MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 23, 2012

MICHAEL LEWIS: Successful People Like Me Were Actually Just Really Lucky MICHAEL LEWIS: Những người thành công như tôi thực ra chỉ là may mắn





MICHAEL LEWIS: Successful People Like Me Were Actually Just Really Lucky

MICHAEL LEWIS: Những người thành công như tôi thực ra chỉ là may mắn

Julia La Roche 

Julia La Roche 

Jun. 5, 2012
5/6/2012


Michael Lewis says that he's really, really lucky.
He graduated from Princeton University with a degree in art history and soon after enrolled in graduate school at the London School of Economics. 
Lewis eventually landed a job on Wall Street at Salomon Brothers and would later become a very famous, award-winning author ("Liar's Poker," "The Blind Side" and "Moneyball").
However, during his remarks at Princeton's Baccalaureate he said that all his fame and fortune are a matter of luck and the same goes for other successful people.

Michael Lewis nói rằng ông thực sự, thực sự may mắn.
Ông tốt nghiệp Đại học Princeton về lịch sử nghệ thuật và ngay sau đó ghi danh theo học cao học tại Trường Kinh tế London.
Lewis cuối cùng tìm công việc ở phố Wall tại Salomon Brothers và sau đó sẽ trở thành một tác giả rất nổi tiếng từng đoạt giải thưởng ("Trò Poker của kẻ dối trá," "Bên mù" và "Kim cầu").
Tuy nhiên, trong phát biểu của mình tại lễ tốt nghiệp Tú tài Princeton, ông nói rằng toàn bộ danh tiếng và sản nghiệp của ông chỉ là vấn đề may mắn và những người thành công khác cũng thế thôi.

These are two of his key points.  
    He said that success is "always rationalized" because successful people don't want to acknowledge that they were actually just really lucky.  What's more is, the world doesn't want to realize that either. 

Đây là những điểm chính của ông.
    Ông cho biết sự thành công đó là "luôn được hợp lý hóa" bởi vì những người thành công không muốn thừa nhận rằng họ thực sự chỉ là người may mắn. Ngoài ra, thế giới cũng không muốn chấp nhận điều đó.

    Lewis told the Princeton graduates that if they are successful then they should recognize that they also were very lucky.  That said, "You owe a debt, not just to your Gods.  You owe a debt to the unlucky."

Here's his speech he gave. [via Princeton University]


    Lewis nói với các sinh viên tốt nghiệp Princeton rằng nếu họ thành công thì họ nên nhận ra rằng họ cũng đã rất may mắn. Điều đó nói rằng, "Bạn nợ một món nợ, không nợ vị thần may mắn của bạn  mà là nợ một món nợ với những kẻ không may mắn."

Đây là bài ​​phát biểu của mình ông đã đọc tại Đại học Princeton.

"Don't Eat Fortune's Cookie"
Michael Lewis
June 3, 2012

Thank you. President Tilghman. Trustees and Friends. Parents of the Class of 2012. Above all, Members of the Princeton Class of 2012. Give yourself a round of applause. The next time you look around a church and see everyone dressed in black it'll be awkward to cheer. Enjoy the moment.

Đừng xơi chiếc bánh may mắn
Michael Lewis
June 3, 2012

Xin cảm ơn. Cảm ơn hiệu trưởng Tilghman. Cảm ơn thân hữu bạn bè. Cảm ơn các phụ huynh khóa 2012. và trên hết, xin cảm ơn các bạn sinh viên Princeton khóa 2012.  Xin các bạn tự thưởng cho mình một tràng pháo tay. Lần sau, khi bạn nhìn xung quanh nhà thờ và thấy mọi người mặc toàn đồ đen, sẽ chẳng có gì mà reo vui đâu. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc này đi.


Thirty years ago I sat where you sat. I must have listened to some older person share his life experience. But I don't remember a word of it. I can't even tell you who spoke. What I do remember, vividly, is graduation. I'm told you're meant to be excited, perhaps even relieved, and maybe all of you are. I wasn't. I was totally outraged. Here I’d gone and given them four of the best years of my life and this is how they thanked me for it. By kicking me out. 

Ba mươi năm trước tôi ngồi học ở chỗ các bạn đã ngồi. Tôi chắc hẳn đã nghe một người lớn tuổi hơn kể chuyện đời mình. Nhưng tôi chẳng nhớ lời nào cả. Tôi cũng chẳng nhớ ai đã nói. Cái mà tôi nhớ, một cách sống động nhất, là việc tôi tốt nghiệp. Người ta bảo tôi phải cảm thấy hứng thú, có lẽ phải cảm giác nhẹ nhõm, và có thể là toàn thể các bạn cũng được dạy như thế. Tôi chẳng cảm thấy gì trong số đó. …Tôi đã đến và hiến cho nơi đây bốn năm đẹp nhất cuộc đời và đây là cách mà nơi đây nói lời cảm ơn với tôi. Bằng cách… đá tôi ra.


At that moment I was sure of only one thing: I was of no possible economic value to the outside world. I'd majored in art history, for a start. Even then this was regarded as an act of insanity. I was almost certainly less prepared for the marketplace than most of you. Yet somehow I have wound up rich and famous. Well, sort of. I'm going to explain, briefly, how that happened. I want you to understand just how mysterious careers can be, before you go out and have one yourself.


Lúc đó tôi chỉ chắc có mỗi một việc: Tôi chẳng thể có giá trị gì cho thế giới bên ngoài hết. Điều trước tiên cần nói, tôi học lịch sử mỹ thuật. Ngay cả thời đó thì theo học ngành này đã được coi là điên. Tôi gần như chắc chắn là được chuẩn bị ít hơn cho thị trường so với hầu hết các bạn. Thế mà thế nào tôi lại trở nên giàu có và nổi tiếng. Thật ra, chỉ gần như là thế. Tôi sẽ giải thích ngắn gọn cho các bạn, điều đó đã xảy ra như thế nào.

I graduated from Princeton without ever having published a word of anything, anywhere. I didn't write for the Prince, or for anyone else. But at Princeton, studying art history, I felt the first twinge of literary ambition. It happened while working on my senior thesis. My adviser was a truly gifted professor, an archaeologist named William Childs.

Tôi muốn các bạn nhận ra con đường sự nghiệp có thể lắt léo đến mức nào, trước khi các bạn rời khỏi ghế nhà trường và đi trên con đường này. Tôi tốt nghiệp từ Princeton mà chưa bao giờ xuất bản được bất cứ một con chữ nào, bất cứ ở đâu. Tôi không viết cho Prince**, hay cho bất cứ đơn vị nào. Nhưng ở Princeton, học lịch sử mỹ thuật, tôi cảm nhận được cú hích đầu tiên từ niềm đam mê văn học của mình. Giáo sư hướng dẫn của tôi là một người rất có tài năng, ông là một nhà khảo cổ học, tên là William Childs.


The thesis tried to explain how the Italian sculptor Donatello used Greek and Roman sculpture — which is actually totally beside the point, but I've always wanted to tell someone. God knows what Professor Childs actually thought of it, but he helped me to become engrossed. More than engrossed: obsessed. When I handed it in I knew what I wanted to do for the rest of my life: to write senior theses. Or, to put it differently: to write books.

Đề tài khoá luận tốt nghiệp của tôi là đề xuất một lời giải cho việc tại sao nhà điêu khắc người Ý Donatello sử dụng nền điêu khắc Hy Lạp và Roman- hoàn toàn không liên quan đến ý tưởng chính, nhưng tôi luôn muốn nói cho mọi người biết. Không ai rõ là GS Childs nghĩ gì, nhưng ông đã làm tôi hứng thú với đề tài này. Hơn cả hứng thú, tôi bị ám ảnh. Khi tôi nộp bài thì tôi rõ điều tôi muốn làm cả đời tôi: Viết khóa luận tốt nghiệp. Hoặc, nói cách khác: Viết sách.


Then I went to my thesis defense. It was just a few yards from here, in McCormick Hall. I listened and waited for Professor Childs to say how well written my thesis was. He didn't. And so after about 45 minutes I finally said, "So. What did you think of the writing?"


Rồi tôi bảo vệ đề tài tốt nghiệp. Tại hội trường McCormick chỉ cách đây vài bước. Tôi lắng nghe và chờ GS Childs lên tiếng rằng khóa luận của tôi viết hay dở ra sao. Ông chẳng nói gì. Và thế là sau 45 phút tôi mới hỏi, “GS nghĩ gì về bài viết của em?”


"Put it this way" he said. "Never try to make a living at it."

“Như thế này nhé” ông nói. “Đừng bao giờ cố lập nghiệp bằng nghề viết.”


And I didn't — not really. I did what everyone does who has no idea what to do with themselves: I went to graduate school. I wrote at nights, without much effect, mainly because I hadn't the first clue what I should write about. One night I was invited to a dinner, where I sat next to the wife of a big shot at a giant Wall Street investment bank, called Salomon Brothers. She more or less forced her husband to give me a job. I knew next to nothing about Salomon Brothers. But Salomon Brothers happened to be where Wall Street was being reinvented—into the place we have all come to know and love.

Và tôi không cố thử, không thật sự như vậy. Tôi đã chọn việc mà tất cả mọi người không biết phải làm gì sau khi ra trường chọn làm: Học tiếp trường cao học. Tôi viết sách ban đêm, mà không có hiệu quả lắm, lý do chính vì tôi không biết tôi cần phải viết về cái gì. Một hôm tôi được mời đến dự một bữa tối, tôi ngồi ngay cạnh bà vợ của một ông lớn ở một ngân hàng đầu tư ở Wall Street, gọi là Salomon Brothers. Bà ta nói với chồng mình cho tôi một chân làm việc. Tôi chẳng biết tí gì về Salomon Brothers. Nhưng Salomon Brothers may mắn là nơi Wall Street được cải tổ — thành nơi chúng ta đều biết đến và yêu mến.



When I got there I was assigned, almost arbitrarily, to the very best job in which to observe the growing madness: they turned me into the house expert on derivatives. A year and a half later Salomon Brothers was handing me a check for hundreds of thousands of dollars to give advice about derivatives to professional investors.  
Khi tôi đến đó, tôi được bổ nhiệm, gần như là ngẫu nhiên, vào một vị trí có thể quan sát được sự phát triển kinh hoàng: Họ biến tôi thành chuyên gia tại chỗ về chứng khoán phái sinh. Một năm rưỡi sau Salomon Brothers gửi cho tôi tấm séc trị giá một trăm ngàn đô la để tôi tham vấn về chứng khoán phái sinh cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Now I had something to write about: Salomon Brothers. Wall Street had become so unhinged that it was paying recent Princeton graduates who knew nothing about money small fortunes to pretend to be experts about money. I'd stumbled into my next senior thesis.

Bây giờ thì tôi có cái để mà viết rồi: Salomon Brothers. Wall Street đã đảo điên đến mức nó trả một khoản tài sản nho nhỏ cho các sinh viên Princeton mới ra trường không biết tí tẹo nào về tài chính để làm ra vẻ là chuyên gia về tiền bạc. Tôi nhảy tiếp tới đề tài tốt nghiệp tiếp theo của mình.


I called up my father. I told him I was going to quit this job that now promised me millions of dollars to write a book for an advance of 40 grand. There was a long pause on the other end of the line. "You might just want to think about that," he said.
"Why?"

Tôi gọi điện cho cha tôi. Tôi nói tôi sẽ bỏ việc mà lúc đó người ta hứa trả tôi hàng triệu đô la để viết một cuốn sách với số tiền ứng trước 40 ngàn đô. Đầu dây bên kia ngừng lại không nói gì một thời gian khá lâu. “Con nghĩ lại cho kỹ về việc đó nhé,” cha tôi nói.
“Tại sao?”

"Stay at Salomon Brothers 10 years, make your fortune, and then write your books," he said. 
I didn't need to think about it. I knew what intellectual passion felt like — because I'd felt it here, at Princeton — and I wanted to feel it again. I was 26 years old. Had I waited until I was 36, I would never have done it. I would have forgotten the feeling.  


“Ở lại Salomon Brothers 10 năm, dành dụm tiền nong, sau đó thì hẵng viết sách,” ông nói.
Tôi không cần nghĩ lại nữa. Tôi biết niềm đam mê từ trí tuệ cảm giác như thế nào- vì tôi đã biết nó như thế nào ở đây, tại Princeton- và tôi muốn tìm lại cảm giác đó. Lúc đó tôi 26 tuổi. Nếu tôi mà đợi đến năm 36, tôi sẽ không bao giờ muốn làm việc này. Tôi hẳn sẽ quên cảm giác đó.


The book I wrote was called "Liar’s Poker."  It sold a million copies. I was 28 years old. I had a career, a little fame, a small fortune and a new life narrative. All of a sudden people were telling me I was born to be a writer. This was absurd. Even I could see there was another, truer narrative, with luck as its theme.

Cuốn sách tôi viết mang tên “Liar’s Poker”. Cuốn sách bán ra được một triệu bản. Tôi lúc đó 28 tuổi. Tôi có sự nghiệp, chút danh vọng, một khoản tài sản nho nhỏ và một câu chuyện về cuộc sống mới. Tự dưng mọi người nói với tôi rằng tôi sinh ra là để viết sách. Việc này thật vô cùng đột ngột. Ngay cả khi tôi có thể thấy một câu chuyện khác, chân thực hơn, mà may mắn là phông nền chủ đạo.

What were the odds of being seated at that dinner next to that Salomon Brothers lady? Of landing inside the best Wall Street firm from which to write the story of an age? Of landing in the seat with the best view of the business? Of having parents who didn't disinherit me but instead sighed and said "do it if you must?" Of having had that sense of must kindled inside me by a professor of art history at Princeton? Of having been let into Princeton in the first place?

Cơ hội để được ngồi cạnh phu nhân Salomon Brothers đó là bao nhiêu? Cơ hội để có việc làm ở một công ty Wall Street số một để viết truyện ở tuổi đó là bao nhiêu? Cơ hội để có được vị trí với tầm nhìn tốt nhất với ngành tài chính như thế là bao nhiêu? Cơ hội để có được cha mẹ, người không từ bỏ con mà chỉ thở dài nói “nếu phải làm thì làm đi” là bao nhiêu? Cơ hội có được cái cảm giác thôi thúc đã nhen nhóm trong tôi từ một GS lịch sử mỹ thuật ở Princeton là bao nhiêu? Và trước tiên, cơ hội được nhận vào Princeton học là bao nhiêu?



This isn't just false humility. It's false humility with a point. My case illustrates how success is always rationalized. People really don’t like to hear success explained away as luck — especially successful people. As they age, and succeed, people feel their success was somehow inevitable. They don't want to acknowledge the role played by accident in their lives. There is a reason for this: the world does not want to acknowledge it either.

Trường hợp của tôi minh họa cho việc làm sao người ta luôn lý giải thành công. Mọi người- đặc biệt là những người thành công- không muốn nghe sự thành công được giải thích bằng sự may mắn. Khi họ già, họ thành công, người ta cảm thấy thành công là lẽ tất nhiên. Họ không muốn thừa nhận vai trò của những biến cố bất ngờ trong đời. Có một lý do cho việc này: Thế giới cũng không muốn thừa nhận sự may mắn.



I wrote a book about this, called "Moneyball." It was ostensibly about baseball but was in fact about something else. There are poor teams and rich teams in professional baseball, and they spend radically different sums of money on their players.
Tôi viết một cuốn sách về vấn đề này, tựa đề là “Moneyball” . Nội dung cuốn sách có vẻ như nói về bóng chày nhưng thực chất không phải. Trong thế giới bóng chày chuyên nghiệp, có các câu lạc bộ giàu và các câu lạc bộ nghèo, và họ chi những khoản tiền rất khác nhau cho các cầu thủ của mình.

When I wrote my book the richest team in professional baseball, the New York Yankees, was then spending about $120 million on its 25 players. The poorest team, the Oakland A's, was spending about $30 million. And yet the Oakland team was winning as many games as the Yankees — and more than all the other richer teams. 


Khi tôi viết cuốn sách này, đội bóng chày chuyên nghiệp giàu nhất, New York Yankees, chi khoảng 120 triệu đô la cho 25 cầu thủ của mình. Đội nghèo nhất, Oakland A, chi 30 triệu. Nhưng kỳ lạ thay đội Oakland cũng có số trận thắng bằng đội Yankees- và hơn tất cả những đội giàu hơn còn lại.

This isn't supposed to happen. In theory, the rich teams should buy the best players and win all the time. But the Oakland team had figured something out: the rich teams didn't really understand who the best baseball players were. The players were misvalued.

Việc này đáng ra là không thể. Trên lý thuyết, các đội giàu đã mua các cầu thủ tốt nhất và thắng ở tất cả các trận. Nhưng đội Oakland đã phát hiện ra một điều: Các câu lạc bộ giàu có không thật sự hiểu những cầu thủ tốt nhất là ai. Các cầu thủ bị định giá sai.

And the biggest single reason they were misvalued was that the experts did not pay sufficient attention to the role of luck in baseball success. Players got given credit for things they did that depended on the performance of others: pitchers got paid for winning games, hitters got paid for knocking in runners on base. Players got blamed and credited for events beyond their control. Where balls that got hit happened to land on the field, for example.


Và lý do lớn duy nhất mà họ bị định giá sai là những nhà chuyên môn không chú ý đúng mức tới vai trò của sự may mắn tới sự thành công trong môn bóng chày. Các cầu thủ được tính công trạng cho những việc họ làm mà phụ thuộc vào phong độ của những người khác: Những cầu thủ giao bóng được thưởng vì thắng trận, các cầu thủ đập bóng được thưởng vì chạy tới căn cứ trước các cầu thủ chạy…


Forget baseball, forget sports. Here you had these corporate employees, paid millions of dollars a year. They were doing exactly the same job that people in their business had been doing forever.  In front of millions of people, who evaluate their every move. They had statistics attached to everything they did. And yet they were misvalued — because the wider world was blind to their luck.

Gác chuyện bóng chày, chuyện thể thao lại. Ở đây bạn có các nhân viên công sở, trả hàng trăm triệu đô la một năm. Họ làm đúng cái việc mà những người cùng nghề với họ đã làm hàng đời. Trước hàng triệu người, những người đánh giá từng cử động của họ. Họ có thống kê với từng việc họ làm. Vậy mà họ vẫn bị định giá sai- vì thế giới bên ngoài không nhìn thấy sự may mắn của họ.



This had been going on for a century. Right under all of our noses. And no one noticed — until it paid a poor team so well to notice that they could not afford not to notice. And you have to ask: if a professional athlete paid millions of dollars can be misvalued who can't be? If the supposedly pure meritocracy of professional sports can't distinguish between lucky and good, who can?

Điều này đã xảy ra hàng thế kỷ. Ngay trước mắt chúng ta. Và không ai để ý – cho đến khi nó giúp một câu lạc bộ nghèo nàn nhiều đến mức mà mọi người không thể không để ý. Và anh phải hỏi: nếu một cầu thủ chuyên nghiệp được trả hàng triệu đô la mà còn có thể bị định giá sai, thì ai tránh được việc này? Nếu chủ nhĩa nhân tài thuần túy trong thể thao chuyên nghiệp vẫn không thể phân biệt được giữa vận may và tài năng, thì ai có thể làm được việc này?

The "Moneyball" story has practical implications. If you use better data, you can find better values; there are always market inefficiencies to exploit, and so on. But it has a broader and less practical message: don't be deceived by life's outcomes. Life's outcomes, while not entirely random, have a huge amount of luck baked into them.

Câu chuyện “Moneyball” có các ứng dụng thực tế. Nếu bạn sử dụng số liệu tốt hơn, bạn có thể tìm được những giá trị tốt hơn; luôn tồn tại điểm yếu của thị trường có thể khai thác, vân vân. Nhưng nó mang một thông điệp rộng hơn và ít thực tiễn hơn: Đừng có bị đánh lừa bởi thành quả của cuộc sống. Thành quả của cuộc sống, tuy là không hoàn toàn ngẫu nhiên, một phần quyết định lớn là do may mắn.


Above all, recognize that if you have had success, you have also had luck — and with luck comes obligation. You owe a debt, and not just to your Gods. You owe a debt to the unlucky.
Trên hết, hãy công nhận rằng nếu bạn thành công, thì bạn có cả may mắn nữa - và với may mắn đó bạn có trách nhiệm. Bạn chịu một khoản nợ, và khoản nợ đó không phải với thần may mắn mà là khoản nợ với những kẻ kém may mắn.


I make this point because — along with this speech — it is something that will be easy for you to forget.

Tôi nêu ra điểm này bởi vì, theo giòng bài diễn văn này, nó sẽ là cái các bạn dễ quên nhất.


I now live in Berkeley, California. A few years ago, just a few blocks from my home, a pair of researchers in the Cal psychology department staged an experiment. They began by grabbing students, as lab rats. Then they broke the students into teams, segregated by sex. Three men, or three women, per team. Then they put these teams of three into a room, and arbitrarily assigned one of the three to act as leader. Then they gave them some complicated moral problem to solve: say what should be done about academic cheating, or how to regulate drinking on campus.

Bây giờ tôi sống ở Berkeley, California. Vài năm trước, chỉ cách nhà tôi vài bước, hai nhà nghiên cứu ở phân viện nghiên cứu Tâm lý Cal (California) đã dàn dựng một thí nghiệm. Họ bắt đầu bằng cách tập hợp các sinh viên, làm chuột bạch. Sau đó họ chia sinh viên ra làm các nhóm, phân loại theo giới tính. Ba nam, hoặc ba nữ, mỗi nhóm. Sau đó họ cho các nhóm này vào trong một căn phòng, và ngẫu nhiên chọn một trong ba người làm nhóm trưởng. Sau đó họ giao cho các nhóm này một số vấn đề về đạo đức nan giải: Ví dụ như phải làm gì với gian lận trong học đường, hoặc làm sao chỉnh đốn việc uống rượu trong ký túc xá.


Exactly 30 minutes into the problem-solving the researchers interrupted each group. They entered the room bearing a plate of cookies. Four cookies. The team consisted of three people, but there were these four cookies. Every team member obviously got one cookie, but that left a fourth cookie, just sitting there. It should have been awkward. But it wasn't. With incredible consistency the person arbitrarily appointed leader of the group grabbed the fourth cookie, and ate it. Not only ate it, but ate it with gusto: lips smacking, mouth open, drool at the corners of their mouths. In the end all that was left of the extra cookie were crumbs on the leader's shirt.

Sau đúng 30 phút họp nhóm các nhà nghiên cứu dừng các nhóm lại. Các nhóm sinh viên được cho vào một phòng có một cái đĩa bánh. Bốn cái bánh. Các nhóm có ba người, nhưng có bốn cái bánh. Mỗi người trong nhóm dĩ nhiên là có một cái bánh, nhưng còn thừa một cái bánh thứ tư ở trên đĩa. Như thế thì thật là nan giải. Nhưng thực tế là không. Với một sự kiên định hiếm có, người được chọn ngẫu nhiên làm trưởng nhóm sẽ lấy cái bánh thứ tư lên và ăn. Không chỉ ăn, mà thậm chí còn ăn một cách khoái trá: Miệng nhai, mồm há, nước miếng ở hai bên mép. Tàn cuộc, cái còn lại là… vụn bánh ở trên áo của người trưởng nhóm.


This leader had performed no special task. He had no special virtue. He'd been chosen at random, 30 minutes earlier. His status was nothing but luck. But it still left him with the sense that the cookie should be his. 

Người trưởng nhóm chẳng làm điều gì khác người cả. Họ chẳng có cái khả năng đặc biệt gì. Họ được chọn ngẫu nhiên, 30 phút trước. Cái danh của họ chẳng gì ngoài sự may mắn. Dù thế những người đó vẫn có cảm giác cái bánh phải là phần của họ.


This experiment helps to explain Wall Street bonuses and CEO pay, and I'm sure lots of other human behavior. But it also is relevant to new graduates of Princeton University. In a general sort of way you have been appointed the leader of the group. Your appointment may not be entirely arbitrary. But you must sense its arbitrary aspect: you are the lucky few. Lucky in your parents, lucky in your country, lucky that a place like Princeton exists that can take in lucky people, introduce them to other lucky people, and increase their chances of becoming even luckier. Lucky that you live in the richest society the world has ever seen, in a time when no one actually expects you to sacrifice your interests to anything.

Nghiên cứu này giúp giải thích những khoản hoa hồng và khoản tiền trả cho CEO ở Wall Street, và tôi chắc rằng còn giả thích được cho nhiều hành vi khác của con người. Nhưng nó cũng có liên quan tới những bạn mới tốt nghiệp Đại học Princeton. Nói chung các bạn đã được bố trí làm người dẫn đầu. Vị trí của các bạn có thể không hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng các bạn phải cảm nhận được phần ngẫu nhiên trong đó: Các bạn là một số nhỏ may mắn. May mắn ở gia đình có điều kiện, may mắn ở đất nước có điều kiện, may mắn là một nơi như Princeton tồn tại để nhận những người may mắn, được giới thiệu với những người may mắn khác, và tăng thêm khả năng càng trở nên may mắn. May mắn các bạn sống ở một xã hội thịnh vượng nhất thế giới, ở một thời điểm mà không ai trông đợi các bạn phải hy sinh điều các bạn thích làm để làm bất cứ việc gì khác.




All of you have been faced with the extra cookie. All of you will be faced with many more of them. In time you will find it easy to assume that you deserve the extra cookie. For all I know, you may. But you'll be happier, and the world will be better off, if you at least pretend that you don't.

Tất cả các bạn đã được cho cái bánh thừa. Tất cả các bạn sẽ còn gặp nhiều cái bánh thừa nữa. Trong lúc các bạn sẽ dễ dàng cho rằng mình xứng đáng được hưởng cái bánh đó. Với tất cả những gì tôi biết, bạn có quyền đó. Nhưng bạn sẽ hạnh phúc hơn, và thế giới sẽ tốt đẹp hơn, nếu ít nhất bạn làm ra vẻ là bạn không xứng đáng.


Never forget: In the nation's service. In the service of all nations.

Đừng quên: Vì tổ quốc Phục vụ. Vì Thế giới Phục vụ.***
Thank you.
And good luck.  

Cảm ơn các bạn.
Và chúc may mắn.










* Ở Hoa Kỳ, người ta gọi khóa học theo năm tốt nghiệp chứ không gọi theo năm vào học.

** Prince là tên ngắn gọn của The Princetonian, nội san trường Princeton.

** “In the nation’s service. In the service of all nations.” Đây là khẩu hiệu chính thức của Đại học Princeton.
Read more: http://www.businessinsider.com/michael-lewis-princeton-commencement-remarks-2012-6#ixzz1yavKIrnC

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn