|
|
Admit It, China Is a
Competitor
|
Hãy thừa nhận Trung
Quốc là đối thủ cạnh tranh
|
By Rep. J. Randy Forbes
|
Dân biểu James Randy Forbes
|
June 07, 2012
|
07-06-2012
|
Policymakers in Beijing have already admitted that the US
is a competitor. Washington admitting this doesn't have to lead to conflict.
|
Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã thừa nhận Hoa
Kỳ là một đối thủ cạnh tranh. Việc Washington thừa nhận điều này không nhất
thiết sẽ đưa đến xung đột.
|
Despite the trend lines over the last decade, there's a
frightening reluctance on the part of US government officials to speak openly
about the challenges we face from the People's Republic of China . This needs
to end. US officials must come to accept that while there are plenty of
opportunities for cooperation with China, there are also elements of our
relationship that are and will remain competitive . Indeed, we are engaged in
an extended peacetime competition with China that at its heart is a clash of
visions for the international system. This isn't to say that conflict between
our countries is inevitable. But if US leaders are expected to marshal the
diplomatic and military resources necessary to engage in this long-term
competition, they must first be willing to speak more candidly about Beijing's
growing capabilities and strategic intentions.
|
Bất chấp xu hướng trong một thập niên qua, có một sự miễn
cưỡng khủng khiếp ở các viên chức chính phủ Hoa Kỳ khi nói chuyện công khai
về các thách thức mà chúng ta đối mặt với Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa . Điều
này cần phải chấm dứt. Các viên chức Hoa Kỳ phải thừa nhận rằng, trong khi có
nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc, nhưng cũng có những yếu tố trong mối quan
hệ của chúng ta đang và sẽ còn cạnh tranh . Thực ra, chúng ta đang tham gia
vào một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với Trung Quốc mà tâm điểm là sự
bất đồng quan điểm về hệ thống quốc tế. Điều này không có nghĩa là sự xung
đột giữa hai nước không thể tránh khỏi. Nhưng nếu lãnh đạo Hoa Kỳ có ý định
huy động nguồn lực ngoại giao và quân sự để tiến hành cạnh tranh đường
trường, đầu tiên, họ phải lên tiếng thẳng thắn hơn về khả năng phát triển và
ý định chiến lược của Bắc Kinh.
|
The reluctance of US officials to discuss the ongoing
strategic competition with China is hardly a new trend. During the 1990s,
thoughtful observers at the Pentagon believed that if we treated China like
an “enemy” we would only ensure it became one. Since that time, efforts to
avoid mentioning China or its People's Liberation Army (PLA) in military
documents or adopt carefully crafted diplomatic language have ensued.
|
Sự miễn cưỡng của các viên chức Hoa Kỳ trong việc bàn thảo
về sự cạnh tranh chiến lược đang diễn ra với Trung Quốc không phải là xu
hướng mới. Trong suốt thập niên 1990, các nhà quan sát thận trọng ở Lầu Năm
Góc tin rằng, nếu chúng ta đối xử với Trung Quốc như “kẻ thù” thì chúng ta
chỉ bảo đảm rằng họ sẽ là như thế. Điều này đã dẫn đến những cố gắng tránh đề
cập tới Trung Quốc hay Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong các
tài liệu quân sự hoặc áp dụng ngôn ngữ ngoại giao gọt dũa cẩn thận.
|
For example, the Pentagon's Quadrennial Defense Review has
frequently avoided discussing China's military modernization or the specific
capabilities required to address it. In 2007, the Navy, Marine Corps, and
Coast Guard released a maritime strategy that failed to even mention China.
Over the last dozen years, the Congressionally mandated China's Military
Power Report has been slowly watered-down , including a change of the title
to try and ease Beijing's protests of the report. Even when it comes to the
new AirSea Battle concept , designed to help combatant commanders defeat
anti-access/area-denial capabilities , like China is developing, Pentagon
officials have gone to great lengths to insist its development is not about
China. In sum, while we've continued to avoid or dilute the increasingly obvious
evidence of an extended peacetime competition in the hope that China's
protests will subside, unless we repeat what Beijing wants or decide to say
nothing at all, our actions will never be deemed acceptable in Beijing.
|
Thí dụ, Báo cáo Quốc phòng Bốn năm một lần (QDR) của Lầu
Năm Góc thường tránh nói về việc hiện đại hóa quân sự hay khả năng đặc biệt
của Trung Quốc, đòi hỏi phải nói tới điều đó. Năm 2007, Hải quân, Thủy quân
Lục chiến và Tuần duyên [Hoa Kỳ] cho ra một chiến lược biển , đã không hề nhắc
tới Trung Quốc. Hơn 12 năm qua, Bản Báo cáo Sức mạnh Quân sự của Trung Quốc
do Quốc hội chỉ định, đã bị suy yếu dần , gồm cả việc thay đổi tựa đề để cố
gắng xoa dịu sự phản đối của Bắc Kinh về bản báo cáo. Ngay cả khi đưa ra khái
niệm mới về tác chiến trên không và trên biển , được thiết kế để giúp các tư
lệnh tác chiến đánh bại khả năng chống tiếp cận/ từ chối trong khu vực , như
Trung Quốc đang khai triển, các viên chức Lầu Năm Góc đã cố gắng nhấn mạnh
rằng sự triển khai này không nhắm tới Trung Quốc. Tóm lại, trong khi chúng ta
tiếp tục tránh né hay làm cho vấn đề nhẹ đi, bằng chứng ngày một hiển nhiên
về một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với niềm hy vọng sự phản đối của
Trung Quốc sẽ lắng dịu, trừ phi chúng ta lặp lại những gì Bắc Kinh muốn hay
quyết định không nói gì cả, nếu không thì những hành động của chúng ta sẽ
không bao giờ được Bắc Kinh thừa nhận.
|
The desire to avoid a public discussion of the strategic
competition also exists in private. Beyond specific weapons programs and
capabilities, defense officials are extremely reluctant to discuss the ways
China is challenging our strategic interests or to discuss innovative ways to
counter their advances. Two professors at the US Naval War College, who are
among some of the nation's best researchers on Chinese military power,
recently remarked that “China is the Voldemort of US military planning. For,
just as the appellation of Harry Potter's dreaded nemesis may not be uttered
aloud, American strategists dare not speak China's name lest terrifying
consequences follow.” I've been in closed meetings with senior defense
officials who became visibly uncomfortable with answering generic questions
about Chinese military developments. While the Chinese discuss competition
with the United States openly, we remain disengaged from a discourse that
could be critical to avoiding a future conflict.
|
Mong muốn tránh né một cuộc thảo luận công khai về cạnh
tranh chiến lược cũng hiện diện trong nội bộ. Ngoài các khả năng và chương
trình vũ khí đặc biệt, các viên chức quốc phòng rất miễn cưỡng trong việc
thảo luận cách thức Trung Quốc khiêu khích lợi ích chiến lược của chúng ta
hay thảo luận những phương cách sáng tạo để chống trả lại bước tiến của họ.
Hai giáo sự tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, trong số vài nhà nghiên cứu
giỏi nhất nước về sức mạnh quân sự Trung Quốc, gần đây đã nhận định rằng , “
Trung Quốc là Voldemort trong hoạch định quân sự Mỹ. Vì, giống như tên gọi
của tay phù thủy ghê gớm trong truyện Harry Potter mà không ai dám nói lớn
tên, các chiến thuật gia Mỹ không dám nói đến tên Trung Quốc, sợ rằng những
hậu quả tai hại tiếp theo sau ”. Tôi đã từng có mặt trong các buổi họp kín
với các viên chức cao cấp quốc phòng, những người rõ ràng đã tỏ ra khó chịu
khi trả lời các câu hỏi chung chung về phát triển quân sự của Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc bàn thảo sự cạnh tranh với Hoa Kỳ một cách công khai,
còn chúng ta thì vẫn tránh xa việc bàn thảo quan trọng để tránh một cuộc xung
đột trong tương lai.
|
Writing about the need to speak more frankly about the
nature of the competition will be deemed by some as unnecessarily
provocative. First, critics will contend that, like during the 1990s, if we
use terminology to describe China as a competitor, this could lead to further
competition and the potential for arms racing and conflict. But China is
already competing with us. Their military modernization effort of the last 15
years, combined with open-source doctrine and strategic publications,
reflects a clear intention to focus on undermining traditional US military
advantages . Indeed, Rear Adm. Yang Yi, former director of the PLA National
Defense University's Institute for Strategic Studies, has gone so far as to
remark that “We hope the competition will be healthy competition.” More
importantly, we must recognize that the best way to avoid great power
conflict is to remain vigilantly prepared. This means being less reluctant to
discuss the actions China is taking that leave us concerned: most notably
their rapid military modernization, more assertive diplomatic posture
(especially when it concerns freedom of navigation), cyber activities,
aggressive espionage, and support for regimes like North Korea, Sudan, Iran,
and Syria.
|
Viết về sự cần thiết trong việc nói thẳng thắn hơn về bản
chất của sự cạnh tranh sẽ bị cho là khiêu khích không cần thiết. Thứ nhất,
giới phê bình cho rằng, giống như trong thập niên 1990, nếu chúng ta dùng
thuật ngữ để diễn tả Trung Quốc như một đối thủ, điều này có thể dẫn tới
tranh chấp hơn nữa và có thể là mầm mống cho cuộc chạy đua vũ trang và xung
đột. Nhưng Trung Quốc đã đang cạnh tranh với chúng ta. Nỗ lực hiện đại hóa
quân sự của họ trong 15 năm qua, cùng với học thuyết công khai và các bài
đăng tải về chiến lược, phản ảnh một ý định rõ ràng là tập trung vào việc phá
hủy các lợi thế truyền thống của quân đội Hoa Kỳ . Thật thế, Chuẩn Đô đốc
Dương Nghị (Yang Yi), cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học
Quốc phòng PLA, đã đi quá xa khi nhận xét rằng : “ Chúng ta hy vọng cuộc cạnh
tranh sẽ là cạnh tranh lành mạnh ”. Quan trọng hơn, chúng ta phải nhận thức
rằng, cách tốt nhất để tránh khỏi cuộc xung đột giữa các cường quốc là luôn
chuẩn bị đề phòng. Điều này có nghĩa là bớt miễn cưỡng thảo luận về các hành
động mà Trung Quốc đang thực hiện làm cho chúng ta quan tâm: đáng chú ý nhất
là việc hiện đại hóa quân sự rất nhanh của họ, phong cách ngoại giao quyết
đoán hơn (nhất là khi liên quan đến tự do hàng hải), các hoạt động ở không
gian mạng, gián điệp tấn công, và hỗ trợ các chế độ như Bắc Triều Tiên,
Sudan, Iran và Syria.
|
Critics are also likely to complain that discussing China
in these terms will be a return to a “ Cold War mentality .” Far from it. The
US and China aren't in an ideological competition on the scale of the Cold
War and they share one of the largest trade relationships in the world. In
fact, the United States has actively worked to enable China's success over
the last three decades. However, contrary to the belief that the end of the
Cold War was also the end of great power competition, today the US and China
do find themselves in competition in specific geographic, economic, and
strategic areas. This doesn't mean it will lead to conflict. Nor should it
necessitate an overreaction. But because these areas of competition are not
likely to subside, we must think carefully about how the United States can
position itself for success.
|
Giới phê bình cũng có vẻ than phiền rằng, thảo luận về
Trung Quốc qua các cụm từ này sẽ trở lại “ Tâm thức Chiến tranh lạnh ”. Khó
có thể như thế, Hoa Kỳ và Trung Quốc không ở trong cuộc tranh đấu về ý thức
hệ với tầm mức của chiến tranh lạnh và cùng chia sẻ một trong những quan hệ
mậu dịch lớn nhất thế giới. Thực ra, Hoa Kỳ đã tích cực giúp sức cho sự thành
công của Trung Quốc trong ba thập niên qua. Tuy nhiên, trái ngược với sự tin
tưởng rằng chấm dứt chiến tranh lạnh cũng là chấm dứt sự cạnh tranh giữa các
cường quốc, ngày nay Hoa Kỳ và Trung Quốc rơi vào cạnh tranh trong các lãnh
vực địa dư, kinh tế và chiến lược. Điều này không có nghĩa là sẽ dẫn đến xung
đột. Cũng chẳng cần phải phản ứng quá đáng. Nhưng do các lãnh vực cạnh tranh
này không có vẻ lắng xuống, cho nên chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về việc
làm cách nào để Hoa Kỳ có thể chọn lập trường cho chính chúng ta để thành
công.
|
One of the greatest challenges we face in attempting to
prepare for an extended peacetime competition with China rests with securing
and sustaining the necessary resources. If the Navy wants to build a larger
attack submarine fleet or the Air Force hopes to develop and field a new
long-range bomber in the decade ahead, for instance, civilian and military
leaders will have to clearly articulate the role these platforms play in our
national security policy to the Congress and US public. Ultimately, we won't
succeed if we remain averse to discussing the strategic competition where we
find ourselves or talking openly about PLA military modernization and how it
affects our goals and objectives.
China is a competitor. There, I said it.
|
Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đối diện
trong việc cố gắng chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh thời bình kéo dài với
Trung Quốc nằm ở sự bảo đảm và giữ vững các nguồn lực cần thiết. Chẳng hạn
như, nếu Hải quân [Hoa Kỳ] muốn xây dựng một hạm đội tàu ngầm tấn công lớn
hơn hay Không quân [Hoa Kỳ] muốn thiết kế và triển khai một máy bay ném bom
phạm vi rộng trong thập niên tới, thì các lãnh đạo quân sự và dân sự sẽ phải
nói rõ với Quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ biết rằng, các chương trình này đóng
vai trò gì cho chính sách an ninh quốc gia. Cuối cùng, chúng ta sẽ không
thành công nếu chúng ta vẫn ở tình trạng chống lại việc bàn thảo về cạnh
tranh chiến lược mà chúng ta có thể nói hoặc nói công khai về việc hiện đại
hóa quân sự của PLA và chuyện này tác động như thế nào lên mục tiêu và chủ
đích của chúng ta.
Trung Quốc là một đối thủ. Đó, tôi nói điều đó.
|
Rep. J. Randy Forbes, R-Va., is chairman of the House
Armed Services Readiness Subcommittee and founder and co-chairman of the
Congressional China Caucus.
|
Dân biểu James Randy Forbes, thuộc đảng Cộng hòa, tiểu
bang Virginia, là chủ tịch Tiểu ban Quân vụ Hạ viện, và là sáng lập viên và
đồng chủ tịch Congressional China Causus.
|
|
|
|
|
|
Translated by Trần Văn Minh
|
|
|
http://the-diplomat.com/2012/06/07/admit-it-china-is-a-competitor/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, June 11, 2012
Admit It, China Is a Competitor Hãy thừa nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC,
USA-HOA KY
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn