MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, March 23, 2012

John Stuart Mill, Dead Thinker of the Year Tư tưởng của John Stuart Mill vẫn hợp thời



John Stuart Mill, Dead Thinker of the Year

Tư tưởng của John Stuart Mill vẫn hợp thời

The 19th century thinker still has much to teach us on liberty.

Robert D. Kaplan

DECEMBER 2011

Nhà tư tưởng thế kỷ 19 vẫn còn dạy chúng ta nhiều về tự do.

Robert D. Kaplan

30/11/2011

Fundamentally, the past year has been about grappling with the most profound question in political philosophy: how to create legitimate central authority. In one Arab country after another -- Tunisia, Egypt, Libya, Yemen, Syria -- populations have taken to the streets to demand the downfall of their rulers, even as it is unclear what will follow in their wake.

Nhìn chung, năm vừa qua là năm ta day dứt với câu hỏi thâm thúy nhất trong triết lý chính trị: làm thế nào tạo dựng tập quyền trung ương (central authority) chính đáng. Lần lượt ở các nước Ả Rập – Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Syria – người dân đã xuống đường đòi lật đổ giới cai trị, dù chẳng rõ tiếp theo sẽ ra sao sau khi chính quyền sập.

And the question applies not only to the Arab world. It is unclear, for example, whether Iran's quasi-clerical system of revolutionary rule has a long-term future, given the intense infighting within the regime and the intense dislike it stirs within significant swaths of the population. Can China's one-party system of control last indefinitely? Can Burma's? Whereas the United States basically inherited its democratic system from the British, and its main drama over more than two centuries has been about limiting central authority, the challenge in too many other places is the opposite: how to erect responsive government in the first place.

Và câu hỏi đó không chỉ dành cho thế giới Ả Rập. Ví dụ, không rõ liệu chế độ cai trị cách mạng bán giáo quyền (quasi-clerical) của Iran có tương lai lâu dài hay không, với tình hình đấu đá nội bộ khốc liệt bên trong chế độ và nhiều bộ phận lớn dân chúng có tâm lý bất bình sâu sắc với chế độ. Liệu chế độ kiểm soát độc đảng của Trung Quốc có thể trường tồn? Chế độ của Miến Điện có bền lâu? Trong khi Mỹ về cơ bản thừa hưởng hệ thống dân chủ từ người Anh, và màn kịch [chính trị] chủ yếu của Mỹ trong hơn hai thế kỷ xoay quanh việc hạn chế tập quyền trung ương, thách thức ở rất, rất nhiều nơi khác lại hoàn toàn ngược lại: trước tiên làm sao dựng lên một chính thể biết đáp ứng ý nguyện người dân.

No thinker has tackled these questions as painstakingly and as eloquently as the 19th-century English philosopher John Stuart Mill, which is why he is such an appropriate guide for these complicated times. Mill asserts, in On Liberty, and especially in Considerations on Representative Government, that while democratic government is surely to be preferred in theory, it is incredibly problematic in its particulars. This, of course, is part of Mill's larger exploration of liberty, and why ultimately the only justification a government has to curtail that liberty is when a person's behavior impinges on the rights of others. Despotism may work better in some instances, if only as a temporary measure, he writes; democracy is not suited for each and every society during significant periods of its development. I am crudely simplifying Mill, who is so clear while being so incredibly nuanced, and thus immensely readable.

Không có nhà tư tưởng nào giải đáp những câu hỏi này một cách thấu đáo và hùng hồn như John Stuart Mill, triết gia người Anh vào thế kỷ 19. Chính vì vậy, ông là người dẫn đường hết sức phù hợp cho những thời buổi phức tạp như hiện nay. Trong tác phẩm Bàn về Tự do (On Liberty), và đặc biệt là trong Nghiên cứu về Chính thể Đại diện (Considerations on Representative Government), John Stuart Mill nhận định rằng mặc dù chính thể dân chủ chắc chắn được ưa chuộng trên lý thuyết, chính thể dân chủ vẫn còn nhiều đặc điểm chưa ổn. Đây hẳn nhiên chỉ là một phần trong những khảo cứu về tự do của John Stuart Mill, và là lý do tại sao khi chính quyền tước quyền tự do [của người dân], rốt cuộc cách biện minh duy nhất của chính quyền là vì hành vi của một người vi phạm đến quyền của người khác. Ông viết rằng trong một số trường hợp, chế độ chuyên quyền có thể hiệu quả hơn, nếu chỉ là một biện pháp tạm thời; dân chủ không phù hợp cho tất cả mọi xã hội trong những giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển xã hội đó. Tôi đang diễn giải quá đơn giản tư tưởng của Mill; ông có lối viết vừa rất trong sáng vừa thấm đẫm biết bao hàm ý, nên vô cùng dễ hiểu.

"Progress includes Order," Mill writes in Considerations, "but Order does not include Progress." Tyranny may be the political building block of all human societies, but if they don't get beyond tyranny, the result is moral chaos and stagnation. Middle Eastern despots of our day too often supplied only Order; Asian ones have brought Progress, too. Thus China's rulers, who must retire at a certain point, who bring technical expertise to their rule, and who govern in a collegial style, are much to be preferred over the North African variety, to say nothing of those in Syria or Yemen. Yet even in those cases, the prospect of a collapse of central authority indicates that, pace Mill, there may be no alternative to some sort of dictatorship, at least in the very short term.

Trong Nghiên cứu về Chính thể Đại diện, Mill viết: “Tiến bộ bao gồm Trật tự, nhưng Trật tự không bao gồm Tiến bộ.” Chuyên chế có thể là nền tảng chính trị của tất cả mọi xã hội loài người, nhưng nếu những xã hội đó không tiến xa hơn chuyên chế, kết quả sẽ là tình trạng hỗn loạn và bế tắc về luân lý. Giới cai trị chuyên quyền ở Trung Đông ngày nay thường chỉ mang lại Trật tự; giới cai trị chuyên quyền ở Châu Á cũng đã mang lại Tiến bộ. Như vậy, giới cầm quyền của Trung Quốc – những người đến một lúc nào đó phải rút lui, những người áp dụng chế độ kỹ trị, và cai trị theo lối tập thể – đáng được ưa chuộng hơn so với hình thái ở Bắc Phi, đó là chưa kể đến giới cai trị ở Syria hay Yemen. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp đó, viễn cảnh sụp đổ tập quyền trung ương cho thấy rằng, xin mạn phép Mill, có thể không có hình thái thay thế nào khác, mà đành phải chấp nhận một kiểu độc tài nào đó, ít nhất là trước mắt.

Mill's philosophy actually builds on that of his 17th-century compatriot, Thomas Hobbes, another thinker all too relevant for our times. Hobbes is often regarded as a preacher of doom and gloom. In fact, he wasn't. He stared into the abyss of anarchy and realized there was, indeed, a solution that could lead to order and progress. That solution was the state. Hobbes extols the moral benefits of fear and sees violent anarchy as the chief threat to society. For Hobbes -- best known for observing that the lives of men are "nasty, brutish, and short" -- fear of violent death is the cornerstone of enlightened self-interest. By establishing a state, men replace the fear of violent death with the fear that only those who break the law need face. So while Hobbes made the case for central authority, Mill built on him to help us understand how humanity must get beyond mere authority in order to erect a liberal regime.

Triết lý của Mill thực ra dựa trên triết ký của đồng hương của ông vào thế kỷ 17, Thomas Hobbes, một triết gia khác có tư tưởng cũng vô cùng phù hợp cho thời đại của chúng ta. Hobbes thường được xem là người thuyết giảng tư tưởng diệt vong và tận mệnh (doom and gloom). Thực ra, ông phải như vậy. Ông nhìn xuống vực thẳm của tình trạng vô chính phủ và nhận thấy rằng quả thực có giải pháp có thể dẫn đến trật tự và tiến bộ. Giải pháp đó là nhà nước. Hobbes ca ngợi những lợi ích về luân lý của nỗi sợ và xem tình trạng vô chính phủ đầy bạo lực là mối đe dọa chính cho xã hội. Theo Hobbes – nổi tiếng nhất về nhận xét cho rằng cuộc sống con người là “kinh khủng, hung bạo và ngắn ngủi” – nỗi sợ bị chết vì bạo lực là nền tảng của [động cơ] tư lợi vị tha (enlightened self-interest)*. Bằng cách thiết lập nhà nước, con người thay thế nỗi sợ bị chết vì bạo lực bằng nỗi sợ mà chỉ những kẻ phạm luật mới phải đối mặt. Do đó, trong khi Hobbes đưa ra lập luận ủng hộ tập quyền trung ương, Mill dựa trên tư tưởng của Hobbes để giúp chúng ta hiểu bằng cách nào nhân loại phải tiến xa hơn hình thái tập quyền đơn thuần để dựng lên một chế độ tự do.

Such concepts are sometimes difficult to grasp for today's urban middle class, which has long since lost any contact with man's natural condition. But the horrific violence of a disintegrating Iraq, or this year's fears of state collapse in places such as Yemen and Syria, have allowed many of us to imagine man's original state. In fact, as more and more nondemocratic systems find it harder and harder to survive in this age of instant electronic communications, Mill and Hobbes will top the dead thinkers list for years to come. Iraq, with its mixture of democracy, creeping authoritarianism, and anarchy, is a place made for Mill and Hobbes, while Afghanistan is pure Hobbes. Imagine the relevance of Hobbes in the event of a regime collapse in North Korea; or of Mill as Egypt struggles for years to transform a military dictatorship into a civil democracy. These men may be long dead, but their philosophy is a sure guide to today's headlines. The need for order -- even as order must be made free from tyranny -- is precisely the issue that hangs over the Greater Middle East.

Những khái niệm như vậy đôi khi khó hiểu đối với tầng lớp trung lưu thành thị hiện nay, vốn dĩ từ lâu đã rời xa điều kiện (sống) tự nhiên của con người. Nhưng tình trạng bạo lực ghê rợn của một nước Iraq đang rệu rã, hay những nỗi sợ sụp đổ nhà nước ở những nơi như Yemen và Syria trong năm nay, đã cho phép nhiều người trong chúng ta hình dung lại trạng thái nguyên thủy của con người. Thực vậy, khi ngày càng nhiều chế độ phi dân chủ thấy ngày càng khó sinh tồn trong thời đại liên lạc điện tử trong tích tắc này, Mill và Hobbes sẽ đứng đầu danh sách những nhà tư tưởng quá cố cho nhiều năm đến. Iraq, một đất nước pha trộn giữa dân chủ, độc tài ngầm và vô chính phủ, là nơi dành cho Mill và Hobbes, trong khi Afghanistan chỉ dành riêng cho Hobbes. Thử hình dung tính phù hợp của tư tưởng Hobbes trong trường hợp sụp đổ chế độ ở Bắc Triều Tiên; hay của tư tưởng Mill khi Ai Cập chật vật trong nhiều năm để biến đổi một chế độ độc tài quân sự sang một nền dân chủ dân sự. Hai nhà tư tưởng này đã qua đời từ lâu, nhưng triết lý của họ là một cẩm nang đáng tin cậy cho thời sự ngày nay. Nhu cầu cần phải có trật tự – dù là trật tự phải được thiết lập khi đã thoát khỏi chế độ chuyên quyền – chính là vấn đề đang ám ảnh Trung Đông và vùng lân cận.

Robert D. Kaplan is senior fellow at the Center for a New American Security, national correspondent for the Atlantic, and a member of the U.S. Defense Department's Defense Policy Board. He is the author of Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power.

Robert D. Kaplan là nghiên cứu viên cao cấp ở Center for a New American Security, thông tín viên quốc gia cho tờ Atlantic, và là ủy viên Hội đồng Chính sách Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông là tác giả của cuốn sách Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power (Gió mùa: Ấn Độ Dương và Tương lai của Quyền lực Mỹ).


* Enlightened self-interest là triết lý cho rằng những người hành động vì lợi ích của người khác, hay lợi ích của (những) tập thể mà họ là thành viên, rốt cuộc sẽ có lợi cho chính mình. Từ enlightened (được khai sáng) hàm ý họ hiểu rõ quan hệ giữa tư lợi và công lợi. Ngược lại, [động cơ] tư lợi vị kỷ (unenlightened self-interest) ám chỉ những người hành động vì lòng tham ích kỷ, không đếm xỉa đến người khác. (N.D.)

translated by Pham Vu Lua Ha

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/11/28/dead_thinker_of_the_year

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn