MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 11, 2012

Easy Part Over for Vietnam Thời kỳ dễ dàng đã qua




Easy Part Over for Vietnam

Thời kỳ dễ dàng đã qua
By Bridget O'Flaherty

Bridget O'Flaherty
June 10, 2012

10-06-2012

The optimism during Vietnam's pre-2008 economic boom is over. 

Sự lạc quan trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2008 đã không còn nữa.

At one side of the large concrete Hoa Binh Market in Ho Chi Minh City's District 5 sits an “illegal market,” where vendors set up small light bulbs over their produce and meat and loop wires over the large umbrellas. On special occasions like public holidays, police may chase away or even arrest the several dozen of these vendors. Sometimes, goods are confiscated. But that's not their only problem now.

Một bên của ngôi chợ Hoà Bình kiên cố và rộng lớn ở quận 5, TP Hồ Chí Minh, là một “ngôi chợ trời”, nơi những người bán hàng lắp các bóng đèn nhỏ trên hàng hóa và thịt cá của họ, và dây điện quấn vòng qua những chiếc ô dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, cảnh sát có thể xua đuổi họ, thậm chí bắt giữ hàng chục người buôn bán này. Đôi khi, hàng hoá bị tịch thu. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của họ hiện nay.


“Since last year our family's income is down 40 percent, it's almost half what it was,” says Phan Thi Khanh as she adjusts the iceberg lettuces rolling around loose in a shallow bamboo basket.


“Kể từ năm ngoái, thu nhập của gia đình chúng tôi đã giảm 40%, chỉ còn gần một nửa thu nhập trước đây”, cô Phan Thị Khánh nói, khi cô sắp sửa lại các bắp xà lách trong một cái rổ tre nông.


Khanh works 16 hours a day and says she takes home between 100,000VND to 200,000VND (about $5 to $10). She says her husband helps her out at work, while their sons work at local factories. They still live at home, she says, because rent is too expensive for them to afford their own places.

Cô Khánh làm việc 16 tiếng một ngày và nói rằng cô mang về nhà từ 100.000 – 200.000 đồng (khoảng 5 đến 10 đô la). Cô nói rằng chồng của cô giúp cô trong công việc buôn bán, trong khi các cậu con trai của họ làm việc tại các nhà máy địa phương. Cô nói, mấy đứa con trai vẫn sống chung trong nhà, bởi vì tiền thuê nhà quá mắc, chúng không đủ khả năng để ra ở riêng.


“Most of the buyers here are factory workers or people from outside provinces. Rich people don't shop here,” she says. “The prices have gone up, but the salary of workers hasn't, so they buy less.”

Cô nói: “ Hầu hết những người mua sắm ở đây là các công nhân nhà máy hoặc những người ngoại tỉnh. Người giàu chẳng mua sắm ở đây. Giá đã tăng, nhưng mức lương của người lao động không tăng, nên họ mua sắm ít hơn “.


Official figures are vague, but locals say strikes have been an increasing at factories over low wages and poor working conditions. Worries over wages have been exacerbated by spiraling inflation in recent years. Inflation peaked at 23 percent last August, before dropping to 18 percent at the beginning of 2012. But it was still stuck at more than 8 percent last month. Economic growth, meanwhile, has dipped again and is unlikely to surpass 5.2 percent this year , according to the government.


Không rõ con số chính thức, nhưng người dân địa phương nói rằng, các cuộc đình công tại các nhà máy ngày càng gia tăng, do mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Lo lắng về tiền lương càng trở nên trầm trọng hơn do lạm phát leo thang trong những năm gần đây. Lạm phát lên tới đỉnh điểm 23% hồi tháng 8 năm ngoái, trước khi giảm xuống còn 18% vào đầu năm 2012. Nhưng vẫn còn ở mức hơn 8% hồi tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế một lần nữa đã giảm xuống và có vẻ như không vượt quá 5,2% trong năm nay , theo tin từ chính phủ.


The government is responding with plans for major reforms in three key sectors: the sluggish state-owned enterprise (SOE) sector, the banking sector and public investment. SOEs have lost money hand over fist for years. Indeed, state-owned shipping company Vinalines, which was said by state-owned media to have “wasted” a billion dollars, is only the most glaring example of many. Three of the firm's executives have been arrested in a sector estimated to make up as much as 40 percent of the economy.


Chính phủ đang đáp ứng qua kế hoạch cải cách lớn trong ba lĩnh vực chính: lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, lĩnh vực ngân hàng và đầu tư công. Doanh nghiệp nhà nước đã bị lỗ lã quá nhiều trong nhiều năm. Thật vậy, công ty vận tải biển Vinalines là doanh nghiệp nhà nước, mà các phương tiện truyền thông chính phủ cho biết, đã “lãng phí” một tỷ đô la, chỉ là ví dụ rõ ràng nhất trong nhiều doanh nghiệp nhà nước. Ba giám đốc điều hành của công ty đã bị bắt, trong một lĩnh vực kinh doanh ước tính chiếm khoảng 40% nền kinh tế.


Vietnam's national shipbuilder Vinashin, meanwhile, has flirted with bankruptcy after years of mismanagement. One of the problems identified was movement into “non-core” sectors, such as hotel management.


Trong khi đó, Tập đoàn Đóng tàu Vinashin đang đùa với trò phá sản sau nhiều năm quản lý yếu kém. Một trong những vấn đề được nhận diện là, công ty này đã chuyển hướng sang các thành phần kinh doanh “không căn bản”, như quản lý khách sạn.


In a recent report to the country's main legislative body – the National Assembly – the government said SOEs cut spending by close to $660 million over five years, ending late last year, according to local news.


Báo chí trong nước cho biết, trong một báo cáo gần đây gửi tới Quốc hội, cơ quan lập pháp của đất nước, chính phủ cho biết, các doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm chi tiêu gần 660 triệu đô la trong 5 năm, kết thúc vào cuối năm ngoái.


However, government officials are increasingly concerned at the massive losses of state money. Ho Chi Minh City NA representative Do Van Duong, for example, told Thanh Nien News : “It's time to investigate investments that cause huge losses of state money and hold accountable those responsible.” He said that the recent Vinashin and Vinalines cases were indicative of poor management of the sector.


Tuy nhiên, các quan chức chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến những vụ làm ăn thua lỗ lớn của nhà nước. Chẳng hạn như, ông Đỗ Văn Đương, Đại biểu Quốc hội TP HCM, đã nói với báo Thanh Niên: “ Đã đến lúc phải khởi tố, điều tra những dự án làm thất thoát tài sản của đất nước, để quy trách nhiệm rõ ràng”. Ông nói rằng các trường hợp gần đây như Vinashin và Vinalines chính là sự quản lý kém của doanh nghiệp nhà nước.


Companies are now supposed to be required to publish earnings, though the plan is in its initial stages. But whatever the government says, it seems doubtful that real reform will happen anytime soon as SOEs resist change, foreign investment or restructuring. In addition, many (quietly) complain that government regulations ensure a large workforce in the state sector and free services for the poor, a problem, they lament, when trying to improve efficiency.


Các công ty hiện đang được yêu cầu phải công bố thu nhập, nhưng kế hoạch này chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nhưng cho dù chính phủ có tuyên bố gì đi nữa, dường như cải cách thực sự sẽ không sớm xảy ra, khi các doanh nghiệp nhà nước đang chống lại sự thay đổi, đầu tư nước ngoài hay tái cấu trúc. Ngoài ra, nhiều người (âm thầm) than phiền rằng, các quy định của chính phủ để bảo đảm một lực lượng lao động lớn trong khu vực nhà nước và các dịch vụ [công] miễn phí cho người nghèo đang gặp vấn đề khó khăn, khi cố gắng nâng cao hiệu quả – họ than thở.


Last year, a number of local economists called the proposed changes the biggest since doi moi, the policy begun in 1986 that reopened the isolationist communist nation's economy, and a move that has been credited by many analysts as the real driving force behind the rapid economic growth of the past two decades.

Năm ngoái, một số nhà kinh tế trong nước đã đưa ra những lời đề nghị thay đổi lớn nhất kể từ thời kỳ đổi mới, một chính sách bắt đầu từ năm 1986, đã mở cửa trở lại nền kinh tế của đất nước cộng sản bị cô lập, và là một hành động được nhiều nhà phân tích ghi nhận như là một động lực thực sự đằng sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hai thập niên qua.


Some observers, though, are skeptical about such talk. “Oh I'd love to see that,” says former US ambassador to Hanoi, Douglas “Pete” Peterson as talk of the comparisons with doi moi are broached in an interview. Peterson, who was a prisoner of war during the Vietnam War, was the first post-war US ambassador to Vietnam, serving from 1997 to 2001. “Doi Moi was a one-off, a massive decision, but it paid off in just about every way.”


Tuy nhiên, một số nhà quan sát hoài nghi về những điều như thế. Ông Douglas “Pete” Peterson , cựu Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã nói về sự so sánh với thời kỳ đổi mới trong một cuộc phỏng vấn: “Ồ, tôi rất muốn nhìn thấy điều đó”. Ông Peterson là một tù binh trong cuộc chiến Việt Nam và là Đại sứ Mỹ đầu tiên thời hậu chiến ở Việt Nam, phục vụ từ năm 1997-2001. “Đổi mới là một quyết định lớn, chỉ diễn ra một lần nhưng đã mang lại lợi ích về mọi mặt”.


And there were, he says, some immediate gains from the policy. “It stopped people starving. It gave farmers back land, productivity surged overnight and you had food security. People were starving to death in the street [before the reform],” Peterson says.


Ông nói rằng đã có một số lợi ích tức thì từ chính sách đó. Ông Peterson nói: “Người dân không còn bị đói. Nông dân được trả lại đất đai, năng suất gia tăng nhanh và mọi người được bảo đảm đủ lương thực. [Trước đổi mới], người dân có khi bị đói đến chết trên đường phố”.


Yet a quarter of a century later, consumer confidence is low. Indeed, according to market research company Cimigo, confidence dropped to an all-time low in October 2011.


Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ sau đó, niềm tin của người tiêu dùng đã xuống thấp. Thật vậy, theo công ty khảo sát thị trường Cimigo, trong tháng 10 năm 2011, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.


“[October's numbers] were the lowest I've ever seen,” says Richard Burrage, a managing partner with the firm, adding that such falls usually follow quickly after a hike in petrol prices. From last April to March of this year, both the food consumer index and petrol prices have climbed steadily.


“[Các số liệu của tháng 10] là số liệu thấp nhất mà tôi chưa từng thấy”, ông Richard Burrage, một đối tác quản lý của công ty nói thêm rằng, sự suy giảm như thế thường xảy ra ngay sau khi giá xăng đạt tới đỉnh cao. Từ cuối tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, chỉ số tiêu dùng thực phẩm và chỉ số giá xăng dầu đã gia tăng đều đặn.


“With inflation levels, they're earning far less than they were,” Burrage says, noting that there was “much greater optimism” during the pre-2008 economic boom.


“Với mức lạm phát đó, người dân kiếm được ít hơn so với trước đây”, ông Burrage nói, lưu ý rằng có “nhiều lạc quan hơn” trong thời kỳ bùng nổ kinh tế trước năm 2008.


But gas prices aren't the only indicator that analysts keep an eye on – cell phone sales are seen as another unofficial way of gauging consumer confidence across the country. Vietnam has a large number of cell phone users; most young people own several of them.


Tuy nhiên, giá xăng dầu không phải là chỉ số duy nhất mà các nhà phân tích để mắt tới – doanh số bán hàng điện thoại di động được xem như một cách không chính thức khác để đánh giá niềm tin của người tiêu dùng trên khắp cả nước. Việt Nam có số lượng lớn người sử dụng điện thoại di động, hầu hết giới trẻ sở hữu một vài cái điện thoại.


Truong Thi Ai Chau, 30, has been managing the same cell phone shop in Ho Chi Minh City for six years. But she says things are getting harder, and not just because supermarkets are now undercutting smaller retailers.


Trương Thị Ái Châu, 30 tuổi, đã từng quản lý một cửa hàng điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí Minh trong sáu năm. Nhưng cô nói rằng mọi thứ trở nên khó khăn hơn, không phải chỉ do các siêu thị hiện đang giảm bớt những cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn.


“It's much more difficult now,” she says. “Before, they could buy expensive brands, but now they just buy one for necessity.”


Cô nói: “Bây giờ khó khăn hơn nhiều. Trước đây, họ có thể mua các hiệu đắt tiền, nhưng bây giờ họ chỉ mua những thứ thật cần”.

Jonathan Pincus, a Harvard economist who has taught in Vietnam for more than eight years, believes that though the Communist Party has accurately identified the three areas in need of serious reform, the problem of what to actually do remains.

Jonathan Pincus, một kinh tế gia của Harvard, đã giảng dạy ở Việt Nam hơn tám năm, tin rằng, mặc dù Đảng Cộng sản đã xác định đúng ba lĩnh vực thật sự cần cải cách nghiêm túc, nhưng vấn đề thực sự vẫn còn đó.


“There's a lack of consensus on how to proceed,” he says. “I don't think its ideological disagreement,” among party members. Rather, he suggests, it's competing special interest groups that are creating the divisions.


Ông nói: “Có sự thiếu đồng thuận về cách thực hiện. Tôi nghĩ rằng không có sự bất đồng về ý thức hệ” giữa các đảng viên. Ông cho rằng, đó chính là sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích đặc biệt hiện đang gây sự chia rẽ.


Party dealings range somewhere on the scale from opaque to impenetrable for many outsiders. However, in the past, what has leaked out has suggested rifts in the party and government between old school hardliners and modernizers.

Với nhiều người bên ngoài, cách xử lý vấn đề của đảng nằm ở tầm mức từ không rõ ràng cho tới không thể hiểu được. Tuy nhiên, trong quá khứ, những gì đã rò rỉ ra bên ngoài cho thấy, có những rạn nứt bên trong nội bộ đảng và chính phủ, giữa các nhóm bảo thủ và nhóm cải cách.

This time, though, it may have more to do with differing commercial interests between SOEs and others. Certainly, after highly visible government announcements last year, some press reports were critical of “special interests” for resisting major reforms in the SOE sector.

Mặc dù, lần này có thể liên quan đến sự khác biệt lợi ích thương mại giữa các doanh nghiệp nhà nước và các nhóm khác. Chắc chắn, sau các thông báo rất rõ của chính phủ hồi năm ngoái, một số tin tức báo chí đã chỉ trích “lợi ích đặc biệt” do sự chống lại những cải cách quan trọng trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước.


“They need to do something, but they don't know what,” Pincus says.

“Họ cần phải làm gì đó, nhưng họ chẳng biết làm gì”, ông Pincus nói.

Vietnam's economy had been rushing ahead in the decade that followed the Asian Financial Crisis in the late 1990s, a crisis that threatened to derail the advances under doi moi. For the past five years, though, the economy has been spinning through cycles of boom and bust.

Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trong một thập niên theo sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, cuộc khủng hoảng này đã đe dọa phá hoại những sự tiến bộ trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong năm năm qua, nền kinh tế đã xoay chuyển giữa các chu kỳ tăng trưởng và suy thoái.

“The problems now are serious. We'll be stuck in this boom-bust cycle until things are fixed,” Pincus says. “The easy stage of development is over.”

Ông Pincus nói: “Các vấn đề khó khăn hiện nay là nghiêm trọng. Chúng ta sẽ bị kẹt trong chu kỳ tăng trưởng và suy thoái này cho đến khi mọi thứ được sửa đổi. Giai đoạn phát triển dễ dàng đã qua rồi”.


Translated by Dương Lệ Ch


http://the-diplomat.com/2012/06/10/easy-part-over-for-vietnam

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn