MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 14, 2012

Pigs Don't Fly: The Economic Way of Thinking about Politics Lợn Không Biết Bay: Nghĩ về Chính Trị Qua Lăng Kính Kinh Tế


Pigs Don't Fly: The Economic Way of Thinking about Politics

Lợn Không Biết Bay: Nghĩ về Chính Trị Qua Lăng Kính Kinh Tế

by Russell Roberts

Russell Roberts

"We call politicians our representatives and they often claim to be fighting for us. But when we think about it, we understand that our interests are diverse and that no politician can really fight for all of us."

"Chúng ta gọi các chính trị gia là người đại diện của chúng ta và họ thường rêu rao rằng họ đấu tranh vì chúng ta. Nhưng khi chúng ta nghĩ về điều đó, chúng ta hiểu rằng lợi ích của chúng ta rất đa dạng và không có chính trị gia thực sự có thể đấu tranh cho tất cả chúng ta."

Sometimes it's hard to do the right thing.

Mimi and Richard Farina were husband-and-wife folksingers in the '60s. Richard died in a motorcycle accident in the aftermath of a party celebrating Mimi's 21st birthday. A horrible tragedy. At Richard's funeral, Judy Collins sang her signature song, Amazing Grace. It must have been terribly moving. Unfortunately, Mimi's sister wasn't at the funeral, though surely she would have also sung something for such a sad occasion. That sister, Joan Baez, was on a concert tour of Europe at the time. She telegrammed Mimi that she had decided to stay in Europe instead of coming home to comfort her sister. Why? Because that's what Richard would have wanted, Joan explained. By staying on tour, she'd be able to talk about his music. Mimi, interviewed years later, explained that actually, Richard would have preferred for Joan to have a nervous breakdown on hearing of his death and to have been unable to perform.

Đôi khi thật khó mà làm được điều đúng.

Mimi và anh Richard Farina là một đôi vợ chồng ca sĩ hát nhạc dân ca trong thập niên 60. Richard qua đời trong một tai nạn xe gắn máy xảy ra ngay sau buổi tiệc ăn mừng sinh nhật 21 tuổi của Mimi. Thiệt là một bi kịch thảm khốc. Tại tang lễ của Richard, ca sĩ Judy Collins đã hát truy điệu với ca khúc thành danh của cô, nhạc phẩm Amazing Grace. Ta có thể tưởng tượng giây phút xúc động đó. Tiếc thay, chị của Mimi không hiện diện tại đám tang, nếu có mặt trong ngày buồn ấy thì cô cũng sẽ hát một bài. Cô tên là Joan Baez,[1] đang tham dự một chuyến trình diễn tại Âu Châu. Cô gửi điện tín cho Mimi biết là cô quyết định ở lại Âu Châu, thay vì bay về để an ủi em gái. Tại sao? Joan giải thích, vì chính Richard muốn cô làm như vậy, để qua những cuộc biểu diễn này, người ta có thể biết đến dòng nhạc của Richard nhiều hơn. Qua một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau đó, Mimi thố lộ rằng thật ra Richard có lẽ lại muốn Joan bỏ ngang cuộc trình diễn vì bị khủng hoảng tinh thần khi nghe tin về cái chết của anh.


[1] Joan Baez là một ca sĩ dân ca nổi tiếng của Hoa Kỳ, cùng thời với Bob Dylan. Joan còn được giới yêu âm nhạc biết đến qua những hoạt động phản chiến, ồn ào chống chiến tranh tại Việt Nam trong thập niên 1960. Khi làn sóng thuyền nhân (boat people) Việt Nam xảy ra trong thập niên 70-80, cô đã phản tỉnh và phản đối những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền CSVN. Cô cũng là đồng sáng lập viên của Tổ chức Ân Xá Quốc tế (phân hội Hoa Kỳ) trong thập niên 1970.

A more mundane example occurs when a friend calls to tell you about something important in her life but you have too much to do. After a while, you end the call by saying, "I'll let you go." What you really mean is "I have to go," but we try and put it in a more selfless light.

Thêm một thí dụ xảy ra hàng ngày, khi một người bạn điện thoại cho bạn để kể một chuyện quan trọng nhưng bạn đang rất bận. Sau một lúc, bạn kết thúc cuộc nói chuyện với lời chào, "Thôi, tao không làm phiền mày nữa." Thật ra, bạn muốn nói "Tao phải ngừng đây," nhưng chúng ta cố gắng nói sao cho nghe cho bớt vị kỷ hơn.

We are a bundle of motives. We are often torn between what is best for ourselves and what is best for others. We are torn between doing the right thing and doing the easy thing or the convenient thing. Sometimes we choose the selfless course of sacrifice. The costs and benefits influence our choices. If Joan Baez had been touring in California instead of Europe, it would have been cheaper to come to the funeral. Maybe she would have decided in that case to attend. When a friend calls us in tears, we're more likely to stay on the phone even when we have other things to do.

Trong chúng ta có nhiều động lực. Ta luôn bị giằng co giữa cái tốt cho bản thân và sự ích lợi của người khác, giữa việc nên làm, việc dễ làm với việc nhanh tiện. Đôi khi ta chọn con đường hy sinh quên mình. Phí tổn và lợi ích có ảnh hưởng đến sự chọn lựa của chúng ta. Nếu Joan Baez đang biểu diễn tại California thay vì Âu Châu, phí tổn của chuyến về dự tang lễ sẽ thấp hơn. Có thể vì vậy cô sẽ quyết định có mặt tại buổi tang lễ ấy. Nếu người bạn khóc lóc trong điện thoại, có lẽ chúng ta sẽ nói chuyện lâu hơn cho dù ta đang có nhiều việc cần làm.

But when we choose a selfish course, we rarely confess our true feelings. We find a graceful description to sugarcoat our actions. When the football coach resigns whether because he is failing or because he thinks a better job is available, he often tells the world that he's quitting because he wants to spend more time with his family.

Tuy nhiên, khi ta chọn con đường vị kỷ, rất hiếm khi ta thú nhận cảm nghĩ thật của mình. Ta tìm một lý do tốt đẹp để che đậy hành động của mình. Khi huấn luyện viên của một đội bóng từ chức, hoặc vì ông ta dở không làm được việc, hoặc vì có việc khác lương khá hơn, ông ta sẽ tuyên bố rằng ông bỏ việc vì muốn dành thêm thì giờ cho gia đình.



Pigs Don't Fly

Politicians are just like the rest of us. They find it hard to do the right thing. They claim to have principles, but when their principles clash with what is expedient, they often find a way to justify their self-interest. If they sacrifice what is noble or ideal for personal gain, they are sure to explain that it was all for the children, or the environment or at least for the good of society.

Lợn không biết bay

Các chính trị gia cũng như chúng ta vậy. Họ cảm thấy khó xử sự sao cho đúng. Họ tuyên bố là họ sống theo những nguyên tắc đạo đức, nhưng khi nguyên tắc của họ đụng chạm với những điều lợi thực tế, họ thường tìm cách biện minh cho quyền lợi bản thân của họ. Nếu họ hy sinh đạo đức và lý tưởng để thăng tiến bản thân, chắc chắn họ sẽ giải thích rằng làm thế chỉ vì cho thế hệ mai sau, cho môi trường, hoặc ít ra là cho lợi ích xã hội.

Pigs don't fly. Politicians, being mere mortals like the rest of us, respond to incentives. They're a mixture of selfless and selfish and when the incentives push them to do the wrong thing, albeit the self-interested one, why should we ever be surprised? Why should be fooled by their professions of principle, their claims of devotion to the public interest?

Lợn không biết bay. Chính trị gia, cũng chỉ là người phàm như chúng ta, họ phản ứng theo nhuận thưởng. Trong họ trộn lẫn lòng vị tha và sự ích kỷ, vậy tại sao ta lại ngạc nhiên khi những nhuận thưởng thúc đẩy họ làm điều sai, chỉ vì quyền lợi cho chính bản thân họ? Tại sao ta lại bị họ lừa gạt qua lời tuyên xưng nguyên tắc đạo đức, qua lời tuyên bố họ sẽ tận tâm vì lợi ích của dân?a


(a) Quyển sách The Logic of Political Survival, của các tác giả Bruce Bueno de Mesquita, Alastair Smith, Randolph Siverson và Jane Morrow, đã xem xét tầm ảnh hưởng của trách nhiệm cử tri đối với kết quả chính trị.

The Logic of Political Survival, by Bruce Bueno de Mesquita, Alastair Smith, Randolph Siverson and Jame Morrow, looks at how the level of electoral accountability affects political outcomes. Bueno de Mesquita discusses the intuition behind the theories in the book in this EconTalk podcast.

Logic về sự sống còn trong chính trị, của Bruce Bueno de Mesquita, Alastair Smith, Randolph Siverson và Jame Morrow, xem xét mức độ trách nhiệm bầu cử có ảnh hưởng đến kết quả chính trị. Bueno de Mesquita thảo luận về trực giác đằng sau các lý thuyết trong cuốn sách này podcast EconTalk.

We call politicians our representatives and they often claim to be fighting for us. But when we think about it, we understand that our interests are diverse and that no politician can really fight for all of us. Inevitably, our interests and desires clash and politicians are forced to choose between the general interest and the special interest. Which wins?

Chúng ta nhận các chính trị gia là đại biểu và họ thường tuyên bố rằng họ đấu tranh cho quyền lợi của chúng ta. Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ hơn, chúng ta hiểu rằng những quyền lợi rất đa dạng và không chính trị gia nào thực sự có thể đấu tranh cho tất cả mọi người. Đương nhiên, sẽ đến lúc quyền lợi và ham muốn của hai phe va chạm, và chính trị gia buộc phải lựa chọn giữa quyền lợi của đa số và quyền lợi của một nhóm riêng. Bên nào sẽ thắng?

The answer depends on the constraints facing the politicians. So politicians in a system with meaningful elections and competition are more likely to pursue policies that please the general public. Dictators have more range to pursue their own self-interest at the expense of the people.

Câu trả lời tùy theo những hạn chế mà các chính trị gia đang đối mặt. Và trong một hệ thống chính trị mà những cuộc bầu cử có ý nghĩa và có thi đua, các chính trị gia thường theo đuổi các chính sách nhằm làm hài lòng dân chúng. Còn các nhà độc tài thì có nhiều quyền lực để theo đuổi lợi ích bản thân, mặc cho sự mất mát của nhân dân.b


(b) Blogger Bryan Caplan khai triển về những vấn đề này trong cuốn sách: The Myth of the Rational Voter: Why Democracies Choose Bad Policies

EconLog blogger Bryan Caplan explores these issues in his book The Myth of the Rational Voter: Why Democracies Choose Bad Policies

EconLog blogger Bryan Caplan khám phá những vấn đề này trong cuốn sách của ông Bí ẩn về Suy lý của Cử Tri: Tại sao các nền dân chủ Chọn Chính sách Tồi

For better or worse, it is an unavoidable reality that even when politicians are constrained by real or potential competition, they still have wiggle room for pursuing their own self-interest because the level of knowledge among the electorate is imperfect. The electorate can be misinformed. Or rationally ignorant. It's costly for voters to be well-informed. That gives politicians, even in a democracy, the chance to pursue special interests at the expense of the general interest.

Dù xấu dù tốt, dẫu các chính trị gia có bị kiềm chế bởi sự cạnh tranh, trên thực tế, họ vẫn có thể xoay sở để theo đuổi quyền lợi bản thân, tại vì dân trí của cử tri vẫn chưa hoàn hảo. Dân chúng có thể hiểu biết sai lạc. Hoặc ngây thơ về luận lý. Đối với người dân, tìm hiểu rõ tình hình là một việc tốn kém. Ngay trong một nước dân chủ, đây là cơ hội để các chính trị gia đặt quyền lợi của các nhóm đặc biệt lên trên quyền lợi của toàn dân.

Bootleggers and Baptists

This wiggle room for politicians in a democracy leads to some strange outcomes. It allows politicians to do the right thing and the wrong thing at the same time. How is that possible? We shall see below. Even stranger, the imperfect information available to voters can even allow politicians to do the wrong thing and pass it off as the right thing if we're not paying close enough attention.

Người bán rượu lậu và người Baptist

Kẽ hở trong một nền dân chủ dẫn đến vài kết quả bất thường. Chính trị gia có thể vừa làm đúng và vừa làm sai. Tại sao lại như thế được? Đọc câu chuyện dưới đây ta sẽ hiểu rõ hơn. Điều lạ lùng hơn là, nếu dân chúng không chú ý thật kỹ, những thông tin thiếu sót có thể làm chúng ta chấp nhận cho các chính trị gia làm sai nhưng lại nói ngược rằng họ làm đúng.

Bruce Yandle uses bootleggers and Baptists to explain what happens when a good cause collides with special interests.

Bruce Yandle mượn câu chuyện những người bán rượu lậu và những người theo đạo Baptist để giải thích một hiện tượng nghịch lý khi một mục tiêu tốt xung đột với mục tiêu của nhóm quyền lợi đặc biệt.

When the city council bans liquor sales on Sundays, the Baptists rejoice—it's wrong to drink on the Lord's day. The bootleggers, rejoice, too. It increases the demand for their services.

Khi hội đồng thành phố cấm bán rượu vào ngày Chủ nhật, người theo đạo Baptist mừng rỡ, vì uống rượu trong ngày của Chúa là sai. Nhóm bán rượu lậu cũng ăn mừng vì nhu cầu của món hàng của họ sẽ gia tăng.

The Baptists give the politicians cover for doing what the bootleggers want. No politician says we should ban liquor sales on Sunday in order to enrich the bootleggers who support his campaign. The politician holds up one hand to heaven and talk about his devotion to morality. With the other hand, he collects campaign contributions (or bribes) from the bootleggers.

Nhóm theo đạo Baptist đã cho các chính trị gia cái bình phong để họ làm điều mà nhóm bán rượu lậu mong muốn. Không một chính trị gia nào nói rằng chúng ta nên cấm bán rượu vào ngày chủ nhật để làm giàu thêm cho nhóm bán rượu lậu--nhóm này cũng là nhóm người đang ủng hộ cuộc tranh cử của ông ta. Chính trị gia này giơ một tay cao lên trời thề thốt và nói đến lòng thành của ông đối với đạo đức. Với bàn tay kia ông chìa ra thu nhận tiền ủng hộ (hoặc hối lộ) của nhóm bán rượu lậu.

Yandle points out that virtually every well-intentioned regulation has a bunch of bootleggers along for the ride—special interests who profit from the idealism of the activists and altruists.

Yandle nêu lên rằng hầu như tất cả mọi luật lệ với ý đồ tốt đều bị lợi dụng bởi những người buôn lậu - đó là các nhóm người trục lợi trên lý tưởng của những người đấu tranh và người làm từ thiện.

If that's all there was to Yandle's theory, you'd say that politics makes for strange bedfellows. But it's actually much more depressing than that. What often happens is that the public asks for regulation but inevitably doesn't pay much attention to how that regulation gets structured. Why would we? We have lives to lead. We're simply too busy. Not so with the bootleggers. They have an enormous stake in the way the legislation is structured. The devil is in the details. And a lot of the time, politicians give bootleggers the details that serve the bootleggers rather than the public interest.

Nếu lý thuyết của Yandle chỉ có thế thôi, có lẽ bạn sẽ nói rằng chính trị đã tạo nên những đôi "bạn đời" kỳ cục. Nhưng tình hình thực còn nản hơn thế. Thường thường người dân đòi có luật lệ nhưng cuối cùng họ chẳng để ý là luật lệ ấy được tạo ra như thế nào. Tại sao chúng ta cần để ý? Chúng ta rất bận rộn vì phải lo cho đời sống riêng cơ mà. Nhưng bọn trục lợi thì khác. Họ có phần hùn rất lớn trong cách thức kiến tạo luật lệ. Khi đi vào chi tiết của luật lệ mới là lúc họ trổ tài xếp đặt. Cho nên nhiều khi, chính trị gia đặt ra nhiều chi tiết có ích cho bọn trục lợi thay vì có lợi cho dân chúng.

Robert Byrd, the Bootlegger's Friend

In the 1970s, sulfur dioxide released by the smokestacks of American midwestern utility companies created acid rain in the American northeast. A clamor arose to clean up the air—environmentalists and everyday citizens demanded legislation. That should have been relatively easy. We know how to get less of something—make it more costly. So the cheapest solution to the sulfur dioxide problem would have been to tax smokestack emissions. That would give utilities the incentive to find the cheapest way to reduce emissions. Over time, better and better technologies would be developed as a way to reduce the burden of the tax.

Robert Byrd, người bạn của nhóm trục lợi

Trong thập niên 1970, khí thải sulphur dioxide từ những ống khói của các nhà máy điện phía Tây nước Mỹ đã gây ra nạn mưa acid ở vùng Đông Bắc. Lời kêu gọi thanh lọc không khí vang dội - những nhà quan tâm bảo vệ cho môi trường và dân chúng đòi hỏi lập ra đạo luật. Chuyện này không khó. Chúng ta biết rằng cách giảm bớt sự tiêu xài một vật gì đó - là làm cho nó đắt hơn lên. Do đó, biện pháp ít tốn kém nhất để giải quyết nạn mưa acid là đánh thuế lượng khí thải từ ống khói nhà máy. Đây là động lực khiến các nhà máy điện phải tìm phương pháp giảm bớt lượng khí thải. Dần dần, kỹ thuật tốt hơn sẽ được phát triển và bằng cách đó gánh nặng trả thuế sẽ giảm đi.

But Congress didn't impose a tax. Congress imposed a technology. The 1977 amendments to the Clean Air Act required every utility to put a scrubber on its smokestacks. These were incredibly expensive—about $100 million each. They made the air cleaner. They also made the makers of smokestacks richer. The makers of scrubbers were the bootleggers. They joined environmental groups in lobbying for the legislation. That's not so bad. Maybe scrubbers were the best technology and even if a tax had been put in place, the scrubber makers would have profited.

Tuy nhiên Quốc Hội Mỹ đã không dùng biện pháp đánh thuế. Họ áp đặt một kỹ thuật. Năm 1977, Đạo Luật Không Khí Sạch (Clean Air Act) được sửa đổi, bắt buộc mọi nhà máy điện phải gắn máy lọc hơi đốt trong ống khói. Ống khói với máy lọc đắt không ngờ -- khoảng $100 triệu đô-la một cái. Ống khói mới làm sạch khí thải, nhưng cũng làm giàu cho các xưởng sản xuất ra nó. Những hãng sản xuất máy lọc nằm trong tay những người trục lợi. Họ bắt tay với những nhà quan tâm bảo vệ môi trường kêu gọi chính phủ đặt ra đạo luật này. Cũng không tệ lắm. Có lẽ máy lọc hơi đốt là kỹ thuật tốt nhất và cho dù có bị đánh thuế thì các hãng sản xuất máy lọc cũng vẫn có lời.c


(c) Vai trò của than đá bẩn trong nghị trình soạn thảo đạo luật được ghi lại trong quyển sách của tác giả Bruce Ackerman và Willaim Hassler, với tựa đề Clean Coal, Dirty Air or How the Clean Air Act Became a Multibillion-Dollar Bail-out for High-Sulfur Coal Producers. Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA) thường áp dụng chính sách chỉ huy-và- kiểm soát, thay vì chính sách phân quyền để giải đáp các vấn đề môi trường; trong khi chính những chính sách phân quyền mới tạo điều kiện cho sự nảy mầm của sáng kiến. Xin tham khảo thêm qua bài viết của Robert Crandall "Pollution Controls" trong sách Concise Encyclopedia of Economics.

The role of dirty coal in setting the legislative agenda is found in Clean Coal, Dirty Air or How the Clean Air Act Became a Multibillion-Dollar Bail-Out for High-Sulfur Coal Producers, by Bruce Ackerman and William Hassler. The use of mandated technology by the EPA (sometimes called command-and-control) rather than a more decentralized approach that lets innovation emerge from the bottom-up, is a common regulatory approach to environmental problems. See Robert Crandall's "Pollution Controls" in the Concise Encyclopedia of Economics.

Vai trò của than đá bẩn trong việc thiết lập chương trình nghị sự lập pháp được tìm thấy trong các đạo luật về than sạch, không khí ô nhiễm hoặc Làm sạch không khí đã trở thành gói cứu trợ nhiều tỉ đô la cho các nhà sản xuất than có lưu huỳnh cao, do Bruce Ackerman và William Hassler đề nghị. Việc sử dụng công nghệ uỷ quyền của EPA (đôi khi được gọi là lệnh và kiểm soát) chứ không phải là hướng tiếp cận phân cấp nhiều hơn mà cho phép đổi mới xuất hiện từ dưới lên, là một cách tiếp cận điều chỉnh phổ biến đối với các vấn đề môi trường. Xem "Kiểm soát ô nhiễm" của Robert Crandall trong Bách khoa toàn thư của Kinh tế rút gọn.

But the real bootleggers were the West Virginia coal companies. If a tax had been used to reduce sulfur dioxide emission, there would have been an incentive to clean up the air. One way to clean up the air is to use technology like a scrubber. A second way is to burn cleaner coal. Cleaner coal (low in sulfur) comes from out West. Dirty coal (high in sulfur) comes from West Virginia. Senator Byrd is from West Virginia. He made sure that scrubbers were mandated. For the environment of course. For cleaner air, of course. For the children, no doubt. But also for his friends in the coal business. We got cleaner air, but we achieved it at a much higher price than was necessary.

Nhưng thật ra nhóm trục lợi chính lại là các công ty khai thác than đá tại tiểu bang West Virginia. Nếu chính phủ áp dụng quy chế đánh thuế nhằm giảm bớt khí thải sulfur dioxide, điều đó có lẽ mới là động lực chính đẩy mạnh việc làm sạch không khí. [Nhưng chính phủ lại không làm như vậy]. Có hai cách làm sạch không khí. Một cách là sử dụng kỹ thuật lọc khí đốt. Cách thứ nhì là dùng loại than đá sạch hơn. Than đá sạch (chứa ít lưu huỳnh) đến từ các tiểu bang miền Tây. Than đá bẩn (chứa nhiều lưu huỳnh hơn) đến từ tiểu bang West Virginia. Nghị sĩ Byrd xuất thân từ West Virginia. Ông ta làm mọi cách để đưa ra đạo luật dùng máy lọc khí đốt. Đương nhiên là vì bảo vệ môi trường, vì bảo tồn không khí trong sạch, vì tương lai con em, và chỉ thế thôi. Nhưng cũng là vì nhóm bạn của ông ta trong nghề buôn than đá. Chúng ta có được không khí sạch hơn, nhưng phải đạt được điều đó với cái giá quá cao không đích đáng.[2]


[2] Khi bị bắt buộc dùng máy lọc khí đốt, thì các nhà máy không cần phải dùng than sạch, mà vẫn tiếp tục dùng than bẩn của West Virginia, giúp cho kỹ nghệ than của West Virginia tiếp tục đứng vững.

For the Children

In the worst cases of the bootlegger and Baptist alliance, the good intentions don't just get sidetracked or achieved at a higher cost by the bootleggers—they get thwarted.

Vì tương lai của thế hệ mai sau

Trong những trường hợp tệ nhất, khi cả hai phe trục lợi và phe đạo đức trở thành liên minh với nhau, thì nhiều dự tính tốt không những bị quên lãng hoặc bị hao tổn hơn, mà còn bị phá hỏng.

The attorneys general in a number of states threatened the tobacco companies with legal action on the grounds that tobacco companies were imposing costs on state budgets by getting people sick. Eventually, the tobacco companies settled, a complex legal structure called the master settlement. The master settlement, applauded by anti-tobacco activists and everyday citizens concerned about their taxes and the health of their fellow citizens, imposed large tax increases on tobacco companies to fund children's health programs. It was a proud day all around. Who could be against such a result? Oh, a few people griped that the whole process was unconstitutional and reduced freedom. But look at the benefits, the defenders would answer—Big Tobacco punished, smoking discouraged, and more health for the children.

Bộ trưởng Tư pháp tại vài tiểu bang đã đe dọa khởi kiện các hãng sản xuất thuốc lá với lý do họ gây tổn thất cho công quỹ khi thuốc lá làm cho dân bị đau ốm. Cuối cùng, các hãng thuốc lá chịu đền bù qua một giao kèo phức tạp được ký kết. Giao kèo này buộc các hãng thuốc lá đóng thuế cao hơn và tiền thuế dùng để tài trợ cho các chương trình sinh hoạt cho trẻ em; giao kèo nhận được sự hoan nghênh từ các nhà đấu tranh chống thuốc lá và những công dân quan tâm đến thuế và sức khỏe của người dân thường. Đó là một ngày tự hào cho mọi người. Ai có thể chống lại kết quả ấy? À, có thiểu số phàn nàn rằng toàn thể quá trình đã vi phạm hiến pháp và giảm bớt tự do. Người ta giải thích rằng, hãy nhìn lại các lợi ích: Tập đoàn buôn thuốc lá bị trừng phạt, việc hút thuốc lá bị bài trừ, và trẻ em được khỏe mạnh hơn.d


(d) Jeremy Bulow viết bài phân tích giao kèo thuốc lá này trong báo Milken Institute Review. Ông nói giao kèo trên là sự "bí hiểm." Tôi nghĩ ông đã nhẹ lời. Một bản giao kèo phức tạp thường để che dấu sự phân phối lợi tức và những phí phạm đáng xấu hổ nếu bị phanh phui trên chính trường. Tôi chưa hề gặp một kinh tế gia nào (chứ đừng nói tới người trí thức) hiểu được và có thể giải thích về cách người ta định giá sữa tươi tại Hoa Kỳ. Nếu ta gọi các luật lệ trong ngành thực phẩm sữa là "byzantine" (Byzantine là nền xã hội thời đế quốc Byzantine, nghĩa bóng là bí hiểm), tức là ta đã nhục mạ người sống trong thời kỳ ấy.

Jeremy Bulow's analysis of the tobacco settlement can be found in the Milken Institute Review. He calls the settlement "byzantine." I think he's being kind. But the complexity of the settlement is a common way to obscure income redistribution and inefficiencies that would otherwise be politically embarrassing. I have never met an economist (let alone an educated citizen) who understands and can explain how the price of milk is set in the United States. To call dairy regulations "byzantine" is to insult an ancient people.

Phân tích của Jeremy Bulow về việc giải quyết thuốc lá có thể được tìm thấy trong Tạp Viện Milken. Ông gọi nó là giải pháp "Byzantine". Tôi nghĩ rằng ông là người tử tế. Tuy nhiên, sự phức tạp của việc giải quyết là một cách phổ biến để gây cản trở tái phân phối thu nhập và sự thiếu hiệu quả mà nếu không sẽ đáng xấu hổ về mặt chính trị. Tôi chưa bao giờ gặp một nhà kinh tế (huống hồ một công dân có học thức) mà hiểu và giải thích được tại sao giá sữa lại cố định tại Hoa Kỳ. Gọi các quy định về sữa là giải pháp "Byzantine" là xúc phạm những người cổ đại.

But it didn't turn out that way. There was more to the story. But who noticed? How many citizens who cared about smoking actually looked to see how the settlement really worked? It seemed enough to know the broad outlines—tobacco companies punished, children protected. But the bootleggers were very interested in not just the broad outline, but in the details. Yes, tobacco companies were "punished" by high taxes. But they passed the tax on in the form of higher prices to smokers. Yes, higher prices means fewer sales, but profit margins for tobacco companies and tobacco profits actually increased because of the way the settlement was structured. It made it prohibitively costly for generic cigarettes and new entrants to expand their market share. That allowed the tobacco companies to raise prices more than they would normally have been able because their competitors were handicapped.

Thế nhưng sự việc không xảy ra như ta nghĩ. Câu chuyện còn có tình tiết khác. Nhưng có ai để ý? Có bao nhiêu người quan tâm đến việc hút thuốc lá thật sự theo dõi xem giao kèo được thực hành ra sao? Chỉ cần biết đại khái là đủ: các hãng thuốc lá bị phạt, trẻ em được bảo vệ. Tuy nhiên nhóm trục lợi không chỉ quan tâm đến điểm chung chung, mà còn chú ý sâu vào chi tiết. Đúng, hãng thuốc lá bị "đánh" thuế cao. Nhưng họ lại chuyển tiền thuế này xuống đầu người mua thuốc lá bằng cách tăng giá. Phải, giá tăng có nghĩa là bán được ít hơn, tuy nhiên mức lời của hãng thuốc lá vẫn gia tăng vì cấu trúc của giao kèo. Giao kèo gây khó khăn và đòi hỏi tốn kém rất cao nếu các hãng sản xuất thuốc lá mới (chưa có thương hiệu) muốn tham gia cạnh tranh trong thị trường thuốc lá. Do đó, các hãng thuốc lá hàng hiệu cứ việc tăng giá vì những hãng mới muốn trở thành đối thủ đã bị ở thế thiệt thòi.

So the tobacco companies were bootleggers. They actually profited from the settlement. But the real bootleggers were the trial lawyers who helped the attorneys general with the suits that led to the settlement. In return for their efforts, they receive $500 million each year. True, they had to work hard. One lawyer made $92,000 per hour for his work. Per hour. It must have been very demanding work. I'm sure they earned it. It was all for the children. Remember?

Vậy ra các hãng thuốc lá là bọn trục lợi. Họ ăn lời nhờ vào cái giao kèo này. Nhưng lần này bọn trục lợi thực sự chính là nhóm luật sư giúp cho những ông bộ trưởng tư pháp trong vụ kiện. Mỗi năm họ lãnh $500 triệu đô-la tiền công. Đúng, họ làm việc rất mệt nhọc. Có một luật sư kiếm được $92,000 đô-la một giờ. Một giờ, đúng vậy! Thật là một công việc rất nhọc nhằn. Tôi tin rằng họ kiếm tiền xứng đáng. Tất cả là vì thế hệ con em mà. Bạn nhớ không?

No Child Left Behind

When a piece of legislation is called "No Child Left Behind" you know the bootleggers are going to be out in force. Saving the children is so popular with so many people that it opens up tremendous possibilities in the details. One part of No Child Left Behind was called "Reading First" a $1 billion program to help low-income school districts adopt better reading programs. Who's in favor of that? Everybody!

Không Bỏ Sót Trẻ Em Nào

Khi nghe cái tên "Không Bỏ Sót Trẻ Em Nào" của một đạo luật, bạn biết ngay là cả đống người trục lợi sẽ ra mặt. Cứu vớt trẻ em là đề tài rất được nhiều người ưa chuộng và do đó sẽ mang lại biết bao cơ hội sáng lạn. Chương trình "Biết Đọc Trước Đã (Reading First)" là một phần trong đạo luật này với $1 tỷ đô-la nhằm giúp đỡ các trường trong những khu nhà nghèo phát triển chương trình đọc sách. Ai ủng hộ chương trình này? Tất cả mọi người!

But how would the program actually be implemented? "Quite simply, Reading First focuses on what works, and will support proven methods of early reading instruction," according to the Department of Education.

Nhưng làm thế nào để thực hiện chương trình? Theo lời Bộ Giáo Dục: "Rất đơn giản, Đọc Trước Đã chú trọng vào kết quả, và sẽ trợ giúp mọi phương pháp dạy đọc đã được thử nghiệm."

Sounds wonderful. A reading program for low-income children based on proven methods. It was indeed a political juggernaut. But I wonder if the enthusiastic backers of the program had any idea of how such noble goals would be achieved.

Nghe tuyệt vời quá, phải không bạn? Một chương trình dạy đọc cho học sinh nghèo dựa theo các phương pháp thực thụ. Quả là một trái phá chính trị. Tuy nhiên tôi tự hỏi không biết các người ủng hộ nồng nhiệt có tí khái niệm gì về cái phương pháp nhằm đạt mục tiêu cao cả này không.

The Washington Post reports:

Department officials and a small group of influential contractors have strong-armed states and local districts into adopting a small group of unproved textbooks and reading programs with almost no peer-reviewed research behind them. The commercial interests behind those textbooks and programs have paid royalties and consulting fees to the key Reading First contractors, who also served as consultants for states seeking grants and chaired the panels approving the grants. Both the architect of Reading First and former education secretary Roderick R. Paige have gone to work for the owner of one of those programs, who is also a top Bush fundraiser.

Tờ Washington Post đăng tin như sau:

Nhân viên bộ giáo dục và một số công ty đã gây áp lực đối với trường học trong nhiều quận, khiến các trường chọn mua mớ sách vở chưa được thử nghiệm và mua các tài liệu dạy đọc gần như chưa từng qua quy trình thẩm định chuyên môn. Các hãng sản xuất ra các bộ sách và tài liệu đó đã trả huê hồng và lương cho các hãng thầu cho chương trình "Đọc Trước Đã," và họ cũng là người góp ý cho các tiểu bang xin trợ cấp, và làm chủ tọa các buổi họp xét đơn xin trợ cấp. Chính ông Roderick N Paige, là cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, cùng với người dàn dựng nên chương trình này cũng làm việc cho một ông chủ trong nhóm hãng trên. Ông chủ nọ là người quyên tiền hạng gộc cho tổng thống Bush.

But it is clear that Reading First has been a terrific boon for the textbook publishing industry, and for the department's favored programs. For example, the company that developed Voyager Passport was valued at about $5 million in a newspaper article before Reading First; founder Randy Best, whose Republican fundraising made him a Bush Pioneer, eventually sold it for $380 million. He then put Lyon and Paige on his payroll.

Nhưng rõ ràng chương trình "Tập Đọc Trước Đã " này đã mang lại sự phát triển thương mại cho ngành xuất bản sách giáo khoa và cho những sản phẩm tài liệu được Bộ Giáo Dục ưa chuộng. Tỉ dụ, Công Ty sản xuất Voyager Passport có trị giá khoảng $5 triệu đô-la trước khi khởi xướng chương trình, mà về sau, ông Randy Best, người sáng lập công ty và cũng là người ủng hộ tài chính cho tổng thống Bush và đảng Cộng Hòa, đã bán công ty với giá $380 triệu đô-la. Ông ta mướn ông Lyon và ông Paige làm nhân viên.

Pretty depressing, isn't it? But here's a cheerful thought—the glass is really half-full. While the details of legislation in a democracy get twisted by the bootleggers to their own advantage, at least the overall thrust of the legislation is usually in the direction that the general public desires. The diversion of income to special interests is petty cash compared to what dictators are able to channel to their friends in a less representative system without the constraints of elections.

Nghe mà nản phải không? Nhưng hãy lạc quan lên nào - ly nước thật ra đã đầy được một nửa, chứ không phải đang bị vơi một nửa. Cho dù chi tiết trong đạo luật của một nền dân chủ bị nhóm trục lợi thao túng, ít ra nhìn chung chiều hướng của đạo luật thường đi theo nguyện vọng của nhân dân. Số lợi tức bị phân tán đến một nhóm đặc biệt nào đó thật nhỏ nhoi so với số tiền các nhà độc tài có thể chuyển vận đến bạn bè họ trong một thể chế thiếu vắng sự đại diện cho dân và sự kiềm chế của bầu cử tự do.

George Stigler vs. Ralph Nader

We should be realistic about politicians. George Stigler used to contrast his theory of politics with Ralph Nader's. In Nader's view, all of the ugly aspects of government were caused by the wrong people getting elected. If we could just elect better people, then we'd get better policies. Stigler argued that it didn't matter who the people were—once they got in office, they responded to incentives. They would convince themselves that they were doing the right thing, either because they really thought so or because doing the wrong thing was necessary in order to be able to do the right thing down the line.

George Stigler và Ralph Nader

Chúng ta hãy tỏ ra thực tế khi nói tới các chính trị gia. George Stigler[3] từng đối chiếu lý thuyết chính trị của mình với lý thuyết của Ralph Nader.[4] Theo Nader, tất cả mọi khía cạnh xấu xa của chính phủ xuất phát từ việc bầu cử lầm người. Nếu chúng ta bỏ phiếu bầu đúng người, ta đã có được luật lệ tốt hơn. Stigler phản biện rằng bầu ai lên cũng chẳng khác gì nhau - sau khi nhậm chức, ai cũng đáp ứng theo nhuận thưởng. Họ tự thuyết phục bản thân rằng họ đang làm điều đúng, có thể vì họ thực sự tin tưởng như thế, hoặc là để có thể làm đúng cũng cần phải phạm sai lầm vài lần.


[3] George Stigler là kinh tế gia người Mỹ đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1982.

[4] Ralph Nader là một luật sư người Mỹ gốc Lebanon, và đã từng bốn lần ra tranh cử tổng thống Mỹ.

Being a Stiglerian in this area, I expect less of my politicians and I am rarely disappointed. Even those politicians we think of as principled, pursue the calculus of the bootleggers and Baptists. Ronald Reagan, an eloquent defender of free trade, imposed "voluntary" quotas on Japanese cars. That is the way the world works.

Là một người theo thuyết của Stigler, tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào các nhà chính trị nên ít khi tôi bị thất vọng. Ngay cả những chính trị gia được coi là có đạo đức, họ cũng tính toán theo luật lệ hai mặt đồng hành (buôn rượu lậu và Baptists). Ronald Reagan[5], tổng thống và là nhà hùng biện bảo vệ cho chính sách thương mại tự do, lại là người đã áp đặt nhiều chỉ tiêu trên món hàng xe nhập từ Nhật Bản. Đây là đường lối làm việc khắp nơi trên thế giới.


[5] Tổng thống đời thứ 40 của Mỹ nhiệt thành ủng hộ chính sách mậu dịch tự do.

In the economist's view of politics, ideology and party matter less than the incentives facing politicians. Political parties in a democracy differ more by the words they use to justify their actions rather than by the actions themselves. Republicans talk about economic freedom and the dangers of big government while making government bigger. Democrats talk about their devotion to labor unions and the dangers of free trade but they rarely push for tariffs and quotas.

Theo cái nhìn về chính trị của một kinh tế gia, lý tưởng và đảng phái không quan trọng với các chính trị gia bằng những nhuận thưởng. Sự khác nhau giữa những đảng phái trong một nền dân chủ được thể hiện ở từ ngữ họ dùng để phân bua cho việc làm của họ, thay vì chính những việc làm đó. Đảng Cộng Hòa nói về tự do kinh tế và nguy cơ đại chính phủ nhưng họ lại tăng thêm tầng lớp trong chính phủ. Đảng Dân Chủ nói về lòng nhiệt thành của họ đối với các công đoàn và nguy cơ thương mại tự do nhưng họ lại hiếm khi áp đặt giá thuế và chỉ tiêu.

A final lesson for policy advocates and concerned citizens is to be careful what you wish for. What is best for the general interest is unlikely to survive the sausage factory of the legislative process. What results is imperfect.

Bài học sau cùng cho các vị bảo vệ luật lệ và các công dân quan tâm là hãy cẩn thận khi ao ước một điều gì đó. Điều mang lại ích lợi tốt nhất cho dân chúng thật khó sống sót trong quá trình lập pháp vốn nhiêu khê như một nhà máy làm xúc-xích. Kết quả không khi nào hoàn hảo.

So when you hear the politicians talk about how much they care about the people or the children or the environment or health, keep your hand on your wallet and keep a lookout for the bootleggers lurking nearby. They are always there.

Do đó, khi bạn nghe các chính trị gia tuyên bố rằng họ quan tâm đến dân chúng hoặc con em hoặc môi trường hoặc sức khỏe, thì hãy giữ chặt ví tiền của bạn và canh chừng xem có người trục lợi nào lẩn quẩn gần đó hay không. Bọn họ lúc nào cũng chờ sẵn.

Russell Roberts is a professor of economics at George Mason University and a research fellow at Stanford University's Hoover Institution. He is the Features Editor of the Library of Economics and Liberty and the host of EconTalk.

Russell Roberts một giáo sư kinh tế tại Đại học George Mason nghiên cứu viên tại Học viện Hoover Đại học Stanford. Ông là chủ bút của hư viện Kinh tế và Tự do phụ trách chương trình EconTalk.

http://www.econlib.org/library/Columns/y2007/Robertspolitics.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn