nào trong lời hứa đó – vào thời điểm lương thực bị thiếu hụt, kinh tế về tổng thể bị trì tệ và bất ổn chính trị. Giấc mơ của năm 2012 này đang buộc chế độ Bình Nhưỡng phải chuyển sang ngoại giao tối đa, và ngược lại, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cường quốc chủ chốt ở Thái Bình Dương.


Washington, which has focused for years on North Korea's small but developing nuclear arsenal, has barely been paying attention to the larger developments in Asia. Nor will Asia's looming transformation be a hot topic in our own presidential election next year. We'll be arguing about jobs, health care, and whether the president is a socialist or his Republican challenger a nutcase. Aside from some ritual China-bashing, Asia will merit little mention.
Nhiều năm qua Washington đã tập trung vào kho hạt nhân nhỏ nhưng đang phát triển của Bắc Triều Tiên, không chú ý đến những phát triển lớn hơn ở châu Á. Sự chuyển đổi ở châu Á đang dần hiện ra cũng không trở thành một chủ đề nóng trong cuộc bầu cử tổng thống của chính chúng ta năm tới. Chúng ta sẽ tranh cãi về việc làm, chăm sóc sức khỏe, và liệu Tổng thống là một người theo chủ nghĩa xã hội hay một đối thủ thuộc phe Cộng hòa. Ngoài một số công kích nhằm vào Trung Quốc mang tính hình thức, châu Á sẽ rất ít được nhắc tới.
President Obama, anxious about giving ammunition to his opponent, will be loath to fiddle with Asia policy, which is already on autopilot. So while others scramble to remake East Asia, the United States will be suffering from its own peculiar form of continental drift.
Tổng thống Obama lo lắng về việc tạo cớ cho đối thủ của ông, sẽ miễn cưỡng nhắc đến chính sách châu Á, vốn đã được đặt trong chế độ chạy tự động. Vì vậy, trong khi các nước khác thi nhau tái tạo Đông Á thì Mỹ sẽ phải chịu đựng từ chính kiểu trôi dạt lục địa khác thường của mình.
Pyongyang turns on the charm
Bình Nhưỡng chuyển sang quyến rũ
On April 15, 1912, in an obscure spot in the Japanese empire, a baby was born to a Christian family proud of its Korean heritage. The 100th anniversary of the birth of Kim Il Sung, North Korea's founder and dynastic leader, is coming up next year. Ordinarily, such an event would be of little importance to anyone other than 24 million North Koreans and a scattering of Koreans elsewhere. But this centennial also marks the date by which the North Korean regime has promised to finally turn things around.
Ngày 15 tháng 4 năm1912, tại một góc khuất dưới sự chiếm đóng của đế chế Nhật Bản, một đứa bé chào đời trong gia đình theo đạo Tin lành tự hào về di sản Triều Tiên của mình. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kim Il Sung, người sáng lập và lãnh đạo triều đại Bắc Triều Tiên, sẽ diễn ra trong năm tới. Nói chung, một sự kiện như vậy sẽ có chẳng có ý nghĩa với ai ngoài 24 triệu dân Bắc Triều Tiên và một số người Triều Tiên ở những nơi khác. Nhưng lễ kỷ niệm trăm năm này cũng đánh dấu ngày mà chế độ Bắc Triều Tiên cam kết sẽ thay đổi hoàn toàn mọi thứ.
Despite its pretensions to self-reliance, Pyongyang has amply proven that it can only get by with a lot of help from its friends. Until recently, however, North Korea was not exactly playing well with others.
Mặc dù kỳ vọng tự lực tự cường, Bình Nhưỡng đã chứng minh rằng họ chỉ có thể xoay xở được nhờ nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè. Tuy nhiên, cho tới gần đây, Bắc Triều Tiên lại không chơi đẹp với các nước khác.
It responded in a particularly hardline fashion, for instance, to the more hawkish policies adopted by new South Korean President Lee Myung Bak, when he took office in February 2008. The shooting of a South Korean tourist at the Mount Kumgang resort that July, the sinking of the South Korean naval ship the Cheonan in March 2010 (Pyongyang still claims it was not the culprit), and the shelling of South Korea's Yeonpyeong Island later that year all accelerated a tailspin in north-south relations. During this period, the North tested a second nuclear device, prompting even its closest ally, China, to react in disgust and support a U.N. declaration of condemnation. Pyongyang also managed to further alienate Washington by revealing in 2010 that it was indeed pursuing a program to produce highly enriched, weapons-grade uranium, something it had long denied.
Nước này đáp trả theo một cách cực kỳ cứng rắn, chẳng hạn, những chính sách diều hâu hơn mà Tổng thống mới của Hàn Quốc, ông Lee Myung Bak, theo đuổi khi ông lên nắm quyền hồi tháng 2 năm 2008. Vụ bắn một du khách Hàn Quốc tại khu nghỉ mát núi Kim Cương tháng 7 năm đó, vụ đánh chìm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3 năm 2010 (Bình Nhưỡng vẫn tuyên bố vô tội), và vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong cuối năm ngoái, tất cả những sự việc này càng làm xói mòn nhanh các quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc. Trong thời gian này, Bắc Triều Tiên còn tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2, khiến cho cả Trung Quốc, nước có mối quan hệ thân thiết nhất với Bắc Triều Tiên, cũng tỏ ý tức giận và ủng hộ một tuyên bố lên án của Liên Hợp Quốc. Bình Nhưỡng còn làm cho Washington xa lánh hơn bằng cách tiết lộ trong năm 2010 rằng, nước này thực tế đang theo đuổi một chương trình nhằm sản xuất uranium cấp độ vũ khí, có độ làm giàu cao hơn, điều mà nước này từ lâu vẫn chối bỏ.
These actions had painful economic consequences. South Korea cancelled almost all forms of cooperation. The North's second nuclear test scotched any incipient economic rapprochement with the United States. (The Bush administration had removed North Korea from its terrorism list, and there had been hints that other longstanding sanctions might sooner or later be dropped as part of a warming in relations.)
Những hành động đó gây hậu quả kinh tế nặng nề. Hàn Quốc hủy bỏ gần như tất cả mọi hình thức hợp tác. Vụ thử hạt nhân thứ hai của Bình Nhưỡng đã khai tử mọi sự nối lại về quan hệ kinh tế vốn còn phôi thai với Mỹ. (Chính quyền Bush đã đưa Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách khủng bố và đã có nhiều dấu hiệu rằng các lệnh cấm vận kéo dài khác sớm hay muộn cũng có thể được hủy bỏ như một phần của việc hâm nóng các mối quan hệ).
Only the North's relationship with China was unaffected, largely because Beijing is gobbling up significant quantities of valuable minerals and securing access to ports in exchange for just enough food and energy to keep the country on life support and the regime afloat. Between 2006 and 2009, an already anemic North Korean economy contracted, and chronic food shortages again became acute.
Chỉ mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với Trung Quốc là không bị ảnh hưởng, chủ yếu là do Bắc Kinh đang thâu tóm số lượng lớn các tài nguyên khoáng sản giá trị và đảm bảo sự tiếp cận với các cảng để đổi thực phẩm và năng lượng chỉ vừa đủ để giữ cho nước này phải dựa vào trợ giúp đời sống và giữ cho chế độ hoạt động. Vào năm 2006 và năm 2009, nền kinh tế vốn đã yếu của Bắc Triều Tiên lại càng èo uột và nạn thiếu lương thực kinh niên tái diễn.
To these economic travails must be added political ones. The country's leadership is long past retirement, with 70-year-old leader Kim Jong Il younger than most of the rest of the ruling elite. He has designated his youngest son, Kim Jeong Eun, as his successor, but the only thing that this mystery boy seems to have going for him is his resemblance to his grandfather, Kim Il Sung.
Những khó khăn về kinh tế phải được gộp với những khó khăn về chính trị. Ban lãnh đạo nước này đều đã quá tuổi về hưu từ lâu, với nhà lãnh đạo Kim Jong Il 70 tuổi, còn trẻ hơn hầu hết những người còn lại trong nhóm điều hành. Ông ta đã chọn con trai út của mình, Kim Jeong Eun, làm người kế nhiệm, nhưng điều duy nhất khiến cậu thanh niên bí ẩn này được chọn có lẽ là do cậu giống ông nội mình, Kim Il Sung.
Still, North Korea seems no closer to full-scale collapse today than during previous crises -- like the devastating famine of the mid-1990s. A thoroughly repressive state and zero civil society seem to insure that no color revolution or "Pyongyang Spring" is in the offing. Waiting for the North Korean regime to go gently into the night is like waiting for Godot.
Mặc dù vậy, Bắc Triều tiên không có vẻ gì tiến gần hơn tới một sự sụp đổ hoàn toàn so với các cuộc khủng hoảng trước đó, chẳng hạn nạn đói thảm khốc vào giữa thập niên 1990. Một nhà nước cực kỳ hà khắc và một xã hội dân quyền số 0 này có lẽ bảo đảm chắc chắn rằng, không một cuộc cách mạng màu sắc nào hay “Mùa xuân Bình Nhưỡng” có thể nổ ra. Chờ đợi thể chế Bắc Triều Tiên nhẹ nhàng đi vào đêm đen chẳng khác nào chờ đợi Godot.
But that doesn't mean change isn't in the air. To jumpstart its bedraggled economy and provide a political boost for the next leader in the year of kangsong taeguk, North Korea is suddenly in a let's-make-a-deal mode.
Nhưng điều đó không có nghĩa thay đổi là điều viễn vông. Để khởi động nền kinh tế èo uột của nước này và tạo một lực đẩy về chính trị cho tân lãnh đạo trong năm kangsong taeguk, Bắc Triều Tiên đột ngột theo phương thức: hãy-cùng-đạt-thỏa thuận.
Kim Jong Il's recent visit to Siberia to meet Russian President Dmitri Medvedev, for instance, raised a few knowledgeable eyebrows. Conferring at a Russian military base near Lake Baikal, for the first time in a long while the North Korean leader even raised the possibility of a moratorium on nuclear weapons production and testing. More substantially, he concluded a preliminary agreement on a natural gas pipeline that could in itself begin to transform the politics of the region. It would transfer gas from the energy-rich Russian Far East through North Korea to economically booming but energy-hungry South Korea. The deal could net Pyongyang as much as $100 million a year.
Chuyến thăm gần đây của Kim Jong Il tới Siberia để gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, chẳng hạn, đã khiến không ít người ngạc nhiên. Hội ý tại một căn cứ quân sự Nga gần Hồ Baikal, lần đầu tiên trong một khoảng thời gian dài, lãnh đạo Triều Tiên thậm chí đã nêu ra khả năng tạm ngừng các hoạt động sản xuất và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Thực tế hơn, ông còn ký kết một thỏa thuận sơ bộ về một đường ống dẫn khí mà tự nó có thể bắt đầu sự chuyển đổi chính trị trong khu vực. Đường ống này sẽ chuyển khí đốt từ vùng Viễn Đông giàu năng lượng của Nga qua Bắc Triều Tiên tới Hàn Quốc, một đất nước đang bùng nổ kinh tế nhưng đói năng lượng. Thỏa thuận này có thể mang về cho Bình Nhưỡng 100 triệu USD mỗi năm.
The North's new charm offensive wouldn't have a hope in hell of succeeding if a similar change of heart weren't also underway in the South.
Cuộc tấn công quyến rũ mới của Bắc Triều Tiên sẽ không có hy vọng thành công nếu một sự thay đổi tương tự của trái tim không diễn ra ở Hàn Quốc.
The bulldozer's miscalculation
Tính toán sai lầm của Xe ủi đất
On taking office, the conservative South Korean president Lee Myung Bak, known as "the Bulldozer" when he headed up Hyundai's engineering division, promised to put Korean relations on a new footing. Ten years of "engagement policy" with the North had, according to Lee, produced an asymmetrical relationship. The South, he insisted, was providing all the cash, and the North was doing very little in exchange. Lee promised a relationship based only on quid pro quos.
Khi lên nhậm chức, Tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc, Lee Myung Bak, còn được biết đến là “Xe ủi đất” khi ông đứng đầu bộ phận kỹ thuật của tập đoàn Hyundai, đã cam kết đưa các mối quan hệ liên Triều lên một vị trí mới. 10 năm của “chính sách ràng buộc” với Bắc Triều Tiên, theo ông Lee, đã tạo ra một mối quan hệ bất đối xứng. Ông khẳng định Hàn Quốc đã cung cấp tất cả tiền bạc, và Bắc Triều Tiên làm rất ít để đổi lại. Ông Lee cam kết một mối quan hệ chỉ dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
What he got instead was tit for tat: harsher rhetoric and military action. Ultimately, although the North made no friends below the 38th parallel that way, the new era of hostility didn't help the Lee administration either. South Koreans generally watched in horror as a relatively peaceful relationship veered dangerously close to military conflict.
Thay vào đó, những gì ông nhận về là một sự ăn miếng trả miếng: đó là những ngôn từ khó nghe và hành động quân sự. Rốt cuộc là, mặc dù Bắc Triều Tiên không có bạn bên dưới vĩ tuyến, một kỷ nguyên mới của sự thù địch cũng không giúp ích gì cho chính quyền ông Lee. Người Hàn Quốc nói chung chứng kiến nỗi khiếp đảm khi mối quan hệ tương đối yên bình đổi hướng một cách nguy hiểm tiến sát tới xung đột quân sự.
Lee's ruling party suffered a loss in last April's by-elections, and in August, he replaced his hardline "unification" minister with a more conciliatory fellow. Still insisting on an apology for the Cheonan sinking and the Yeonpyeong shelling, the ruling party is nevertheless looking for ways to restore commercial ties and again provide humanitarian assistance to the North. Since the summer, representatives from North and South have met twice to discuss Pyongyang's nuclear program. Although the two sides haven't made substantial progress, the stage is set for the resumption of the Six Party Talks between the two Koreas, Russia, Japan, China, and the United States that broke off in 2007.
Đảng cầm quyền của ông Lee đã bị tổn hại trong cuộc bầu cử phụ hồi tháng 4 năm ngoái. Và trong tháng 8, ông thay bộ trưởng “thống nhất” cứng rắn của mình bằng một người hòa giải hơn. Tuy vẫn khăng khăng đòi một lời xin lỗi về vụ chìm tàu Cheonan và vụ nã pháo vào Yeonpyeong, đảng cầm quyền Hàn Quốc đang tìm kiếm các biện pháp nhằm phục hồi các mối quan hệ thương mại và một lần nữa cung cấp viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên. Kể từ mùa hè này, các đại diện của miền Bắc và miền Nam đã gặp nhau hai lần để bàn thảo chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Mặc dù chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào, hai bên đã có sự chuẩn bị cho việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên vốn đã đổ bể năm 2007 giữa hai miền Triều Tiên với Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Even if the opposition party doesn't sweep the conservatives out of power in the 2012 elections, South Korea will likely abandon Lee's tough-guy approach. In September, his likely successor as the ruling party candidate in 2012, Park Geun-Hye, openly criticized Lee's approach in an article in Foreign Affairs that called instead for "trustpolitik."
Ngay cả nếu đảng đối lập không hất phe bảo thủ khỏi quyền lực trong cuộc bầu cử năm 2012, Hàn Quốc có khả năng vẫn sẽ từ bỏ cách tiếp cận cứng rắn của ông Lee. Vào tháng 9, người nhiều khả năng sẽ kế nhiệm ông như là một ứng viên của đảng cầm quyền trong năm 2012, Park Geun-Hye, đã công khai chỉ trích cách tiếp cận của ông Lee được gọi là “trustpolitik” trong một bài báo đăng trên tờ Foreign Affairs.
One project Park singled out for mention is an inter-Korean railroad line that would "perhaps transform the Korean Peninsula into a conduit for regional trade." That's an understatement. Restoring the line and hooking it up to Russia's Trans-Siberian Railroad would connect the Korean peninsula to Europe, reduce the shipment time of goods from one end of Eurasia to the other by about two weeks, and save South Korea up to $34 to $50 per ton in shipping costs. Meanwhile, the natural gas pipeline, which South Korea approved at the end of September, could reduce its gas costs by as much as 30%. For the world's second largest natural gas importer, this would be a major savings.
Một dự án mà ông Park chọn để nêu ra là tuyến đường sắt liên Triều mà có thể sẽ “biến bán đảo Triều Tiên thành một sợi dây liên kết thương mại khu vực“. Đó là một câu nói làm giảm nhẹ. Khôi phục tuyến đường và kết nối nó với Tuyến đường sắt Xuyên Siberia của Nga sẽ kết nối bán đảo Triều Tiên với châu Âu, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ đầu này của châu Âu tới đầu kia khoảng 2 tuần, và tiết kiệm cho Hàn Quốc khoảng 34-50 USD/tấn về chi phí vận chuyển. Trong khi đó, đường ống dẫn khí, mà Hàn Quốc đã phê chuẩn vào cuối tháng 9, có thể giảm chi phí về khí đốt tới 30%. Đối với nhà nhập khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới, điều này là một khoản tiết kiệm rất lớn.
Serious economic steps toward Korean reunification are not just a dream, in other words, but good business, too. Even in the worst moments of the recent period of disengagement, it's notable that the two countries managed to preserve the Kaesong industrial complex located just north of the Demilitarized Zone. Run by South Korean managers and employing more than 45,000 North Koreans, the business zone is a boon to both sides. It helps South Korean enterprises facing competition from China, even as it provides hard currency and well-paying jobs to the North. The railroad and the pipeline would offer similar mutual benefits.
Nói cách khác, các bước đi nghiêm túc về kinh tế hướng tới thống nhất bán đảo Triều Tiên không chỉ là một giấc mơ, mà còn là [cơ hội] làm ăn tốt. Thậm chí vào những giờ khắc tồi tệ nhất trong khoảng thời gian tách biệt gần đây, đáng chú ý là hai nước đã duy trì được tổ hợp công nghiệp Kaesong nằm ở ngay phía bắc Vùng Phi quân sự. Do các giám đốc Hàn Quốc điều hành và thuê hơn 45.000 lao động Bắc Triều Tiên, vùng kinh doanh này là một lợi ích của cả hai phía. Nó giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc đương đầu với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, cũng như mang về đồng tiền mạnh và công ăn việc làm tốt cho người Bắc Triều Tiên. Đường sắt và đường ống dẫn khí sẽ mang lại những lợi ích chung tương tự.
According to conventional wisdom, North Korea has a single bargaining chip, its small nuclear arsenal, which it will never give up. But a real estate agent would look at the situation differently. What North Korea really has is "location, location, location," and it finally seems ready to cash in on its critical position at the heart of the world's most vital economic region.
Theo sự khôn ngoan thông thường, Bắc Triều Tiên sẵn sàng mặc cả đơn lẻ, kho hạt nhân nhỏ mà nước này sẽ không bao giờ từ bỏ. Nhưng một nhân viên về bất động sản sẽ nhìn nhận tình hình với một con mắt khác. Những gì Bắc Triều Tiên thực sự có là “vị trí, vị trí, vị trí” và rốt cục nước này có vẻ sẵn sàng kiếm chác từ vị trí trọng yếu của mình ở giữa tâm khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
The train line would bind the world's two biggest economic regions into a huge Eurasian market. And the pipeline, coupled with green energy projects in China, South Korea, and Japan, might begin to wean East Asia from its dependency on Middle Eastern oil and thus on the U.S. military to secure access and protect shipping routes.
Tuyến đường tàu sẽ ràng buộc hai khu vực kinh tế lớn nhất thế giới vào một thị trường Âu Á khổng lồ. Và đường ống dẫn, kết hợp với các dự án năng lượng xanh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản, có thể bắt đầu giúp châu Á không còn phụ thuộc vào dầu lửa Trung Đông và theo cách đó không phải dựa vào quân đội Mỹ để đảm bảo sự tiếp cận và bảo vệ các tuyến vận tải.
Thought of another way, these projects and others like them lurking in the Eurasian future are significant not just for what they connect, but what they leave out: the United States.
Nói theo cách khác, những dự án này và những điều tương tự ẩn chứa trong tương lai Âu Á là rất quan trọng, không chỉ vì những gì chúng kết nối mà còn bởi những gì chúng xóa bỏ: Mỹ.
Out in the cold
Bị cho ra rìa
The Bush administration anticipated Lee Myung Bak's approach to North Korea by chucking the carrot and waving the stick. By 2006, however, Washington had made a U-turn and was beginning to engage Pyongyang seriously. The Obama administration took another tack, eventually adopting a policy of "strategic patience," a euphemism for ignoring North Korea and hoping it wouldn't throw a tantrum.
Chính quyền Bush đã lường trước được cách tiếp cận Bắc Triều Tiên của Lee Myung Bak bằng cách quăng ra củ cà rốt và vung vẩy cây gậy. Tuy nhiên, vào năm 2006, Washington đã có một cú vòng ngược lại và bắt đầu nghiêm túc lôi kéo Bình Nhưỡng. Chính quyền Obama thực hiện chiến thuật khác, cuối cùng theo chính sách “kiên trì chiến lược”, một lối nói trại của việc lờ Bắc Triều Tiên đi và hy vọng nước này không nổi cơn thịnh nộ.
It hasn't worked. North Korea has plunged full speed ahead with its nuclear program. The U.S./NATO air campaign against Libya's Muammar Gaddafi, who had given up his nuclear program to secure better relations with the West, only reinforced Pyongyang's belief that nukes are the ultimate guarantor of its security. The Obama administration continues to insist that the regime show its seriousness about denuclearization as a precondition for resuming talks. Even though Washington recently sent a small amount of flood relief, it refuses to offer any serious food assistance. Indeed, in June, the House of Representatives passed an amendment to the agriculture bill that prohibited all food aid to the country, regardless of need.
Chính sách đó không có tác dụng. Bắc Triều Tiên đã tăng tốc tối đa với chương trình hạt nhân của nước này. Chiến dịch không kích của Mỹ/NATO chống lại Muammar Gaddafi của Libya, người từ bỏ chương trình hạt nhân của mình để đảm bảo các mối quan hệ tốt hơn với phương Tây, sẽ càng khiến Bình Nhưỡng tin rằng vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo tối thượng cho an ninh nước này. Chính quyền Obama tiếp tục đòi Bình Nhưỡng phải chứng tỏ sự thành thật về giải trừ hạt nhân như một điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán. Mặc dù Washington mới đây đã gửi một số lượng nhỏ hàng cứu trợ lũ lụt, nước này từ chối cung cấp bất kỳ một sự hỗ trợ thực phẩm nào. Thay vào đó, hồi tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua một sửa đổi đối với dự luật nông nghiệp, theo đó cấm mọi hoạt động viện trợ thực phẩm cho Bắc Triều Tiên, bất chấp sự cần thiết.
Though the administration will likely send envoy Stephen Bosworth to North Korea later this year, no one expects major changes in policy or relations to result. With a presidential election year already looming, the Obama administration isn't likely to spend political capital on North Korea -- not when Republicans would undoubtedly label any new moves as "appeasement" of a "terrorist state."
Mặc dù chính quyền nhiều khả năng sẽ cử đặc sứ Stephen Bosworth tới Bắc Triều Tiên vào cuối năm nay, không ai hy vọng sẽ đạt được những thay đổi lớn trong chính sách hoặc các mối quan hệ. Với cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra, chính quyền Obama có thể sẽ không chi vốn chính trị về Triều Tiên – không phải khi phe Cộng hòa chắc chắn sẽ dán mác cho bất kỳ một động thái mới nào là “chính sách nhân nhượng” của một “nhà nước khủng bố”.
Obama came into office with a desire to shift U.S. policy away from its Middle Eastern focus and reassert America's importance as a Pacific power, particularly in light of China's growing regional influence. But the president has invested more in drones than in diplomacy, sustaining the war on terror at the expense of the sort of bolder engagement of adversaries that Obama hinted at as a candidate. In the meantime, the administration is prepared to just wait it out until the next elections are history -- and by then, it might already be too late to catch up with regional developments.
Obama lên nhậm chức với một khát vọng dịch chuyển chính sách của Mỹ khỏi trọng tâm Trung Đông và xác nhận lại tầm quan trọng của Mỹ như một cường quốc Thái Bình Dương, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sự ảnh hưởng trong khu vực. Nhưng Tổng thống Mỹ đã đầu tư vào những chiếc máy bay không người lái nhiều hơn vào ngoại giao, tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố với cái giá của một kiểu ràng buộc đối phương một cách táo bạo hơn như ông từng gợi ý khi còn là một ứng viên. Trong khi đó, chính quyền sẵn sàng chờ điều đó diễn ra cho đến khi các cuộc bầu cử mới trở thành lịch sử – và đến khi ấy, có thể đã quá muộn để bắt kịp những biến chuyển trong khu vực.
After all, Washington has watched China become the top trading partner of nearly every Asian country. Similarly, the economic links between China and Taiwan have deepened considerably, a reality to which even that island's opposition party must bow. The Obama administration's recent decision not to upset Beijing too much by selling advanced F-16 fighter jets to Taiwan, opting instead for a mere upgrade of the F-16s it bought in the 1990s, is a clear sign of relative U.S. decline in the region, suggests big-picture analyst Robert Kaplan.
Sau tất cả, Washington đã chứng kiến Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại hàng đầu của gần như tất cả các nước châu Á. Tương tự, các quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Đài Loan đã gắn bó hơn đáng kể, một thực tế mà thậm chí phe đối lập ở hòn đảo này phải chào thua. Quyết định không chọc giận Bắc Kinh quá nhiều của chính quyền Obama mới đây do bán các phi cơ chiến đấu F-16 tân tiến cho Đài Loan, thay vào đó chọn một một phiên bản nâng cấp đơn thuần của F-16 mà đảo này mua trong những năm 1990, là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự suy giảm tương đối của Mỹ trong khu vực, theo nhà phân tích Robert Kaplan.
Then there's the sheer cost of the U.S. military presence in the Pacific, which looks like a juicy target to budget cutters in Washington. Key members of Congress like Senators John McCain and Carl Levin have already signaled their anxiety about the high price tag of a planned "strategic realignment" in Asia that involves, among other things, an expansion of the U.S. military base in Guam and an upgrading of facilities in Okinawa. In response to a question about potential military cuts, new Deputy Secretary of Defense Ashton Carter has confirmed that reducing U.S. troops and bases overseas is "on the table."
Tiếp theo, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ tiêu tốn rất lớn. Điều này có vẻ là một mục tiêu lý thú của những người cắt giảm ngân sách ở Washington. Các thành viên chủ chốt của Quốc hội như các thượng nghị sĩ John McCain và Carl Levin đã bày tỏ sự lo lắng về mức giá cao của kế hoạch “tái liên kết chiến lược” ở Châu Á mà trong số nhiều thứ khác có sự mở rộng căn cứ quân sự ở Guam cùng việc nâng cấp các cơ sở ở Okinawa. Phản ứng trước câu hỏi về việc cắt giảm quân sự tiền ẩn, tân Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter khẳng định rằng việc giảm bớt quân số và căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài “đang nằm trên bàn thảo luận”.
The future of East Asia is hardly a given, nor is an economic boom and regional integration the only possible scenario. Virtually every country in the region has hiked its military spending. Tension points abound, particularly in potentially energy-rich waters that various countries claim as their own. China's staggering economic growth is not likely to be sustainable in the long term. And North Korea could ultimately decide to make do as an economically destitute but adequately strong military power.
Tương lai của Đông Á hầu như không phải là một sự định sẵn, một sự bùng nổ kinh tế và hội nhập cũng không phải là viễn cảnh có thể duy nhất. Gần như mỗi nước trong khu vực đều tăng mạnh chi tiêu quân sự của mình. Có rất nhiều căng thẳng, đặc biệt là ở những vùng biển giàu năng lượng mà các nước cùng tuyên bố chủ quyền. Sức tăng trưởng kinh tế sửng sốt của Trung Quốc có thể không bền vững trong thời gian dài. Và Bắc Triều Tiên rút cục có thể quyết định trở thành một cường quốc quân sự mạnh mẽ nhưng nghèo túng về kinh tế.
Still, the trend lines for 2012 and after point to greater engagement on the Korean peninsula, across the Taiwan Strait, and between Asia and Europe. Right now, the United States, for all of its military clout, is not really part of this emerging picture. Isn't it time for America to gracefully acknowledge that its years as the Pacific superpower are over and think creatively about how to be a pacific partner instead?
Tuy nhiên, các đường xu hướng cho năm 2012 và sau đó chỉ tới một sự ràng buộc lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên, ngang qua eo biển Đào Loan, và giữa hai châu lục Âu – Á. Ngay lúc này, Mỹ – với tất cả sức mạnh quân sự của nước này – không phải là một phần thực sự trong bức tranh đang nổi lên này. Liệu chưa phải lúc người Mỹ thừa nhận rằng những năm tháng làm siêu cường Thái Bình Dương đã qua rồi và thay vào đó hãy nghĩ một cách sáng tạo về cách thức trở thành một đối tác Thái Bình Dương?
John Feffer is the co-director of Foreign Policy in Focus at the Institute for Policy Studies, writes its regular World Beat column, and will be publishing a book on Islamophobia with City Lights Press in 2012. This piece originally appeared on TomDispatch. The opinions expressed in this commentary are solely those of the author.
Ông John Feffer là đồng giám đốc tạp chí Foreign Policy in Focus tại Viện Nghiên cứu Chính sách, viết chuyên mục World Beat của tạp chí và sắp ra mắt một cuốn sách về Islamophobia với nhà xuất bản City Lights năm 2012. Bài viết này lúc đầu được đăng ở TomDispatch. Các ý kiến đưa ra trong bài đều của tác giả.

Translated by Trúc An

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn