MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 11, 2012

Ishihara rattling U.S. saber at China THỊ TRƯỞNG TÔKYÔ ĐỔI GIỌNG VỚI MỸ VÌ SỢ TRUNG QUỐC






Singing a new tune: Tokyo Gov. Shintaro Ishihara delivers a speech at the Heritage Foundation think tank in Washington on April 17. KYODO

Giọng điệu mới: Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara phát biểu tại think tank Heritage Foundation, Washington ngày 17 tháng 4. Kyodo
Ishihara rattling U.S. saber at China

THỊ TRƯỞNG TÔKYÔ ĐỔI GIỌNG VỚI MỸ VÌ SỢ TRUNG QUỐC

By TOMOYUKI TACHIKAWA
Kyodo

TOMOYUKI TACHIKAWA
Kyodo

Tokyo Gov. Shintaro Ishihara, long famous for his dislike of the United States, is singing a new tune as China rapidly builds up its naval capacity in resource-rich Asian waters.

Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihara — từ lâu vốn nổi tiếng là không thích nước Mỹ – đang cất lên một làn điệu mới trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân ở các vùng biển giàu tài nguyên của châu Á.

Even Japan's foremost nationalist has apparently started to think U.S. support is essential to respond to the maritime challenge posed by the fast-growing giant on the mainland.

Vậy là ngay cả chính trị gia dân tộc chủ nghĩa hàng đầu của Nhật Bản này dường như cũng bắt đầu nghĩ rằng sự ủng hộ của Mỹ là cần thiết để đáp trả thách thức hàng hải mà “gã khổng lồ” Trung Quốc đang ngày một phình to ở đại lục tạo ra.

In mid-April, the outspoken 79-year-old former novelist stunned the central government by saying the Tokyo Metropolitan Government plans to buy some of the Senkaku Islands in the East China Sea, administered by Japan but claimed by China and Taiwan.

Vào giữa tháng Tư vừa qua, cựu tác giả 79 tuổi này đã khiến chính quyền trung ương một phen choáng váng khi tuyên bố Chính quyền thành phố Tôkyô có kế hoạch mua lại một số đảo thuộc Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông do phía Nhật Bản kiểm soát nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

The controversial announcement — coming in a speech at the Heritage Foundation, a conservative think tank in Washington — was widely interpreted as trying to goad the central government into taking control of the privately owned islands.

Thông báo gây tranh cãi này – xuất hiện trong một bài phát biểu của ông Ishihara tại trụ sở của Quỹ tài trợ Heritage có trụ sở tại Oasinhtơn (Mỹ) – được coi là nỗ lực nhằm thúc giục Chính phủ Nhật Bản kiểm soát các hòn đảo thuộc sở hữu tư nhân này.

Some analysts, however, say Ishihara was not merely aiming his comments at a Japanese audience and that he wanted to prompt nations squaring off against China to make more efforts to bolster ties with the United States to ensure maritime security in the Asia-Pacific region.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng ông Ishihara không chỉ hướng những bình luận của mình đến “thính giả Nhật Bản” mà còn muốn các quốc gia chuyển mũi công kích về phía Trung Quốc, đồng thời thắt chặt quan hệ với Mỹ để đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

Ishihara's announcement at least increased public awareness of the Senkaku issue, helping the Tokyo Metropolitan Government receive more than ¥950 million in donations from people as of the end of May to buy three of the uninhabited islets from a Saitama businessman who technically holds title to them.

Quả thật, tuyên bố của ông Ishihara ít nhiều đã thúc đẩy nhận thức chung về vấn đề Senkaku, giúp Chính quyền Tôkyô nhận được hơn 950 triệu yên tiền quyên góp mua 3 hòn đảo, thuộc sở hữu của một doanh nhân ở tỉnh Saitama, từ người dân tính đến cuối tháng Năm vừa qua.

The administration of Prime Minister Yoshihiko Noda has drawn criticism for its qualms about nationalizing some of the islets out of consideration of China.


Chính quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda đã phải hứng chịu sự chỉ trích vì do dự trước việc quốc hữu hoá một số hòn đảo thuộc Senkaku có thể khiến Trung Quốc tức giận.

"In that sense, Ishihara was able to achieve one of his aims," a source familiar with U.S.-Japan relations said. But he added that "Ishihara's comment could only provoke China."

Nguồn tin thân cận với quan hệ Mỹ- Nhật cho biết: “Theo cách đó, ông Ishihara có thể đã đạt được một trong số những mục đích của mình. Tuyên bố của ông Ishihara có thể chỉ để chọc tức Trung Quốc”.


Concerns over Beijing's growing assertiveness in the East China Sea have been intensifying since a clash in 2010 between two Japanese patrol boats and a Chinese trawler near the islands.

Những quan ngại đối với tham vọng của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng hơn kể từ vụ va chạm năm 2010 giữa hai tàu tuần tra Nhật Bản và một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo này.


"If a military conflict between Japan and China really erupts, the Tokyo Metropolitan Government has no way to handle it," the source said. "Ishihara is nothing but irresponsible."

Nguồn tin này cho biết: “Nếu một cuộc xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc thực sự bùng phát, Chính quyền Tôkyô sẽ không có cách nào giải quyết được vụ này. Ishihara chẳng có gì ngoài sự thiếu trách nhiệm”.


The governor shrugs off such criticism, implying he intentionally irked China with an eye to possible support from the United States.


Tuy nhiên, Thị trưởng Tôkyô đã rũ sạch những lời chỉ trích như vậy khi ông cố ý khiêu khích Trung Quốc bằng cách viện tới sự hậu thuẫn của Mỹ.

The Japan-U.S. security treaty would be "invoked immediately" if China launches military action near the Senkakus, Ishihara said at a news conference in Tokyo in late April, emphasizing that the disputed islands are an integral part of Japanese territory.

Tại cuộc họp báo ở Tôkyô cuối tháng Tư vừa qua, Ishihara tuyên bố Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật sẽ “lập tức có tác dụng” một khi Trung Quốc có hành động quân sự gần Senkaku và nhấn mạnh rằng các đảo tranh chấp là một phần của lãnh thổ Nhật Bản.
"Japan should defend itself in cooperation with the United States, and in some cases, should speak up (against China) while threatening the invocation of the (Japan-U.S.) security treaty," he said.

Ông cho biết: “Nhật Bản cần phải tự bảo vệ mình thông qua mối quan hệ hợp tác với Mỹ và trong một số trường hợp cần phải lên tiếng rõ ràng với Trung Quốc, đồng thời dọa sẽ cầu viện tới hiệp ước an ninh”.


It is obvious that Ishihara is keeping in mind that U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton confirmed in September 2010 that the Senkaku Islands are covered by the treaty, which allows for Washington to retaliate against a military strike on Japanese territory.

Rõ ràng, Thị trưởng Ishihara đang ám chỉ đến việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng 9/2010 từng khẳng định Quần đảo Senkaku được Hiệp ước này bảo đảm theo đó cho phép Oasinhtơn đáp trả hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ Nhật Bản.

In his 1989 book "The Japan That Can Say No," which he coauthored with the late Sony Corp. Chairman Akio Morita, Ishihara said Japan should tell the United States that it can protect itself. But Ishihara, who has called Japan "America's mistress," now appears to be aware that it is impossible to counter China's military buildup without U.S. support.



Trong cuốn sách xuất bản năm 1989 “Nhật Bản có thể nói không” – Ishihara là đồng tác giả với Chủ tịch Tập đoàn Sony Akio Morita, vị thị trưởng này có đoạn viết Nhật Bản Cần nói với Mỹ rằng Tôkyô có thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, ông Ishihara giờ có vẻ như đã nhận thức được rằng không thể đương đầu với sự gia tăng quân sự của Trung Quốc mà không cần đến hỗ trợ của Mỹ.

As Japan's power is weakening in every field, including the economy and defense, "Mr. Ishihara seems to be considering how to drag the United States" into maritime confrontations with China, said Takashi Kawakami, a professor at Takushoku University.

Giáo sư Đại học Takushoku, Takashi Kawakami, cho biết trong bối cảnh sức mạnh của Nhật Bản đang suy yếu về mọi mặt, bao gồm cả kinh tế và quốc phòng, “ông Ishihara dường như đang toan tính làm sao để lôi kéo Mỹ vào cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc”.


Ishihara's change of heart underscores that countries competing with China — in particular Japan but also the Philippines and Vietnam, two nations displeased with Beijing's claims in the South China Sea — are being forced into growing more dependent on the United States.


Sự thay đổi quan điểm của Ishihara cho thấy các nước cạnh tranh với Trung Quốc – không chỉ có Nhật Bản mà cả Philippin và Việt Nam, hai nước không hài lòng với những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông – đang buộc phải dựa nhiều hơn vào Mỹ.
Chinese boats have been repeatedly spotted in a contiguous zone near the Senkakus in the East China Sea, while Philippine and Chinese ships have recently been locked in a standoff in the South China Sea.

Các tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện tại khu vực giáp ranh Senkaku trên biển Hoa Đông trong khi tàu Philippin và Trung Quốc mới đây cũng xuất hiện nhiều trên biển Đông.

Beijing has referred to the waters as being part of "China's core interests," the expression it uses for Taiwan and other territorial problems where independence sentiment continues to smolder, fanning fears about China's military rise.


Bắc Kinh ám chỉ vùng biển này là một phần trong “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, thuật ngữ mà nước này thường sử dụng đối với vấn đề Đài Loan và các vấn đề lãnh thổ khác – nơi mà tư tưởng độc lập vẫn tiếp tục âm ỉ – thổi bùng lên những quan ngại về sự gia tăng quân sự của Trung Quốc.


Washington, meanwhile, is strategically shifting its military focus to the Asia-Pacific region, believing stability in the area could help boost economic growth there, which in turn could have a favorable effect on America's economy.


Trong khi đó, Oasinhtơn đang chuyển trọng tâm chiến lược quân sự sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tin tưởng sự ổn định của khu vực này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi lại sẽ có tác động tích cực tới kinh tế Mỹ.
"U.S. interests clearly coincide with those of nations in the Asia-Pacific region frustrated by China," Kawakami said. "The United States could strengthen relations with anti-China countries further, which would change the security situation in the region."

Giáo sư Kawakami cho biết: “Những lợi ích của Mỹ rõ ràng đồng nhất với lợi ích của các nước ở châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước chống Trung Quốc theo đó sẽ làm thay đổi tình hình an ninh khu vực”.


Australia, Japan, the Philippines and Vietnam, the latter of which actually battled China in the South China Sea in the 1980s, have conducted joint drills with the U.S. Navy, apparently aiming to enhance deterrence with an eye on China.

Ôxtrâylia, Nhật Bản, Philippin và Việt Nam – nước từng có đụng độ với Trung Quốc trên biển Đông những năm 1980 – đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ, dường như để tăng cường răn đe nhằm vào Trung Quốc.


Other analysts say Ishihara has also indicated Japan should take the initiative in reinforcing its alliance with the United States as a way to hamper China's ambitions for dominance, and that Southeast Asian nations expect Japan to do so.


Các nhà phân tích khác lại cho rằng Ishihara ám chỉ rằng Nhật Bản cần có sáng kiến tăng cường mối liên minh với Mỹ như một cách để chặn đứng những tham vọng bá quyền của Trung Quốc và rằng các quốc gia Đông Nam Á cũng hy vọng Nhật Bản làm như vậy.


"Our country has had no greater friends than the United States and Japan," Philippine President Benigno Aquino III said in a speech last year.


Trong một tuyên bố hồi năm ngoái, Tổng thống Philippin Benigno Aquino III khẳng định: “Đất nước chúng ta chưa từng có những người bạn lớn hơn Mỹ và Nhật Bản”.


Significantly, he added: "Time has proven that we can count on allies like them, and I am confident that they will stand by us should there be a threat again to our security and sovereignty."

Đặc biệt, ông Aquino còn khẳng định: “Thời gian đã chứng minh rằng chúng ta có thể trông mong vào những đồng minh như họ và tôi tin rằng họ sẽ luôn sát cánh cùng chúng ta nếu xuất hiện mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của chúng ta”.


The protracted disputes in the South China Sea are one of the most serious long-term security concerns in the region.

Rõ ràng, những tranh chấp kéo dài ở biển Đông là một trong những quan ngại an ninh nghiêm trọng và lâu dài ở khu vực này.


China, Taiwan and four Southeast Asian nations — Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam — have conflicting territorial and maritime claims over parts or all of about 100 islands, atolls, reefs and cays believed to sit atop vast natural oil and gas deposits.


Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á gồm Brunây, Malaixia, Philippin và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải đối với một phần hoặc toàn bộ khoảng 100 đảo san hô, vỉa đá ngầm và các đảo nhỏ được cho là nằm bên trên lớp trầm tích có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.
For Japan, stability in the South China Sea is "very important too," because oil the country imports from the Middle East is carried through the disputed waters, said Tomohito Shinoda, a professor at the International University of Japan.

Giáo sư Đại học Quốc tế Nhật Bản, Tomohito Shinoda, cho biết đối với Nhật Bản, sự ổn định ở biển Đông là “vô cùng quan trọng” vì dầu mỏ mà Tôkyô nhập từ Trung Đông được vận chuyển qua vùng biển này.


To prevent China from expanding its maritime activities further, it is "appropriate" for Japan to bolster ties with other countries, including Southeast Asian nations, centered on the Japan-U.S. alliance, Shinoda said.

Theo ông Shinoda, để ngăn chặn Trung Quốc mở rộng các hoạt động trên biển, Nhật Bản cần tăng cường quan hệ với các nước khác, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á, mà trung tâm của nó là liên minh Mỹ-Nhật.
Ishihara, who became the Tokyo governor in 1999, is the elder brother of the late Yujiro Ishihara, who was a top film star. Yujiro, who died at age 52 in 1987, was a prominent singer as well.


Ông Ishihara – giữ chức vụ thị trưởng Tôkyô từ năm 1999 – là anh trai của ngôi sao điện ảnh quá cố Yujiro Ishihara. Ông Yujiro, mất năm 1987 khi mới 52 tuổi, cũng là một ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản.
"As I recall, Shintaro has said he can sing better than Yujiro," said a former TV worker in Tokyo. "His new song for the United States could have a certain impact on security in the Asia-Pacific region."


Một cựu nhân viên đài truyền hình ở Tôkyô từng chia sẻ: “Khi tôi nhắc lại kỷ niệm cũ, ông Ishihara nói rằng ông ấy có thể hát tốt hơn Yujiro. Và bài hát mới của ông ấy dành cho nước Mỹ có thể tác động thực sự an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.


http://www.japantimes.co.jp/text/nn20120601f2.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn